1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LỰ Ở TÂY BẮC
Dân tộc Lự thuộc nhóm Tày - Thái, là cư dân nông nghiệp, thường sống ở vùng thấp hay thung lũng rộng nơi
có sông suối để khai hoang ruộng lúa nước, sống quần tụ, tính cố kết cộng đồng cao. Theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019, người Lự ở Việt Nam có 6.757 người, phần lớn cư trú tập trung tại các huyện Tam Đường, Tân
Uyên và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Người Lự có đời sống tương đồng với người Thái: ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, trước kia lợp tranh, ngày nay
lợp tôn hoặc ngói. Mỗi nhà tùy theo gia cảnh mà dựng 3 gian hoặc 5 gian, thường chung sống với nhau từ hai, ba
thế hệ trở lên và có truyền thống trồng bông dệt vải, mỗi nhà thường có từ 2 - 3 chiếc khung cửi. Ẩm thực của
người Lự rất phong phú, có hương vị đặc trưng riêng với những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu thiên
nhiên. Phụ nữ Lự có tập quán nhuộm răng đen từ nhựa cây “mạy tỉu” vừa thể hiện vẻ đẹp vừa có hàm răng chắc
khỏe. Trang phục truyền thống của người Lự cả nam và nữ được làm từ vải chàm màu đen. Điểm nhấn của trang
phục nữ là những đồng xu, đồng bạc đính trên thân áo, diêm dúa, sặc sỡ bắt mắt. Trang phục của người Lự không
chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh: tất cả những hình hoa văn trang trí trên trang
phục đều gắn với đời sống mang những nét đặc trưng riêng với mong muốn sung túc, an lành, bình yên.
Tất cả các lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt của người Lự đều gắn với rừng, đất và nước nên từ xa xưa họ đã
có những luật tục, kinh nghiệm dân gian quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh
thái. Cùng với các chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước dân tộc Lự đã góp phần làm tốt
công tác quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dân tộc lự tham gia quản lý tài nguyên, môi trường và góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường
và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam
DÂN TỘC LỰ THAM GIA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
Thúy Ngoạn
Đài Phát thanh - Truyền hình Lai Châu
Email: leminhthuyltv@gmail.com
1. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LỰ Ở TÂY BẮC
Dân tộc Lự thuộc nhóm Tày - Thái, là cư dân nông nghiệp, thường sống ở vùng thấp hay thung lũng rộng nơi
có sông suối để khai hoang ruộng lúa nước, sống quần tụ, tính cố kết cộng đồng cao. Theo Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019, người Lự ở Việt Nam có 6.757 người, phần lớn cư trú tập trung tại các huyện Tam Đường, Tân
Uyên và Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Người Lự có đời sống tương đồng với người Thái: ở nhà sàn, kết cấu bằng gỗ, trước kia lợp tranh, ngày nay
lợp tôn hoặc ngói. Mỗi nhà tùy theo gia cảnh mà dựng 3 gian hoặc 5 gian, thường chung sống với nhau từ hai, ba
thế hệ trở lên và có truyền thống trồng bông dệt vải, mỗi nhà thường có từ 2 - 3 chiếc khung cửi. Ẩm thực của
người Lự rất phong phú, có hương vị đặc trưng riêng với những món ăn được chế biến từ những nguyên liệu thiên
nhiên. Phụ nữ Lự có tập quán nhuộm răng đen từ nhựa cây “mạy tỉu” vừa thể hiện vẻ đẹp vừa có hàm răng chắc
khỏe. Trang phục truyền thống của người Lự cả nam và nữ được làm từ vải chàm màu đen. Điểm nhấn của trang
phục nữ là những đồng xu, đồng bạc đính trên thân áo, diêm dúa, sặc sỡ bắt mắt. Trang phục của người Lự không
chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh: tất cả những hình hoa văn trang trí trên trang
phục đều gắn với đời sống mang những nét đặc trưng riêng với mong muốn sung túc, an lành, bình yên.
Tất cả các lĩnh vực trong đời sống sinh hoạt của người Lự đều gắn với rừng, đất và nước nên từ xa xưa họ đã
có những luật tục, kinh nghiệm dân gian quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên, giữ gìn môi trường sinh
thái. Cùng với các chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước dân tộc Lự đã góp phần làm tốt
công tác quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam.
2. VAI TRÒ DÂN TỘC LỰ VỚI VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
Với các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Lự nói riêng tài nguyên, môi trường có vai trò rất quan trọng đối
với đời sống sinh hoạt của đồng bào (săn, bắt, hái, lượm), do hầu như tất cả các lĩnh vực ăn, ở, sinh hoạt đều dựa
vào thiên nhiên, gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Từ rất lâu đời đồng bào Lự đã có những câu dân ca đề cao vai
trò rừng, đất và nước: “khẩu dú ná, pa dú nặm, cặm kin dú pá” nghĩa là (thóc ở ruộng, cá ở nước, thực phẩm ở
rừng). Họ quan niệm rằng, cuộc sống tồn tại được chính là nhờ tài nguyên, môi trường, nếu tài nguyên cạn kiệt,
môi trường thiên nhiên bị huỷ hoại, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. Những quy định rất chặt chẽ, cụ
thể về cách thức quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường được thể hiện rõ nét trong các nghi lễ truyền
thống và còn nguyên giá trị đến ngày nay như: dân tộc Hà Nhì với lễ cúng rừng, dân tộc Si La có lễ cúng bản, dân
tộc Cống với lễ Tết ngô, dân tộc Giáy cúng “Tu Tỷ” và tiêu biểu là tục cúng rừng của dân tộc Lự:
Lễ cúng rừng truyền thống của dân tộc Lự được tổ chức vào ngày 03 tháng 3 và ngày 06 tháng 6 âm lịch hàng
năm. Đây được coi như là ngày Tết nên từ bánh trái đến lương thực, thực phẩm, thức ăn cho gia súc, gia cầm được
chuẩn bị đầy đủ như: cắt cỏ cá, cỏ trâu, bò và hái rau, hái măng đủ dùng trong 3 ngày kiêng mường. Chủ lễ là thầy
cúng do dân bản bầu người đàn ông có uy tín, hiểu biết, thông thạo các luật lý của người Lự. Lễ được tổ chức
ngay khu rừng cấm của bản, đây được coi là nơi rất linh thiêng có các vị thần gìn giữ, trông coi đất nương, đất
ruộng và che chở cho dân bản yên bình. Ngoài các đồ lễ thầy cúng chuẩn bị như cắt gấp giấy hình con én, con
chim, con cua, con cá, gấp thuyền, chén rượu, còn có một con lợn, 3 con gà, xôi, rượu do dân bản đóng góp.
Mỗi hộ tham gia làm lễ một người, tất cả đều chung tay, góp sức để cho buổi lễ uy nghi, linh thiêng: người bện
dây, chẻ lạt đan phên mắt cáo để cắm xung quanh bảo vệ rừng, người mổ lợn, mổ gà và chế biến các món ăn.
Lễ cúng rừng của người Lự có 5 mâm cúng, mỗi một mâm đều có ý nghĩa và tác dụng riêng. Sau khi sắp lễ
xong thầy cúng thắp hương khấn vái trình báo, mời các vị thần linh thổ địa chứng dám lòng thành dân bản, cầu
cho rừng mãi xanh tốt, nguồn nước dồi dào quanh năm, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người lần
Dân tộc Lự tham gia quản lý tài nguyên, môi trường 381
và góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam
lượt cùng nhau khấn vái, tạ ơn thần rừng, thần đất đã che chở, bảo vệ mùa màng, ngăn chặn những điều dữ không
vào bản và cầu mong an lành và sung túc.
Các thủ tục nghi lễ xong xuôi, tất cả những người tham gia lễ cùng nhau hưởng lộc ngay tại khu rừng cấm, với
chén rượu nồng họ nhâm nhi bàn bạc việc bảo vệ rừng, hàn huyên chuyện làm nương rẫy, mùa màng và kỳ vọng
những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với bản mường. Thầy cúng Vàng Văn Nắm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu cho biết: “tục cúng rừng của dân tộc Lự có từ lâu đời, tất cả có 5 mâm cúng: Mâm đầu tiên cúng
thần rừng là mâm to nhất có đầu lợn; Mâm thứ hai cúng thần linh thổ địa; Mâm thứ ba cúng thần lúa, ngô, khoai,
sắn; Mâm thứ tư cúng thần thú rừng, các loại côn trùng và Mâm thứ năm cúng các bậc thần canh bản. Tất cả đồ
lễ đều gắn với cư dân nông nghiệp, cầu cho rừng mãi xanh tươi, trồng ngô, lúa tốt; chăn nuôi phát triển; mọi
người khỏe mạnh, bản mường yên vui”
Sau khi làm lễ xong phải “Cắm Mường” 3 ngày nghĩa là kiêng mường. Trong suốt 3 ngày nội bất xuất, ngoại
bất nhập, cả bản đều tạm gác lại công việc ruộng, nương nghỉ ngơi, làm những việc nhẹ nhàng trong gia đình như:
thêu thùa, đan lát; dệt, may thổ cẩm; vui các trò chơi dân gian; múa, hát các làn điệu dân ca, dân vũ,
Lễ cúng rừng của dân tộc Lự là một hoạt động văn hóa gắn với đời sống sinh hoạt, có ý nghĩa nhân văn vừa
mang tính hiện thực, thể hiện tính cộng đồng trách nhiệm của một cư dân nông nghiệp rất coi trọng việc quản lý
tài nguyên, môi trường không gian sinh tồn là nguồn lực tự nhiên rất quan trọng để duy trì sinh kế của cộng đồng
người Lự.
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển vấn đề bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên, môi trường luôn được Đảng, Nhà
nước chú trọng, quan tâm. Cùng với việc ban hành các chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu
số vùng miền núi phát triển kinh tế xã hội như Chương trình 135; Quyết định số 134, 126 của Thủ tưởng Chính
phủ, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp, phát triển nghề rừng, khai thác và chế biến
khoáng sản, đặc biệt là Nghị định số 99/2010/NĐ-CP quy định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển
rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn
nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt động kinh doanh du lịch.
Thừa hưởng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước kết hợp với những luật tục và kinh nghiệm
lâu đời của đồng bào, các dân tộc thiểu số nói chung và người Lự nói riêng đã cơ bản giữ được tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú, môi trường nước, đất ở trong sạch. Đến với các bản người Lự hôm nay, chúng ta dễ
dàng nhìn thấy rừng nguyên sinh, rừng cấm “đông cắm” có những cây cổ thụ to người ôm không xuể; hay những
cánh rừng tái sinh, rừng tre, trúc, vầu bạt ngàn tre phủ kín những đồi trống, núi trọc trước đây. Việc khai thác tài
nguyên rừng như: lấy gỗ, lấy củi, hái măng, rau, củ, quả; hái thuốc đều có quy ước riêng của bản. Việc giao
khoán, khoanh nuôi bảo vệ rừng, quy rừng có chủ, chính sách dịch vụ môi trường rừng đã thực sự đi vào cuộc
sống của người dân. Từ đó đã khuyến khích và nâng cao ý cho người dân tích cực quản lý tài nguyên rừng.
Đối với tài nguyên nước: Dân tộc Lự nhận thức đầy đủ nước là một thành phần cơ bản của môi trường, có vai
trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Họ cho rằng, có nước sẽ có tất cả, từ lâu đời họ đã có luật tục bảo
vệ và giữ gìn nguồn nước rất chặt chẽ. Với các vũng hồ nước, các khúc sông suối, mõ nước đầu nguồn, mạch
nước ngầm, họ thường quy định thành những “vùng cấm”. Đây là nơi rất linh thiêng cần bảo vệ, những khúc
sông, suối, khe nước sâu thẳm, xung quanh cây cối rậm rạp tạo thành khu rừng già, có uy lực trong tín ngưỡng dân
gian, không có ai dám vào chặt phá hay săn, bắn. Việc đánh bắt cá cũng có quy định rõ ràng theo thời gian, mùa
vụ. Chỉ bắt cá theo truyền thống như quăng chài, thả lưới, đơm đó, chứ không bắt cá bằng mìn, bằng thuốc hay
điện giật. Như vậy, vừa giữ được môi trường sinh thái trong lành, đồng thời các loài, giống đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
Trong vấn đề đất đai: dân tộc Lự quy hoạch rất cụ thể, phân vùng hợp lý. Đất ở, đất sản xuất, đất rừng, nơi có
nguồn nước khai hoang làm ruộng, đất bìa rừng làm nương, bãi ven suối trồng xen canh màu các loại, đảm bảo
nguồn lương thực tự cung, tự cấp. Nhiều kinh nghiệm, phong tục tập quán đã dựa vào thời tiết, khí hậu, thổ
nhưỡng đất đai, thời vụ nhằm bố trí cây trồng phù hợp để có năng suất, sản lượng cao. Đồng thời khắc phục hậu
quả thiên tai mưa gió, bão, lũ, tình trạng sạt lở, đất dốc, xói mòn bạc màu, góp phần bảo vệ, quản lý tài nguyên,
môi trường rất hiệu quả.
Đặc biệt là việc quản lý môi trường, cấp ủy, chính quyền địa phương kết hợp với các tổ chức đoàn thể chính
trị, xã hội phát huy hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Nhà nước thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, đảm
bảo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Hội phụ nữ phát động thực hiện tốt phong trào “năm không, ba sạch”, xây dựng
mô hình “thứ bảy xanh”: thứ bảy hàng tuần các Chi hội vận động chị em vệ sinh bản, mường, đường đi lối lại
382 Thúy Ngoạn
thông thoáng, sạch sẽ, bố trí thùng rác công cộng, không thả rông gia súc, chăn nuôi có chuồng trại xa nhà, có nhà
tiêu hợp vệ sinh, Nói về vấn đề này, bà Lò Thị Hà, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh
Lai Châu chia sẻ: “phát huy vai trò của Hội Phụ nữ, chúng tôi đã tuyên truyền vận động chị em ở tất cả các Chi
hội thực hiện tốt việc bảo vệ tài nguyên môi, trường như: trong lao động sản xuất không khai thác gỗ, không phát
rừng làm nương, không đốt nương vào giờ cao điểm; hướng dẫn chị em sử dụng phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ và thu
gom rác; ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh, từ khi triển khai thực hiện mô hình “thứ bảy xanh” đến nay xã Bản Hon
không còn tình trạng ô nhiễm môi trường; cảnh quan môi trường đảm bảo xanh, sạch, đẹp, đời sống vật chất cũng
như văn hóa tinh thần của dân tộc Lự ổn định và từng bước được nâng cao. Đây là một việc làm thiết thực, ý
nghĩa được các cấp đánh giá cao cần duy trì và phát triển”.
Nhờ làm tốt công tác quản lý tài nguyên, môi trường xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu nơi gần
100 % đồng bào Lự sinh sống đã đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2015. Các giá trị văn hóa truyền thống được
bảo tồn và phát huy như: nghề dệt thổ cẩm; văn hóa ẩm thực; trò chơi dân gian; văn hóa, văn nghệ; cảnh quan môi
trường xanh, sạch, đẹp; con người thân thiện mến khách, tất cả đã tạo thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp
dẫn của tỉnh. Các vấn đề như sở hữu, quản lý rừng, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên được đồng bào Lự quy
định rất cụ thể, chặt chẽ; những nếp nhà sàn cột gỗ vuông, tròn, mái ngói, mái tôn khang trang; điện, đường,
trường, trạm được đầu tư xây dựng đã góp phần làm thay đổi diện mạo của một vùng quê thuần nông.
3. PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA DÂN TỘC LỰ TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hiện nay, việc quản lý tài nguyên, môi trường ở dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc nói chung và đồng bào dân tộc Lự nói riêng còn nhiều khó khăn, hạn chế: Trình độ dân trí không
đồng đều, một số hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại; Chế độ chính sách liên quan đến bảo vệ, quản lý tài nguyên,
môi trường chưa thực sự thỏa đáng; Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng, đất và nước không theo quy
định vẫn còn xảy ra; Mặt khác, tốc độ đô thị hóa nhanh đang dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái, chất lượng môi
trường bị ô nhiễm, dẫn đến diện mạo kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thể hiện
được tầm vóc của một vùng nhiều tiềm năng.
Để phát huy vai trò của cộng đồng người Lự nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung trong việc quản lý tài
nguyên, môi trường, bảo đảm cho người dân có cuộc sống ổn định lâu dài cần có những giải pháp sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, môi trường cho đồng
bào bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện truyền thông; Chuyển thể bằng câu chuyện, tiểu phẩm,
chương trình văn nghệ bằng tiếng dân tộc phù hợp với bản sắc văn hóa để vào lòng dân và lắng đọng trong dân.
Đồng thời cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Mặt trận, Hội Liên hiệp Phụ nữ,
Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với công tác quản
lý tài nguyên, môi trường vào các phong trào hoạt động thường xuyên và liên tục.
Phát huy, khai thác những giá trị văn hóa truyền thống, luật tục, lễ hội dân gian và tiếp thu có chọn lọc
những thành tựu văn hóa truyền thống và hiện đại cho phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ quản lý tài nguyên, môi
trường hiện nay.
Tiếp tục xây dựng thể chế và công cụ quản lý tài nguyên, môi trường: Các nhà hoạch định chính sách; Các nhà
khoa học, tri thức bản địa cùng với các địa phương xây dựng các luật tục, hương ước, quy ước về sử dụng tài
nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả, làm nền tảng cho việc giáo dục ý thức về sinh thái và nâng cao trách
nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.
Có chính sách đầu tư phát triển, khuyến khích đồng bào tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng; Xây dựng mô hình du lịch sinh thái; Bảo tồn và phát triển những nghi lễ truyền thống gắn với việc
bảo vệ tài nguyên môi trường.
4. KẾT LUẬN
Đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Lự nói riêng có truyền thống đoàn kết, tính cộng đồng cao,
tương trợ nhau cùng xây dựng quê hương, bản mường ngày càng giàu đẹp. Trải qua các giai đoạn lịch sử, những
quy định của luật tục vẫn còn nguyên giá trị phù hợp với đời sống của tộc người. Họ đã đúc rút được nhiều kinh
nghiệm trong quản lý tài nguyên, môi trường thể hiện tính tự quản rất cao trong việc quản lý xã hội nói chung và
trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái. Cùng với chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách, pháp
luật Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho vùng dân tộc thiểu số làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời
sống nếu biết kết hợp tốt với các phong tục, tập quán, luật tục của các địa phương, việc bảo vệ, quản lý tài nguyên,
môi trường sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục quan tâm ban hành chính sách và tạo điều kiện
Dân tộc Lự tham gia quản lý tài nguyên, môi trường 383
và góp phần phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam
cho đồng bào thiểu số kế thừa, tiếp thu di sản, tinh hoa của luật tục để góp phần quản lý tài nguyên, môi trường và
phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
[2]. Văn hóa các cư dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, 11/3/2017, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
[3]. Một số điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa truyền thống giữa người Thái Trắng và người Lự - Hội
nghị Quốc gia Thái học Việt Nam VIII Thúy Ngoạn: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu.