Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến sự xâm nhập của nấm Peronosclerospora
maydis gây bệnh sọc trắng lá trên bắp được tiến hành trong điều kiện phòng thí
nghiệm, nhà lưới. Bắp được xử lý phun lên lá ở giai đoạn có ba lá thật bằng:
acibenzolar-S-methyl (100 ppm), CaCl2 (100 mM), K2HPO4 (100 mM) hoặc
salicylic acid (7,5 mM). Kết quả cho thấy, CaCl2 (100 mM) ức chế bào tử nấm
tốt nhất thông qua ức chế nảy mầm, hình thành đĩa áp và buộc nấm phải mọc
ống mầm dài. Acibenzolar-S-methyl (100 ppm) ức chế nảy mầm, buộc bào tử
phân nhánh nhiều. K2HPO4 (100 mM) ức chế nấm xâm nhập ở bào tử tạo ống
mầm, phân nhánh nhiều và chiều dài ống mầm lớn; salicylic acid (7,5mM) ức
chế xâm nhập của nấm qua tỉ lệ bào tử tạo nhiều ống mầm cao.
8 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của bốn hóa chất xử lý đến sự xâm nhập của nấm peronosclerospora maydis gây bệnh sọc trắng lá trên bắp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
1
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA BỐN HÓA CHẤT XỬ LÝ ĐẾN SỰ XÂM NHẬP
CỦA NẤM Peronosclerospora maydis GÂY BỆNH SỌC TRẮNG LÁ TRÊN BẮP
Võ Thị Hướng Dương1
1Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 02/06/2017
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
16/09/2017
Ngày chấp nhận đăng: 10/2017
Title:
An evaluate on the effect of four
chemicals on the infection of
Peronosclerospora maydis
causing downy mildew of maize
Keywords:
Peronosclerospora maydis,
infection, acibenzolar-S-methyl,
CaCl2, K2HPO4, salicylic acid
Từ khóa:
Peronosclerospora maydis,
xâm nhập, acibenzolar-S-
methyl, CaCl2, K2HPO4,
salicylic acid
ABSTRACT
Studies on effects of chemical treatment into the infection of Peronosclerospora
maydis causing downy mildew on maize plants were conducted under
screenhouse and laboratory conditions. Maize plants were treated by foliar
spraying with either acibenzolar-S-methyl (100 ppm), CaCl2 (100 mM);
K2HPO4 (100 mM) or Salicylic acid (7,5 mM) at the third leaf stage. The
results showed that CaCl2 (100 mM) had good effect on inhibiting of conidial
germination and appressoria formation until 24 H.A.I and longer germtube at
12 H.A.I. Whereas, acibenzolar-S-methyl (100 ppm) had inhibited conidial
germination until 12 hours after inoculation (H.A.I) and high number of conidia
with branched germtube at 12 and 24 H.A.I. K2HPO4 (100 mM) had high
number of conidia with germtube fomation, longer and branched germtube.
Salicylic acid (7,5 mM) had only shown high number of conidia forming
germtube at 12 H.A.I.
TÓM TẮT
Ảnh hưởng của hóa chất xử lý đến sự xâm nhập của nấm Peronosclerospora
maydis gây bệnh sọc trắng lá trên bắp được tiến hành trong điều kiện phòng thí
nghiệm, nhà lưới. Bắp được xử lý phun lên lá ở giai đoạn có ba lá thật bằng:
acibenzolar-S-methyl (100 ppm), CaCl2 (100 mM), K2HPO4 (100 mM) hoặc
salicylic acid (7,5 mM). Kết quả cho thấy, CaCl2 (100 mM) ức chế bào tử nấm
tốt nhất thông qua ức chế nảy mầm, hình thành đĩa áp và buộc nấm phải mọc
ống mầm dài. Acibenzolar-S-methyl (100 ppm) ức chế nảy mầm, buộc bào tử
phân nhánh nhiều. K2HPO4 (100 mM) ức chế nấm xâm nhập ở bào tử tạo ống
mầm, phân nhánh nhiều và chiều dài ống mầm lớn; salicylic acid (7,5mM) ức
chế xâm nhập của nấm qua tỉ lệ bào tử tạo nhiều ống mầm cao.
1. GIỚI THIỆU
Cây bắp đứng thứ III trên thế giới về diện tích
trồng và chiếm khoảng ¼ tổng sản lượng mễ cốc
của thế giới (Dương Minh, 1999). Bắp được trồng
trên diện rộng ở nhiều vùng trong cả nước, và
mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây bệnh sọc trắng lá bắp do nấm
Peronosclerospora maydis đã và đang gây hại
trên diện rộng và gây nhiều tác hại ở nhiều tỉnh
như Nghệ An, Kom Tum, Tiền Giang, An Giang,
Đồng Tháp, Vĩnh Long (Ngọc Lâm và cs.,
2006). Tuy nhiên, trong thực tiễn ở nước ta hiện
nay hầu như chưa có biện pháp khống chế bệnh
hữu hiệu. Nghiên cứu trước cho thấy hoá chất có
khả năng kích thích tính kháng và giảm bệnh trên
bắp (Shericca và cs.., 1998). Tuy nhiên, cơ chế
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
2
kích kháng như thế nào, việc xử lý hoá chất ảnh
hưởng thế nào đến sự xâm nhiễm nấm dẫn đến
bệnh giảm đi ra sao vẫn chưa được nghiên cứu.
Đó là lý do đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:
Đánh giá ảnh hưởng của bốn hóa chất xử lý đến
sự xâm nhập của nấm Peronosclerospora maydis
gây bệnh sọc trắng lá trên bắp.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Vật liệu
Thí nghiệm được tiến hành trên giống bắp nếp nù
(giống nhiễm bệnh sọc lá); Nguồn nấm gây bệnh
sọc trắng lá bắp (Peronosclerospora maydis) được
thu thập tại ruộng bắp bệnh ở huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang. Các hóa chất thí nghiệm:
acibenzolar-S-methyl (50 WG) (Bion WG -
ASM); dipotassium hydrogen phosphate
(K2HPO4); salicylic acid; calcium chloride
(CaCl2),
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà
lưới và phòng thí nghiệm; bố trí theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên; gồm 5 nghiệm thức và 4
lần lặp lại. Các nghiệm thức gồm có: (1) Xử lý
bằng acibenzolar-S-metyl (100 ppm), (2) Xử lý
bằng K2HPO4 (100 mM), (3) Xử lý bằng salicylic
acid (7,5 mM), (4) Xử lý bằng CaCl2 (100 mM)
và (5) Xử lý bằng nước cất thanh trùng (đối
chứng) (Chaluvaraju và cs., 2004; Trần Lê và
Trần Thị Kim Thúy, 2006; Trần Thị Thu Thủy và
cs., 2006; Lê Thanh Toàn, 2005; Morris và cs.,
1998).
* Cách tiến hành thí nghiệm
- Xử lý kích kháng: Xử lý chất kích kháng
bằng cách phun khi cây bắp có 3 lá thật với
các hóa chất ở các nồng độ đã nêu trên.
Nghiệm thức đối chứng được xử lý bằng
nước cất thanh trùng.
- Phun nấm lây nhiễm bệnh: Khi cây bắp có 3
lá hoàn chỉnh, chọn các lá thứ 3 nở hoàn
toàn, trải lá lên bề mặt bảng nhựa và dùng
dây cotton cố định lá bắp theo phương pháp
của Jǿrgensen và cs. (1998). Bào tử nấm
được thu trực tiếp từ lá cây bệnh, thực hiện
theo phương pháp của Carwell và cs. (1997)
và phun huyền phù nấm với mật số 10 x 104
bào tử/ml bằng máy phun tay.
* Cách thu mẫu và xử lý mẫu
Thu mẫu vào thời điểm 12 và 24 giờ sau khi phun
nấm lây nhiễm (GSP). Lá bắp thứ 3 của cây được
cắt cho vào đĩa petri có lót giấy thấm chứa 3 ml
dung dịch ethanol – acid acetic (tỉ lệ 3 : 1) để tẩy
diệp lục tố của lá (Neergaard, 1997). Thay giấy
thấm và dung dịch ethanol – acid acetic mỗi ngày
cho đến khi mẫu lá không còn màu xanh của diệp
lục tố. Sau đó chuyển sang nước cất trong một
giờ. Cuối cùng giữ mẫu trong dung dịch
lactoglycerol (acid lactic + glycerol + nước cất
với tỉ lệ 1 : 1 : 1) cho đến khi quan sát (Tran Thi
Thu Thuy, 2002).
A
B
Hình 1. Mẫu lá trước khi tẩy diệp lục tố (A) và sau khi tẩy diệp lục tố (B)
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
3
* Cách quan sát và ghi nhận chỉ tiêu
- Cách quan sát: quan sát bằng cách
nhuộm lá với dung dịch aniline blue
(0,01%) và xem dưới kính hiển vi
quang học.
- Các chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bào tử
nảy mầm; số lượng bào tử có nhiều ống
mầm; số lượng bào tử có ống mầm phân
nhánh; chiều dài của ống mầm; số
lượng bào tử tạo đĩa áp.
- Các thông số cần tính:
Tỉ lệ bào tử nảy mầm =
Số bào tử nảy mầm
x 100
Số bào tử quan sát
Tỉ lệ bào tử tạo ống mầm phân nhánh =
Số bào tử tạo ống mầm phân nhánh
x 100
Số lượng bào tử nảy mầm
Tỉ lệ bào tử tạo đĩa áp =
Số bào tử tạo đĩa áp
x 100
Số bào tử quan sát
Số liệu về các chỉ tiêu theo dõi được quản lý bởi
phần mềm Excel và xử lý thống kê theo phần
mềm SPSS 13.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của việc xử lý kích kháng
bằng các hóa chất đến sự nảy mầm của
bào tử nấm Peronosclerospora maydis
Quá trình quan sát sự nảy mầm của bào tử nấm
cho thấy, nấm Peronosclerospora maydis có khả
năng nảy mầm ở nhiều vị trí khác nhau (Hình 2).
A B C
Hình 2. Các dạng nảy mầm của bào tử nấm Peronosclerospora maydis
(A: nảy mầm ở giữa bào tử; B: nảy mầm ở 2 đầu bào tử; C: nảy mầm ở 1 đầu bào tử)
Tỉ lệ bào tử tạo nhiều ống mầm =
Số bào tử tạo ra trên 1 ống mầm
x 100
Số bào tử nảy mầm
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
4
Kết quả thí nghiệm ghi nhận ở Bảng 1 cho thấy, ở
thời điểm 12 giờ sau khi phun nấm lây nhiễm
(GSP), tỉ lệ nảy mầm của bào tử nấm
Peronosclerospora maydis thấp ở các nghiệm
thức xử lý bằng CaCl2 (100 mM) và ASM (100
ppm), thấp hơn một cách có ý nghĩa thống kê so
với nghiệm thức đối chứng không xử lý. Điều này
chứng tỏ rằng, CaCl2 (100 mM) và acibenzolar-S-
methyl (100 ppm) khi xử lý lên cây có khả năng
ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm
Peronosclerospora maydis ở thời điểm 12 GSP.
Ở thời điểm 24 GSP, nghiệm thức xử lý bằng
CaCl2 (100 mM) có tỉ lệ bào tử nảy mầm thấp hơn
một cách có ý nghĩa so với nghiệm thức đối
chứng. Điều này chứng tỏ rằng, CaCl2 (100 mM)
khi xử lý lên cây có khả năng ức chế sự nảy mầm
của nấm Peronosclerospora maydis đến thời điểm
24 GSP.
Bảng 1. Tỉ lệ (%) bào tử nấm Peronosclerospora maydis nảy mầm ở hai thời điểm
Nghiệm thức
Tỉ lệ bào tử nấm nảy mầm ở 2 thời điểm (%)
12 GSP 24 GSP
ASM (100 ppm) 56,7 b 61,3 ab
CaCl2 (100 mM) 51,1 b 55,1 b
K2HPO4 (100 mM) 62,7 ab 59,3 ab
Salicylic acid (7,5 mM) 65,5 ab 55,0 ab
Đối chứng 70,7 a 68,5 a
Mức ý nghĩa
CV (%)
*
10,79
*
12,13
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử
Duncan. ns: Không khác biệt; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
3.2 Ảnh hưởng của việc xử lý các hóa chất
đến số lượng ống mầm, sự phân nhánh
ống mầm và chiều dài trung bình ống
mầm của bào tử nấm Peronosclerospora
maydis
Kết quả thí nghiệm ghi nhận ở Bảng 2 cho thấy,
nghiệm thức có xử lý bằng K2HPO4 (100 mM) và
salicylic acid (7,5 mM) có tỉ lệ bào tử tạo nhiều
ống mầm cao hơn nghiệm thức đối chứng. Kết
quả này cũng được ghi nhận tương tự ở nghiên
cứu của Jǿrgensen và cs. (1998) trên lúa mạch cho
rằng ở nghiệm thức có xử lý kích kháng, số lượng
ống mầm trung bình của bào tử nấm Drechslera
teres cao hơn so với nghiệm thức không xử lý
kích kháng.
Xét về sự phân nhánh ống mầm, kết quả Bảng 2
cho thấy, ở 12 GSP nghiệm thức xử lý bằng
K2HPO4 (100 mM) và acibenzolar-S-methyl (100
ppm) có tỉ lệ bào tử tạo ống mầm phân nhánh cao
hơn nghiệm thức không xử lý. Ở thời điểm 24
GSP, nghiệm thức xử lý kích kháng bằng
acibenzolar-S-methyl (100 ppm) có tỉ lệ bào tử
tạo ống mầm phân nhánh cao hơn nghiệm thức
đối chứng. Kết quả này cũng tương tự với kết quả
nghiên cứu của Tran Thi Thu Thuy (2002) về nấm
Bipolaris oryzae trên cây lúa cho thấy rằng, ở
tương tác bất tương hợp, sự phân nhánh ống mầm
của nấm thể hiện mạnh hơn ở tương tác tương
hợp. Nghiên cứu khác trên lúa mạch của
Jǿrgensen và cs. (1998) cũng cho rằng, phần trăm
bào tử nấm Drechslera teres có ống mầm phân
nhánh ở nghiệm thức có xử lý kích kháng cao hơn
so với nghiệm thức không xử lý kích kháng.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
5
A
B
Hình 3. Sự phân nhánh ống mầm của bào tử nấm Peronosclerospora maydis
A: Nghiệm thức có xử lý kích kháng bằng acibenzolar-S-methyl; B: Nghiệm thức đối chứng
Ghi nhận về chiều dài trung bình ống mầm ở
Bảng 2 cho thấy, ở thời điểm 12 GSP, nghiệm
thức xử lý bởi CaCl2 (100 mM) có chiều dài trung
bình của ống mầm dài hơn so với nghiệm thức đối
chứng. Ở thời điểm 24 GSP, nghiệm thức xử lý
bởi K2HPO4 (100 mM) cũng có chiều dài trung
bình của ống mầm dài hơn so với nghiệm thức đối
chứng. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết
quả nghiên cứu của Jǿrgensen và cs. (1998) trên
lúa mạch cho rằng, ở nghiệm thức có xử lý kích
kháng, chiều dài ống mầm trung bình của bào tử
nấm Drechslera teres dài hơn so với nghiệm thức
không xử lý kích kháng.
Các hiện tượng trên có thể được giải thích là do ở
nghiệm thức có kích kháng hay ở tương tác bất
tương hợp, ở cây trồng đã có phản ứng nào đó làm
bào tử nấm khó xâm nhiễm vào mô cây nên ống
mầm của nấm phải phân nhánh thật nhiều hoặc
tạo nhiều ống mầm phát triển dài ra để tìm đường
tấn công, xâm nhiễm được vào trong cây. Hơn
nữa, bào tử nấm càng tạo nhiều ống mầm hay ống
mầm càng phân nhánh hoặc càng dài thì càng làm
giảm sức xâm nhiễm vào cây của nấm do năng
lượng bị phân tán nhiều.
Bảng 2. Tỉ lệ bào tử nấm Peronosclerospora maydis có nhiều ống mầm, tạo ống mầm phân nhánh và chiều dài ống
mầm của bào tử ở hai thời điểm 12 và 24 GSP
Nghiệm thức
Tỉ lệ bào tử có nhiều
ống mầm (%)
Tỉ lệ bào tử nấm tạo
ống mầm phân nhánh
(%)
Chiều dài trung
bình của ống mầm
(µm)
12 GSP 24 GSP 12 GSP 24 GSP 12 GSP 24 GSP
ASM (100 ppm) 5,7 ab 5,8 19,3 a 26,0 a 43,3 ab 58,1 ab
CaCl2 (100 mM) 3,9 ab 3,8 14,3 ab 13,3 ab 59,3 a 54,3 ab
K2HPO4 (100 mM) 6,7 a 4,7 20,0 a 19,3 ab 45,1 ab 80,6 a
Salicylic acid (7,5 mM) 6,9 a 6,1 16,8 ab 15,3 ab 28,3 b 33,4 b
Đối chứng 1,6 b 3,5 4,9 b 7,4 b 31,6 b 36,1 b
Mức ý nghĩa * ns * * * *
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
6
Nghiệm thức
Tỉ lệ bào tử có nhiều
ống mầm (%)
Tỉ lệ bào tử nấm tạo
ống mầm phân nhánh
(%)
Chiều dài trung
bình của ống mầm
(µm)
12 GSP 24 GSP 12 GSP 24 GSP 12 GSP 24 GSP
CV (%) 26,28 49,54 26,37 21,57 33,61 10,67
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
qua phép thử Duncan. ns: Không khác biệt; *: Có khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê α = 0,05
3.3 Ảnh hưởng của việc xử lý kích kháng
bằng các hóa chất đến sự tạo đĩa áp của
bào tử nấm Peronosclerospora maydis
Kết quả quan sát cho thấy, đĩa áp tạo ra có hình
dạng tương đối khác nhau (Hình 4). Đĩa áp tạo ra
không màu, bắt màu xanh của dung dịch anilin
blue khi nhuộm; được tạo ra ở nhiều vị trí khác
nhau (cuối ống mầm hoặc dọc theo ống mầm).
Kết quả quan sát này cũng tương tự kết quả ghi
nhận của Mauch-Mani (1989) khi quan sát giai
đoạn tiền xâm nhiễm của nấm Peronosclerospora
sorghi trên bề mặt lá cây bo bo.
A B C
Hình 4. Sự tạo thành đĩa áp nấm Peronosclerospora maydis
A; B: Đĩa áp hình thành dọc theo ống mầm, C: Đĩa áp hình thành ở cuối ống mầm
Ở thời điểm 24 GSP, kết quả ghi nhận ở Bảng 3
cho thấy, nghiệm thức xử lý kích kháng bằng
CaCl2 (100 mM) có tỉ lệ tạo đĩa áp thấp hơn
nghiệm thức đối chứng một cách có ý nghĩa thống
kê. Kết quả trên cũng tương tự như ở nấm
Drechslera teres gây hại trên lúa mạch được ghi
nhận trong nghiên cứu của Jǿrgensen và cs.
(1998) cho rằng, phần trăm ống mầm tạo đĩa áp
của nghiệm thức đối chứng (không xử lý) cao hơn
so với nghiệm thức có xử lý kích kháng. Kết quả
này chứng tỏ CaCl2 (100 mM) có khả năng ức chế
sự tạo đĩa áp của nấm Peronosclerospora maydis
đến thời điểm 24 GSP.
Bảng 3. Tỉ lệ (%) bào tử nấm Peronosclerospora maydis tạo đĩa áp ở hai thời điểm 12 và 24 GSP
Nghiệm thức
Tỉ lệ bào tử nấm tạo đĩa áp (%)
12 GSP 24 GSP
ASM (100 ppm) 1,5 2,7 ab
CaCl2 (100 mM) 1,6 1,8 b
K2HPO4 (100 mM) 3,3 4,7 a
Salicylic acid (7,5 mM) 2,3 2,3 ab
Đối chứng 3,7 5,0 a
Mức ý nghĩa ns *
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
7
Nghiệm thức
Tỉ lệ bào tử nấm tạo đĩa áp (%)
12 GSP 24 GSP
CV (%) 26,39 30,94
Ghi chú: Trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử
Duncan. ns: Không khác biệt; *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Bên cạnh đó, kết quả ghi nhận ở Bảng 3 cũng cho
thấy, đến thời điểm 12 GSP, bào tử nấm đã có sự
tạo đĩa áp trên tất cả nghiệm thức. Tuy nhiên, tỉ lệ
tạo đĩa áp quan sát ở 24 GSP còn thấp hơn nhiều
so với các loại nấm khác. Ví dụ như nấm
Bipolaris oryza có tỉ lệ bào tử nấm tạo đĩa áp ở 12
giờ sau khi phun là 15,5% (ở tương tác tương
hợp), 82,5% (ở tương tác bất tương hợp) và ở 24
giờ sau khi phun là 45,4% (ở tương tác tương
hợp), 76,0% (ở tương tác bất tương hợp) (Tran
Thi Thu Thuy, 2002). Bào tử tạo đĩa áp ít, tuy
nhiên tỉ lệ diện tích lá nhiễm bệnh vẫn cao. Điều
này chứng tỏ rằng, hình thức xâm nhiễm của nấm
Peronosclerospora maydis có thể xảy ra bằng
nhiều hình thức khác nhau, và xâm nhiễm bằng
đĩa áp không phải là hình thức xâm nhiễm chính.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Mauch-Mani và cs. (1989) cho rằng, nấm
Peronosclerospora có thể xâm nhập vào cây trực
tiếp qua lớp vách tế bào biểu bì có nếp lồi; hay
nấm có thể xâm nhập trực tiếp qua khí khẩu
(không cần hình thành đĩa áp và vòi xâm nhiễm).
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 Kết luận
Việc phun các chất acibenzolar-S-methyl (100
ppm), CaCl2 (100 mM), K2HPO4 (100 mM) hoặc
salicylic acid (7,5 mM) có ảnh hưởng đến sự xâm
nhập của nấm Peronosclerospora maydis trong
giai đoạn đầu. Ảnh hưởng này thể hiện ở sự nảy
mầm của bào tử, sự phân nhánh, chiều dài ống
mầm và sự hình thành đĩa áp.
- Acibenzolar-S-methyl (100 ppm) có khả
năng ức chế sự nảy mầm của bào tử ở 12
GSP và tỉ lệ bào tử có ống mầm phân nhánh
nhiều ở hai thời điểm quan sát.
- CaCl2 (100 mM) có khả năng ức chế sự nảy
mầm của bào tử ở cả hai thời điểm, sự hình
thành đĩa áp ở thời điểm 24 GSP và chiều dài
ống mầm dài ở 12 GSP.
- Dipotassium hydrogen phosphate (100 mM)
có khả năng cho bào tử có nhiều ống mầm,
ống mầm phân nhánh nhiều ở 12 GSP và
chiều dài ống mầm dài ở 24 GSP.
- Salicylic acid (7,5 mM) có khả năng cho bào
tử có nhiều ống mầm ở 12 GSP.
4.2 Đề nghị
Tiếp tục khảo sát cơ chế kích kháng của
acibenzolar-S-methyl (100 ppm), CaCl2 (100
mM), K2HPO4 (100 mM) và salicylic acid (7,5
mM) trên khía cạnh mô học và sinh hóa của 4 hóa
chất ở nồng độ có khả năng hạn chế bệnh sọc
trắng lá bắp trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Carwell, K. F., J. G. Kling & C. Bock. (1997).
Method for screening maize against downy
mildew Peronosclerospora soghi. Plant
Breeding, 116, 221 – 226.
Chaluvaraju G., Basavaraju P., Shetty N. P.,
S.Adeepak, Amruthesh K. N., Shetty H. S.
(2004). Effect of some phosphorous-based
compounds on control of pearl millet downy
mildew disease. Crop Protection, 23(7), 595-
600.
Dương Minh. (1999). Giáo trình Hoa Màu. Đại
học Cần Thơ.
Jǿrgensen H. J. L., P. S. Lǜbeck, H. Thordal-
Christensen, E. de Neergaard & V.
Smedegaard-Petersen. (1998). Mechanisms of
induced resistance in barley against Drechslera
teres. Phytopathology, 88 (7), 698 - 707.
An Giang University Journal of Science – 2017, Vol. 17 (5), 1 – 8
8
Lê Thanh Toàn. (2005). Khảo sát khả năng kích
kháng của một số hoá chất đối với bệnh thán
thư do nấm Colletotrichum lagenarium trên
dưa leo. Luận văn tốt nghiệp đại học. Trường
Đại học Cần Thơ.
Mauch-Mani B., F. J. Schwinn & R. Guggenheim.
(1989). Early infection stages of downy
mildew fungi Sclerospora graminicola and
Peronosclerospora sorghi in plants and cell
cultures. Mycological Reseach, 92(4), 445 -
452.
Morris W. S., B. Vernooij, S. Titatarn, M. Starrett,
S. Thomas, C. C. Wiltse, R. A. Frederiksen, A.
Bhandhufalck, S. Hulbert and S. Ukness.
(1998). Induced resistance responses in maize.
Molecular Plant-Microbe Interactions, 7: 643
- 658.
Neergaard E. D. (1997). Methods in Botanical
Histopathology. Danish Government Institute
of Seed Pathology for Developing Countries.
Ngọc Lâm, Sơn Định & Minh Sáng. (2006). Bắp
không hạt - vì đâu nên nỗi. Tạp chí Nông
Nghiệp Việt Nam, 154, 2479.
Shericca W. M., Bernard V., Somkiat T., Mark S.,
Steve T., Curtis C. W., Scott U. (1998).
Molecular Plant-Microbe Interactions, 11(7),
643 – 658.
Trần Lê và Trần Thị Kim Thúy. (2006). Khảo sát
một số hóa chất có khả năng kích thích tính
kháng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum
sp. trên cà chua (Licopersicon esculentum
Mill.). Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học.
Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Đại
học Cần Thơ.
Tran Thi Thu Thuy. (2002). Infection biology of
Bipolaris oryzae in rice and its pathogenic
variation in the Mekong Delta, Vietnam. Ph.D.
Thesis, Deparment of Plant Biology, Plant
Pathology section, The Royal Veterinary and
Agriculture University, Copenhagen,
Denmark.
Trần Thị Thu Thủy, Huỳnh Minh Châu, Trần Lê
và Trần Thị Kim Thúy. (2006). Tuyển chọn
các hóa chất có khả năng kích kháng bệnh
thán thư trên cà chua. Hội thảo Kết quả
nghiên cứu ứng dụng nguyên lý kích kháng
trong quản lý bệnh hại cây trồng, Hội thảo dự
án DANIDA-ENRECA, Trường Đại học Cần
Thơ.