Đại cương về chất khoáng

Chất khoáng còn gọi là các chất vô cơ như: sắt, kẽm, đồng, vàng, calci, magne, natri, kali, chlor, phosphat, sulphate Chất khoáng là những chất có tỉ lệ thấp trong cơ thể nhưng là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống còn của cơ thể vì chúng tham gia vào một trong các chức năng sống của cơ thể là phát triển hoặc sinh sản. Khi thiếu những chất này sê gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau, đôi khi cũng nguy hiểm đến tính mạng.

doc39 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đại cương về chất khoáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đại cương về chất khoáng Chất khoáng còn gọi là các chất vô cơ như: sắt, kẽm, đồng, vàng, calci, magne, natri, kali, chlor, phosphat, sulphate… Chất khoáng là những chất có tỉ lệ thấp trong cơ thể nhưng là những chất rất quan trọng trong hoạt động sống còn của cơ thể vì chúng tham gia vào một trong các chức năng sống của cơ thể là phát triển hoặc sinh sản. Khi thiếu những chất này sê gây ra nhiều bệnh cảnh khác nhau, đôi khi cũng nguy hiểm đến tính mạng. Vai trò chính của chất khoáng: _Tăng cường sức khỏe hoặc phát triển, khi bị thiếu hụt sẽ gây ra những rối loạn về chức năng phát triển hoặc sinh sản. _Chức năng của chất khoáng này không thể được thay thế bằng một chất khoáng khác. _Có mối liên quan giữa hạ thấp nồng độ chất khoáng trong máu, tổ chức với rối loạn chức năng của cơ thể. Bảng 1 – Các thành phần vô cơ trong cơ thể của con người [1] NGUYÊN TỐ ION PHỔ BIẾN CÁC CHỨC NĂNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI Calci Ca2+ Xương chứa một lượng lớn phosphat calci. Các ion calci rất cần cho sự ổn định của màng tế bào, là cofactor của một vài enzym, tham gia vào quá trình co cơ và đông máu. phosphor H2PO-4 Tạo xương, là thành phần của rất nhiều phân tử hữu cơ, AND,ARN,ATP có nhóm phosphat có hoạt tính rất mạnh. Kali Natri Clo K+ Na+ Cl- Các ion này giữ vai trò rất quan trọng trong cân bằng điện tích của các dịch lỏng trong cơ thể. Sự cân bằng này ảnh hưởng tới nhiều quá trình trong đó có quá trình sản sinh ra các xung thần kinh. Lưu huỳnh Thường nằm trong các phân tử hữu cơ Cầu nối disulphit giữ vai trò rất quan trọng trong cấu trúc protein. Magne Mg2+ Cofactor của enzym, tham gia vào quá trình dẫn truyền các xung thần kinh. Sắt Fe2+,Fe3+ Thành phần của các phân tử hemoglobin và citocrom. Iod I- Thành phần của hormon tirozin. Đồng Mangan Kẽm Cu2+ Mn2+ Zn2+ Những nguyên tố vết, thường là cofactor của enzym, vd như đồng là cofactor của citocrom oxydase. Có thể chia chất khoáng ra làm 2 nhóm:[5] _Đa khoáng: là những chất có mặt trong cơ thể với một lượng tương đối lớn(>0,005% trọng lượng cơ thể) và đòi hỏi một nhu cầu lớn từ thức ăn. Hầu như các đa khoáng tồn tại <1% trọng lượng cơ thể (trừ Ca chiếm 1,5 – 2%). _Vi khoáng: là những chất có mặt trong cơ thể với một lượng <0,005% trọng lượng cơ thể và cơ thể cần 1 lượng nhỏ hơn. Bảng 2: Hàm lượng chất khoáng trong cơ thể người [6] Nguyên tố đa lượng Hàm lượng (g/kg) Nguyên tố vi lượng Hàm lượng (mg/kg) Calci 10-20 Iron 70-100 Phosphorus 6-12 Zinc 20-30 Potassium 2-2,5 Copper 1,5-2,5 Sodium 1-1,5 Manganese 0,15-0,3 Chlorine 1-1,2 Iodine 0,1-0,2 Magnesium 0,4-0,5 Molybdenum 0,1 Bảng 3: Hàm lượng khoáng trong cơ thể người và nhu cầu mỗi ngày [6] Nguyên tố Hàm lượng (mg/kg thể trọng) Nhu cầu (mg/ngày) Cần thiết Fe 60 15 F 37 2,5 Zn 33 6-22 Si 14 33 Cu 1,5 3,2 B 0,7 1,3-4,3 V 0,3 0,02 As 0,3 0,02-0,03 Se 0,2 0,07 Mn 0,2 2-48 I 0,2 0,2 Ni 0,1 0,4 Mo 0,1 0,3 Cr 0,1 0,005-0,2 Co 0,02 0,002-0,1 Không cần thiết Rb 4,6 1-2 Br 2,9 7,5 Al 0,9 5-35 Ba 0,3 1,3 Sn 0,2 4,0 Ti 0,1 0,9 Bảng 4: NHU CẦU VỀ KHOÁNG CHẤT (mg/ngày) Chất khoáng Nam (19-50 tuổi) Nữ (19-50 tuổi) Ca 700 700 P 550 550 Mg 300 270 Na 1600 1600 K 3500 3500 Cl 2500 2500 Fe 8,7 14,8 Zn 9,5 7,0 I 140 140 Cu 1,2 1,2 Các nguồn cung cấp khoáng Các nguyên tố đa lượng: Calci (Ca): Có nhiều trong sữa, đặc biệt là sữa mẹ. Trong những tháng đầu, lượng Ca do sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu, khoảng 50mg/kg/ngày và 2/3 được giữ lại trong cơ thể. Sữa nhân tạo có hàm lượng Calci cao hơn nhưng hấp thu và giữ lại cơ thể ít hơn sữa mẹ. Sữa là thức ăn có lượng Calci cao, hấp thu tốt, giá rẻ. Từ sữa có thể chế ra các sản phẩm như bơ, pho mát tăng cường Ca và vitamin D. Ngoài ra, một số ngũ cốc, hạt đậu, củ cải đường, cây họ cải,.. cũng có hàm lượng Calci cao nhưng hấp thu kém hơn sữa. Bảng 5: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU CALCI [5] (Hàm lượng calci trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg Nguồn thực vật 7. Rau đay 182 1. Vừng (đen, trắng) 1200 8. Rau mồng tơi 176 2. Mộc nhĩ 357 9. Rau ngót 169 3 Rau giền cơm 341 10. Đậu tương 165 4. Cần ta 310 11. Đậu trắng hạt 160 5. Rau giền đỏ 288 12. Rau bí 100 6. Rau giền trắng 288 13. Rau muống 100 Nguồn động vật 1. Cua đồng 5040 15 Nước mắm cá loại II 314 2. Tép khô 200 16 Sữa đặc có đường 307 3. Sữa bột tách bơ 1400 17 Tôm khô 236 4. Ốc nhồi 1357 18 Cá mè 157 5. Ốc vạn 1356 19 Sữa dê tươi 147 6. Ốc bươu 1310 20 Lòng đỏ trứng vịt 146 7. Tôm đồng 1120 21 Hến 144 8. Sữa bột toàn phần 939 22 Sữa chua gầy 143 9. Tép gạo 910 23 Cua bể 141 10. Phomát 760 24 Lòng đỏ trứng gà 134 11. Trai 668 25 Cá khô ( chim, thu, nụ, dé) 120 12. Cá dầu 527 26 Sữa bò tươi 120 13. Nước mắm cá loại đặc biệt 386 27 Sữa chua 120 14. Nước mắm cá loại 1 386 28 Cá trạch 100 Phosphorus(P): Phosphor có trong mọi tế bào sống, và có nhiều trong thức ăn từ nguồn động vật. Thực phẩm có nhiều Phosphor: trứng, đậu, sữa, cá biển, thịt, cải bẹ xanh… Phosphor nguồn động vật có giá trị sinh học cao hơn nguồn thực vật. Bảng 6: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU PHOSPHOR [3] (Hàm lượng P trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg NGUỒN ĐỘNG VẬT NGUỒN THỰC VẬT 1 2 3 4 5 6 7 Fromage gruyère Lòng đỏ trứng Gà Thịt bò, cừu Cá Trứng Thịt heo 600 560 220 200 200 200 175 1 2 3 4 5 6 Đậu nành Hạnh đào Hạt dẻ Chocolate Gạo Nấm 580 470 400 400 300 100 Magne (Mg): Mg có mặt hầu hết ở các loại thực phẩm: cacao, đậu nành, đậu tương, ngô,ngũ cốc trọn vẹn, rau xanh, cá, ốc …. Rau quả là nguồn nhiều Mg nhất. Rau lá xanh là nguồn cung cấp Mg chủ yếu cho cơ thể vì Mg là thành phần tạo chlorophyl – diệp lục tố trong lá. Thực phẩm dưới dạng chế biến như: gạo trắng, bột mì, mì sợi, bánh phở, bún , nui có rất ít Mg. Rau cải luộc quá lâu cũng không còn bao nhiêu Mg. Bảng 7: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU MAGNE [5] (Hàm lượng Magne trong 100 g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg 1. Kê 430 16. Hạt ngô vàng khô 85 2. Đậu xanh 270 17. Rau đay 79 3. Đậu tương 236 18. Rau húng quế 73 4. Khoai lang 201 19. Rau khoai lang 60 5. Lạc hạt 185 20. Đu đủ xanh 56 6. Bột mỳ 173 21. Gạo tẻ giã 52 7. Rau giền đỏ 164 22. Xương sông 50 8. Cùi dừa già 160 23. Cua bể 48 9. Đậu Hà Lan 145 24. Sò 42 10. Rau ngót 123 25. Tôm đồng 42 11. Tía tô 112 26. Chuối tiêu 41 12. Lá lốt 98 27. Đậu đũa 36 13. Rau mồng tơi 94 28. Cá thu 35 14. Rau kinh giới 80 29. Rau mùi tàu 35 15. Măng chua 88 30. Khoai sọ 33 4) Lưu huỳnh (S): Có nhiều trong hải sản, cá, trứng,vịt, măng tây, tỏi, hành… Thành phần lưu huỳnh trong rau cải tương đối thấp. Kali (K): Quả khô, ngũ cốc trọn vẹn, các loại rau quả, đặc biệt là chuối. K bị thất thoát nhiều trong gạo trắng, bột mì, hoá chất diệt trừ sâu bọ và trong thực phẩm công nghệ. Bảng 8: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU KALI [5] (Hàm lượng Kali trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg 1. Đậu tương 1504 16. Lạc hạt 421 2. Đậu xanh 1132 17. Rau đay 417 3. Sầu riêng 601 18. Củ cải 397 4. Lá lốt 598 19. Cá chép 397 5. Cùi dừa già 555 20. Khoai tây 396 6. Cá ngừ 518 21. Củ sắn 394 7. Vừng (đen, trắng) 508 22. Rau mồng tơi 391 8. Rau khoai lang 498 23. Rau bí 390 9. Măng chua 486 24. Bầu dục heo 390 10. Cá thu 486 25. Thịt bò loại 1 378 11. Rau giền đỏ 476 26. Tỏi ta 373 12. Rau ngót 457 27. Mít dai 368 13. Khoai sọ 448 28. Thìa là 361 14. Gan lợn 447 29. Súp lơ 349 15. Xương sông 424 30. Bí ngô 349 Natri (Na): Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, sò, nước khoáng và các thực phẩm tươi sống. Bảng 9: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU NATRI [5] (Hàm lượng Natri trong 100 g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm Natri (mg) 1. Tôm sốâng 418 2. Sò 380 3. Sữa bò tươi 380 4. Cua bể 316 5. Lòng trắng trứng gà 215 6. Bầu dục bò 200 7. Trứng vịt 191 8. Cá trích 160 9. Trứng gà 158 10. Gan bò 110 11. Gan lợn 110 12. Cá thu 110 13. Lòng đỏ trứng gà 108 14. Cần tây 96 15. Đậu cô ve 96 16. Rau húng quế 91 17. Thịt cừu 91 18. Cải soong 85 19. Thịt bò loại 1 83 20. Cá ngừ 78 Chlor(Cl): Chủ yếu trong NaCl và KCl, 2/3 dưới dạng muối ăn. Các nguyên tố vi lượng: Sắt (Fe): Từ nguồn động vật như thịt nạc, gan, tim, lưỡi, nghêu, sò, cá, trứng, bồ câu. Từ nguồn thực vật như: mộc nhĩ, đậu tương, đậu phụ, khoai lang, bông cải, bắp cải,đậu xanh, cà rốt , rau dền, rau muống,cà chua,…. Một số thực phẩm chế biến sẵn như bột dinh dưỡng, bột mì, nước mắm, mì tôm.. Bảng 10: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU SẮT [5] (Hàm lượng sắt trong 100 g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg Nguồn thực vật 10. Cần tây 8,0 1. Mộc nhĩ 56,1 11. Rau đay 7,7 2. Nấm hương khô 35,0 12. Đậu trắng hạt 6,8 3 Cùi dừa già 30,0 13. Đậu đũa hạt 6,5 4. Đậu tương 11,0 14. Hạt sen khô 6,4 5. Đậu phụ 10,8 15. Đậu đen hạt 6,1 6. Bột cacao 10,7 16. Rau giền trắng 6,1 7. Vừng (đen, trắng) 10,0 17. Rau giền đỏ 5,4 8. Rau câu khô 8,8 18. Măng khô 5,0 9. Rau mùi 4,5 19. Rau muống 1,4 Nguồn động vật 1. Tiết bò 52,6 13. Thịt ếch khô 8,0 2. Tiết lợn sống 20,4 14. Thịt bì khô 13,5 3. Thịt cóc khô 9,75 15. Mực khô 5,6 4. Nhộng làm khô 8,34 16. Lòng đỏ trứng vịt 5,6 5. Gan lợn 12,0 17. Tép khô 5,5 6. Gan bò 9,0 18. Thịt chim bồ câu 5,4 7. Gan gà 8,2 19. Tim bò 5,4 8. Bầu dục lợn 8,0 20. Tim gà 5,3 9. Bầu dục bò 7,1 21. Gan vịt 4,8 10. Lòng đỏ trứng gà 7,0 22. Cua đồng 4,7 11. Mề gà 6,6 23. Tôm khô 4,6 12. Tim lợn 5,9 24. Cua bể 3,8 Kẽm (Zn): Từ động vật: sữa mẹ, sữa bò, trứng, , sò, ốc, tôm, cua, cá, thịt, con hàu, patê gan. Từ thực vật: gừng, có nhiều trong mầm của các loại hạt. Bảng 11: THỰC PHẨM THÔNG DỤNG GIÀU KẼM [5] (Hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm ăn được) TT Tên thực phẩm mg TT Tên thực phẩm mg 1. Thịt cóc sấy khô 65,0 19. Thịt ếch xấy khô 15,3 2. Nhộng tằm khô 35,1 20. Thịt bò xấy khô 12,2 3. Sò, hến 13,70 21. Hạt kê 1,5 4. Củ cải 11 22. Thịt gà ta 1,5 5. Cùi dừa già 5,0 23. Cá 3 6. Đậu hạt Hà Lan 4,0 24. Rau ngổ 1,48 7. Đậu tương 3,8 25. Hành tây 1,43 8. Lòng đỏ trứng gà 3,7 26. Ngô vàng hạt khô 1,4 9. Thịt cừu 2,9 27. Cua bể 1,4 10. Bột mỳ 2,5 28. Cà rốt 1,11 11. Thịt heo nạc 2,5 29. Đậu xanh 1,1 12. Quả ổi 2,4 30. Măng chua 1,1 13. Thịt bò nạc 1 2,2 31. Rau râm 1,05 14. Gạo nếp cái 2,2 32. Rau ngót 0,94 15. Khoai lang 2,0 33. Rau húng quế 0,91 16. Gạo tẻ giã 1,9 34. Cải xanh 0,9 17. Lạc hạt 1,9 35. Tỏi ta 0,9 18. Gạo tẻ máy 1,5 36. Trứng gà 0,9 3) Silic(Si): có trong bia, ngũ cốc trọn vẹn, nước khoáng, sụn, có nhiều trong lúa mì, hạt kê, yến mạch, lúa mạch, gạo, hành, củ cải đường, cỏ đinh lăng, cỏ đuôi ngựa... 4) Đồng (Cu) : Từ động vật:có nhiều trong cua ,tôm,sò,hàu, hến,tim,gan ,cật …. Nhưng nhiều nhất là trong gan bò (11mg/100g). Từ thực vật: men bia, mạch nha, gạo, đậu, cải bẹ, cà chua. Bơ là loại trái cây có nhiều Cu nhất. 5) Niken (Ni): có nhiều trong đậu ,mễ cốc, hải sản và đặc biệt là trong socola. 6) Cobalt (Co) : một vài nguồn thực phẩm có chứa Co như rau xanh đặc biệt là cây nha đam, men bia .. 7) Iod (I): có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc từ biển: cá, hải sản, các loài rau tảo biển. Nguồn chính cung cấp cho cơ thể là qua nước và thức ăn. Lượng iod rất thay đổi tùy theo vùng, theo nguồn iod có trong đất và nước. Thực vật và động vật nuôi trồng ở vùng thiếu iod có hàm lượng iod thấp. Selen (Se): vì Se có thể kết hợp được với protein nên có thể tìm thấy nhiều trong thịt, cá, trứng, gan gà vịt, hải sản, ngũ cốc, ớt ngọt đỏ, tỏi.. Bảng 12: Thực phẩm thông dụng giàu Selen [4] Cá ngừ tươi 57mcg/100g Tôm 49mcg/100g Hạt hoa hướng dương 49mcg/100g Cá bơn sao nướng 45mcg/100g Hạt điều 29mcg/100g Quả óc chó 19mcg/100g Hạnh nhân và nho khô 170mcg/100g 9) Fluor (F): có nhiều trong trà ,nước, nước khoáng ,kem đánh răng.. 10) Crom (Cr): có trong gan, lòng đỏ trứng, một vài chất màu,men bia, mễ cốc,tiêu đen, atisô, măng,mận Đà Lạt.100g thịt chứa khoảng 120ng Cr,rau xanh chứa ít hơn khoảng 50ng. Molypden (Mo) : chủ yếu có trong ngũ cốc (đậu lăng, gạo nếp than, đậu tây đỏ) và rau(rau bina, cải bắp xanh),gan, thận từ động vật ,mì sợi và bánh mì chưa rây. 12) Vanadi (V) : hàm lượng vanadi của thực phẩm dường như lệ thuộc vào môi trường . Sự ô nhiễm công nghiệp khiến lượng Vanadi đi vào trong cơ thể gấp đôi thực phẩm. V có nhiều trong sò, nấm, tiêu, ngò, nghêu, và là thành phần chủ yếu của nấm linh chi. 13) Mangan (Mn): Từ thực vật: đậu xanh, đậu phộng, hột điều, bobo, rau dền, khoai lang..Loại trái có nhiều Mn dưới dạng sinh học nhất là trái chanh. Từ động vật: lòng đỏ trứng gà , trứng vịt… F Nguồn cung cấp chất khoáng Từ thực vật Bảng 13: Thành phần khoáng trong một số loại rau và các loại củ quả dùng làm rau ( mg/100g) sắt Calci Photpho Sắt Calci photpho Rau cải sen 1,9 89,0 13,5 Ngó sen 0,5 19,0 51,0 Rau muống 1,4 100,0 37,0 Măng 0,1 22,0 56,0 Rau ngót ----- 169,0 64,5 Hành 0,6 12,0 46,0 Rau diếp 1,1 38,0 37,0 Hành tây 1,8 40,0 50,0 Rau cần ----- 310,0 64,0 Ơùt 0,8 12,0 40,0 Rau hẹ 1.7 48,0 46,0 Cà rốt 0,7 19,0 29,0 Bắp cải 0,3 32,0 24,0 Củ cải 0,5 49,0 34,0 Súp lơ 0,3 32,0 24,0 Dưa chuột 0,3 19,0 29,0 Cải thìa to 0,5 61,0 37,0 Khổ qua 0,6 18,0 29,0 Mướp 0,8 28,0 45,0 Cà chua 0,8 8,0 24,0 Bí đỏ 0,2 39,0 22,0 Bầu 0,2 21,0 25,0 Bảng 14: Thành phần khoáng trong các loại quả (mg/100g) Sắt Calci photpho Sắt Calci photpho Bưởi 0,5 23,0 18,0 Mít 0,4 21,0 28,0 Cam 0,4 34,0 23,0 Nhãn ----- 35,0 45,0 Chanh 0,6 40,0 22,0 Vải ----- 21,0 12,0 Chuối tiêu 0,6 8,0 28,0 Na 0,5 6,0 34,0 Dứa 0,3 32,0 11,0 Táo tây 1,0 2,0 6,0 Đu đủ chín 2,6 40,0 32,0 Lê 0,7 1,0 9,0 Hồng ngâm 0,2 10,0 19,0 Mơ 3,4 94,0 82,0 Hồng đỏ 0,2 10,0 19,0 Táo ta 0,5 14,0 23,0 Nho 0,5 15,0 2,0 Đào 0,8 3,0 19,0 Bảng 15: Thành phần khoáng trong các loại củ và nấm (mg/100g) sắt calci photpho Sắt Calci photpho Khoai sọ 1,5 64,0 75,0 Khoai lang 1,0 34,0 49,0 Khoai tây 1,2 10,0 50,0 Nấm hương ---- 27,0 89,0 Sắn 1,2 25,0 30,0 Nấm mỡ 1,3 28,0 80,0 Mộc nhĩ 185 201 185 Nấm rơm 1,2 28,0 80,0 Bảng 16:Thành phần khoáng trong các loại đậu (mg/100g) Sắt Calci Photpho Sắt Calci Photpho Đậu đen 6,1 56,0 354,0 Đậu nành 13,0 325,0 610,0 Đậu trắng 6,8 160,0 514,1 Đậu đỏ 4,5 76,0 386,0 Đậu hòa lan khô 2,1 99,0 318,0 Đậu răng ngựa 7,0 71,0 340,0 Đậu xanh 4,8 64,0 377,0 Đậu côve hạt ----- 96,0 360,0 Đậu tương 11,0 165,0 690,0 Bảng 17: Thành phần khoáng trong các loại lương thực (mg/100g) Sắt Calci Photpho Sắt Calci Photpho Gạo nếp ---- 32,0 98,0 Ngô tươi 0,5 20,0 187,8 Gạo tẻ 1,3 30,0 104,0 Ngô khô 2,3 30,0 190,0 Gạo tám ----- 28,0 60,0 Kê 2,7 22,0 290,0 Gạo cẩm 3,0 25,0 250,0 Lúa mì 4,2 38,0 268,0 Từ động vật Bảng 18: Hàm lượng chất khoáng của một số thực phẩm (mg/100g) [6] Thực phẩm Na K Ca Fe P 1.Sữa và các sản phẩm từ sữa sữa bò 48 157 120 0,046 92 sữa mẹ 16 53 31 0,08 15 bơ – phomat 5 16 13 - 21 2.Trứng gà Lòng đỏ 51 138 140 7,2 590 Lòng trắng 170 154 11 0,2 21 3. Thịt và các sản phẩm từ thịt Thịt bò 58 342 11 2,6 170 Thịt lợn 58 260 9 2,3 176 Gan bê 87 316 8,7 7,9 306 Gan lợn 77 350 20 22,1 362 Gan gà 68 218 18 7,4 240 Cật lợn 173 242 7 10 260 Dồi lợn 680 38 6,5 6,4 22 4.Cá và các sản phẩm từ cá Cá trích 117 360 34 1,1 250 Cá chình 65 217 17 0,6 223 @ Chất khoáng tồn tại trong thực phẩm từ nguồn động vật nhiều hơn trong thực phẩm từ nguồn thực vật. Hơn nữa, các chất khoáng từ nguồn thức ăn động vật thường dễ hấp thu hơn và được gọi là chất khoáng có giá trị sinh học có giá trị cao hơn chất khoáng từ nguồn thực vật. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu khoáng Sự hấp thu các khoáng đa lượng 1) Sự hấp thu Calci Ü Một số bệnh liên quan đến Ca: _Nếu cung cấp Mg vào không đủ, đặc biệt là lúc stress sẽ dẫn đến nguy cơ phân bố Ca không đúng, khiến Ca đi vào các mô khác nhiều hơn đi vào trong xương. Hậu quả là: tăng tính kích thích với stress được gọi là ưa co thắt, hoặc tăng nhanh quá trình lão hóa cùng vời lắng đọng Ca trong mô mềm gây sỏi thận, viêm khớp vai, Ca hóa động mạch và não. Hiện tượng này xảy ra từ từ với người già. _Thiếu Ca sẽ dẫn đến loãng xương, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, và gây co giật chân tay. Ü Nhu cầu về Ca Bảng 19: Lượng Ca được khuyên cung cấp mỗi ngày [3] Loại Mg/ngày Trẻ còn bú Trẻ từ 1 đến 3 tuổi Trẻ từ 4 đến 9 tuổi Trẻ từ 10 đến 12 tuổi Thanh niên từ 13 đến 19 tuổi Người lớn Phụ nữ mãn kinh Người già 400 600 700 1000 1200 900 1200 đến 1500 1200 đến 1500 Ü Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thu Ca _Hiệu quả hấp thu Ca trong cơ thể dao động từ 10-60%. + Trẻ em: có thể hấp thu Ca đạt 75% +Người trưởng thành: hấp thu <10% khi lượng ăn vào vượt quá 1000mg/ngày. _Quá trình hấp thu Ca phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: +Lượng Ca trong khẩu phần. Tỉ lệ hấp thu Ca tỉ lệ nghịch với Ca trong khẩu phần. +Nhu cầu của cơ thể. +Tuổi: khả năng hấp thu Ca giảm dần theo tuổi. +Giới tính: phụ nữ thường hấp thu kém hơn nam giới. +Một số thuốc cũng như một số chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần như lactose, protein, vitamin D. Những yếu tố làm tăng hấp thu: Vitamin D: vitamin D điều hòa sinh tổng hợp protein vận chuyển Ca, một loạt ch
Tài liệu liên quan