Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học, tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của
bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp – Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính là 22,6%. Về dịch tễ học: thường ở trẻ >5
tuổi, tuổi trung bình là 7,3 tuổi, tỉ lệ nữ giới/ nam giới là 3,6/1, 77,3% trường hợp cư trú tại các tỉnh. Về lâm
sàng: đa số xuất huyết nhẹ 63,6%, biến chứng lâm sàng do thuốc corticoid khá cao bao gồm vẻ mặt Cushing
chiếm tỉ lệ 27,3%, tăng cân 31,8%, cao huyết áp 6,8%. Về xét nghiệm: số lượng tiểu cầu trung bình là
31.800/mm3, lượng Hemoglobin trung bình là 11,85 g/dl, số lượng bạch cầu trung bình là11.840/mm3, tỉ lệ
Helicobacter pylori dương tính cao 40,6%. Về thời gian điều trị corticoid trung bình là 12,2 tháng. So sánh xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính và cấp tính cho thấy Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính
thường gặp ở trẻ lớn, nữ giới, lâm sàng thường biểu hiện xuất huyết nhẹ và số lượng tiểu cầu trung bình cao
hơn so với Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính.
Kết luận: Tỉ lệ Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em là 22,6%, thường gặp ở trẻ lớn >5
tuổi, tỉ lệ nữ giới là 68,2%; đa số xuất huyết nhẹ 63,6%, biến chứng do corticoid khá cao, tỉ lệ Helicobacter pylori
dương tính 40,6%.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính nhập tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ 7/2009 đến 6/2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 38
ĐẶC ĐIỂM XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU MIỄN DỊCH MẠN TÍNH
NHẬP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ 7/2009 ĐẾN 6/2010
Nguyễn Thị Mộng Hồng*, Lữ Thị Minh Hiếu*, Đinh Anh Tuấn*, Lâm Thị Mỹ*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm dịch tễ học, tiền căn, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của
bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 1.
Phương pháp – Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Kết quả: Tỉ lệ bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính là 22,6%. Về dịch tễ học: thường ở trẻ >5
tuổi, tuổi trung bình là 7,3 tuổi, tỉ lệ nữ giới/ nam giới là 3,6/1, 77,3% trường hợp cư trú tại các tỉnh. Về lâm
sàng: đa số xuất huyết nhẹ 63,6%, biến chứng lâm sàng do thuốc corticoid khá cao bao gồm vẻ mặt Cushing
chiếm tỉ lệ 27,3%, tăng cân 31,8%, cao huyết áp 6,8%. Về xét nghiệm: số lượng tiểu cầu trung bình là
31.800/mm3, lượng Hemoglobin trung bình là 11,85 g/dl, số lượng bạch cầu trung bình là11.840/mm3, tỉ lệ
Helicobacter pylori dương tính cao 40,6%. Về thời gian điều trị corticoid trung bình là 12,2 tháng. So sánh xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính và cấp tính cho thấy Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính
thường gặp ở trẻ lớn, nữ giới, lâm sàng thường biểu hiện xuất huyết nhẹ và số lượng tiểu cầu trung bình cao
hơn so với Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính.
Kết luận: Tỉ lệ Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em là 22,6%, thường gặp ở trẻ lớn >5
tuổi, tỉ lệ nữ giới là 68,2%; đa số xuất huyết nhẹ 63,6%, biến chứng do corticoid khá cao, tỉ lệ Helicobacter pylori
dương tính 40,6%.
Từ khoá: Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em, Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF CHILDREN CHRONIC IMMUNE THROMBOCYTOPENIC PURPURA AT
CHILDREN’S HOSPITAL 1 FROM 7/2009 TO 6/2010
Nguyen Thi Mong Hong, Lu Thi Minh Hieu, Dinh Anh Tuan, Lam Thi My
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 38 - 44
Objective: To determine the epidemiological, clinical, laboratory and treatment characteristics of children
chronic immune thrombocytopenic purpura at Children’s hospital 1.
Method: Cross - sectional study.
Result: The rate of children chronic immune thrombocytopenic purpura was 22.6%. For epidemiological
factors, the main findings were as follows: the mean age was about 7.3 years, the female/male ratio was 3.6/1, 90%
patients from the other provinces. Clinical symptoms showed the rate of minor hemorrhagic was 63.6%, the side-
effects by corticoid including Cushing (27.3%), over weight (31.8%), high blood pressure (6.8%). Laboratory
results showed that the average platelet was 31.800/mm3, the average Hemoglobin was 11.85 g/dl, the average
white blood cell was 11.840/mm3, the rate of Helicobacter pylori-positive was 40.6%. The average time of
treatment by corticoid was 12.2 months. Comparing chronic immune thrombocytopenic purpura and acute
immune thrombocytopenic purpura shows chronic immune thrombocytopenic purpura was usually at older age,
* Khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Mộng Hồng, ĐT: 0909494783 Email:
nguyenmonghong@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 39
female, minor hemorrhagic and the average platelet being higher than acute immune thrombocytopenic purpura.
Conclusion: The rate of children chronic immune thrombocytopenic purpura was 22.6%. It appears
majorly for children being older than 5 years old, the female rate was 68.2%, the minor hemorrhagic rate was
63.6%, the side- effects by corticoid was high, the rates of Helicobacter pylori-positive was 40.6%.
Key words: children chronic immune thrombocytopenic purpura, immune thrombocytopenic purpura.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
(XHGTCMD) là bệnh do tự kháng thể chống lại
protein trên màng tiểu cầu làm phá huỷ tiểu cầu
ở hệ võng nội mô gây giảm tiểu cầu trong máu
ngoại vi. XHGTCMD mạn tính là tình trạng
XHGTCMD diễn tiến >6 tháng với tiểu cầu giảm
liên tục <150.000/mm3, có tỉ lệ 10-20%, các yếu tố
nguy cơ cao thành mạn tính là khởi phát bệnh
từ từ, trẻ lớn, giới nữ và gần đây phát hiện có
liên quan nhiễm Helicobacter pylori.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1),
XHGTCMD chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh
huyết học (30%, từ năm 1998-2001)(6). Tại
TPHCM chưa có nghiên cứu về XHGTCMD
mạn tính ở trẻ em.
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
với mục đích xác định các đặc điểm dịch tễ lâm
sàng cận lâm sàng và điều trị của XHGTCMD
mạn tính trẻ em.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận
lâm sàng và điều trị của bệnh Xuất huyết giảm
tiểu cầu miễn dịch mạn tính ở trẻ em tại khoa
Sốt xuất huyết BVNĐ1.
Mục tiêu cụ thể
Xác định tỉ lệ XHGTCMD mạn tính ở trẻ bị
XHGTCMD.
Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ học, lâm
sàng, xét nghiệm, điều trị của XHGTCMD mạn
tính trẻ em.
So sánh đặc điểm về mặt dịch tễ học, lâm
sàng, xét nghiệm huyết học giữa nhóm
XHGTCMD mạn tính và cấp tính ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
Dân số mục tiêu
Tất cả bệnh nhi XHGTCMD mạn tính được
chẩn đoán tại BVNĐ1 trong thời gian từ 7/2009
đến 6/2010.
Dân số chọn mẫu
Tất cả bệnh nhi XHGTCMD được nhập viện
tại BVNĐ1 trong thời gian thu thập số liệu.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhi tại khoa SXH-BVNĐ1 thỏa các điều
kiện sau: các bệnh nhi có biểu hiện xuất huyết
lâm sàng; xét nghiệm công thức máu và phết
máu ngoại biên phù hợp XHGTCMD.
Tiêu chuẩn loại trừ
XHGTCMD kèm dị tật bẩm sinh hoặc
XHGTCMD có các bệnh lý khác đi kèm như
bệnh tự miễn hoặc bệnh mạn tính đang được
điều trị.
KẾT QUẢ
Qua nghiên cứu 44 bệnh nhi XHGTCMD
mạn tính trong tổng số 195 bệnh nhi
XHGTCMD từ 7/2009 đến 6/2010 tại khoa Sốt
xuất huyết BVNĐ1, chúng tôi ghi nhận được kết
quả sau.
Tỉ lệ XHGTCMD mạn tính
Bảng 1: Tỉ lệ XHGTCMD mạn tính
Đặc điểm Số ca (n=44) Tỉ lệ (%)
XHGTCMD mạn tính 44 22,6
XHGTCMD 151 77,4
Tổng cộng 195 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 40
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, xét
nghiệm, điều trị của XHGTCMD mạn tính
Bảng 2: Đặc điểm dịch tễ học XHGTCMD mạn tính
Số ca (n=44) Tỉ lệ (%) Đặc điểm
Trung bình ± ĐLC
≤5 tuổi 18 40,9
Nhóm tuổi
>5 tuổi 26 59,1
Tuổi nhập viện 7,3 ± 3,02
Nữ 30 68,2 Giới
Nam 14 31,8
Tỉnh 34 77,3
Nơi cư trú
Thành phố 10 22,7
Tiền căn nhiễm siêu vi 2 4,6
Tiền căn suyễn 0 0,0
Tiền căn dị ứng 1 2,3
Tiền căn gia đình 0 0
Suy dinh dưỡng 3 6,9
Bảng 3: Đặc điểm lâm sàng XHGTCMD mạn tính
Đặc điểm Số ca (n=44) Tỉ lệ (%)
Tự nhiên 39 88,6 Khởi phát
xuất huyết Va chạm 5 11,4
Nhẹ 28 63,6
Trung bình 14 31,8 Mức độ xuất huyết
Nặng 2 4,6
Thiếu máu 2 4,6
Gan to 3 6,9
Lách to 0 0,0
Hạch to 0 0,0
Vẻ mặt Cushing 12 27,3
Tăng cân 14 31,8
Cao huyết áp 3 6,9
Bảng 4: Đặc điểm xét nghiệm XHGTCMD mạn tính
Số ca Tỉ lệ (%) Đặc điểm
Trung bình ± ĐLC
Tiểu cầu(/mm3) 31,800 ± 13,460
Hemoglobin (g/dl) 11,85 ± 1,966
Bạch cầu (/mm3) 11,840 ± 3,675
ANA 0 0,0
Anti ds DNA 2 5,0
C3, C4 0 0,0
HIV 0 0,0
HBV 0 0,0
HCV 0 0,0
Helicobacter pylori 13 40,6
Bảng 5: Đặc điểm thời gian điều trị corticoid của
XHGTCMD mạn tính
Đặc điểm Trung bình ± ĐLC
Thời gian dùng corticoid (tháng) 12,2 ± 10,2
So sánh 2 nhóm XHGTCMD mạn tính và
XHGTCMD cấp tính
Bảng 6: So sánh XHGTCMD mạn tính và cấp tính
về dịch tễ học, lâm sàng, xét nghiệm huyết học
XHGTC MD
mạn tính
(n=44)
XHGTC MD
cấp tính
(n=151)
n
Đặc điểm
Trung bình ± ĐLC
p
≤5 tuổi 18 110
Tuổi
>5 tuổi 26 41
>0,005
Tuổi nhập viện 7,3 ±3,02 4,3 ±2,81 0,001
Nữ 30 64 Giới
Nam 14 87
0,003
Tỉnh 34 100
Nơi cư trú
Thành phố 10 51
>0,005
Tiền căn nhiễm siêu vi 2 83 0,001
Tiền căn suyễn 0 1 >0,005
Tiền căn dị ứng 1 7 >0,005
Tiền căn gia đình 0 2 >0,005
Suy dinh dưỡng 3 8 >0,005
Tự nhiên 39 145 Khởi phát
xuất huyết Va chạm 5 6
>0,005
Nhẹ 28 49
Trung bình 14 79
Mức độ
xuất huyết
Nặng 2 23
0,001
Thiếu máu 2 6 >0,005
Gan to 3 1 >0,005
Lách to 0 3 >0,005
Hạch to 0 0 >0,005
Tiểu cầu(/mm3) 31,800 23.300 0,004
Hemoglobin (g/dl) 11,85 10,89 >0,005
Bạch cầu (/mm3) 11,840 10,200 >0,005
BÀN LUẬN
Đặc điểm tỉ lệ XHGTCMD mạn tính
Trong thời gian 12 tháng nghiên cứu,
chúng tôi ghi nhận được 195 bệnh nhi
XHGTCMD, trong đó 44 bệnh nhi bị
XHGCMD mạn tính có tỉ lệ 22,6%. Tỉ lệ này
tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng
Nga và Trần Thị Quế Hương là 23,5%, Watts
(1993-2003) là 24%, Paul Imbach (2006), CM
Bennett (2009)(1), Donato H (2009)(4) là 20- 30%.
Nhưng kết quả của chúng tôi thấp hơn so
với nghiên cứu hồi cứu trên 332 trẻ của Desiree
năm 1998 cho thấy tỉ lệ bệnh mãn tính là 45% có
thể do mẫu chọn vào gồm những trẻ nhỏ hơn 21
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 41
tuổi trong khi mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ
bao gồm những trẻ nhỏ hơn 15 tuổi (trẻ lớn có tỉ
lệ bệnh mãn tính cao hơn).
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị
của XHGTCMD mạn tính
Tuổi, giới, nơi cư trú
Tuổi trung bình của XHGTCMD mạn tính
theo nghiên cứu của chúng tôi là 7,3 tuổi; phù
hợp với nghiên cứu của Terry Gernsheimer
(2008) là 8 tuổi, theo y văn thì XHGTCMD mạn
tính thường gặp ở trẻ lớn.
Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ nữ/nam là 2,15/1
phù hợp các nghiên cứu khác cũng ghi nhận tỉ
lệ nữ giới chiếm ưu thế trong XHGTCMD
mạn tính.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ
lệ tỉnh cao hơn khá nhiều so với Thành phố có
thể lí giải do đặc điểm phân tuyến chuyển viện
từ các tỉnh lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, hơn nữa
bệnh XHGTCMD tính quản lý và điều trị phức
tạp nên tỉ lệ theo dõi tái khám tại BVNĐ1 và tỉ lệ
chuyển viện từ các tỉnh lên BVNĐ1 cũng tăng
hơn. Vấn đề này làm chúng tôi suy nghĩ phải có
giải pháp để bệnh nhân tại các tỉnh xa có thể
theo dõi điều trị tại tỉnh nhà mà không phải lên
Thành phố Hồ Chí Minh điều trị và tái khám,
chúng tôi nghĩ cần có sự huấn luyện nhân viên
y tế tuyến trước về chẩn đoán, điều trị
XHGTCMD mạn tính.
Tiền căn bản thân về nhiễm siêu vi, dị ứng,
dinh dưỡng; tiền căn gia đình
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tiền căn
nhiễm siêu vi đường hô hấp- tiêu hoá cấp trong
vòng 6 tuần trước nhập viện (có biểu hiện sốt,
ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau bụng, tiêu
lỏng trong vòng 3-7 ngày) có tỉ lệ không đáng kể
chỉ có 4,6%. Theo nghiên cứu các tài liệu tham
khảo chúng tôi ghi nhận các đợt tái phát của
XHGTCMD mạn tính có thể bị ảnh hưởng bởi
các đợt nhiễm siêu vi trước đó nhưng chưa được
xác định cũng như chưa có tỉ lệ rõ ràng.
Đa số trẻ XHGTCMD đều hoàn toàn khoẻ
mạnh, phát triển tâm thần vận động bình
thường phù hợp với ghi nhận nhiều y văn, tuy
nhiên người ta cũng ghi nhận ở những trẻ có
tiền căn bệnh lý tự miễn, bệnh lý suyễn dị ứng
thì có khả năng bị XHGTCMD mạn tính. Theo
nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ tiền căn suyễn, dị
ứng là 2,3% và không trường hợp nào có tiền
căn gia đình về suyễn dị ứng. Tỉ lệ này lần lượt
là 11% và 10% theo Nguyễn Thị Mỹ Chi, 10%,
8,7% theo Bùi Quang Vinh. Các nghiên cứu trên
thế giới đã đưa ra giả thuyết về vai trò cơ địa và
một số bệnh nguyên do tiếp xúc hằng định
kháng nguyên, gene sản xuất kháng thể, khuynh
hướng sẽ phát triển các bệnh tự miễn, người ta
cũng đưa ra giả thuyết về di truyền trong
XHGTCMD mạn tính có liên quan đến gen VH6,
tăng tần suất của allen HLA-DRw2 và
DRB1*0410 làm rối loạn điều hoà miễn dịch tăng
sản xuất tự kháng thể. Nhưng những bằng
chứng về gia đình di truyền liên quan
XHGTCMD mạn tính hiện nay chúng tôi vẫn
chưa thấy có tài liệu khẳng định điều này.
Cách khởi phát xuất huyết
Cách khởi phát xuất huyết cũng giống ghi
nhận trong y văn là đa số khởi phát tự nhiên
và một số ít do va chạm, thủ thuật (tiêm chích,
nhổ răng, cắt amidan, phẫu thuật) cụ thể cách
khởi phát của XHGTCMD mạn tính của
nghiên cứu chúng tôi là khởi phát xuất huyết
tự nhiên 87,5%; còn xuất huyết do va chạm
chiếm 10,0%, một số ít do thủ thuật 2,5%.
Tương tự ghi nhận của Bùi Quang Vinh
thường khởi phát tự nhiên 71%, một số ít
trường hợp bệnh phát hiện sau va chạm.
Mức độ xuất huyết
Trong nhóm XHGTCMD mạn tính, đa số
xuất huyết mức độ nhẹ 63,6%, mức độ trung
bình và nặng lần lượt là 31,8% và 4,6%. Điều này
cho thấy trong XHGTCMD mạn tính dù số
lượng tiểu cầu thấp nhưng mức độ xuất huyết
thường nhẹ, kết quả phù hợp y văn: đa số bệnh
nhân XHGTCMD mạn tính có tiểu cầu giảm
nặng < 20.000/mm3 nhưng thường chỉ xuất
huyết mức độ nhẹ, do sự tăng sản xuất ở tuỷ
đáp ứng với tình trạng phá huỷ tiểu cầu ở máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 42
ngoại vi. Nên hiện nay, theo Hiệp hội huyết học
Hoa Kỳ, việc quyết định điều trị XHGTCMD
mạn tính dựa vào triệu chứng xuất huyết lâm
sàng hơn là mức độ giảm tiểu cầu(9).
Thiếu máu, gan to
Tỉ lệ thiếu máu lúc nhập viện theo nghiên
cứu của chúng tôi có tỉ lệ thấp 4,6% (2 trường
hợp), có lẽ do XHGTCMD mạn tính ít xuất
huyết nặng nên ít gây thiếu máu. Biểu hiện
thiếu máu này có thể do tình trạng xuất huyết
mạn gây ra. Có 3 trường hợp biểu hiện gan to
(gan to < 2cm dưới bờ sườn phải), điều này do
điều trị corticoid kéo dài có thể ảnh hưởng đến
sự chuyển hóa của gan.
Vẻ mặt Cushing, tăng cân, cao huyết áp, thời
gian điều trị corticoid
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy
thời gian dùng corticoid (prednison uống) khá
dài trên bệnh nhân XHGTCMD mạn tính, trung
bình 12,2 tháng, đồng thời ghi nhận vẻ mặt
Cushing có tỉ lệ 27,3%, tăng cân 31,8%, cao
huyết áp thoáng qua 6,8%. Các tác dụng phụ
này rất thay đổi tuỳ nghiên cứu: Từ rất ít tác
dụng phụ Bùi QuangVinh chỉ gặp một số ca
cushing nhẹ hay đến 100% các trường hợp theo
Albayrak (1994). Trong khi đó, theo nghiên cứu
của Nguyễn Hoàng Mai Anh tỉ lệ Cushing 8,9%,
tăng cân 44,9%. Tác dụng phụ do hậu quả của
điều trị corticoid kéo dài, hậu quả này có thể do
thời gian điều trị kéo dài theo y lệnh của bác sĩ
hoặc do bệnh nhân không tuân thủ tái khám
dẫn đến việc lạm dụng corticoid kéo dài. Thực
tế hiện nay ở Việt nam chưa có phác đồ thống
nhất điều trị XHGTCMD mạn tính đặc biệt
XHGTCMD mạn tính ở trẻ em. Việc điều trị
XHGTCMD mạn tính phức tạp do: bệnh có đáp
ứng điều trị nhưng sau đó lại tái phát, hoặc do
bệnh kéo dài không đáp ứng, hoặc do nguồn
thuốc điều trị XHGTCMD mạn tính tại Việt
Nam chưa dồi dào. Trên thế giới, trong điều trị
XHGTCMD mạn tính, có nhiều loại thuốc thay
thế như: thuốc ức chế miễn dịch (rituximab,
azathioprin, MMF,), thuốc kích thích sản xuất
tiểu cầu (Eltrombopag); ngay cả những loại
thuốc điều trị XHGTCMD cổ điển như
immunoglobulin hay Anti-D cũng được sử
dụng hiệu quả. Từ những lí do này chúng tôi
nghĩ rằng nên có sự cân nhắc lợi hại khi chỉ định
corticoid, điều trị dựa vào đặc điểm lâm sàng
xuất huyết hơn là vào xét nghiệm tiểu cầu, cũng
như mạnh dạn ngưng corticoid khi không cần
thiết để hạn chế các tác dụng phụ.
Đặc điểm số lượng tiểu cầu, Hemoglobin, bạch cầu
Theo nghiên cứu của chúng tôi số lượng tiểu
cầu trung bình lúc nhập viện của Xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính là
31.800/mm3; Hemoglobin trung bình là
11,85g/dl như vậy do đặc điểm của Xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch mạn tính biểu hiện xuất
huyết thường nhẹ nên ít có thiếu máu kèm theo;
Bạch cầu trung bình là 11.840/mm3, có 20 (45%)
trường hợp bạch cầu tăng >10.000/mm3, không
ghi nhận trường hợp nào giảm bạch cầu. Số trẻ
có bạch cầu tăng chiếm tỉ lệ cao có lẽ tăng bạch
cầu do phản ứng tủy khi xuất huyết, tăng bạch
cầu do dùng corticoid.
Đặc điểm về xét nghiệm miễn dịch
Nghiên cứu ghi nhận Helicobacter pylori
dương tính 13 ca trong tổng số 32 ca được làm
xét nghiệm, có tỉ lệ 40,6%. Tỉ lệ nhiễm
Helicobacter pylori theo nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Rostami(10)
tỉ lệ này là 61%, nghiên cứu của Kyuhei
Kohda tỉ lệ này là 62,5%. Có lẽ do xét nghiệm
Helicobacter pylori chưa thực hiện đầy đủ ở các
bệnh nhân XHGTCMD mạn tính trong nghiên
cứu nên chưa đại diện được mẫu nghiên cứu;
mặc khác nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
ở trẻ em còn các nghiên cứu trên thưc hiện ở
người lớn nên chưa thể so sánh được về đặc
điểm tỉ lệ này. Hiện nay có nhiều nghiên cứu
về nhiễm Helicobacter pylori ở XHGTCMD mạn
tính ở người lớn và người ta cũng đã tiến
hành nghiên cứu điều trị tiệt trừ Helicobacter
pylori có hiệu quả nâng số lượng tiểu cầu đáng
kể. Vì vậy chúng tôi nghĩ cần có nghiên cứu
thêm về nhiễm Helicobacter và hiệu quả điều trị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011 43
tiệt trừ Helicobacter pylori ở trẻ em XHGTCMD
mạn tính.
Kết quả nghiên cứu nhận thấy Anti ds-DNA
dương tính 2 ca, chiếm tỉ lệ 5% tuy nhiên ở 2 ca
này ANA, C3, C4 âm tính và không có biểu hiện
lâm sàng của bệnh lý tự miễn nên có thể Anti
ds-DNA dương tính giả nhưng cần được theo
dõi thêm và xét nghiệm lại khi có triệu chứng
gợi ý bệnh tự miễn. Không ca nào có HBV,
HCV, HIV dương tính, tuy vậy theo y văn đây là
những xét nghiệm cần thiết phải thực hiện ở
bệnh nhân XHGTCMD mạn tính vì đã có giả
thuyết về khuynh hướng phát triển các bệnh tự
miễn khi hiện diện kháng nguyên bất thường,
nhiễm trùng mạn tính (HIV, HBV, HCV,
Helicobactier pylori); mặt khác tỉ lệ nhiễm HBV ở
nước ta cũng khá cao nên cần phải tầm soát
những nguyên nhân này.
So sánh XHGTCMD mạn tính và
XHGTCMD cấp tính
Theo y văn và các nghiên cứu khác nhận
thấy yếu tố liên quan với XHGTCMD mạn tính
bao gồm tuổi, giới, cách khởi phát và số lượng
tiểu cầu lúc chẩn đoán.
Chúng tôi nhận thấy XHGTCMD mạn tính
xảy ra ở mọi lứa tuổi từ nhũ nhi cho đến trẻ lớn,
đặc biệt lứa tuổi trung bình của nhóm mạn tính
(7,07 tuổi) cao hơn nhóm cấp tính (4,38 tuổi). Kết
quả này phù hợp với y văn: Trong đa số nghiên
cứu chỉ ghi nhận XHGTCMD nói chung thường
gặp từ 1-10 tuổi, cao nhất 2-6 tuổi, còn riêng về
XHGTCMD mạn tính thì ghi nhận ở lứa tuổi lớn
hơn trong nhóm cấp tính và tỉ lệ mạn tính tăng
cao theo tuổi. Tỉ lệ nữ/ nam trong nhóm mạn
tính là 2,15/1 cao hơn tỉ lệ nữ/ nam ở nhóm Xuất
huyết giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính là 1/0,73.
Điều này có thể lí giải do giới nữ, lớn tuổi có
liên quan đến hoạt động điều hòa miễn dịch của
lympho bào B. Thực tế, ở những trường hợp
XHGTCMD mạn tính khi theo dõi sau vài năm
người ta phát hiện hội chứng Evans hoặc Lupus
dù lúc đầu biểu hiện giảm tiểu cầu (do tấn công
dòng tiểu cầu trước).
Về yếu tố nhiễm siêu vi đường hô hấp- tiêu
hoá cấp tính trong vòng 6 tuần trước nhập viện
của trẻ bị Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
mạn tính, chúng tôi nhận thấy trong nhóm mạn
tính thì tiền căn nhiễm siêu vi này chiếm tỉ lệ
không đáng kể trong khi ở nhóm Xuất huyết
giảm tiểu cầu miễn dịch cấp tính thì nhiễm siêu
vi chiếm tỉ lệ 55% trường hợp. Như chúng ta đã
biết trong XHGTCMD cấp tính thì đa số có tiền
căn nhiễm siêu vi trong vòng 6 tuần. Trước khi
khởi phát XHGTCMD, trong y văn ghi nhận
được tỉ lệ này hơn 70% trường hợp XHGTCMD
cấp tính, nhưng y văn cũng ghi nhận tỉ lệ này
không đáng kể ở nhóm XHGTCMD mạn tính.
Các yếu tố dinh dưỡng, cơ địa, tiền căn bệnh
lý suyễn, dị ứng và tiền căn gia đình về bệnh lý
suyễn dị ứng theo kết quả nghiên