SD/SXHD là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegyptilà côn trùng trung gian truyền bệnh chủyếu
18 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đại cương về bệnh SD/SXHD, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG QUAN
4
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh SD/SXHD
SD/SXHD là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Vi rút
Dengue có 4 týp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vi rút truyền từ
người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung
gian truyền bệnh chủ yếu. [5]
Có đến 2/5 dân dố thế giới là dân số nguy cơ bệnh SXH. Bệnh SXH thường
thấy ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn cầu, chủ yếu ở khu vực thành thị và
vùng ven. Số mới nhiễm bệnh SD/SXHD trên toàn cầu gia tăng rõ rệt trong những
thập niên gần đây.
Bệnh xảy ra ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Lứa tuổi thường gặp nhất là trẻ
2-15 tuổi, tuy nhiên việc phát bệnh có liên quan đến tình trạng cảm thụ của từng cơ
thể. Hiện nay không có phương thuốc điều trị đặc hiệu SXH, không có vaccine
chủng ngừa SXH, nhưng những điều trị đúng có thể cứu sống các bệnh nhân ngay
cả khi bệnh cảnh lâm sàng xuất huyết nặng. [3]
Hiện nay chỉ có một phương pháp duy nhất phòng ngừa và kiểm soát bệnh là
kiểm soát vec tơ truyền bệnh tức kiểm soát muỗi.
Có 4 loại virus Dengue gây bệnh SXH khác nhau nhưng có liên quan mật
thiết với nhau. Khỏi bệnh do nhiễm loại vi rút nào thì có khả năng có miễn dịch lâu
dài với loại vi rút đó, nhưng chỉ có khả năng bảo vệ rất ít, hoặc không được bảo vệ
nếu như nhiễm 3 loại vi rút còn lại. Đó chính là bằng chứng cho thấy sự gia tăng
nguy cơ bệnh SXH. [9]
Hình 1.1. Bản đồ phân bố SD/SXHD trên thế giới năm 2008
Khu vực nguy cơ Dengue
Khu vực không nhiễm
5
1.2. Giới thiệu muỗi truyền bệnh SD/SXHD
1.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của Aedes aegypti – véc tơ trung gian truyền
bệnh SD/SXHD
1.2.1.1. Phân loại
Giới động vật, nghành chân khớp, lớp côn trùng, bộ 2 cánh, họ (muỗi hút
máu) Culicidae, chi Aedes, Aedes aegypti (Linnaeus, 1762).
Aedes aegypti, dân gian gọi là muỗi vằn, là một loài muỗi có thể mang vi rút
gây bệnh Sốt Dengue, Chikungunya và sốt vàng da (cũng như một số bệnh khác).
Một nhóm nghiên cứu vừa đề nghị đổi tên Aedes aegypti thành Stegomyia aegypti,
nhưng đề xuất này hiện chưa được giới khoa học công nhận rộng rãi. Loài muỗi này
có thể dễ dàng nhận dạng nhờ có vằn trắng (nên được gọi là muỗi vằn), mặc dù một
số loài khác cũng có đặc điểm gần giống. [52]
1.2.1.2. Hình dáng
Muỗi Aedes aegypti có kích thước trung bình, thân có màu đen bóng và có
nhiều vẩy trắng bạc tập trung thành từng cụm hay thành từng đường trên mình muỗi.
Ở tấm ngực I và II có hai đường vẩy trắng bạc phình ra, trông như hai nửa vòng
cung ôm hai bên lưng, tạo thành hình trông như một mặt đàn. Đầu muỗi có vẩy
trắng bạc đính ở phía đỉnh.
Trên mặt lưng bụng (Tergite) ở gốc các đốt II và VIII đều có những đường
vẩy bạc ngang từng đốt. Gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt
bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, vì vậy thường có tên gọi là "Muỗi Vằn". [7]
1.2.1.3. Sinh sản
Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn:
• Giai đoạn hình thành trứng: 2-5 ngày.
• Giai đoạn từ trứng thành LQ: 1-2 ngày.
• Giai đoạn từ LQ thành nhộng (quăng): 3-4 ngày.
• Giai đoạn từ nhộng thành muỗi trưởng thành: 1-2 ngày. [3]
6
Hình 1.2. Vòng đời của muỗi Aedes aegypti
Hình 1.3. Các giai đoạn LQ tuổi I, II, III, IV, nhộng và muỗi trưởng thành
Giai đoạn trước trưởng thành của muỗi vào khoảng 7 ngày trong điều kiện
nhiệt đới diễn ra trong môi trường nước. Như vậy, bất kỳ DCCN nào, dù tự nhiên
hay nhân tạo mà có thể tích trữ nước đều có thể trở thành nơi sinh sản và phát triển
LQ của muỗi Aedes. [5]
Ở Việt Nam, vào mùa mưa (tháng 6-11), nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vòng
đời của muỗi từ trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành là 8,1 ngày. Muỗi có
thể sống trung bình 1 tháng. Vào mùa khô (tháng 12-5), vòng đời của muỗi kéo dài
hơn 20 ngày. Vì điều kiện khô hạn, nên trứng muỗi không thể nở được và sẽ nở
thành LQ khi có cơn mưa đầu tiên. Do vậy, khi bắt đầu mùa mưa, LQ khắp nơi và
muỗi xuất hiện rất nhiều. [1]
7
Muỗi cái Aedes giao phối và hút máu lần đầu vào khoảng 48 giờ sau khi nở
và tiếp tục thực hiện các bữa ăn máu trong các chu kỳ sinh thực. Thời gian từ khi
hút máu tới khi đẻ trứng thay đổi từ 2 đến 5 ngày. Trong lần đẻ trứng đầu tiên, một
muỗi cái đẻ trung bình 60-100 trứng. [7]
Nghiên cứu về khả năng sống sót trong phòng thí nghiệm cho thấy muỗi đực
có thể sống trung bình 20 ngày và muỗi cái là 30 ngày. Như vậy về mặt lý thuyết,
mỗi muỗi Aedes cái có thể đẻ 4 lần.
1.2.1.4. Đặc điểm sinh lý sinh thái
Những biến động trong sự phân bố
Nói chung, Aedes aegypti được phân bố trong những vùng nhiệt đới và ôn
đới của các lục địa (giữa 450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng
đường đẳng nhiệt 100C. Aedes aegypti, về độ cao, có mặt từ 0 đến 1200m, một số
quần thể có thể có mặt đến độ cao 1800m ở Ấn Độ. [1]
Sự phát tán của Aedes aegypti được thuận lợi do:
- Sự chuyên chở trứng (chịu đựng được mùa khô) và LQ trong những bồn
chứa nước, tàu bè, túi đựng nước của các du mục, những người hành hương…
- Sự chuyên chở các dạng muỗi trưởng thành bằng những phương tiện
chuyên chở nhanh (xe lửa, máy bay, tàu…)
Ngược lại, sự phát tán của Aedes aegypti cũng có chiều hướng bị hạn chế
bởi một số yếu tố:
- Việc diệt côn trùng thường xuyên theo quy định quốc tế ở các cảng, sân bay,
tàu bè…
- sự tăng mức sống bằng những tiện nghi, nước máy, giáo dục sức khỏe…
Ở các tỉnh phía Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp các tỉnh, các vùng.
Từ một số nơi thuộc các huyện miền núi cao, tỉnh Lâm Đồng, có thể gặp Aedes
aegypti ở mọi nơi. Đặc biệt là những thành phố, thị xã đông dân, các vùng đồng
bằng ven biển, nơi thiếu nước ngọt người dân phải dùng nhiều vật chứa nước dự trữ
suốt mùa khô.
8
Aedes aegypti rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhà gần người.
Chúng đậu nghỉ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu, trên các lọ hoa, không có
con muỗi nào đậu trên vách tường.
Kết quả khảo sát tại Tân Quy Tây, TP. Hồ Chí Minh 1994 cho thấy:
– 80,54 % muỗi đậu nghỉ trên những dây mắc quần áo.
– 14,85 % muỗi đậu nghỉ trên những đồ dùng gia đình.
– 3,57% muỗi đậu nghỉ trên những cọng tranh.
– 1,04% muỗi đậu nghỉ trên những bình bông. [1]
Muỗi đánh hơi người nhanh và sà vào là đốt ngay. Muỗi thường hoạt động
đốt người vào ban ngày, hoạt động cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối. Ở ngoài
nhà cũng gặp loại muỗi này nhưng ít hơn. Muỗi trưởng thành có thể tìm thấy 50 mét
xung quanh ổ với khoảng cách bay tối đa là khoảng 200 mét từ ổ LQ. Nhưng chúng
có thể khuếch tán thụ động theo các phương tiện giao thông như máy bay, tàu thủy
đi khắp nơi và chỉ cần 1/100 số muỗi trong vùng bị nhiễm vi rút là có thể gây dịch,
nên việc xử lý các phương tiện giao thông giữa các vùng đất nước là cần thiết phải
làm khi có thông báo. [5]
Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 250C.
Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của
muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng. LQ
chết ở nhiệt độ dưới 100C và trên 440C. [62]
Ở nhiệt độ 200C, độ ẩm 85% chu kỳ phát triển của muỗi: 10–15 ngày, còn
nhiệt độ <200C chu kỳ kéo dài trên 20 ngày. Muỗi đẻ trứng ở những nơi có nước
sạch chứa trong lu vại, bể, các mảnh chai lọ, bát vỡ, lốp ô tô cũ, võ dừa, máng chứa
nước mưa ứ đọng lâu ngày, ở trong nhà và quanh nhà, những nơi râm mát. LQ của
muỗi Aedes aegypti ưa nước hơi axít, nhất là nước mưa, rồi đến nước máy, nước
giếng. [1]
Trứng muỗi có màu đen, sắp xếp riêng rẽ từng quả một và dính vào thành lu
vại hoặc chìm xuống đáy nước, nên mỗi lần thay nước trong lu vại phải chú ý cọ
9
rửa sạch quanh thành vại, đổ hết cặn ở lu vại để diệt LQ. Trứng nở thành LQ tùy
nhiệt độ môi trường, 1–2 ngày cho đến vài tháng.
Những đặc điểm sinh học quan trọng của loài muỗi này cần chú ý là:
– Sự tồn tại khá lâu của trứng, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô.
– Các ổ chứa LQ thông thường là:
+ Ổ chứa thiên nhiên hốc cây, thân tre, vỏ ốc, kẽ bẹ lá (thơm, chuối, khóm,
môn…) ít khi gặp trên hốc đá.
+ Ổ chứa nhân tạo: lu, hồ, vật chứa, chai lọ, chén bát bể, vỏ xe vứt bừa bãi
ngoài vườn, máng xối, lọ hoa trong nhà, hòn non bộ, ghe xuồng, thùng xe.
Tóm lại, các ổ chứa rất đa dạng, do con người tạo ra trong và quanh nhà,
luôn luôn có mặt và chứa nước, không nhất thiết phải nhiều và không bẩn, thường là
những ổ muỗi tồn tại trong mùa khô. Qua nhiều năm nghiên cứu tại các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, các kết quả cho thấy ổ chứa LQ chủ yếu là lu, vại, hồ, những
vật chứa nước do con người tạo ra. Rất ít gặp LQ Aedes aegypti ở các loại ổ chứa
khác.
1.2.2. Quan hệ muỗi-vi rút
Trong quan hệ muỗi – vi rút cần biết có hai khái niệm:
-Năng lực véc tơ: Nói lên các yếu tố nội tại của bản thân muỗi thuận lợi cho
vi rút phát triển (lọt qua được khỏi màng dạ dày của muỗi để sinh sản trong xoang
chung và cuối cùng tập trung vào tuyến nước bọt để trở thành dạng nhiễm sẵn sàng
phát triển được ở người).
-Khả năng véc tơ: Nói lên các yếu tố, môi trường thuận lợi cho muỗi tăng
mật độ, tăng điều kiện gần người.
Như vậy, chúng ta hiểu rằng dù năng lực véc tơ có thấp nhưng mật độ muỗi
cao gần người thì nguy cơ xảy ra bệnh dịch vẫn có. Ngược lại, như ở một số nước
hiện nay, mặc dù công tác diệt côn trùng đã khá tốt, mật độ muỗi giảm nhiều, nhưng
năng lực véc tơ cao nên bệnh dịch vẫn còn xảy ra. [1]
Sau khi hút máu người có chứa vi rút Dengue, thời gian ủ bệnh trong muỗi
cái Aedes thường 8-10 ngày, là thời gian cần thiết để vi rút nhân lên trong tuyến
10
nước bọt của muỗi. Sau đó, muỗi sẽ trở nên bị nhiễm vi rút và sẽ truyền vi rút
Dengue sang người khác khi hút máu. Ở người, thời gian ủ bệnh khoảng 5-7 ngày.
Muỗi cái Aedes cũng có thể truyền vi rút trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành
bằng cách đổi vật chủ trong khi bữa ăn máu bị gián đoạn. Cách lây truyền ngày gọi
là “lây truyền cơ học”. [5]
1.2.3. Các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh
a. Biện pháp cơ học
Loại bỏ các nơi sinh sản của muỗi, thu gom ĐPT loại bỏ ổ LQ như: lốp xe,
vỏ dừa, các hộp, chai lọ, mẻ sành...nạo vét cống rãnh, vũng nước, phát quang bụi
rậm, sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín. [5]
Các DCCN được coi là vô dụng hoặc không cần thiết (các lốp phế thải, các
đồ phế thải gia đình), cần thiết phải thải hoặc loại bỏ các DCCN này.
Những nơi tự nhiên tích tụ nước (hốc cây, bẹ lá, hốc tre) có thể loại bỏ hoặc
biến đổi hình thái để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.
Súc rửa thường xuyên DCCN, đậy nắp kín các DCCN khi không sử dụng,
dùng vải hoặc lưới để phủ các DCCN mưa.
Dùng lưới chắn muỗi ở cửa ra vào và cửa sổ, ngủ màn, mặc áo dài tay, dùng
vỉ diệt muỗi, dùng đèn bẫy muỗi, vợt điện…[9]
b. Biện pháp sinh học
Vi khuẩn Bacillus thuringiensis H-14 (Bti), đang ở giai đoạn sử dụng để
phòng muỗi trước trưởng thành. Mặc dầu không được sử dụng nhiều ở khu vực Tây
Thái Bình Dương, tác nhân này đã được sử dụng trong nước uống và chưa xuất hiện
một dấu hiệu có hại cho sức khỏe nào. [5]
LQ của giống muỗi Toxorhynchites: có khả năng ăn LQ của các loài muỗi
khác rất tốt, con trưởng thành của Toxorhynchites có kích thước lớn (gấp 5 lần muỗi
Aedes aegypti) nhưng không hút máu người. [3]
Cá ăn LQ (đứng đầu là cá tuế thuộc họ cá chép) có thể được sử dụng như
phương tiện bổ trợ phòng chống LQ của Aedes trong các DCCN lớn và thường
xuyên tích trữ nước.
11
Các loài giáp xác nhỏ thuộc giống Mesocyclops lấy từ các ao, hồ và đưa vào
các DCCN để diệt LQ Aedes.
Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước
ăn LQ, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung.
Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ Corixidae (Micronecta) để diệt LQ.
[60]
c. Biện pháp hoá học
Hoá chất diệt LQ bao gồm các hóa chất hữu cơ tổng hợp diệt côn trùng như
temephos (Abate) và tác động lên sự tăng trưởng của côn trùng (IGRs) như
methoprene (Altosid, tạo chất tương tự hormon juvenile) đã cho thấy hiệu quả
chống muỗi Aedes sinh sản trong DCCN sạch… Ảnh hưởng môi trường của các hóa
chất diệt LQ là rất nhỏ nếu nó được sử dụng đúng cách. [5]
Đối với muỗi trưởng thành có thể sử dụng hóa chất diệt côn trùng phun dưới
dạng thể tích hạt cực nhỏ, tẩm rèm, tẩm màn; phun khói nóng; dùng hương trừ muỗi,
bình xịt muỗi, các thuốc xua muỗi…
Các hóa chất diệt côn trùng đang được sử dụng trong lĩnh vực y tế chủ yếu
thuộc nhóm pyrethroids, chia thành 2 nhóm nhỏ: nhóm dẫn xuất từ pyrethrin với
tính năng đánh ngất mạnh nhưng kém bền (Allethrin, Resmethrin,…) và nhóm
pyrethroids bền hơn nên có hiệu quả tồn lưu (Permethrin, Deltamethrin,
Cypermethrin, Lambda-Cyhalothrin,…). Chúng ít độc đối với động vật có vú nhưng
rất độc đối với côn trùng, vì thế liều sử dụng rất thấp nhưng hiệu quả cao. [3]
d. Biện pháp di truyền
Chiến lược dựa vào biến đổi gen tạo ra những dòng muỗi kháng hoặc không
có khả năng truyền Dengue và thay thế quần thể tự nhiên bằng những dòng này
(không là véc tơ truyền bệnh).
Wolbachia sống nội cộng sinh (endosymbiotic) trong quần thể véc tơ hoang
dại, những vi khuẩn này có khả năng làm ngắn tuổi thọ của muỗt trưởng thành một
12
cách đáng kể. Vi rút Dengue cần giai đoạn ủ bên ngoài khoảng 12-14 ngày trong cơ
thể véc tơ trước khi truyền cho người. Chủng Wolbachia có thể làm ngắn đời sống
của côn trùng kí chủ khoảng ½ giai đoạn này. [58]
Densonucleosis vi rút hay còn gọi là densoviruses (DNVs) (họ Parvoviridae,
chi Brevidensovirus) là vi rút ở động vật không xương sống. Đến nay, 5 chủng
densoviruses Aedes được xác định. Ứng dụng của chúng có thể ảnh hưởng gây chết
trực tiếp hoặc làm chu kì sống của Aedes ngắn lại trước thời gian ủ bệnh, giống như
tác dụng của Wolbachia. [58]
e. Biện pháp sinh thái
Làm thay đổi môi trường, tập tính của muỗi truyền bệnh làm giảm tiếp xúc
người - muỗi truyền bệnh. [42]
f. Biện pháp tổng hợp
Ở nước ta áp dụng biện pháp kết hợp trong phòng chống SXH, biện pháp kết
hợp từ trên xuống, từ dưới lên. Phòng chống chủ động, tích cực, giai đoạn muỗi
trước khi trưởng thành (LQ) bằng các biện pháp đơn giản tại hộ gia đình (thu gom
phế thải, thả tác nhân sinh học, đậy nắp thật kín…).
1.3. Tổng quan về Mesocyclops spp.
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới sử dụng Mesocyclops diệt LQ SXH
Năm 1938, nghiên cứu đầu tiên cho thấy khả năng diệt LQ Anopheles
quadrimaculatus tuổi I của Mesocyclops thực hiện bởi hai tác giả Lindberg và
Hurlbut.
Hai mươi năm sau (1958), tại Hawai, Bonnet và Amukaida tình cờ thả
Mesocyclops obsoletus vào bể nước có LQ Aedes albopictus nhận thấy LQ muỗi bị
tiêu diệt sau 1-2 ngày.
Năm 1981, tại Tahiti, Riviere và Thierel nhận thấy có sự khác nhau về tỉ lệ
LQ Aedes aegypti dương tính của bẫy trứng đổ nước suối và nước máy (78% và
20% theo thứ tự ). Sau 14 tháng thử nghiệm, họ đã kết luận rằng Mesocyclops
leucarti pilosa có trong nước suối là nguyên nhân gây sự khác biệt này.
13
Năm 1987 và 1992, Riviere, Kay, Klein, Sechan và Lardeaux đã thực hiện
nhiều nghiên cứu sử dụng Mesocyclops để diệt LQ Aedes và Culex ở các vũng nước
tự nhiên, lỗ cua, hốc cây và các DCCN sử dụng, theo kết qủa nghiên cứu thì loài
Mesocyclops aspericornis có khả năng diệt LQ mạnh nhất và có khả năng duy trì
quần thể trong các DCCN sau khi phóng thả.
Hình 1.4. Mesocyclops aspericornis bắt một ấu trùng Aedes aegypti.
Nguồn: MarcoSua´rez.
Sau đó, Marten GG, Astaiza nghiên cứu khả năng diệt LQ muỗi Aedes
albopictus, Anopheles sp. và Aedes sp. của Mesocyclops.
Nhưng mãi tới thập niên 1990, người ta mới nhận ra triển vọng tuyệt vời
trong việc dùng những loài Copepoda ăn thịt như một biện pháp sinh học phòng trừ
LQ muỗi, và sử dụng trên diện rộng dể diệt LQ Aedes aegypti , khống chế dịch
SXH .
Năm 1992, tại một làng ở Polynésie thuộc Pháp, hai thiên địch của LQ là
Mesocyclops và cá bảy màu (Poeciliidae) được sử dụng cho kết quả tốt
Năm 1996, tại Queensland, Úc , Michael D. Brown, Joan K. Hendriks, Jack
G. Greenwood, Brian Kay sử dụng phối hợp hai thiên địch là Mesocyclops
aspericornis và LQ của Toxorhychites để diệt LQ SXH cho kết quả tốt.
Sau Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, năm 1997 tại New Orleand, Louisiana,
Marten GG, Thompson G, Nguyen M, Bordes ES. cũng sử dụng Mesocyclops diệt
LQ SXH đạt kết qủa tốt: trên thực địa quần thể LQ Aedes aegypti giảm 99,9% sau
khi phóng thích Mesocyclops.
14
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước sử dụng Mesocyclops diệt LQ SXH
Ở Việt Nam, Mesocyclops đã được phát hiện có khả năng ăn bọ gậy Aedes
aegypti từ năm 1989. Trên thực địa, Mesocyclops được thu thập từ 26 tỉnh, thành
phố, đã xác định được 9 loài địa phương lần đầu tiên được công bố ở Việt Nam, có
khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti. Đó là các loài M. woutersi Van de Velde, M.
aspericornis (Daday), M. ruttneri Kiefer, M. thermocyclopoides Harada, M. affinis
Van de Velde, M. ogunnus Onabamiro, M. yenae Holynska, M. cf. pehpeiensis Hu,
and M. dissimilis Defaye and Kawabata được tìm thấy trong môi trường tự nhiên và
nhân tạo. Khả năng bắt mồi của 6 trong số 9 loài đó đã được nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm. Trung bình một con Copepod giết và tiêu thụ khoảng 16-41 LQ
Ae.aegypti mỗi ngày. [48]
Tới năm 1992, sau khi điều tra sự hiện diện và số loài ở ba nước Việt Nam,
Trung Quốc và Lào, Janet W Reid, Brian H. Kay đã mô tả năm loài: Mesocyclops
ogunnus, M. pehpeiensis, M. thermocyclopoiddes, M. thermocyclopoides acutus,
M. Guanxiensis, trong đó Mesocyclops guanxiensis là loài mới phát hiện lần đầu.
[43]
Từ tháng 2/1993, Mesocyclops được phóng thả vào các DCCN của thôn Phan
Bôi, xã Dị Sử, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Đồng thời huy động sự tham gia của
cộng đồng loại bỏ ĐPT, tuyên truyền cho dân hiểu biết về Mesocyclops, cách nhân
nuôi, bảo quản Mesocyclops. Mesocyclops phát triển tốt trong các DCCN, sau 17
tháng, quần thể muỗi Aedes aegypti giảm xuống tới 0 và vẫn được duy trì cho tới
nay. Từ kết quả trên, mô hình này đã được áp dụng thành công cho 1600 hộ gia
đình thuộc xã Tân Minh, Thường Tín, tỉnh Hà Tây từ tháng 7/1995. [59]
Năm 1995, với sự trợ giúp của Cơ quan Hợp tác phát triển Australia, tiến sĩ
Vũ Sinh Nam và các cộng sự bắt đầu thực hiện thí điểm việc phòng SXH bằng
Mesocyclops ở 6 xã nghèo thuộc 3 tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định. Các nhà
khoa học và bà con đã tìm cách thu thập con Mesocyclops từ tự nhiên bằng cách xúc
vợt rồi đem thả vào các bể, lu, máng , vại... chứa nước. Kết quả thật kỳ diệu: 99%
ấu trùng muỗi đã bị tiêu diệt. Phương pháp này không hề tốn kém mà lại giúp giảm
15
đáng kể số người mắc bệnh SXH. Năm 1997, biện pháp này mở rộng thực địa tại 6
tỉnh, thành phố miền Bắc và miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa,
Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng).
Riêng tại các tỉnh phía Nam, mãi tới năm 2001 mô hình nghiên cứu sử dụng
Mesocyclops làm tác nhân sinh học diệt LQ muỗi truyền bệnh SXH mới được thực
hiện. Năm 2005-2010, dự án “Giảm nguy cơ SXH tại thực địa dự án cung cấp nước
sạch nông thôn khu vực đồng bằng sông Cửu Long” do AUSaiD (tổ chức phát triển
quốc tế Úc) tài trợ chính, cùng sự hợp tác của AFAP (tổ chức Australia vì các dân
tộc Châu Á và Thái Bình Dương), QIMR (viện nghiên cứu y học Queensland), và
trường đại học công nghệ Queensland (QUT); phối hợp với các cơ quan thực hiện ở
Việt Nam: cục y tế dự phòng (YTDP) và môi trường, viện Pasteur Tp. Hồ chí minh,
viện vệ sinh dịch tễ trung ương, trung tâm YTDP tỉnh Long An, Vĩnh Long và Bến
Tre, sẽ đảm bảo chỉ sử dụng nguồn Mesocyclops sẵn có tại địa phương để tiêu diệt
LQ.
1.3.3. Đặc điểm sinh lý, sinh thái của Mesocyclops (Copepoda)
1.3.3.1. Phân loại và cấu tạo
Mesocyclops sp. thuộc ngành chân khớp Arthropoda, ngành phụ giáp xác
Crustacea, lớp Maxillopoda, lớp phụ chân chèo Copepoda, bộ Cyclopoida, họ
Cyclopidae, giống Mesocyclops (G.O.S