An toàn thông tin trong thương mại điện tử là một trong những điều kiện đảm bảo phát triển hoạt động
thương mại điện tử của toàn bộ nền kinh tế. An toàn thông tin trong thương mại điện tử mô hình từ doanh nghiệp
đến doanh nghiệp (B2B) có vị trí quan trọng bởi tỷ trọng giao dịch B2B chiếm đa số trong các giao dịch thương
mại điện tử trên toàn thế giới. Đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử B2B cần được nghiên cứu
trên quan điểm toàn diện: giữa bên mua và bên bán, từ chuyên môn kỹ thuật đến quản lý, từ cấp độ quản lý nhà
nước đến cấp độ quản trị doanh nghiệp. Bài viết trình bày lý thuyết về an toàn thông tin trong thương mại điện tử
B2B, thực trạng an toàn thông tin trong thương mại điện tử B2B và các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin
nhằm phát triển hoạt động thương mại điện tử B2B ở Việt Nam trong thời gian tới.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử mô hình từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30
22
Đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử
Mô hình từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp ở Việt Nam
Trần Thị Thập*
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,
Số 122 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
An toàn thông tin trong thương mại điện tử là một trong những điều kiện đảm bảo phát triển hoạt động
thương mại điện tử của toàn bộ nền kinh tế. An toàn thông tin trong thương mại điện tử mô hình từ doanh nghiệp
đến doanh nghiệp (B2B) có vị trí quan trọng bởi tỷ trọng giao dịch B2B chiếm đa số trong các giao dịch thương
mại điện tử trên toàn thế giới. Đảm bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử B2B cần được nghiên cứu
trên quan điểm toàn diện: giữa bên mua và bên bán, từ chuyên môn kỹ thuật đến quản lý, từ cấp độ quản lý nhà
nước đến cấp độ quản trị doanh nghiệp. Bài viết trình bày lý thuyết về an toàn thông tin trong thương mại điện tử
B2B, thực trạng an toàn thông tin trong thương mại điện tử B2B và các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin
nhằm phát triển hoạt động thương mại điện tử B2B ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận ngày 26 tháng 9 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 03 tháng 3 năm 2016, Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 3 năm 2016
Từ khóa: Thương mại điện tử, B2B, an toàn thông tin.
1. Mở đầu *
Ngày 11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chương trình phát triển thương mại
điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020, theo đó,
mục tiêu chung của Chương trình được xác
định là: “Đưa thương mại điện tử trở thành hoạt
động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực
cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Ứng dụng thương mại điện tử trong doanh
nghiệp đã đạt được những bước tiến đáng kể
trong những năm gần đây, Báo cáo Chỉ số
thương mại điện tử Việt Nam 2014 của Hiệp
hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)
cho thấy: Tỷ lệ doanh nghiệp có website riêng
chiếm 45% (so với 42% năm 2012 và 43%
_______
*
ĐT.: 84-912212929
Email: thaptt@ptit.edu.com
năm 2013), trong đó doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền
thông sở hữu nhiều website nhất. Giá trị mua
hàng trực tuyến của một người dân có mức tăng
khá mạnh, ước tính đạt khoảng 145 đô la
Mỹ/người/năm (con số này năm 2013 là 120 đô
la Mỹ). Quy mô thị trường thương mại điện tử
Việt Nam trong năm 2013 được Bộ Công
Thương công bố đạt 2,2 tỷ đô la Mỹ.
Trong các hình thức giao dịch thương mại
điện tử (bao gồm: B2B - giao dịch giữa các
doanh nghiệp, B2C - giao dịch giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng, C2B - giao dịch
người tiêu dùng với doanh nghiệp, C2C - giao
dịch giữa người tiêu dùng với nhau), thì giao
dịch theo hình thức B2B chiếm tỷ trọng đa số
xét trên toàn thế giới. Ví dụ: Tại Canada, các
giao dịch B2B chiếm 64% tổng giá trị giao dịch
thương mại điện tử, con số này đạt 91% tại Hàn
Quốc, 75% tại Trung Quốc (theo Báo cáo thông
T.T. Thập / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30 23
tin kinh tế 2015 của UNCTAD). Tại Việt Nam,
trái với sự tăng trưởng ấn tượng của thương mại
điện tử mô hình B2C và xu hướng thương mại
điện tử trên nền tảng thiết bị di động, hình thức
giao dịch B2B lại khá trầm lắng trong vài năm
trở lại đây. Các sàn giao dịch thương mại điện
tử B2B hiện nay đang hoạt động cầm chừng,
một số sàn lớn không còn khả năng hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các
giao dịch thương mại điện tử B2B ở Việt Nam
chưa đạt được mức tăng trưởng như mong đợi,
trong đó nguyên nhân hàng đầu là do các doanh
nghiệp lo ngại tình trạng mất an toàn thông tin
khi thực hiện giao dịch. Trong khi đó, mặc dù
có nhiều công trình khoa học liên quan đến an
toàn thông tin nhưng chủ yếu chỉ tiếp cận dưới
góc độ bảo mật thông tin thuộc chuyên ngành
công nghệ thông tin [1, 2]. Dưới góc độ kinh tế
và quản lý, một số công trình khoa học đã đề
cập đến an toàn thông tin trong thương mại điện
tử [3, 4], song hầu như không tìm thấy công
trình nào đề cập trực tiếp và toàn diện đến đảm
bảo an toàn thông tin trong thương mại điện tử
B2B tại Việt Nam, đặc biệt là tiếp cận nghiên
cứu dưới góc độ kinh tế và quản lý nhằm tìm
kiếm các giải pháp phát triển thương mại điện
tử B2B tại Việt Nam.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Tổng quan lý thuyết
Thương mại điện tử B2B
Theo Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế
(OECD): “Thương mại điện tử được định nghĩa
sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên
truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như
Internet” [5]. Theo Nghị định số 52/2013/NĐ-
CP ngày 16/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ:
“Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến
hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng phương tiện điện tử có
kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di
động hoặc các mạng mở khác” [6]. Nghiên cứu
này tiếp cận thương mại điện tử theo quan điểm
của Nghị định số 52.
Về thương mại điện tử B2B, ở góc độ
thương mại, căn cứ vào tính chất của thị trường
khách hàng, người ta thường đề cập đến hai loại
hình: B2B (Business to Business) bao gồm các
giao dịch thương mại mà trong đó đối tượng
khách hàng của loại hình này là doanh nghiệp
mua hàng; và B2C (Business to Customer) bao
gồm các giao dịch thương mại có đối tượng
khách hàng là các cá nhân. Giao dịch B2B và
B2C có hai điểm khác nhau chủ yếu: Thứ nhất,
khách hàng trong giao dịch B2B là các công ty,
còn khách hàng trong giao dịch B2C là các cá
nhân - người tiêu dùng cuối cùng. Về cơ bản,
giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an
toàn cao hơn. Thứ hai, về khả năng tích hợp,
giao dịch B2B đòi hỏi các hệ thống của công ty
bán và công ty mua có thể giao tiếp với nhau
mà không cần sự can thiệp trực tiếp của con
người, trong khi đó giao dịch B2C không đòi
hỏi như vậy.
An toàn thông tin trong thương mại điện
tử B2B
Với bản chất thương mại, theo mô hình
B2B và dựa trên nền tảng Internet, an toàn
thông tin trong thương mại điện tử B2B được
hiểu là sự bảo vệ thông tin và các hệ thống
thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ,
gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép
nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và
tính khả dụng của thông tin trong các giao dịch
thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với
nhau. An toàn thông tin trong thương mại điện
tử B2B liên quan đến an toàn thông tin trong
từng doanh nghiệp tham gia giao dịch (bên bán,
bên mua) và an toàn thông tin trong truyền nhận
dữ liệu giữa các doanh nghiệp. Cơ sở chủ yếu
của an toàn thông tin trong thương mại điện tử
B2B là an toàn máy tính và an toàn mạng máy
tính. An toàn máy tính là an toàn cho các tệp
tin, các dạng thông tin chứa trong máy tính. An
toàn mạng máy tính là an toàn của các tài
nguyên trên mạng máy tính khi các máy tính
kết nối và trao đổi thông tin với nhau.
T.T. Thập / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30
24
2.2. Mục đích nghiên cứu, câu hỏi và phương
pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề
xuất các giải pháp có sở cứ khoa học về đảm
bảo an toàn thông tin nhằm thúc đẩy thương
mại điện tử B2B ở Việt Nam trong thời gian tới.
Do đó, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra gồm:
- Về mặt lý thuyết, mô hình đảm bảo an
toàn thông tin trong thương mại điện tử B2B sẽ
như thế nào?
- Thực trạng đảm bảo an toàn thông tin
trong thương mại điện tử B2B tại Việt Nam
trong thời gian qua (2010-2014) ra sao?
- Những giải pháp khả thi nào đảm bảo an
toàn thông tin để thúc đẩy thương mại điện tử
B2B tại Việt Nam trong thời gian tới?
Phương pháp và quy trình nghiên cứu được
mô tả khái quát ở Hình 1.
Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sử dụng trong
nghiên cứu này được thu thập và xử lý bằng
phương pháp nghiên cứu định tính.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua hai
chương trình nghiên cứu khác nhau. Chương
trình thứ nhất được thực hiện tại Hà Nội vào
tháng 4/2015 bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với
6 cá nhân là chuyên viên, chuyên viên cao cấp,
giảng viên thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại
- Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông
tin thuộc Bộ Công Thương và Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, nhằm mục đích
xây dựng mô hình lý thuyết đảm bảo an toàn
thông tin trong thương mại điện tử B2B (xác
định khái niệm, mục tiêu, yêu cầu và các cấu
thành hệ thống đảm bảo an toàn thông tin trong
thương mại điện tử B2B). Chương trình thứ hai
được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 6/2015
bằng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc với hai
nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất gồm 10 cán
bộ, chuyên viên phụ trách thương mại điện tử
và công nghệ thông tin thuộc Bộ Công Thương,
Bộ Thông tin và Truyền thông và ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố. Nhóm thứ hai gồm 18
doanh nghiệp có hoạt động thương mại điện tử
B2B. Chương trình nghiên cứu thứ hai nhằm
tìm hiểu thực trạng đảm bảo an toàn thông tin
trong thương mại điện tử B2B theo mô hình lý
thuyết đã được xác định tại chương trình nghiên
cứu thứ nhất.
Dữ liệu thứ cấp là nguồn dữ liệu có được
thông qua các tài liệu, sách, báo, tạp chí có
liên quan đến an toàn thông tin trong thương
mại điện tử B2B. Thông qua nguồn dữ liệu thứ
cấp, tác giả sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về
thực trạng đảm bảo an toàn thông tin trong
thương mại điện tử B2B tại Việt Nam trong
thời gian qua để đảm bảo kết quả nghiên cứu
sát với thực tế.
s
Hình 1: Mô hình nghiên cứu.
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất
T.T. Thập / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30 25
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Xác định mô hình lý thuyết đảm bảo an
toàn thông tin trong thương mại điện tử B2B
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết
có liên quan đến đặc điểm của mô hình thương
mại điện tử B2B, đảm bảo an toàn thông tin,
các mục tiêu và yêu cầu đảm bảo an toàn thông
tin trong thương mại điện tử, cùng với nhận
định về các yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn
thông tin trong thương mại điện tử B2B và sử
dụng kết quả thảo luận nhóm chuyên gia, một
mô hình hệ thống đảm bảo an toàn thông tin
trong thương mại điện tử B2B đã được xác định
và giới thiệu (Hình 2).
Trọng tâm của mô hình là việc đảm bảo an
toàn thông tin nội bộ doanh nghiệp và an toàn
thông tin trong giao dịch giữa các doanh nghiệp
tham gia giao dịch B2B. An toàn thông tin thể
hiện qua việc đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn
(cũng là mục tiêu mà hệ thống hướng tới), đó
là: tính bí mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng.
Đây là “tam giác bảo mật” được Hiệp hội An
toàn Máy tính Quốc gia Mỹ (NCSA) sử dụng,
và cũng chính là ba mục tiêu đặt ra ngay trong
khái niệm về an toàn thông tin theo Nghị định
số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đảm bảo an toàn máy tính đầu cuối cần
triển khai theo 4 mức gồm: mức vật lý, mức
mạng, mức hệ điều hành, mức dữ liệu [4]. Đảm
bảo an toàn trong truyền nhận dữ liệu đòi hỏi
thông tin được chuyển đổi (mã hóa và giải mã)
an toàn giữa bên gửi và bên nhận mà không bị
xâm hại bởi một bên thứ ba.
h
Hình 2: Mô hình đảm bảo an toàn thông tin nhằm phát triển thương mại điện tử B2B.
Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất.
An toàn thông tin trong doanh nghiệp là
một mắt xích liên kết hai yếu tố: công nghệ và
con người. Yếu tố công nghệ bao gồm những
sản phẩm như tường lửa (firewall), phần mềm
phòng chống virus, giải pháp bảo mật Yếu tố
con người là những người làm việc với thông
tin và sử dụng máy tính trong công việc của
mình. Hai yếu tố này được liên kết lại thông
qua các chính sách về an toàn thông tin của
doanh nghiệp.
Nhà nước, với vai trò tạo ra và duy trì môi
trường vĩ mô thuận lợi, thúc đẩy các giao dịch
T.T. Thập / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30
26
thương mại điện tử B2B thông qua các công cụ
như khung pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin
và kiểm soát hành vi của bên thứ ba trong các
giao dịch thương mại điện tử B2B. Bên thứ ba
trong thương mại điện tử B2B là các nhà cung
cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực,
những người tạo môi trường cho các giao dịch
thương mại điện tử, có nhiệm vụ chuyển đi, lưu
giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao
dịch thương mại điện tử, đồng thời xác nhận độ
tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương
mại điện tử.
3.2. Kết quả đánh giá thực trạng an toàn thông
tin trong thương mại điện tử tại Việt Nam thời
gian qua
Sau khi tiến hành các bước nghiên cứu thu
thập và xử lý dữ liệu, một số kết quả đánh giá
cụ thể được rút ra như sau:
Về khung pháp lý cho thương mại điện tử B2B
Mặc dù hành lang pháp lý về thương mại
điện tử đã cơ bản được hoàn thiện, song đây là
lĩnh vực mới, công nghệ phát triển nhanh nên
nhiều vấn đề về thương mại điện tử phát sinh
mà các văn bản quy phạm pháp luật chưa bao
quát đầy đủ được.
Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng, trách nhiệm quản lý nhà nước về
an toàn thông tin trên mạng được quy định tập
trung vào Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ
Công an và một số Bộ, ngành khác như Bộ
Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ), Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội. Với đặc điểm kết hợp giữa thương mại
truyền thống và công nghệ thông tin, các hành
vi trong thương mại điện tử cũng chịu sự điều
chỉnh của pháp luật về thương mại mà trong đó
Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính về
quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại.
Tuy vậy, quy định về vai trò của Bộ Công
Thương trong việc đảm bảo an toàn thông tin
trong thương mại điện tử còn khá chung chung.
Tại Điều 39 của Nghị định có nêu: “Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông và Bộ Công an thực hiện quản lý nhà
nước về an toàn thông tin và an ninh thông tin”.
Thực trạng này dẫn đến sự chồng chéo, lúng
túng trong việc triển khai công tác quản lý nhà
nước để đảm bảo an toàn thông tin trong
thương mại điện tử nói chung và thương mại
điện tử B2B nói riêng. Vấn đề này càng trở nên
phức tạp trong điều kiện Luật Thương mại (sửa
đổi) ban hành đã lâu, chưa có quy định cụ thể
đối với các hành vi trong thương mại điện tử
nói chung và thương mại điện tử B2B nói riêng,
đồng thời, khả năng phù hợp hay đón đầu với
các chuẩn mực pháp luật thương mại quốc tế -
hình thức phổ biến của thương mại điện tử B2B
- cũng hầu như chưa được thể hiện trong Luật
Thương mại hiện hành.
Về tổ chức quản lý nhà nước về thương mại
điện tử từ Trung ương đến địa phương, hiện nay
Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông
tin thuộc Bộ Công Thương là đơn vị độc lập và
chuyên trách thực hiện chức năng này, nhưng
tại các Sở Công thương thì không có đơn vị độc
lập quản lý về thương mại điện tử, điều này
chưa đáp ứng được sự phát triển của thương
mại điện tử, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố
có thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Về hạ tầng công nghệ thông tin cho thương
mại điện tử B2B
Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt
Nam trong những năm gần đây (Bảng 1).
Do yêu cầu về băng thông trong truyền
nhận dữ liệu, các doanh nghiệp thương mại điện
tử B2B đa phần đều lựa chọn sử dụng dịch vụ
truy nhập Internet qua công nghệ cáp quang tới
nhà thuê bao (FTTH) hoặc đảm bảo hơn là truy
nhập Internet qua kênh thuê riêng (Leased-line).
Tổng số hai loại thuê bao này hiện đã lên tới
703.743 thuê bao, đánh dấu bước phát triển
mạnh của ứng dụng Internet tại Việt Nam.
T.T. Thập / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30 27
Bảng 1: Tình hình phát triển Internet tính đến tháng 6/2014
Số thuê bao truy nhập Internet qua hình thức ADSL 4.578.012
Số Data card sử dụng mạng 3G 2.850.683
Số thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (thuê bao Leased-line quy đổi
ra 256 kbit/s)
249.579
Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp truyền hình (CATV) 278.403
Số thuê bao truy nhập Internet qua hệ thống cáp quang tới nhà thuê bao (FTTH) 454.164
Tổng số thuê bao truy nhập Internet băng rộng 8.410.841
Tổng số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định 5.560.158
Tổng băng thông kết nối Internet quốc tế (Mbps) 790.003
Tổng băng thông kết nối Internet trong nước (Mbps) 703.758
Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của
Internet tại Việt Nam chưa kết hợp với các giải
pháp đảm bảo an toàn thông tin tương ứng. Báo
cáo về hiện trạng các mối đe dọa bảo mật
Internet lần thứ 19 (ISTR 19) của Tập đoàn
Symantec cho thấy: “Năm 2014, Việt Nam
đứng thứ 12 trên toàn cầu về các hoạt động tấn
công đe dọa mạng, tăng 9 bậc so với bản báo
cáo ISTR 18”. Về an toàn thông tin đối với các
doanh nghiệp thương mại điện tử, ISTR 19
nhận định: các mối đe dọa bảo mật tại Việt
Nam tăng lên đáng kể là dấu hiệu rất rõ ràng,
cho thấy tội phạm mạng không dừng lại mà
đang tăng cường các chiến dịch tấn công tới các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và
nhỏ với số lượng nhân viên dưới 250 người,
trong lĩnh vực tài chính, dịch vụ chuyên nghiệp
và sản xuất tại Việt Nam.
Về bên thứ ba tham gia trong các giao dịch
thương mại điện tử B2B
Về cơ quan chứng thực, tính đến nay cả
nước có 8 doanh nghiệp đã được Bộ Thông tin
và Truyền thông trao giấy phép cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Để tăng
cường bảo mật cho dịch vụ chứng thực chữ ký
số, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ này đảm bảo tốt hơn vai trò của mình,
Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành
Thông tư số 06/2015/TT-BTTTT quy định danh
mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số
và dịch vụ chứng thực chữ ký số, có hiệu lực từ
ngày 15/9/2015.
Về các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng
mạng cho thương mại điện tử B2B mà chủ yếu
là các sàn giao dịch B2B, hiện trạng được xác
định là khá ảm đạm. Đầu tư lớn và đã có thời
hoạt động sôi nổi như sàn Gophatdat.com
(Công ty Tiên Phong quản lý) với 17.000 thành
viên trong 23 lĩnh vực và gần 9.000 chủng loại
sản phẩm, đến nay phải đóng cửa do không có
khách hàng. Các website B2B khác như
Vietgo.com, B2bvietnam.com, Vietnamb2b.com
cũng đều trong tình trạng không thể truy cập.
Hai doanh nghiệp bền bỉ duy trì và phát triển sàn
B2B tại Việt Nam cho đến thời điểm này là Công
ty Cổ phần Liên kết CEO (CEOLink.com.vn) và
Công ty Cổ phần Chìa khóa trao tay (Itax.vn)
cũng mới chỉ đạt được kết quả kinh doanh
khiêm tốn. Điều này cho thấy vai trò gia tăng
giá trị cho các giao dịch qua sàn B2B còn hạn
chế, càng gây khó khăn hơn đối với việc đề ra
các giải pháp an toàn thông tin cho các giao
dịch B2B trong thời gian tới.
Về các yếu tố đảm bảo an toàn thông tin
thuộc nội bộ doanh nghiệp
Kết quả thảo luận với nhóm lãnh đạo doanh
nghiệp về hiện trạng an toàn thông tin và những
khó khăn trong việc đảm bảo an toàn thông tin
cho các giao dịch B2B được thể hiện như sau:
- Đầu tư phần cứng khá đầy đủ, đảm bảo hạ
tầng công nghệ thông tin cho thương mại điện
tử B2B.
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ đảm
bảo an toàn thông tin ở mức độ đơn giản. Một
số giải pháp phổ biến được áp dụng như: sử
dụng phần mềm diệt virus, tường lửa, mật khẩu
truy nhập. Các giải pháp ít được sử dụng như:
chữ ký số, kiểm soát truy cập, áp dụng công cụ
dò quét điểm yếu của hệ thống, quản lý sự kiện
và sự cố an toàn thông tin. Đối với chữ ký số,
T.T. Thập / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) 22-30
28
thường chỉ có các doanh nghiệp trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu áp dụng chữ ký số với các đối
tác nước ngoài hoặc chữ ký số áp dụng k