1. Lído chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát truyện thơ
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Quá trình hình thành và phát tri ển của truyện thơ
1.1.3. Phân loại truyện thơ
1.2. Khái quát truyện thơ Lục Vân Tiên
1.2.1. Hoàn cảnh sángtác
1.2.2. Tóm tắt cốt truyện
1.2.3. Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN
TIÊN
2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa
2.1.1. Nhân nghĩa
2.1.2. Hiếu nghĩa
2.1.3. Tình nghĩa
2.1.4.Ơn nghĩa
2.2. Truyện thơ Lục Vân Tiên phê phán bất nhân, bất nghĩa
2.2.1. Sự nham hiểm, gian trá
2.2.2. Sự mù quáng, bất công
2.3. Truyện thơ Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng lý tưởng của nhân dân
2.3.1. Niềm tin về sự thắng lợi của đạo lý-chính nghĩa thắng gian tà
85 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 8410 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm truyện thơ lục vân tiên của Nguyễn Đình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
1
Cần Thơ, 5/2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
----------
DƯƠNG THÙY LINH
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN
CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC. PHAN THỊ MỸ HẰNG
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
2
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát truyện thơ
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ
1.1.3. Phân loại truyện thơ
1.2. Khái quát truyện thơ Lục Vân Tiên
1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
1.2.2. Tóm tắt cốt truyện
1.2.3. Ý nghĩa truyện thơ Lục Vân Tiên
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN
TIÊN
2.1. Truyện thơ Lục Vân Tiên ca ngợi công lý, chính nghĩa
2.1.1. Nhân nghĩa
2.1.2. Hiếu nghĩa
2.1.3. Tình nghĩa
2.1.4. Ơn nghĩa
2.2. Truyện thơ Lục Vân Tiên phê phán bất nhân, bất nghĩa
2.2.1. Sự nham hiểm, gian trá
2.2.2. Sự mù quáng, bất công
2.3. Truyện thơ Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng lý tưởng của nhân dân
2.3.1. Niềm tin về sự thắng lợi của đạo lý- chính nghĩa thắng gian tà
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
3
2.3.2. Niềm tin về một xã hội phong kiến lý tưởng- vua sáng, tôi hiền
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN
3.1. Sự kết hợp nhiều hình thức ngôn ngữ
3.1.1. Ngôn ngữ bình dân
3.1.2. Ngôn ngữ bác học
3.1.3. Ngôn ngữ địa phương
3.2. Một số phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Ngoại hình
3.2.2. Tính cách
3.2.3. Hành động
3.2.4. Tâm trạng
3.3. Vận dụng sáng tạo một số thể loại của văn học dân gian
3.3.1. Thành ngữ, tục ngữ
3.3.2. Ca dao, dân ca
3.3.3. Truyện cổ tích
3.4. Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố
3.4.1. Điển cố mượn những câu chuyện về những nhân vật lịch sử và các triều
đại
3.4.2. Điển cố mượn những dẫn chứng tích cũ, lời xưa trong thơ cổ Trung Quốc
3.4.3. Điển cố mượn những địa danh trong văn chương Trung Quốc
3.4.4. Điển cố mượn từ Hán Việt kết hợp với từ Thuần Việt
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
4
LỜI CẢM ƠN
Bốn năm ngồi trên giảng đường đại học đã cho chúng tôi nhiều kiến thức mới
mẻ mà lúc còn phổ thông chưa có dịp tiếp cận. Và cho đến khi nhận đề tài nghiên cứu
về Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên chính là bước thử thách sau cùng để chúng tôi
hoàn thành khóa học. Từ lâu rồi ba chữ Lục Vân Tiên cùng với cái tên Nguyễn Đình
Chiểu đã trở nên quen thuộc với chúng tôi, thế nên khi tiếp xúc đề tài đã tạo nên một
tâm trạng khó tả. Chúng tôi mừng vì được trực tiếp nghiên cứu một tác phẩm có ảnh
hưởng sâu rộng trong quần chúng cũng như nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên, nỗi lo
vẫn có vì kiến thức của chúng tôi phần nào đó còn bị hạn chế. Thế nhưng, nhờ vào sự
hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Phan Thị Mỹ Hằng chính là niềm tin, và
điều kiện để chúng tôi hoàn thành đề tài. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô vì sự
giúp đỡ trong suốt thời gian qua. Cũng không quên cảm ơn tất cả các thầy cô của hai
bộ môn Ngữ Văn thuộc Khoa Khoa học Xã Hội và Nhân Văn cùng Khoa Sư Phạm đã
cho chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu từ khi bước vào trường Đại Học Cần
Thơ. Gởi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân luôn ở bên, ủng hộ, động viên
và giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện.
Rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè để khắc phục những thiếu
sót của đề tài.
Chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 05 tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Dương Thùy Linh
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
5
PHẦN MỞ ĐẦU
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
6
1. Lí do chọn đề tài
Nam Bộ - một miền đất mới của đất nước Việt Nam - ở đây không chỉ có những
cánh đồng lộng gió, có tôm, có cá, có nhiều đặc sản quý báu, mà vùng đất đã nuôi
dưỡng biết bao tâm hồn của những người con tận cùng của Tổ quốc. Và đặc biệt nơi
đó còn có những con người hào sảng, biết sống vì nghĩa, chết vì tình. Cũng chính miền
đất thành đồng ấy đã sinh ra một người con ưu tú, người đã vượt qua số phận bất hạnh
của bản thân để phục vụ cho đời. Có thể nói khi nhắc đến miền Nam ta không nhắc
đến tên của ông, một chí sĩ yêu nước đã dùng ngòi bút chống lại những bất công trong
cuộc sống, giành lại những giá trị tốt đẹp có từ ngàn xưa của dân tộc là một điều thiếu
sót. Cái tên ấy đã trở thành niềm tự hào của con người miền Nam, đó không ai khác
chính là nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, được nhân dân Nam Bộ gọi bằng một cái tên trìu
mến: cụ Đồ Chiểu. Nghe cách gọi ta cũng biết được những con người nơi đây yêu mến
Nguyễn Đình Chiểu như thế nào, họ đã xem ông như thầy, và là một trong số ít người
có ảnh hưởng lớn đối với quê hương miền Nam. Không chỉ người dân nơi này ngưỡng
mộ cụ mà hầu như những ai yêu thích văn chương, có hứng thú trong việc tìm hiểu về
văn học Việt Nam đều có chung một nhận định: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng
trong văn nghệ của dân tộc” (Phạm Văn Đồng). Người ta yêu mến cụ Đồ Chiểu không
chỉ vì ông là người Nam Bộ mà còn là một con người đã hiểu thấu tình cảm của họ.
Người đọc tìm thấy trong tác phẩm của cụ những giá trị không gì thay thế được, họ
còn lấy những tác phẩm đó làm nền tảng cho mọi hành động của mình. Nổi bật là
truyện thơ Lục Vân Tiên. Có thể nói sau Truyện Kiều của Nguyễn Du thì Lục Vân Tiên
xứng đáng xếp hàng thứ hai trong kho tàng truyện Nôm của dân tộc Việt Nam.
Yêu mến Nguyễn Đình Chiểu bao nhiêu thì ta không thể nào quên được chàng
Lục Vân Tiên và nàng Kiều Nguyệt Nga của ông - hai con người trong truyện thơ Lục
Vân Tiên - chính là tấm gương cho những thanh niên miền Nam bấy giờ noi theo.
Ngoài ra những con người lao động yêu nó cũng bởi vì chính Lục Vân Tiên nói lên
những gì mà họ mong ước. Cho nên sức sống của tác phẩm đối với người dân Nam Bộ
nói riêng, và những người con của Việt Nam nói chung vẫn còn mãi đến ngày nay.
Nếu như Truyện Kiều được xem là tác phẩm làm nên ngôn ngữ thơ ca dân tộc thì Lục
Vân Tiên là bức tranh về con người Việt Nam nhân nghĩa, tiết hạnh, trọng nghĩa khinh
tài Vì thế là những người con của đất nước ngàn năm văn hiến, đặc biệt là một
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
7
người đã sinh ra và lớn lên ở vùng cực Nam của Tổ quốc, chúng tôi càng thêm yêu quý
những giá trị mà cha ông ta để lại trong đó có nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Và cũng chính vì sự yêu mến tác phẩm Lục Vân Tiên đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu
những đặc điểm của nó.
Như chúng ta đã biết truyện thơ Lục Vân Tiên có những giá trị vô giá đã được
cụ Đồ Chiểu viết lên bằng cả tâm huyết. Những vẻ đẹp tiềm tàng ấy không phải chỉ
trong một thời gian ngắn mà ta có thể hiểu hết. Vì thế chọn đề tài “Đặc điểm truyện
thơ Lục Vân Tiên” chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào công việc nghiên cứu và
bảo tồn tác phẩm quý báu này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ lớn của Việt Nam, tác phẩm của cụ có ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống và lịch sử văn học dân tộc. Vì thế, như những ngôi sao trên
trời ta không thể chỉ nhìn mà phải biết đi sâu tận bên trong mới hiểu được hết nội tại
của nó. Văn thơ của cụ cũng là một ngôi sao, rất cần có những con người tâm huyết đi
tìm những giá trị ẩn bên trong mà không dễ gì chúng ta có thể nhìn thấy. Trong đó nổi
bật là truyện thơ Lục Vân Tiên. Từ khi Lục Vân Tiên ra đời cho đến nay các tác giả
như: Hà Như Chi, Xuân Diệu, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lộc, Phong Nam, Trần
Nghĩa, Hoài Thanh, Lê Trí Viễn, Nguyễn Quang Vinh đã cùng tham gia tìm hiểu về
tác phẩm. Ngoài ra truyện đã thu hút sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu nước
ngoài đặc biệt là người Pháp. Từ đó thấy được giá trị quý báu của Lục Vân Tiên đối
với văn học và con người là không phủ nhận. Tuy các bài viết của những tác giả chỉ
bàn vài khía cạnh về Lục Vân Tiên nhưng qua đó thấu hiểu nỗi lòng của Đồ Chiểu gởi
gắm qua từng câu chữ của tác phẩm.
Quyển Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm [39], có các bài viết của
nhiều tác giả bàn về Lục Vân Tiên như: Dương Quảng Hàm, Trần Nghĩa, Nguyễn
Quang Vinh, Lâm Vinh Các nhà nghiên cứu tuy có những cách viết khác nhau và
vấn đề bàn luận nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung đều có những đánh giá cao giá trị
của tác phẩm. Họ xem Lục Vân Tiên là một vũ khí để chống lại những bất công, cái
phi nghĩa hành hạ con người.
Quyển Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [37], tập hợp nhiều bài viết
nghiên cứu về Lục Vân Tiên. Chẳng hạn Lục Vân Tiên trong hát hò Nam Trung Bộ
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
8
[37;351], Nguyễn Quý Thành đã nhấn mạnh sức ảnh hưởng của truyện thơ đối với
cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của nhân dân lao động. Bảo Định Giang trong bài viết
Trở lại truyện thơ Lục Vân Tiên [37;357] giải thích được lí do quần chúng lao động
yêu thích và say mê Lục Vân Tiên đến như vậy.
Quyển Lịch sử văn học Việt Nam tập 4A [33], có giới thiệu bài viết của Phan
Côn và Lê Trí Viễn về đạo đức trong truyện thơ Lục Vân Tiên: “ Người ta thấy rằng lý
tưởng mà các nhân vật mang trong tim trong óc đã được bộc lộ dưới những khái niệm
đạo đức nhân nghĩa của nhà nho nhưng bản chất lại chính là lý tưởng đạo đức của
nhân dân, của dân tộc. Ai nấy đều biết: đối với giai cấp thống trị, nhân nghĩa chẳng
qua là chiêu bài để lừa bịp, nhất là giai cấp thống trị trong thời kỳ phản động của nó.
Nhưng ở trong những con người ưu tú của thời đại, những con người tuy xuất thân từ
hàng ngũ phong kiến hoặc chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của Nho giáo,
nhưng lại tiếp nhận được truyền thống đạo đức nhân dân thì nhân nghĩa đạo đức vẫn
có ý nghĩa thực tiễn.”[33;51]. Qua đó ta thấy được nhân nghĩa trong tác phẩm nó
không xa rời mà rất gần với cuộc sống thường nhật của quần chúng.
Quyển Lục Vân Tiên tác phẩm và lời bình [27] đã tập hợp nhiều bài viết bình
luận và phê bình về tác phẩm. Bài viết Lục Vân Tiên [27;215] của Phong Nam có viết:
“Truyện Lục Vân Tiên sở dĩ được quần chúng mến mộ vì bản thân nó có sức hấp dẫn
lớn. Sức hấp dẫn đó nằm cả trong sự phong phú của nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện
đặc sắc” [27;215]. Ý kiến ấy đã phần nào xóa bỏ những nhận định cho rằng Lục Vân
Tiên chỉ đặc sắc về nội dung nhưng về nghệ thuật còn hạn chế.
Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về Lục Vân Tiên ở hai mặt nội
dung và hình thức. Nhưng mỗi phương diện chỉ đi sâu đề cập đến một số lĩnh vực của
tác phẩm. Các cứ liệu trên là nguồn tài liệu phong phú cho những ai muốn đi sâu khám
phá truyện thơ Lục Vân Tiên một cách toàn diện. Mặc dù kiến thức còn hạn hẹp, sự
hiểu biết chưa thật vững vàng như các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng chúng tôi
hy vọng với đề tài này sẽ góp phần vào kho tài liệu tìm hiểu và nghiên cứu về tác
phẩm Lục Vân Tiên của nhà thơ, nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
3. Mục đích nghiên cứu
Như đã trình bày ở trên, Nguyễn Đình Chiểu cùng với truyện thơ Lục Vân Tiên
đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học cũng như quần chúng nhân dân. Người
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
9
dân lao động chẳng những yêu thích tác phẩm mà còn xem nó là kim chỉ nam trong
nếp sống của mình. Do đó, với đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên” chúng tôi
thử tìm hiểu và làm sáng tỏ những giá trị thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm.
Qua đó phần nào xác định sức sống lâu bền của truyện thơ trong lòng quần chúng lao
động, đồng thời khẳng định sức ảnh hưởng của nó trong nền văn học Việt Nam.
Bên cạnh đó, bài viết cũng góp một phần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến Lục Vân Tiên. Đồng thời bổ sung thêm những kiến thức để nâng cao khi
tìm hiểu chuyên sâu về tác giả trong chương trình giảng dạy và nghiên cứu văn học
sau này của chúng tôi.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài “Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên”, đối tượng khảo sát
chủ yếu thuộc về hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện trong tác phẩm.
Dẫn chứng tác phẩm được vận dụng chủ yếu trong quyển Nguyễn Đình Chiểu
tác phẩm và lời bình [37] và một số tư liệu có liên quan như quyển: Nguyễn Đình
Chiểu về tác gia và tác phẩm [39], Mấy vấn đề về thi pháp văn học trung đại [36], Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX [25]
Cấu trúc luận văn gồm ba phần: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm
ba chương:
Chương 1 - Một số vấn đề chung.
Chương 2 - Đặc điểm nội dung truyện thơ Lục Vân Tiên.
Chương 3 - Đặc điểm hình thức truyện thơ Lục Vân Tiên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài chúng tôi đã tổng hợp các bài nghiên cứu, phê bình của
các tác giả trong và ngoài nước viết về Lục Vân Tiên. Trong đó có sự chọn lọc một số
ý kiến có liên quan đến đề tài để lập luận thêm sức thuyết phục.
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để dễ dàng liên hệ giữa thực
tiễn với tác phẩm. Phương pháp trực giác nhằm đưa ra nhận định, đánh giá những
đóng góp của Lục Vân Tiên. Sử dụng phương pháp lôgic giúp cho chúng tôi có những
đánh giá đúng theo bản chất của truyện.
Ngoài ra chúng tôi đã kết hợp các thao tác so sánh, chứng minh, bình luận, tổng
hợp. Thao tác so sánh nhằm làm nổi bật những điểm tương đồng và dị biệt của Lục
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
10
Vân Tiên với những truyện thơ khác. Chứng minh để thấy rằng quan điểm, nhận định
ấy của tác giả là chính xác trong mọi hoàn cảnh. Thao tác bình luận và tổng hợp giúp
chúng tôi rút ra được những nhận xét đúng theo bản chất của sự việc, đồng thời biết
tổng kết những ý kiến từ bên ngoài với tác phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
11
PHẦN NỘI DUNG
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
12
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát truyện thơ
Truyện thơ là một khái niệm được nhắc nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu thể
loại văn học trung đại cũng như văn học dân gian. Nó xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu,
trong môi trường sinh hoạt văn hóa của các dân tộc ít người, dần dần lan truyền xuống
dân tộc Kinh. Từ khi ra đời cho đến nay, truyện thơ có một ảnh hưởng nhất định đối
với nền văn học của nước nhà, đặc biệt quần chúng nhân dân lao động cũng dễ dàng
thuộc vài ba câu trong một tác phẩm. Và cũng vì nhiều nguyên nhân nên truyện thơ
được nhìn nhận ở nhiều góc độ, song các ý kiến đó không đối nghịch mà bổ sung cho
nhau. Tùy theo các lĩnh vực mà khái niệm truyện thơ được khai thác theo các hướng
không giống nhau. Điều đáng lưu ý là thuật ngữ truyện thơ không được dùng phổ biến
mà thay vào đó là thuật ngữ truyện Nôm. Nguyên nhân của tên gọi truyện Nôm “thiết
nghĩ là cách rút gọn của khái niệm truyện thơ Nôm, và cũng do điều kiện lịch sử văn
xuôi Nôm không phát triển, nghĩa là văn Nôm chỉ tồn tại dưới dạng văn vần và biền
ngẫu, cho nên gọi như vậy mà không sợ nhầm lẫn là truyện văn xuôi Nôm”[36;395].
Đồng thời do ở Việt Nam truyện thơ viết bằng chữ Hán không phổ biến nên tên gọi
truyện Nôm được dùng để chỉ thể loại này. Nhìn chung về khái quát truyện thơ là một
công việc tốn rất nhiều công sức của giới phê bình.
1.1.1. Khái niệm
Trần Đình Sử cho rằng “Truyện thơ Nôm là một sáng tạo độc đáo của văn
học dân tộc”[36;394]. Vì thế không nên đánh đồng truyện Nôm với thể loại truyện cổ
tích vì đơn giản nó là “xu hướng tiểu thuyết hóa truyện dân gian”[36;396]. Truyện thơ
Nôm có nhiều điểm rất khác với truyện cổ tích dân gian, về cách xây dựng nhân vật,
yếu tố tự sự trong truyện Nôm được tăng cường, yếu tố trữ tình phong phú, sự kịch
tính, lời thoại của các nhân vật đặc biệt ở thể loại này còn xuất hiện những lời bình
triết lý hoặc lời bình về trữ tình.
Phương Lựu nhận xét: truyện thơ “Là thể loại tự sự bằng thơ. Người
phương Tây gọi là “poème” - thường dịch là trường ca. Người Trung Quốc gọi là “tự
sự thi” hoặc “trường thiên tự sự thi”[26;383]. Từ đó ông cho rằng truyện thơ cũng là
một loại tiểu thuyết do nó nghiêng về thể loại và bút pháp tiểu thuyết, tiêu biểu đó
chính là Truyện Kiều, Lục Vân Tiên. Do vậy truyện thơ không lấy vua, quan, tướng
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
13
hay những nhà hoạt động cho nhà nước làm đối tượng miêu tả mà thể loại này tập
trung miêu tả những con người bình thường, khắc họa những tính cách của người dân
lao động.
Đặng Thanh Lê nhận định truyện Nôm là một thể loại tiểu thuyết cổ điển
Việt Nam, “là tác phẩm chính thống của các nhà Nho viết ra để giải thích minh họa
các sách kinh của tiên thánh như họ định nghĩa” [23;65].
Hà Minh Đức và Bùi Văn Nguyên cho rằng: “truyện thơ có khả năng phản
ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội. Trên ý nghĩa đó truyện thơ có thể được
xem như một tiểu thuyết. Một mặt khác do chỗ vận dụng ngôn ngữ thơ ca để diễn đạt
nên từ hình ảnh, nhịp điệu đến cú pháp thơ ca, truyện thơ tự xác định chỗ khác nhau
với tiểu thuyết”. [9;329]
Lê Hoài Nam cũng nhận định: “Truyện Nôm là một loại hình văn học đã có
từ lâu. Đó là những sáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu thuyết, và
viết bằng thể thơ lục bát, có khi bằng thất ngôn bát cú. Mặc dù trải qua thời gian,
nhiều truyện Nôm đã bị mất mát thất truyền, nhưng số còn lại hiện nay cũng khá
nhiều. Xét về mặt nội dung cũng như mặt hình thức, truyện Nôm có nhiều yếu tố phức
tạp. Nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở vào nhiều giai đoạn lịch sử
khác nhau, đã chung sức xây dựng nên cái gia tài to lớn ấy.” [32;170]
Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường cũng có chung nhận xét với nhiều
tác giả và rút ra kết luận về truyện thơ: “một thể loại sáng tác Tiếng Việt (chữ Nôm)
thời trung đại” [1;664] và được sáng tác chủ yếu với hai thể thơ là Đường luật với lục
bát.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn
học [17] cũng cho rằng đây là thể loại tự sự bằng thơ dài tiêu biểu trong nền văn học
cổ điển Việt Nam.
Nguyễn Lộc đã gọi truyện thơ là truyện Nôm và khái niệm của ông mang vẻ
tổng hợp hơn: “một thể loại văn học viết dưới hình thức văn vần, có cốt truyện trong
văn học cổ Việt Nam”. [20;1847]
Tóm lại truyện thơ là một thể loại văn học phổ biến trong nền văn học trung
đại Việt Nam, được các tác giả sáng tác nhằm phục vụ nhu cầu xã hội, lấy đối tượng
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Dương Thùy Linh
14
miêu tả là những con người bình thường, hình thức sáng tác là chữ Nôm - một loại chữ
viết của dân tộc và thể thơ được dùng chủ yếu là lục bát cùng Đường luật.
Với sự ra đời của truyện Nôm đã xóa tan đi ý kiến “nôm na là cha mách
qué”, một nhận định sai lệch về chữ viết dân tộc. Thể loại này đã khẳng định được vẻ
đẹp chữ Nôm mà đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Tác
phẩm này mang trong mình một vẻ đẹp của một loại hình văn học dân tộc với chữ viết
của nó.
“Với truyện Nôm, đặc biệt là truyện Nôm có tên tác giả, nhất là Truyện
Kiều của Nguyễn Du con người trong văn học Việt Nam đã được ý thức một cách sâu
sắc, mới mẻ”. [36;433]
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển truyện thơ
Truyện thơ là một thể loại khá quan trọng trong sự phát triển của văn học
các nước trên thế giới. Khu vực Châu Á và đặc biệt là Việt Nam không nằm ngoài
khuôn khổ đó. Bởi vậy, quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ ở nước ta là
một đề tài thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn học.
Trong công trình Mấy vấn đề Thi pháp văn học trung đại Việt Nam [36],
Trần Đình Sử đã trình bày khá đầy đủ lịch sử của truyện thơ.
Cũng theo Trần Đình Sử truyện thơ là một thể loại rất phát triển trong nền
văn học trung đại Việt Nam. Từ trước đến nay khi tìm hiểu về truyện thơ ở nước ta,
giới nghiên cứu đều cho rằng chất liệu ngôn ngữ tạo nên các tác phẩm đa phần là chữ
Nôm. Tuy nhiên, truyện thơ viết bằng chữ Hán cũng xuất hiện một ít, minh chứng là
tác phẩm Hương miệt hành của tác giả khuyết danh được cho là ra đời từ thời Trần,
nhưng cũng có ý kiến cho rằng nó ra đời từ thời Lê. Cũng chính vì sự ít ỏi của các
truyện thơ viết bằng chữ Hán ở nước ta mà thuật ngữ tru