Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong thời đại cách mạng 4.0

Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Theo nghĩa thông thường – nghĩa hẹp, thuật ngữ “dân tộc” dùng để chỉ một cộng đồng người. Mỗi dân tộc có tính bền vững nội tại , được thống nhất bởi một số yếu tố đặc trưng như địa vực cư trú, ngôn ngữ (tiếng nói), những đặc điểm văn hóa, đời sống kinh tế, ý thức dân tộc và nhờ đó người ta có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác, ví dụ như: dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Thái,… Theo nghĩa rộng, dân tộc được hiểu là những cộng đồng dân tộc – chính trị tức là dân tộc - quốc gia (Nation). Dân tộc theo nghĩa một quốc gia trong đó tổng hợp nhiều cộng đồng người (dân tộc/tộc người), được hình thành do nhu cầu tồn tại trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam - quốc gia Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là đa số; Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Hán còn có 55 dân tộc thiểu số khác.

doc9 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong thời đại cách mạng 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG 4.0 1. Một số vấn đề chung 1.1. Dân tộc Dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Theo nghĩa thông thường – nghĩa hẹp, thuật ngữ “dân tộc” dùng để chỉ một cộng đồng người. Mỗi dân tộc có tính bền vững nội tại , được thống nhất bởi một số yếu tố đặc trưng như địa vực cư trú, ngôn ngữ (tiếng nói), những đặc điểm văn hóa, đời sống kinh tế, ý thức dân tộc và nhờ đó người ta có thể phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác, ví dụ như: dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Thái, Theo nghĩa rộng, dân tộc được hiểu là những cộng đồng dân tộc – chính trị tức là dân tộc - quốc gia (Nation). Dân tộc theo nghĩa một quốc gia trong đó tổng hợp nhiều cộng đồng người (dân tộc/tộc người), được hình thành do nhu cầu tồn tại trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam - quốc gia Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là đa số; Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc, ngoài dân tộc Hán còn có 55 dân tộc thiểu số khác. Như vậy, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có, như trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những quốc gia nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có tình hình là những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc gia khác nhau. Nghiên cứu về sự ra đời của các cộng đồng dân tộc - quốc gia trên thê giới có những quan niệm khác nhau giữa các quốc gia ở phương Tây và phương Đông. Ở phương Tây dựa chủ yếu vào tình hình của châu Âu mà cho rằng, dân tộc chỉ trở thành dân tộc khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản, khi xuất hiện thị trường dân tộc. Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn đúng với các dân tộc - quốc gia ở phương Đông (trong đó có Việt Nam), tính cố kết dân tộc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân kinh tế, chính trị khác, như nhu cầu có những công trình trị thuỷ lớn ở các vùng trồng lúa nước, nhu cầu chống lại sự xâm lược, đô hộ và đồng hoá của ngoại tộc. Trong lịch sử, các dân tộc hình thành và phát triển rất không đồng đều cả về thời gian, quy mô, sức sống lẫn trình độ phát triển. Đã có tình hình nhiều dân tộc tự phát liên kết với nhau, hoà nhập vào nhau hoặc đồng hoá, thôn tính lẫn nhau. Xu thế lịch sử của dân tộc là cần có nhà nước để bảo vệ lãnh thổ của mình. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ phát triển thành ý thức quốc gia dân tộc, tinh thần dân tộc hay chủ nghĩa dân tộc. Bản thân nhà nước, đến lượt nó, lại có tác động trở lại củng cố sự đoàn kết dân tộc, sự thống nhất nhiều dân tộc trong biên giới của mình. 1.2. Chủ nghĩa dân tộc Chủ nghĩa dân tộc hay còn là ý thức dân tộc, là tinh thần dân tộc. Ý thức dân tộc trước hết là ý thức về cội nguồn dân tộc của mỗi con người: mình từ đâu đến? Sau đó là ý thức về quyền dân tộc: quyền làm chủ lãnh thổ (đất nước), làm chủ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc mình. Đó là tinh thần độc lập, tự chủ của mỗi dân tộc. Đó là quyền tự nhiên, mỗi thành viên của dân tộc đều thấy có nghĩa vụ thiêng liêng phải giữ gìn và bảo vệ. Chủ nghĩa dân tộc còn là ý thức về phẩm giá dân tộc. Dân tộc tồn tại và phát triển là thành quả của sức lao động và đấu tranh sáng tạo của nhiều thế hệ tiền bối. Họ đã tạo ra tất cả những giá trị vật chất và tinh thần hợp thành nền văn hoá dân tộc, vừa có bản sắc riêng, vừa là bộ phận hợp thành nền văn hoá chung của nhân loại. Như vậy, chủ nghĩa dân tộc đề cập đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Nhận định về sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa dân tộc có 2 khuynh hướng như sau: Theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhà dân tộc học người Mỹ Louis Snyder cho rằng chủ nghĩa dân tộc là trào lưu chính trị bắt nguồn từ Cách mạng tư sản Pháp vào nửa sau thế kỷ XVIII. Sau cách mạng tư sản Anh, Pháp và cuộc chiến tranh giành độc lập ở 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ, các “quốc gia dân tộc” (nation-state) lần lượt ra đời ở khu vực này. Thần quyền của giáo hội và vương quyền phong kiến được thay thế bằng “chủ quyền nhân dân” (theo khuôn khổ của pháp quyền tư sản). Từ đó, sản sinh tư tưởng tôn sùng dân tộc mình và quốc gia dân tộc mình. Vì vậy, nhà dân tộc học George Gooch đã nói rằng “chủ nghĩa dân tộc là con đẻ của Đại cách mạng Pháp”. Chủ nghĩa dân tộc tư sản còn đi đến chỗ bành trướng và xâm lược khắp nơi trên thế giới. Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị ở Tây Âu lúc ấy cho rằng họ có quyền mở rộng quyền thống trị của mình để khai hóa các dân tộc khác. Đối mặt với cuộc xâm lược của chủ nghĩa dân tộc tư sản Tây Âu, nhân dân các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh đã anh dũng đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc vì vậy đã phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX, điển hình là hai cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa xã hội khoa học cho rằng chủ nghĩa dân tộc là hệ tư tưởng tư sản được thể hiện trong quan hệ dân tộc, là xu hướng chính trị tư sản trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc. Sau khi giai cấp tư sản thực thi chủ nghĩa thực dân và xâm lược các dân tộc khác, chủ nghĩa dân tộc biểu hiện dưới hai hình thức: chủ nghĩa dân tộc nước lớn hoặc còn gọi là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, và chủ nghĩa dân tộc địa phương. Chủ nghĩa dân tộc của các dân tộc bị áp bức, đấu tranh chống thực dân, giành và bảo vệ độc lập dân tộc mang ý nghĩa tích cực và tiến bộ. Nhưng đáng chú ý, người ta không gọi đó là chủ nghĩa dân tộc, mà gọi là tinh thần dân tộc, ý thức dân tộc. Đó cũng chính là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản của cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức chống thực dân đế quốc, giành độc lập dân tộc. Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc ngày nay rất phức tạp, do đa số các quốc gia là đa sắc tộc hoặc có nhiều nhóm tự nhận vị thế quốc gia, trong nhiều trường hợp, sự theo đuổi quyền tự chủ mang tính dân tộc chủ nghĩa đã gây ra xung đột giữa nhân dân và nhà nước, trong đó có chiến tranh (cả nội chiến và ngoại chiến). Ở nhiều nơi, chủ nghĩa dân tộc đã biến tướng thành chủ nghĩa ly khai, gây ra hàng loạt cuộc xung đột sắc tộc, và trong những trường hợp cực đoan là diệt chủng, như Liên bang Nga hiện nay cũng đang đối mặt với hàng loạt vấn đề mâu thuẫn và xung đột dân tộc, mà điển hình là vấn đề Chesnia. Các thế lực chủ nghĩa ly khai dân tộc cũng ngày càng lớn mạnh ở mức độ khác nhau, hình thành nên các thế lực chính trị và lực lượng quân sự, thông qua các cơ chế dân chủ phương Tây hoặc hoạt động khủng bố thông qua bạo lực nhằm mở rộng chủ nghĩa ly khai, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước độc lập. Tất cả các nhân tố đó kết hợp với nhau đang tạo nên một cục diện phức tạp và không ổn định không chỉ trong nội bộ nhiều nước mà còn đe dọa nghiêm trọng nền an ninh và ổn định thế giới. 1.3. Cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh số 4.0 chính vì trước đây đã có 3 cuộc cách mạng tương tự từng diễn ra: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) xảy ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) khi loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh hơn; Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet là những công nghệ chúng ta có được nhờ cuộc cách mạng này. Trên cơ sở đó, thế giới không dừng lại ở các trang lịch sử đó mà tiếp tục chuyển động, kéo theo sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Được nhen nhóm từ những năm 2000 và đến này đã có những sự bùng nổ to lớn, cuộc cách mạng thứ 4 là cuộc cách mạng nghiên về các công nghệ số, Internet với mục đích biến thế giới thực thành một thế giới số. Năm 2013, khái niệm Công nghiệp 4.0 xuất hiện trong một báo cáo của Đức nhằm đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa sản xuất mà không còn cần đến sự tham gia của con người. Tính đến năm 2017, Công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức, lan rộng ra nhiều nước và trở thành một xu thế tất yếu của việc phát triển kinh tế, xã hội Các lĩnh vực mà cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến bao gồm: Lĩnh vực kỹ thuật số: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật Internet (Internet of Things), Lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn (Big Data). Lĩnh vực vật lý: In 3D, Vật liệu mới, Robot cao cấp, xe tự lái. Lĩnh vực công nghệ sinh học. Lĩnh vực năng lượng mới. Có thể nói, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế tất yếu mà bất kể dân tộc - quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải tham gia, đều không thể đứng ngoài cuộc. Trước những chuyển biến mạnh mẽ về mặt kinh tế thì đời sống xã hội, chính trị cũng vì thế mà thay đổi theo. Các quá trình liên kết trên thế giới như Toàn cầu hóa, Khu vực hóa sẽ ngày càng mở rộng hơn. Các quốc gia, dân tộc ngày càng trở nên gắn kết với nhau chặt chẽ hơn, trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống, ràng buộc và phụ thuộc nhau bởi các quy định hay các nguyên tắc chung. Thế giới toàn cầu hóa cũng thúc đẩy môi trường hợp tác, đồng thời là mặt trận đấu tranh giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và các lực lượng tiến bộ khác vì các mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển. 2. Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong thời đại Cách mạng 4.0 Trong tình hình thế giới đương đại hiện nay có những biến chuyển, dịch chuyển to lớn trên nhiều mặt, đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ số, thông tin và công nghệ sinh học (hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0) đã làm cho xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ. Thế giới toàn cầu hóa là một không gian kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế do đông đảo các quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Hội nhập và toàn cầu hóa là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, con người ngang tầm thời đại và điều kiện để làm giàu và phát triển các dân tộc theo hướng hiện đại, khắc phục những hủ tục để cải tạo phong tục, tập quán... Những vấn đề đặt ra cho dân tộc và chủ nghĩa dân tộc trong thời đại Cách mạng 4.0 - Quan hệ đa chiều bao gồm cả những tương tác tích cực và hạn chế giữa tộc người với tộc người trong phạm vi quốc gia. Quan hệ đa chiều gồm cả những tiến bộ và hạn chế của tộc người với tộc người trên phạm vi quốc tế. Từ những so sánh quan hệ này hình thành tâm lý so sánh về trình độ phát triển và mức hưởng thụ kinh tế, văn hóa xã hội giữa các tộc người trong phạm vi quốc gia và quốc tế, các thế lực bên ngoài lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền gây mất ổn định chính trị. - Quan hệ truyền thống và hiện đại đang trở thành vấn đề lớn mà các quốc gia dân tộc phải đối mặt và bắt buộc phải giải quyết. Truyền thống tạo nên những sắc thái văn hóa và cũng là cơ sở gắn kết tính cộng đồng trở nên mạnh mẽ hơn, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và cùng chia sẻ lợi ích có được. Tâm lý quốc gia, dân tộc cũng hình thành từ những giá trị truyền thống và yêu nước. Trong khi yếu tố hiện đại phần lớn là những yếu tố ngoại lai, các giá trị văn minh và lối sống công nghiệp. Điểm mấu chốt là giải quyết mối quan hệ đó như thế nào, giữ lại cái gì, tiếp nhận cái gì, hòa trộn thế nào là những câu hỏi khó. - Sự đối diện giữa đời sống vật chất và các giá trị. Xã hội, tâm linh ngày càng trở nên phức tạp, đan xen và xuất hiện ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội. Toàn cầu hóa dẫn đến sự xâm nhập, du nhập các dòng tư tưởng tôn giáo, tâm linh trên toàn thế giới dù rằng mức độ có khác nhau, nhưng rõ ràng yếu tố này đang chi phối đời sống các cá nhân và cộng đồng mạnh mẽ dễ dẫn đến sự chệch dòng nếu không có sự định hướng, kiểm soát phù hợp. - Vấn đề bản sắc và đồng hóa tự nhiên hoặc có chủ định cũng là vấn đề lớn đặt ra. Bản sắc khẳng định giá trị và sự tồn tại của một quốc gia dân tộc nhưng cũng không thể giữ bản sắc theo nghĩa tuyệt đối, khép kín mà phải có yếu tố hòa nhập. Nhưng nếu không có sự độc lập, tự chủ thì sẽ dẫn đến sự đồng hóa, cả theo nghĩa nhân chủng học, cả về văn hóa, theo con đường thôn tính tự nhiên hoặc đôi khi cả sự tự nguyện. - Vấn đề phát triển và phát triển bền vững là những yêu cầu mà mỗi quốc gia dân tộc phải lựa chọn con đường đi, sách lược phù hợp nhằm giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. Rõ ràng, trong một tương lai xa phải bắt đầu cho phát triển bền vững ngay từ bây giờ nhưng với nhiều quốc gia, điều đó là chưa thể vì nhu cầu đời sống thực tại. - Vấn đề dân chủ, công bằng và phân tầng xã hội. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển hiện đại gắn với quá trình toàn cầu hóa, phân công lại lao động, phân chia lại các giá trị. Dân chủ, công bằng và phân tầng xã hội diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển, giữa khối một số nước giàu nhất với khối phần lớn các nước nghèo nhất trên thế giới, thúc đẩy quá trình này đi nhanh hơn so với tiến trình lịch sử. Trong thời đại 4.0, khi mà các ứng dụng thông minh có khả năng xóa bỏ nhiều rào cản mang tính chất biên giới lãnh thổ, có khả năng gắn kết nhiều con người lại với nhau không phân biệt dân tộc, tôn giáo, văn hóa thì cũng đặt ra những vấn đề như: Ranh giới ý thức hệ, tôn giáo, lý tưởng cùng chung chế độ xã hội sẽ không còn nhiều ý nghĩa; Nguy cơ bị các thế lực cường quyền toàn cầu triển khai nhiều học thuyết và hành động bất chấp chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc của các nước trên thế giới sẽ gia tăng; Xu thế phát triển đa cực của thế giới cùng những mâu thuẫn của quá trình toàn cầu hóa kết hợp sự cuồng tín tôn giáo đã nảy sinh chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi trong đời sống quốc tế. Nói theo cách khác, trong thời đại này, chủ nghĩa dân tộc bên cạnh những nội dung chân chính và tích cực của nó, cũng chứa đựng và dễ bùng phát những khuynh hướng phát triển tiêu cực kéo theo chuỗi bất ổn của quốc gia, dân tộc và ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh toàn cầu. 3. Dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam Việt Nam là một nước đa tộc người, gồm 54 tộc người, trong đó người Việt chiếm đa số tuyệt đối với tỉ lệ khoảng 87% dân số và các tộc người sống đan xen, không hình thành không gian lãnh thổ riêng của từng tộc người. Tộc người Việt giữ vai trò trung tâm tập hợp và cố kết các tộc người trong một quốc gia thống nhất và tiếng Việt dần dần trở thành tiếng nói chung của quốc gia, tuy trong từng vùng địa-văn hoá tộc người, tiếng nói của từng tộc người vẫn bảo tồn và tiếng nói của tộc người chiếm ứu thế trong vùng được sự dụng như tiếng nói trong giao tiếp vùng cùng với tiếng Việt. Quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết vấn đề dân tộc * Quan điểm, đường lối trong việc giải quyết vấn đề dân tộc quốc gia Thứ nhất, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia - độc lập dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước. Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 27-11-2001, của Bộ Chính trị khóa IX xác định nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nhấn mạnh chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hội nhập quốc tế tranh thủ hòa bình, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.  Thứ hai, đổi mới và thống nhất nhận thức kịp thời xây dựng độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới. Giải quyết tốt 8 mối quan hệ đặt ra và giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Độc lập và tự chủ có liên quan mật thiết nhưng không đồng nhất nhau và đều có những nội hàm riêng trên thực tế. Độc lập là quyền và sự công nhận chủ quyền, là sự khẳng định tính đơn nhất nhưng vẫn nằm trong thế đan xen, hợp tác trong các khối kinh tế, chính trị. Tự chủ là sự chủ động, tự quyết và tự giải quyết các vấn đề thuộc về quốc gia độc lập, trên nguyên tắc không can thiệp. Vấn đề quan trọng nhất là nâng cao tự chủ quốc gia. Độc lập chính trị là vô cùng quan trọng và được coi là nguyên tắc bất di bất dịch trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Chính trị ở đây là vấn đề nhà nước và chính quyền. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quản trị toàn cầu đang trở thành một xu hướng đan xen và tồn tại bên cạnh quản trị quốc gia, trong quản lý quốc gia như một phương thức quản trị hữu hiệu. Thứ ba, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, đồng thời giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa giữ vững độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động hội nhập quốc tế. Độc lập, tự chủ phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, quân sự của quốc gia. Sức mạnh đó bao gồm các cấu thành: Tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quốc phòng và an ninh; các giá trị truyền thống và đương đại Việt Nam, bao gồm cả các hệ giá trị mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước; củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế và khu vực, củng cố chủ quyền quốc gia trên cả vùng biển và đất liền, củng cố và bảo vệ độc lập, dân tộc. Thứ tư, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ này cần được nhận thức đầy đủ trong bối cảnh mới khi mà bảo vệ Tổ quốc không chỉ trên mặt trận sức mạnh vũ khí trực tiếp mà cả trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường. Và nó cần phải được chú trọng xử lý ngay trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, các đề án, quy hoạch, kế hoạch. * Quan điểm, đường lối giải quyết vấn đề dân tộc trong nước Vấn đề dân tộc luôn được Đảng quan tâm và thể hiện trong từng văn kiện của Đảng. Có thể thấy, đường lối, chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc được khái quát trên những điểm cơ bản là: - Trong nội bộ quốc gia và với các quốc gia khác, đó là việc giải quyết vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc trên cơ sở kiên trì phát huy truyền thống “độc lập dân tộc” gắn với “chủ nghĩa xã hội”, và “không có gì quý hơn độc lập tự do”. - Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta là giải phóng con người thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thực hiện dân chủ, tự do cho các dân tộc; phát huy truyền thống đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Việc giải quyết vấn đề dân tộc không chỉ là vấn đề mang tính chính trị -xã hội sâu sắc mà còn mang tính liên ngành, tính toàn diện, tác động đến nhiều cấp, nhiều ngành trong hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống chính trị xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tại Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc cũng từng phát triển mạnh mẽ trong thời kì đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Nội dung cơ bản của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước truyền thống được nâng cao trên cơ sở kết hợp với những nhân tố mới của thời đại, trong bối cảnh và yêu cầu chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Vì vậy năm 1924 Nguyễn ái Quốc đã từng nêu cao chủ nghĩa dân tộc như “động lực lớn của đất nước”(13), đã khơi dậy và thúc đẩy các tầng lớp nhân dân sôi nổi tham gia các phong trào yêu nước, giành độc lập và giải phóng dân tộc. Trong bối cạnh thế giới hiện nay, lại nêu cao chủ nghĩa yêu nước như một động lực tinh thần để đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước, chấn hưng dân tộc. Trong nội dung của khái niệm “chủ nghĩa yêu nước” hiện đại bao gồm cả chủ nghĩa dân tộc truyền thống và những nội dung tích cực của chủ nghĩa dân tộc thời kì chống chủ nghĩa thực dân./.
Tài liệu liên quan