Đặc điểm và diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân người lớn sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng

Mở đầu: Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) hiện nay vẫn là bệnh nhiễm trùng hàng đầu gây nhập viện và có khả năng tử vong cho trẻ em và người lớn tại các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bệnh SXH-D người lớn ngày càng gia tăng và có thể biểu hiện nặng như xuất huyết, suy tạng bên cạnh sốc do thất thoát huyết tương. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng. Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 93 bệnh nhân người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ) từ tháng 03/2010 đến tháng 02/2011. Kết quả- Kết luận: BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng có sốt cao kéo dài đến sau ngày 5 của bệnh, đau bụng và vàng da nhiều hơn SXH-D nhẹ. BN có kèm sốc chiếm 2/3 trường hợp, trung vị ngày vào sốc là 5, trung vị giờ ra sốc là 18. Hct tăng cao nhất vào ngày 4, 5, sau đó giảm dần và về bình thường từ ngày 8. Xuất huyết niêm, da không can thiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (47,3%), 1/10 BN diễn tiến xuất huyết nặng dần. Các rối loạn đông máu bao gồm: PLT giảm, PT kéo dài, APTT kéo dài và fibrinogen giảm. Trong đó thường gặp nhất là APTT kéo dài và fibrinogen giảm. PT kéo dài tương quan xuất huyết nặng. Các bất thường của xét nghiệm đông máu thường xảy ra từ ngày 3, 4 của bệnh. Tổn thương tạng thường gặp nhất là hệ hô hấp (61,3%), kế đến là hoại tử tế bào gan cấp (46,2%), rối loạn chức năng gan nặng (35,5%), viêm cơ tim (29%), tổn thương thận cấp (8,6%), tổn thương não (5,4%), ít gặp nhất là tiểu huyết sắc tố (2,2%). Transaminase gia tăng sớm từ ngày 3, ngày 4 của bệnh. AST tăng cao hơn ALT, phần lớn AST tăng 300-1000 UI/L, ALT tăng < 300 UI/L. Viêm cơ tim thường đi kèm với hoại tử tế bào gan, rối loạn chức năng gan nặng, tổn thương thận cấp, bệnh cảnh não Dengue. Rối loạn chức năng gan nặng thường xuất hiện đồng thời với bệnh cảnh não Dengue. Rối loạn chức năng gan nặng không có sự tương quan với sốc. Suy hô hấp thường đi kèm với toan chuyển hóa. Liều dung dịch điện giải trung vị là 59 ml/kg/24h. Tỷ lệ BN dùng cao phân tử là 25,8%, thuốc vận mạch 6,5%, truyền hồng cầu lắng 16,1%, tiểu cầu đậm đặc 33%, huyết tương tươi 15,1%, kết tủa lạnh 8,6%.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm và diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân người lớn sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 198 ĐẶC ĐIỂM VÀ DIỄN TIẾN LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ BIỂU HIỆN XUẤT HUYẾT NẶNG, TỔN THƯƠNG TẠNG Hoàng Thái Dương*, Nguyễn Quang Trung* TÓM TẮT Mở đầu: Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) hiện nay vẫn là bệnh nhiễm trùng hàng đầu gây nhập viện và có khả năng tử vong cho trẻ em và người lớn tại các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Bệnh SXH-D người lớn ngày càng gia tăng và có thể biểu hiện nặng như xuất huyết, suy tạng bên cạnh sốc do thất thoát huyết tương. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm và diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân (BN) người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng. Đối tượng-Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 93 bệnh nhân người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ) từ tháng 03/2010 đến tháng 02/2011. Kết quả- Kết luận: BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng có sốt cao kéo dài đến sau ngày 5 của bệnh, đau bụng và vàng da nhiều hơn SXH-D nhẹ. BN có kèm sốc chiếm 2/3 trường hợp, trung vị ngày vào sốc là 5, trung vị giờ ra sốc là 18. Hct tăng cao nhất vào ngày 4, 5, sau đó giảm dần và về bình thường từ ngày 8. Xuất huyết niêm, da không can thiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (47,3%), 1/10 BN diễn tiến xuất huyết nặng dần. Các rối loạn đông máu bao gồm: PLT giảm, PT kéo dài, APTT kéo dài và fibrinogen giảm. Trong đó thường gặp nhất là APTT kéo dài và fibrinogen giảm. PT kéo dài tương quan xuất huyết nặng. Các bất thường của xét nghiệm đông máu thường xảy ra từ ngày 3, 4 của bệnh. Tổn thương tạng thường gặp nhất là hệ hô hấp (61,3%), kế đến là hoại tử tế bào gan cấp (46,2%), rối loạn chức năng gan nặng (35,5%), viêm cơ tim (29%), tổn thương thận cấp (8,6%), tổn thương não (5,4%), ít gặp nhất là tiểu huyết sắc tố (2,2%). Transaminase gia tăng sớm từ ngày 3, ngày 4 của bệnh. AST tăng cao hơn ALT, phần lớn AST tăng 300-1000 UI/L, ALT tăng < 300 UI/L. Viêm cơ tim thường đi kèm với hoại tử tế bào gan, rối loạn chức năng gan nặng, tổn thương thận cấp, bệnh cảnh não Dengue. Rối loạn chức năng gan nặng thường xuất hiện đồng thời với bệnh cảnh não Dengue. Rối loạn chức năng gan nặng không có sự tương quan với sốc. Suy hô hấp thường đi kèm với toan chuyển hóa. Liều dung dịch điện giải trung vị là 59 ml/kg/24h. Tỷ lệ BN dùng cao phân tử là 25,8%, thuốc vận mạch 6,5%, truyền hồng cầu lắng 16,1%, tiểu cầu đậm đặc 33%, huyết tương tươi 15,1%, kết tủa lạnh 8,6%. Từ khóa: Sốt xuất huyết Dengue, người lớn, xuất huyết nặng, tổn thương tạng ABSTRACT CLINICAL AND LABORATORY FEATURES OF DENGUE HAEMORRHAGE FEVER IN ADULTS WITH SEVERE HAEMORRHAGE, ORGAN INJURIES Hoang Thai Duong, Nguyen Quang Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 198 - 203 Background: Dengue hemorrhage fever is still the leading cause making people hospitalized were and high mortality in both children and adult patients in the South-East Asia and the West Pacific Ocean. Adult Dengue hemorrhage fever has increased and had severe clinical features such as bleeding and organ injuries. * Bộ Môn Nhiễm - Đại Học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS Hoàng Thái Dương, ĐT: 0903385635, Email: new_horizon118@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 199 Objective: To describe the clinical, laboratory features and the progression in Dengue hemorrhage fever adults with severe hemorrhage and organ injuries. Methods: A past descriptive study of 93 Dengue hemorrhage fever adults with severe hemorrhage, organ injuries admitted to the Hospital for Tropical Diseases from March 2010 to February 2011. Conclusion: The results showed that Dengue hemorrhage fever adults with severe hemorrhage, organ injury still had high temperature to the 5th day of illness, obvious abdomen pain and more jaundice. Patients with shock was in 2/3 cases, the median of on-shock day was on the 5th, the median of off-shock hour was on the 18th. The highest of hematocrit was on the 4th, 5th day, decreased and became normally from the 8th day. Most hemorrhage were untreated mucous hemorrhage and subcutaneous hemorrhage (47.3%), 10% cases had bleeding seriously. The disorders of coagulation included: reduced platelet, prolonged PT, prolonged APTT and reduced fibrinogen. Most of disorders were prolonged APTT and reduced fibrinogen. Prolonged PT related with severe hemorrhage. The disorders of coagulation occurred from the 3rd, 4th days of the disease. Organ injuries included respiratory system (61.3%), necrosis of hepatocytes (46.2%), the severe disorders of liver function (35.5%), myocarditis (29%), acute renal injury (8.6%), cerebral injury (5.4%), hemoglobinuria (2.2%). Transaminase increased early from the 3rd, 4th day of disease. AST increased more than ALT did. AST level increased in 300-1000 UI/L, ALT level < 300 UI/L. There was association between myocarditis with necrosis of hepatocytes, the severe disorders of liver function, acute renal injury, Dengue cerebral disease happened at the same time. The severe disorders of liver function did not relate with Dengue hemorrhage fever shock. Pulmonary failure correlated with the acidosis of metabolism. Volume of solution fluid was 59 ml/kg/24h. The percentage of patients used high molecule fluid and vasoconstriction drugs was 25.8%, 6.5%, and transfused red blood cell, platelets, plasma, cold precipitate was 33%, 15.1%, 16.1%, 8.6%, respectively. Keywords: Dengue hemorrhage fever, adult, severe hemorrhage, organ injury ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là vấn đề y tế quan trọng của vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới(8). Tỷ lệ bệnh nhân (BN) người lớn (≥ 15 tuổi) đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam và các nước nhiệt đới khác(9). Các báo cáo cho thấy biểu hiện xuất huyết nặng và tổn thương tạng xảy ra nổi trội hơn ở người lớn so với trẻ em và đây cũng là các nguyên nhân quan trọng nhất gây tử vong cho bệnh nhân người lớn(3). Tuy hiện nay các bác sỹ phần nhiều có kinh nghiệm về lâm sàng cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện cận lâm sàng trong chẩn đoán và điều trị nhưng SXH-D người lớn vẫn diễn tiến một cách phức tạp. Ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm, diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng trong SXH-D, đặc biệt đối tượng BN người lớn có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát đặc điểm, diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng ở BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng với các mục tiêu nghiên cứu sau: - Mô tả đặc điểm chung ở BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng. - Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị theo từng nhóm BN. - Mô tả diễn tiến lâm sàng, cận lâm sàng theo từng nhóm BN. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Tất cả BN ≥ 15 tuổi được chẩn đoán xác định SXH-D với biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng nhập Bênh viện Bệnh Nhiệt Đới (BVBNĐ) từ tháng 03/2010 đến tháng 02/2011. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 200 Địa điểm nghiên cứu Khoa Cấp Cứu Hồi Sức Tích Cực Chống Độc người lớn, BVBNĐ. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 02 đến tháng 05 năm 2012. Định nghĩa biến Xuất huyết nặng: xuất huyết niêm mạc cần được truyền hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương, kết tủa lạnh theo chỉ định của WHO 2009. Hoại tử tế bào gan cấp: men gan (AST, ALT) tăng > 10 lần bình thường. Rối loạn chức năng gan nặng: men gan (AST, ALT) tăng > 10 lần bình thường ± bệnh não gan ± rối loạn đông máu ± bilirubin tăng. Tổn thương thận cấp: creatinin máu > 120 μmol/L. Rối loạn đông máu: PT > 15” hoặc INR > 1,2 ± APTT > 43” ± fibrinogen < 1g/L. Tiểu Hb: tiểu nâu xá xị và Hb niệu (+). Viêm cơ tim: tăng men tim (Troponin I > 0,2 ng/mL, CK-MB > 24 UI/L) ± biến đổi điện tâm đồ: QT kéo dài, ST chênh lên hoặc chênh xuống, T dẹt hoặc đảo ngược ở tất cả các chuyển đạo. Bệnh não Dengue: rối loạn tri giác kèm GCS ≤ 13 điểm và loại trừ được rối loạn tri giác do các nguyên nhân khác: hạ đường huyết, hạ Natri máu (Na < 125 mmol/L), thiếu máu cấp do xuất huyết nặng. Suy hô hấp: độ 1: PaO2 60-80 mmHg, độ 2: PaO2 40-60 mmHg, độ 3: PaO2 < 40 mmHg. Toan chuyển hóa: pH 45 mmHg + HCO3 < 22 mmol/L. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 03/2010 đến 02/2011, chúng tôi ghi nhận hồi cứu có 93 BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng. Đặc điểm chung (N=93) - 83,9% trường hợp là thanh thiếu niên tuổi từ 15-30. - Tỷ lệ nam: nữ = 1,22:1. - > 3/4 dân số nghiên cứu là lao động chân tay và học sinh sinh viên. - 88,2% BN không ghi nhận tiền căn tái nhiễm Dengue. - 2/3 các trường hợp người bệnh có sử dụng thuốc hạ sốt trước đó. - Trung vị ngày BN nhập viện là 5 (4-6). Đặc điểm, diễn tiến lâm sàng (N=93) - 96,8% sốt cao, hơn nửa dân số nghiên cứu có sốt cao kéo dài đến sau ngày 5 của bệnh, sốt giảm dần sau đó. - 62,4% đau đầu. - 37,6% BN đau bụng nhiều. - Mạch: nhanh (64,5%), bình thường (34,4%), chậm (1,1%). - Xuất huyết (99%), trong đó xuất huyết niêm, da không can thiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất (47,3%), xuất huyết nặng (28%), xuất huyết dưới da đơn thuần (23,7%), không xuất huyết (1%). 1/10 ca có diễn tiến xuất huyết nặng dần hoặc kéo dài. - 6,5% vàng da. - 62,4% gan lớn. - 2/3 các trường hợp thiểu niệu. - 2 trường hợp tiểu huyết sắc tố. 1 ca tiểu Hb xảy ra vào ngày 4, 1 ca vào ngày 6. Đặc điểm, diễn tiến cận lâm sàng theo từng nhóm bệnh nhân Sốc (n=67) BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng có sốc kèm theo chiếm tỷ lệ 72%. Trung vị ngày vào sốc là 5, giờ ra sốc là 18. Hct tăng cao nhất vào ngày 4, 5 tương ứng thời điểm vào sốc sau đó giảm dần và về bình thường từ ngày 8 của bệnh. Rối loạn đông máu (n=92) 98,9% BN có rối loạn đông máu. Các loại rối loạn đông máu gồm: PLT giảm, PT kéo dài, APTT kéo dài, fibrinogen giảm, trong đó APTT Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 201 kéo dài và fibrinogen giảm là thường gặp nhất. PT kéo dài chiếm tỷ lệ thấp nhất (36,6%) và có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng xuất huyết nặng (p=0,000). PT kéo dài nhất vào ngày 3, giảm dần và về bình thường từ ngày 8. APTT kéo dài nhất vào ngày 4, giảm dần và về bình thường từ đầu tuần 2. Fibrinogen giảm thấp nhất vào ngày 3, sau đó tăng lên và dao động quanh giới hạn dưới của giá trị bình thường vào các ngày sau của bệnh. Hoại tử tế bào gan (n=43) 46,2% BN có hoại tử tế bào gan cấp, trong đó men gan AST tăng cao hơn ALT, AST tăng nhiều nhất ở mức 100-1000 UI/L, ALT tăng nhiều nhất ở mức < 300 UI/L. ALT tăng sớm vào ngày 3, đỉnh ngày 7 sau đó giảm dần. AST tăng dần từ ngày 4 sau đó tăng dần đến đỉnh ngày 8. Hoại tử tế bào gan thường đi kèm với viêm cơ tim, có ý nghĩa thống kê (p=0,011). Rối loạn chức năng gan nặng (n=33) 35,5% BN có rối loạn chức năng gan nặng. Rối loạn chức năng gan nặng xảy ra độc lập với sốc, có ý nghĩa thống kê (p=0,000), trong khi đó lại xuất hiện đồng thời với viêm cơ tim và bệnh não Dengue, có ý nghĩa thống kê (p lần lượt là 0,000;0,002). Tổn thương thận cấp (n=8) Trong 8 BN tổn thương thận cấp ta thấy tỷ lệ nam:nữ=1:1, tuổi phần lớn từ 15-30, 2/3 số BN tổn thương thận cấp không ghi nhận có tiền căn SXH-D, BN có dùng thuốc hạ sốt trước khi vào viện. BN có thiểu niệu, có hoại tử tế bào gan, viêm cơ tim và suy hô hấp đi kèm. Viêm cơ tim (n=27) 27% BN có viêm cơ tim. Viêm cơ tim thường đi kèm với tổn thương thận cấp, có ý nghĩa thống kê (p=0,043). Suy hô hấp (n=57) 61,3% BN có suy hô hấp, đây cũng là tổn thương tạng thường gặp nhất trong nghiên cứu chúng tôi. Suy hô hấp thường đi kèm với toan chuyển hóa, có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Bệnh não Dengue (n=5) Trong 5 BN bệnh não Dengue ta thấy có 2 nam, 3 nữ, tất cả trong độ tuổi 15-30, hầu hết không ghi nhận tiền căn SXH-D, có dùng hạ sốt trước đó, có hoại tử tế bào gan, có viêm cơ tim và suy hô hấp đi kèm. Đặc điểm điều trị Liều dung dịch điện giải sử dụng trong điều trị là 59 ml/kg/24h. Tỷ lệ BN có dùng cao phân tử là 25,8%, thuốc vận mạch 6,5%, truyền hồng cầu lắng 16,1%, truyền tiểu cầu đậm đặc 33%, huyết tương tươi 15,1%, kết tủa lạnh 8,6%. BÀN LUẬN Đặc điểm chung BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng chủ yếu trong độ tuổi 15- 30, tương tự kết quả nghiên cứu các tác giả khác(2,4,10,1). Hầu hết không ghi nhận có tiền căn SXH, điều này khác với ở bệnh cảnh của trẻ em, tình trạng tái nhiễm vi rút Dengue có liên quan rõ ràng đến các biểu hiện lâm sàng nặng(10). Gần 2/3 trường hợp có dùng thuốc hạ sốt trước đó, điều này có khả năng làm nặng hơn tình trạng tổn thương gan (khi dùng paracetamol) và xuất huyết (khi có sử dụng nhóm thuốc NSAIDs), tương tự ghi nhận trong bài viết của WHO 1999(8). Đại đa số BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng nhập viện từ ngày 4 đến ngày 6 của bệnh, đây là thời điểm tương ứng với giai đoạn toàn phát của bệnh, BN SXH-D có thể xảy ra bệnh cảnh nặng (từ ngày 3 đến ngày 8 của bệnh), tương tự ghi nhận trong bài viết của WHO 2009(9). Đặc điểm, diễn tiến lâm sàng Hơn nửa dân số nghiên cứu có sốt cao kéo dài đến sau ngày 5 của bệnh, điều này cho thấy những BN người lớn SXH-D nặng có sốt cao kéo dài hơn so với BN SXH-D nhẹ, thường 3-5 ngày(3,9). 1/3 ca có đau bụng rõ rệt, tỷ lệ vàng da (bilirubin toàn phần > 2,5mg/dL: 16,1%) nhiều hơn BN SXH-D nhẹ. Điều này cho thấy sốt cao kéo dài đến sau ngày 5, đau bụng và vàng da là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa 202 những dấu hiệu cảnh báo BN người lớn có thể xảy ra xuất huyết nặng, tổn thương tạng. Tỷ lệ cụ thể của từng loại xuất huyết khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Trung(2), có thể là do sự khác nhau về cỡ mẫu. Đặc điểm, diễn tiến cận lâm sàng Sốc Tỷ lệ BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng có sốc kèm theo cao hơn hẳn so với nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Trung (12,4%)(2), điều này xảy ra do sự khác nhau về cỡ mẫu và tiêu chuẩn chọn bệnh. Trung vị ngày vào sốc là 5, điều này tương tự bài viết của WHO 2009(9). Trung vị giờ ra sốc là 18, sớm hơn so với ở trẻ em (sau 24 giờ)(3,9). Rối loạn đông máu Rối loạn đông máu bao gồm PLT giảm, PT kéo dài, APTT kéo dài và fibrinogen giảm. Trong đó APTT kéo dài và fibrinogen giảm là hai thông số thường gặp nhất, tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Trung(2). Các rối loạn đông máu thường xảy ra từ ngày 3, 4 của bệnh, tương tự ghi nhận của các tác giả Đông Thị Hoài Tâm, WHO 2009(3,7,1). Hoại tử tế bào gan AST tăng cao hơn ALT, tương tự với ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Phan Hữu Nguyệt Diễm(2). Hoại tử tế bào gan cấp thường đi kèm với viêm cơ tim (p = 0,011), tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Trung(2). Rối loạn chức năng gan nặng Rối loạn chức năng gan nặng xảy ra độc lập với sốc (p=0,000), trong khi đó lại xuất hiện đồng thời với viêm cơ tim và bệnh não Dengue (p lần lượt là 0,000;0,002), tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Thế Trung(5). Suy hô hấp Suy hô hấp thường đi kèm với toan chuyển hóa (p=0,000), tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Chin Chou Wang và cs(7). Đặc điểm điều trị Lượng dung dịch điện giải trung vị là 2860 ml/24h đầu, cân nặng trung bình của dân số nghiên cứu là 48 kg, tương ứng liều dung dịch điện giải trung bình là 59 ml/kg/24h, tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Tịnh Hiền và Lê Thị Thu Thảo(6). BN xuất huyết nặng cần can thiệp chiếm 1/4 dân số nghiên cứu trong khi đó BN cần được truyền hồng cầu lắng là 16,1%. Điều đó chứng tỏ trong thực tế lâm sàng số BN xuất huyết nặng cần thiết được truyền hồng cầu lắng là không nhiều. 1/3 dân số nghiên cứu được truyền tiểu cầu, trong khi đó hơn 2/3 BN có số lượng tiểu cầu < 50 K/uL. Điều này ta thấy thực tế lâm sàng việc truyền tiểu cầu đậm đặc không chỉ dựa vào số lượng tiểu cầu giảm mà còn phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết của BN. Khoảng 10% dân số nghiên cứu được truyền huyết tương tươi và kết tủa lạnh, phù hợp với 1/10 các trường hợp có diễn tiến xuất huyết nặng dần và kéo dài. KẾT LUẬN Đặc điểm chung Bệnh SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng thường gặp ở thanh thiếu niên trẻ tuổi, không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ giữa nam và nữ, đại đa số là học sinh-sinh viên và lao động chân tay, hầu hết BN không có ghi nhận được tình trạng tái nhiễm vi rút Dengue, 2/3 dân số nghiên cứu có dùng thuốc hạ sốt trước đó, phần lớn nhập viện từ ngày 4 đến ngày 6 của bệnh. Đặc điểm, diễn tiến lâm sàng và cận lâm sàng BN người lớn SXH-D có biểu hiện xuất huyết nặng, tổn thương tạng có sốt cao kéo dài đến sau ngày 5 của bệnh, đau bụng rõ rệt, vàng da nhiều hơn SXH-D nhẹ. BN có kèm sốc chiếm 2/3 ca, trung vị vào sốc ngày 5, trung vị ra sốc giờ 18. Hct tăng cao nhất vào ngày 4, 5, sau đó giảm dần và về bình thường từ ngày 8. Xuất huyết niêm, da chiếm tỷ lệ nhiều nhất (47,3%), 1/10 BN diễn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa I 203 tiến xuất huyết nặng dần. Các rối loạn đông máu bao gồm PLT giảm, PT kéo dài, APTT kéo dài và fibrinogen giảm. Trong đó thường gặp nhất là APTT kéo dài và fibrinogen giảm. PT kéo dài tương quan xuất huyết nặng. Các bất thường của xét nghiệm đông máu thường xảy ra từ ngày 3, 4 của bệnh. Tổn thương tạng thường gặp nhất là hệ hô hấp (61,3%), kế đến là hoại tử tế bào gan cấp (46,2%), rối loạn chức năng gan nặng (35,5%), viêm cơ tim (29%), tổn thương thận cấp (8,6%), tổn thương não (5,4%), ít gặp nhất là tiểu huyết sắc tố (2,2%). Transaminase gia tăng sớm từ ngày 3, ngày 4 của bệnh. AST tăng cao hơn ALT, phần lớn AST tăng 300-1000 UI/L, ALT tăng < 300 UI/L. Viêm cơ tim thường đi kèm với hoại tử tế bào gan, rối loạn chức năng gan nặng, tổn thương thận cấp, bệnh cảnh não Dengue. Rối loạn chức năng gan nặng thường xuất hiện đồng thời với bệnh cảnh não Dengue. Rối loạn chức năng gan nặng không có sự tương quan với sốc. Suy hô hấp thường đi kèm với toan chuyển hóa. Đặc điểm điều trị Liều dung dịch điện giải trung bình là 59 ml/kg/24h. Tỷ lệ BN dùng cao phân tử là 25,8%, thuốc vận mạch 6,5%, truyền hồng cầu lắng 16,1%, tiểu cầu 33%, huyết tương tươi 15,1%, kết tủa lạnh 8,6%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Binh PT, Matheus S, Huong VT, Deparis X, Marechal V (2009), "Early clinical and biological features of severe clinical manifestations of Dengue in Vietnamese adults". Journal of Clinical Virology, 45, 276-280. 2. Dinh The Trung, Tran Tinh Hien, Nguyen The Hung, Nguyen Ngoc Vinh, Pham Tran Dieu Hien, Nguyen Tran Chinh, Cameron Simmons, Bridget Wills (2010), "Liver involvement associated with Dengue infection in adults in Vietnam". The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 83(4), 774-780. 3. Đông Thị Hoài Tâm (2008), Sốt xuất huyết Dengue, Bệnh truyền nhiễm, 262-272. 4. Kittigul L, Pitakarnjanakul P, Sujirarat D, Siripanichgon K (2007), "The differences of clinical manifestations and laboratory findings in children and adults with dengue virus infection". Journal of Clinical Virology, 39, 76-81. 5. Phan Hữu Nguyệt Diễm (2003), "Suy gan trong sốt xuất hu
Tài liệu liên quan