Mục tiêu: Phân tích đặc điểm vi khuẩn (VK) học ở bệnh nhân (BN) nhập viện vì đợt kịch phát bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính (BPTNMT) tại bệnh viện (BV) Củ Chi.
Phương pháp: nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.
Kết quả: Từ 8/2010 đến 7/2012, có 119 BN (103 nam và 16 nữ) nhập viện vì đợt kịch phát BPTNMT. Tuổi
trung bình là 73,3 ±9, (từ 44‐87 tuổi). Có 58 BN cấy VK dương tính (48,74%), gồm 27 BN (57,98%) nhiễm
khuẩn từ cộng đồng (NKCĐ) và 31 BN (42,02%) nhiễm khuẩn trong bệnh viện (NKBV). Các nhóm VK phân
lập được gồm nhóm cầu khuẩn gram dương (37,93%), nhóm trực khuẩn gram âm không lên men đường
(34,48%), và nhóm VK đường ruột (27,59%). Đàm đổi màu có tỉ lệ cấy dương tính rất cao (84,6%) một cách có
ý nghĩa thống kê (p<0,001). Các tác nhân VK phân lập được là Streptococcus pneumoniae (25,85%), Klebsiella
pneumoniae (24,14%), Pseudomonas aeruginosa (24,14%), Staphylococcus aureus (12,07%), Acinetobacter spp
(10,34%), Enterobacter spp (3,45%). BN GOLD 2 thường phân lập được là S.pneumoniae (50%),
K.pneumoniae (45,45%). BN GOLD 3 thường phân lập được là Paeruginosa (40,74%), S.aureus (14,81%),
Acinetobacter spp (11,11%). Các VK thường gặp gây NKCĐ như S.pneumoniae (44,44%), K.pneumoniae
(25,93%), P.aeruginosa (22,22%). Các tác nhân này kháng hầu hết các KS cổ điển như Penicillin, Gentamycine,
Clindamycine, Trimethoprim/ sulfamethoxazone, nhưng còn nhạy cảm cao với các KS thông thường như
Cephalosporins thế hệ 3, 4, Flouroquinolone, Amikacin, Amoxicillin/clavulanate, Ampicillin/sulbactam,
Ticarcillin/clavulanate, Carbapenem. Riêng P.aeruginosa chỉ nhạy cảm trung bình với các KS thông thường,
nhạy cảm cao với Carbapenem và Colistin. Các VK thường gặp gây NKBV như P.aeruginosa (25,81%),
S.aureus (19,35%), Acinetobacter spp (16,13%). Các tác nhân này cũng kháng hầu hết với KS thông thường,
đặc biệt P.aeruginosa và Acinetobacter spp đã tăng mức đề kháng với Carbapenem và chỉ còn nhạy cảm với
Colistin.
Kết luận: Kết quả NC đã cho thấy được đặc điểm VK học ở BN nhập viện vì đợt kịch phát BPTNMT và từ
đó, đã giúp đề ra phác đồ điều trị KS ban đầu thích hợp tại BV Củ Chi.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học ở bệnh nhân nhập viện vì đợt kịch phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Bệnh viện Củ Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 114
ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC Ở BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN
VÌ ĐỢT KỊCH PHÁT BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH
TẠI BỆNH VIỆN CỦ CHI
Nguyễn Viết Cường*, Ngô Thanh Bình**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Phân tích đặc điểm vi khuẩn (VK) học ở bệnh nhân (BN) nhập viện vì đợt kịch phát bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính (BPTNMT) tại bệnh viện (BV) Củ Chi.
Phương pháp: nghiên cứu (NC) cắt ngang phân tích.
Kết quả: Từ 8/2010 đến 7/2012, có 119 BN (103 nam và 16 nữ) nhập viện vì đợt kịch phát BPTNMT. Tuổi
trung bình là 73,3 ±9, (từ 44‐87 tuổi). Có 58 BN cấy VK dương tính (48,74%), gồm 27 BN (57,98%) nhiễm
khuẩn từ cộng đồng (NKCĐ) và 31 BN (42,02%) nhiễm khuẩn trong bệnh viện (NKBV). Các nhóm VK phân
lập được gồm nhóm cầu khuẩn gram dương (37,93%), nhóm trực khuẩn gram âm không lên men đường
(34,48%), và nhóm VK đường ruột (27,59%). Đàm đổi màu có tỉ lệ cấy dương tính rất cao (84,6%) một cách có
ý nghĩa thống kê (p<0,001). Các tác nhân VK phân lập được là Streptococcus pneumoniae (25,85%), Klebsiella
pneumoniae (24,14%), Pseudomonas aeruginosa (24,14%), Staphylococcus aureus (12,07%), Acinetobacter spp
(10,34%), Enterobacter spp (3,45%). BN GOLD 2 thường phân lập được là S.pneumoniae (50%),
K.pneumoniae (45,45%). BN GOLD 3 thường phân lập được là Paeruginosa (40,74%), S.aureus (14,81%),
Acinetobacter spp (11,11%). Các VK thường gặp gây NKCĐ như S.pneumoniae (44,44%), K.pneumoniae
(25,93%), P.aeruginosa (22,22%). Các tác nhân này kháng hầu hết các KS cổ điển như Penicillin, Gentamycine,
Clindamycine, Trimethoprim/ sulfamethoxazone, nhưng còn nhạy cảm cao với các KS thông thường như
Cephalosporins thế hệ 3, 4, Flouroquinolone, Amikacin, Amoxicillin/clavulanate, Ampicillin/sulbactam,
Ticarcillin/clavulanate, Carbapenem. Riêng P.aeruginosa chỉ nhạy cảm trung bình với các KS thông thường,
nhạy cảm cao với Carbapenem và Colistin. Các VK thường gặp gây NKBV như P.aeruginosa (25,81%),
S.aureus (19,35%), Acinetobacter spp (16,13%). Các tác nhân này cũng kháng hầu hết với KS thông thường,
đặc biệt P.aeruginosa và Acinetobacter spp đã tăng mức đề kháng với Carbapenem và chỉ còn nhạy cảm với
Colistin.
Kết luận: Kết quả NC đã cho thấy được đặc điểm VK học ở BN nhập viện vì đợt kịch phát BPTNMT và từ
đó, đã giúp đề ra phác đồ điều trị KS ban đầu thích hợp tại BV Củ Chi.
Từ khóa: vi khuẩn học, vi khuẩn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đợt kịch phát
SUMMARY
THE CHARACTERISTICS OF BACTERIOLOGY IN PATIENTS WITH ACUTE EXACERBATIONS OF
CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE ADMITTED AT CU CHI HOSPITAL
Ngo Thanh Binh, Nguyen Viet Cuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 114 ‐ 123
Objective: to analyse the characteristics of bacteriology in patients with acute exacerbations (AE) of chronic
obstructive pulmonary disease (COPD) admitted at Cu Chi hospital.
Method: analytic cross‐sectional study.
Results: From 8/2010 to 7/2012, there were 119 patients (pts) (103 male and 16 female) with AE‐COPD
(*) Tiến sĩ, Bác sĩ – Bộ môn Lao và Bệnh phổi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*Bệnh viện Củ Chi **Bộ môn Lao và Bệnh phổi – ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: TS Ngô Thanh Bình ĐT: 0908955945 Email: bsthanhbinh@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 115
admitted at Cu Chi hospital. There were 58 cases with positive sputum culture (48.74%), including 27 cases
(57.98%) with community‐acquired infection (CAI) and 31 cases (42.02%) hospital‐acquired infection (HAI).
Isolated bacterial groups consisted of Gr (+) coccal group (37.93%), group of Gr(‐) bacilli without glucose
fermentation (34.48%) and enterobacteriace group (27.59%). The change of sputum color had very high rate of
positive sputum culture (84.6%) significantly (p<0.001). The agents of isolated bacteria were Streptococcus
pneumoniae (25.85%), Klebsiella pneumoniae (24.14%), Pseudomonas aeruginosa (24.14%),
Staphylococcus aureus (12.07%), Acinetobacter spp (10.34%), Enterobacter spp (3.45%). The common
isolated bacteria in pts with GOLD 2 were S.pneumoniae (50%), K.pneumoniae (45.45%) and in pts with
GOLD 3 were P.aeruginosa (40.74%), S.aureus (14.81%), Acinetobacter spp (11.11%). The common
bacteria in pts with CAI were S.pneumoniae (44.44%), K.pneumoniae (25.93%), P.aeruginosa (22.22%).
These agents resisted most of common antibiotics such as Penicillin, Gentamycine, Clindamycine, Trimethoprim/
sulfamethoxazone, however, they had been highly sensitive with 3rd, 4th Cephalosporins, Flouroquinolone,
Amikacin, Amoxicillin/clavulanate, Ampicillin/ sulbactam, Ticarcillin/clavulanate, Carbapenem. In particular,
P.aeruginosa had medium sensitivity with common antibiotics, but high with Carbapenem and Colistin. The
common bacteria in pts with HAI were P.aeruginosa (25.81%), S.aureus (19.35%), Acinetobacter spp
(16.13%). These agents resisted most of common antibiotics, especially, P.aeruginosa and Acinetobacter spp
had increased resistant level to Carbapenem and were only sensitive with Colistin.
Conclusion: Our study results had showed the characteristics of bacteriology in patients with AE‐COPD
admitted at Cu Chi hospital and we will establish appropriately empirical antibiotics therapy for them.
Keyword: bacteriology, bacteria, chronic obstructive pulmonary disease (COPD), acute exacerbation (AE)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
(BPTNMT) thường hay nhập viện vì những đợt
kịch phát. Có nhiều nguyên nhân gây đợt kịch
phát BPTNMT, trong đó nguyên nhân do nhiễm
khuẩn khí‐phế quản là quan trọng nhất (chiếm
60 – 70%)(9). Trên thế giới, đã có nhiều NC về tác
nhân VK trong đợt kịch phát BPTNMT và đã
đưa ra một số hướng dẫn trong việc chọn lựa
kháng sinh (KS) ban đầu trong điều trị. Tuy vậy,
tình hình nhiễm khuẩn này thay đổi khác nhau
ở mỗi nước, mỗi địa phương, mỗi bệnh viện và
mỗi thời kỳ nên kết quả điều trị cũng khác nhau,
đặc biệt trong thời đại kháng kháng sinh (KS)
ngày càng nhiều đã làm xuất hiện nhiều chủng
VK mang gen đột biến kháng với nhiều loại KS
do tiết ra được một số men đặc biệt như ‐
lactamase phổ rộng (ESBL), carbapenemase gây
nên thất bại điều trị(8,9,15,18). Tại Việt Nam, vấn đề
này cũng tương tự qua kết quả của một số NC
riêng lẽ(4,5,13,20). Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành
NC phân tích đặc điểm VK học ở BN nhập viện
vì đợt kịch phát BPTNMT tại BV Củ Chi nhằm
đóng góp những bằng chứng về tác nhân VK
học gây đợt kịch phát BPTNMT để từ đó giúp
bác sĩ lâm sàng (LS) trong việc lựa chọn KS ban
đầu thích hợp và hiệu quả nhất.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mối liên quan giữa một số đặc
điểm LS tvà cận LS với kết quả cấy đàm định
lượng.
Xác định tỷ lệ, độ nhạy cảm và đề kháng KS
của tác nhân VK gây đợt kịch phát BPTNMT có
nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới từ cộng đồng
và từ bệnh viện qua cấy đàm định lượng.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế NC
NC tiền cứu, cắt ngang phân tích.
Đối tượng NC
Tất cả BN được chẩn đoán đợt kịch phát
BPTNMT theo tiêu chuẩn chọn bệnh nhập viện
từ tháng 8/2010 đến 7/2012 tại BV Củ Chi.
Tiêu chuẩn chọn mẫu(2,7,9)
BN mắc đợt kịch phát BPTNMT theo tiêu
chuẩn GOLD 2011, khi có ít nhất hai trong ba
triệu chứng: khó thở tăng so với mức cơ bản,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 116
tăng thể tích đàm, thay đổi tính chất và màu
sắc đàm.
Các BN này đều đã được chẩn đoán xác
định BPTNMT (khi FEV1/FVC < 70% sau
nghiệm pháp giãn phế quản lúc ổn định) bằng
đo chức năng hô hấp trước đó một vài tháng
hoặc sau khi bệnh đã ổn định từ 4 đến 6 tuần.
Bệnh phẩm đàm đạt chất lượng khi số biểu
mô ≤ 25 tế bào và số bạch cầu > 25 tế bào/vi
trường.
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN mắc bệnh lao; mắc hen phế quản, tràn
dịch màng phổi, tràn khí màng phổi. Bệnh phẩm
đàm không đạt chất lượng.
Phương pháp tiến hành NC
Tất cả BN trong NC được thực hiện các bước
sau:
Khai thác hành chính của BN và hỏi bệnh sử,
tiền căn thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu;
bệnh lý nội khoa mãn đi kèm; số lần xuất hiện
đợt kịch phát trong một năm, tiền căn sử dụng
thuốc giãn phế quản, corticosteroid, KS trong
vòng 30 ngày trước nhập viện...
Ghi nhận lý do nhập viện, khám LS và làm
các xét nghiệm cần thiết giúp cho chẩn đoán và
điều trị như nhuộm Gram, cấy đàm định lượng,
chụp X‐quang phổi, khí máu động mạch, công
thức máu, VS, CRP, đường máu, chức năng gan,
chức năng thận, các xét nghiệm sinh hóa máu
cần thiết khác.
Tất cả BN nhập viện sẽ được thu thập các
mẫu đàm trong vòng 48 giờ đầu, trước khi cho
KS. Trong quá trình nằm viện nếu BN có thở
máy hoặc LS không cải thiện hoặc xấu hơn trong
48 giờ, bệnh phẩm sẽ được lấy lại một lần nữa.
Tất cả bệnh phẩm sẽ được gởi đến phòng xét
nghiệm vi sinh BV Củ Chi trong vòng 2 giờ.
Phương pháp lấy đàm là BN được súc miệng
thật kỹ bằng nước muối sinh lý, sau đó được
hướng dẫn hít thở theo nghiệm pháp 3 thì: hít
sâu – thở chậm; hít sâu ‐ thở mạnh; hít sâu ‐ ho
vào lọ vô trùng. Nếu lấy đàm khó hoặc không
được thì được hỗ trợ vỗ lưng, phun khí dung
với 5ml nước muối ưu trương NaCl 3%. Các
mẫu đàm được quan sát đại thể: đàm có máu,
nhầy, nhầy mủ, mủ. Làm phết tiêu bản nhuộm
gram, đánh giá chất lượng mẫu đàm, quan sát
sơ khởi về các đặc điểm của VK(3).
Tiến hành cấy định lượng mẫu đàm đã pha
loãng 1/20 trên các hộp thạch máu cừu (BA),
thạch nâu máu ngựa có bacitracin (CAHI) và
thạch MC(3,14). KS đồ được thực hiện khi cấy
định lượng dương tính, bằng phương pháp đĩa
giấy khuếch tán KS trên thạch của Kirby‐
Bauer(3) và được đánh giá bằng 3 mức độ:
nhạy, trung gian, kháng. Đánh giá sự phù hợp
KS ban đầu với từng VK.
Xử lý và phân tích thống kê
Thu thập dữ liệu, nhập và xử lý phân tích
thống kê các biến số bằng phần mềm SPSS 17.0
Các biến số định tính sẽ được biểu diễn theo tần
suất, tỉ lệ phần trăm và kiểm định theo phép
kiểm 2. Các biến số định lượng sẽ được biểu
diễn theo trung bình, độ lệch chuẩn và kiểm
định theo phép kiểm Fisher. Giá trị p < 0,05 và
các mối liên quan được tính bằng tỉ số chênh OR
(Odds Ratio) không chứa 1 được xem là có ý
nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% (95%CI).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 8/2010 đến 7/2012, có 119 BN nhập
viện vì đợt kịch phát BPTNMT. Gồm 103 nam
giới (86,4%). Tuổi trung bình là 73,3 ±9, tuổi thấp
nhất là 44, tuổi cao nhất là 87.
Mối liên quan giữa một số đặc điểm LS và
CLS với kết quả cấy định lượng
Bảng 1: Mối liên quan giữa một số đặc điểm LS và
CLS với kết quả cấy định lượng
Triệu chứng N(%) Dương tính Âm tính P
Tăng khó thở 119
(100%)
58 (48,74%) 61
(51,26%)
0,730
Sốt 54
(45,38%)
24 (44,44%) 30
(55,56%)
0,393
Tăng thể tích
đàm
119
(100%)
58 (48,74%) 61
(51,26%)
0,483
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 117
Triệu chứng N(%) Dương tính Âm tính P
Đàm trắng trong 67
(56,31%)
14 (20,9%) 53
(79,1%)
<0,001
Đàm trắng đục 33
(27,73%)
26 (78,79%) 7
(21,21%)
<0,001
Đàm vàng 9 (7,56%) 8 (88,89%) 1
(11,11%)
<0,001
Đàm xanh 10 (8,4%) 10 (100%) 0 (0,00%) <0,001
Bạch cầu tăng 66
(55,46%)
34 (51,52%) 32
(48,48%)
0,449
VS tăng 90
(75,63%)
43 (47,78%) 47
(52,22%)
0,712
CRP tăng 93
(78,15%)
47 (50,54%) 46
(49,46%)
0,458
Nhận xét: tỉ lệ đàm màu vàng, xanh, trắng
đục xảy ra chủ yếu ở BN có kết quả cấy định
lượng dương tính, trong khi đó, khác đàm trắng
xảy ra ở BN cấy âm tính và sự khác biệt này là
có ý nghĩa thông kê với p<0,001.
Tỉ lệ, độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh
các vi khuẩn phân lập
Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh và tình
trạng nhiễm khuẩn
Bảng 2: Kết quả phân lập tác nhân gây bệnh và tình
trạng nhiễm khuẩn
Đặc điểm Phân bố n %
Kết quả phân lập
vi khuẩn
Âm tính 61 51,26%
Dương tính 58 48,74%
Tình trạng
hiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn cộng đồng 69 57,98%
Nhiễm khuẩn bệnh viện 50 42,02%
Nhận xét: Tỉ lệ phân lập được vi khuẩn gây
bệnh là 48,74%; chủ yếu từ nhiễm khuẩn cộng
đồng.
Bảng 3: Tần suất tác nhân gây bệnh phân lập được
theo nhóm nhiễm khuẩn.
Nhóm vi
khuẩn Phân bố
Cộng
đồng
Bệnh
viện
Chung
Nhóm trực
khuẩn gram
âm không
lên men
đường
Acinetobacter
spp
1 (3,7%) 5
(16,13%)
6
(10,34%)
Pseudomonas
aeruginosa
6
(22,22%)
8
(25,81%)
14
(24,14%)
Tổng cộng 7 (25,92%)
13
(41,94%)
20
(34,48%)
Nhóm vi
khuẩn
đường ruột
Enterobacter spp 0 2
(6,45%)
2
(3,45%)
Klebsiella
pneumoniae
7
(25,93%)
7
(25,58%)
14
(24,14%)
Tổng cộng 7 (25,93%)
9
(29,03%)
16
(27,59%)
Nhóm vi
khuẩn Phân bố
Cộng
đồng
Bệnh
viện
Chung
Nhóm cầu
khuẩn gram
dương
Staphylococcus
aureus
1 (3,7%) 6
(19,35%)
7
(12,07%)
Streptococcus
pneumoniae
12
(44,4%)
3
(9,65%)
15
(25,86%)
Tổng cộng 13 (48,14%)
9
(37,93%)
22
(37,93%)
Nhận xét: Nhóm cầu khuẩn gram dương
chiếm tỷ lệ cao nhất (37,93%), kế đến là nhóm
trực khuẩn gram âm không lên men đường
(34,48%), thấp nhất là nhóm vi khuẩn đường
ruột (27,59%).
Bảng 4: Phân bố vi khuẩn theo mức độ nặng
BPTNMT.
Vi khuẩn n Trung bình Nặng Rất nặng p
Streptococcus
pneumoniae 15 11 (50%)
3
(11,11%)
1
(11,11%)
0,015
Klebsiella
pneumoniae 14
10
(44,45%)
4
(14,81%) 0
Enterobacter spp 2 0 2 (7,4%) 0
Acinetobacter spp 6 0 3 (11,11%)
3
(33,33%)
Pseudomonas
aeruginosa 14 0
11
(40,74%)
3
(33,33%)
Staphylococcus
aureus 7 1 (4,5%)
4
(14,81%)
2
(22,22%)
Tổng cộng 58 22 (37,93%)
27
(46,55%)
9
(15,52%)
Nhận xét: Streptococcus pneumoniae, Klebsiella
pneumoniae thường được phân lập ở BPTNMT
trung bình, Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter
spp, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus
thường phân lập được ở giai đoạn nặng, và rất
nặng. Sự phân bố này rất có ý nghĩa thống kê
p=0,015.
Độ nhạy cảm và đề kháng kháng sinh của các
tác nhân gây bệnh
Đối với nhóm nhiễm khuẩn cộng đồng
Nhóm trực khuẩn không lên men đường
(1) Pseudomonas aeruginosa (6 trường hợp): đề
kháng 100% hầu hết với KS như: Penicillin,
Gentamycine, Trimethoprim/sulfamethoxazone,
Clindamycin, Oxacillin, Vancomycin,
cephalosphorins thế hệ 2, trong nhóm
Cephalosphorins thế hệ 3 đa phần kháng hết chỉ
còn nhạy với Ceftazidime (100%). Nhạy cảm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 118
hầu hết với Cephalosphorins thế hệ 4 (100%),
Imipenem (100%), Meropenem (100%), Colistin
(100%), đa phần nhạy cảm với kháng sinh có
thành phần kết hợp với sulbactam, clavulanate,
như: Amoxicillin/ clavulanate,
Ampicillin/sulbactam, Ticarcillin/ clavulanate,
Piperacillin/ tazobactam. Trong nhóm
Quinolone đa phần bị kháng hết, chỉ còn nhạy
cảm với Levofloxacin (83,33%).
(2) Acinetobacter spp. (1 trường hợp): đề
kháng hầu hết các KS, nhạy colistin (100%),
Imipenem (100%), Meropenem (100%),
Ampicillin/sulbactam (100%),
Piperacillin/tazobactam (100%).
Nhóm vi khuẩn đường ruột
Klebsiella pneumoniae (7 trường hợp): đề
kháng hầu hết các KS như Penicillin (100%),
Trimethoprim/sulfamethoxazone (100%),
Cefuroxime (85,71%), Gentamycin (85,71%),
Clindamycin (71,43%), kế đến kháng với
Ofloxacin (42,86%), Oxacillin (42,86%). Bắt đầu
kháng một phần với Cefoperazone (28,57%),
Cefotaxime (27,57%), và Vancomycin (14,29%).
Đa số KS còn nhạy 100% là Amikacin,
Ceftriaxone, Ceftazidime, Cefepime, Imipenem,
Meropenem, Piperacillin/tazobactam,
Ticarcillin/clavulanate, Ciprofloxacin,
Levofloxacin, Colistin, Ampicillin/sulbactam.
Nhóm cầu khuẩn gram dương
(1) Streptococcus pneumoniae (12 trường hợp):
hầu hết kháng các KS như: Penicillin (100%),
Trimethoprim/sulfamethoxazone (100%),
Gentamycin (91,67%), Clindamycin (75%), kế
đến kháng với Cefuroxime (66,67%), Oxacillin
(58,33%), Ofloxacin (50%). Bắt đầu kháng một
phần với Cefotaxime (16,67%). Đa số KS còn
nhạy là Cefepime (100%), Imipenem (100%),
Meropenem (100%), Piperacillin/tazobactam
(100%), Ticarcillin/clavulanate (100%),
Levofloxacin (100%), Colistin (100%),
Vancomycin (100%), kế đến Amikacin (91,67%),
Ceftriaxone (91,67%), Ceftazidime (91,67%),
Cefoperazone (91,67%), Ciprofloxacin (91,67%),
Ampicillin/sulbactam (83,33%).
(2) Staphylococcus aureus (1 trường hợp):
kháng hầu hết các KS thường dùng kể cả
Oxacillin (100%). Còn nhạy cảm với Vancomycin
(100%), Imipenem (100%), Meropenem (100%),
Colistin (100%).
Đối với nhóm nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV)
Nhóm trực khuẩn không lên men đường
(1) Pseudomonas aeruginosa (8 trường hợp): đề
kháng 100% hầu hết các KS gồm Gentamycin,
Ceftriaxone, Cefoperazone, Cefuroxime,
Penicillin, Oxacillin, Ciprofloxacin, Ofloxacin,
Levofloxacin, Clindamycin,
Trimethoprim/sulfamethoxazone; kháng từ 50%
trở lên gồm Ceftazidime (87,5%), Cefotaxime
(87,5%), Vancomycin (87,5%), Amikacin (50%);
kháng dưới 50% gồm Amoxicillin/clavulanate
(37,5%), Ampicillin/sulbactam (37,5%), Cefepime
(25%), Piperacillin/tazobactam (25%),
Ticarcillin/clavulanate (25%), Carbarpenem
(12,5%), Imipenem (12,5%), Meropenem (12,5%).
VK chỉ còn nhạy cảm Colistin (100%), nhạy cảm
một phần với Imipenem (87,5%), Meropenem
(87,5%), Piperacillin/tazobactam (75%),
Ticarcillin/clavulanate (75%).
(2) Acinetobacter spp (5 trường hợp): đề kháng
100% hầu hết KS gồm Amikacin, Gentamycin,
Ceftriaxone, Ceftazidime, Cefoperazone,
Cefuroxime, Cefepime, Penicillin, Oxacillin,
Vancomycin, Ciprofloxacin, Ofloxacin,
Levofloxacin, Clindamycin,
Trimethoprim/sulfamethoxazone; kế đến kháng
80% gồm Ticarcillin/clavulanate,
Amoxicillin/clavulanate; đề kháng 60% gồm
Imipenem, Meropenem, Piperacillin/
tazobactam, đề kháng 40% gồm
Ampicillin/sulbactam. VK chỉ còn nhạy cảm với
Colistin (100%).
Nhóm vi khuẩn đường ruột
(1) Klebsiella pneumoniae (7 trường hợp): đề
kháng 100% hầu hết các KS gồm Gentamycin,
Cefuroxime, Penicillin, Clindamycin,
Trimethoprim/sulfamethoxazone; đề kháng
85,71% gồm Cefotaxime, Cefoperazone,
Oxacillin, Vancomycin, Ciprofloxacin, Ofloxacin;
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 119
kế đến đề kháng một phần như Ceftriaxone
(71,43%), Amikacin (57,14%), Ceftazidime
(28,57%), Levofloxacin (28,57%), Cefepime
(14,29%) và Amoxicillin/clavulanate (14,29%).
Còn nhạy cảm khá cao với Cefepime (71,43%),
Ticarcillin/ clavulanate (85,71%),
Piperacillin/tazobactam (85,71%). Nhạy cảm
trung bình với Ceftazidime (57,14%),
Ampicillin/sulbactam (57,14%). Nhạy cảm rất
cao với Carbapenem (100%), Colistin (100%).
(2) Enterrobacter spp (2 trường hợp): đề kháng
100% hầu hết các KS gồm Amikacin,
Ge