Trong thời gian qua, với áp lực phát triển dân số và kinh tế đã có những tác động không nhỏ
đến chất lượng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, trong đó việc khai thác khoáng sản và xây
dựng hồ thuỷ điện trên lưu vực sông là những ví dụ điển hình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã
chỉ ra rằng từ khi hai hồ thủy điện Sông Tranh 2 và ĐakMi 4 đi vào hoạt động, khối lượng bùn cát
vận chuyển bởi hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã giảm một nửa. Hơn thế, nồng độ thuỷ ngân
phân tích từ các mẫu trầm tích trong lòng hồ rất cao, vượt mức tiêu chuẩn cho phép theo
QCVN43:2012/BTNMT. Chúng tôi cũng đã tính toán được khối lượng thủy ngân tích tụ trong trầm
tích ở hai hồ đạt từ 1.3 đến 3.2 tấn sau 6 năm đi vào hoạt động. Việc quản lý và sử dụng các trầm
tích ô nhiễm thuỷ ngân này đang là thách thức lớn không chỉ với Ban quản lý dự án thuỷ điện mà
còn cả với chính quyền và người dân nơi đây.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của hồ thủy điện và hoạt động khai thác khoáng sản đến vận chuyển bùn cát trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000228
657
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ THỦY ĐIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN VẬN CHUYỂN BÙN CÁT
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VU GIA - THU BỒN
Đặng Thị Hà1, Alexandra Coynel2
1Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, Email: leha1645@yahoo.com
2Đại Học Bordeaux, Email: a.coynel@bordeaux.fr
TÓM TẮT
Trong thời gian qua, với áp lực phát triển dân số và kinh tế đã có những tác động không nhỏ
đến chất lượng nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, trong đó việc khai thác khoáng sản và xây
dựng hồ thuỷ điện trên lưu vực sông là những ví dụ điển hình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã
chỉ ra rằng từ khi hai hồ thủy điện Sông Tranh 2 và ĐakMi 4 đi vào hoạt động, khối lượng bùn cát
vận chuyển bởi hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đã giảm một nửa. Hơn thế, nồng độ thuỷ ngân
phân tích từ các mẫu trầm tích trong lòng hồ rất cao, vượt mức tiêu chuẩn cho phép theo
QCVN43:2012/BTNMT. Chúng tôi cũng đã tính toán được khối lượng thủy ngân tích tụ trong trầm
tích ở hai hồ đạt từ 1.3 đến 3.2 tấn sau 6 năm đi vào hoạt động. Việc quản lý và sử dụng các trầm
tích ô nhiễm thuỷ ngân này đang là thách thức lớn không chỉ với Ban quản lý dự án thuỷ điện mà
còn cả với chính quyền và người dân nơi đây.
Từ khóa: Sông Vu Gia - Thu Bồn, thủy điện, vận chuyển bùn cát, ô nhiễm thủy ngân.
1. GIỚI THIỆU
Hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn là một trong năm hện thống sông lớn nhất Viêt Nam với diện
tích lưu vực là 10.530 km², chủ yếu nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Trên hệ thống sông này, các hoạt động của con người bao gồm hoạt động phá rừng, xây dựng hồ
thủy điện, khai thác cát trong lòng sông và hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác
vàng gần như mất kiểm soát đã để lại những hậu quả khôn lường đối với môi trường và sức khoẻ
người dân [1]. Cụ thể: trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có hơn 10 công trình thủy điện, trong đó
có 4 hồ thủy điện lớn là Thủy điện sông Tranh 2, ĐakMi 4, sông Bung 4 và thủy điện A Vương; và
có khoảng 180 điểm khai thác khoáng sản, chủ yếu là khai thác kim loại quý (Hình 1).
Trong bài báo này, chúng tôi xin trình bày các kết quả nghiên cứu về vận chuyển bùn cát trên
hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn trong giai đoạn 1980-2016 tại hai trạm thủy văn Nông Sơn và
Thanh Mỹ, và các số liệu quan trắc ban đầu về hàm lượng thuỷ ngân tích luỹ trong trầm tích tại các
hồ thuỷ điện ĐakMi 4 và sông Tranh 2. Các số liệu trình bày trong bài báo này là một một phần kết
quả thu được của dự án “Nghiên cứu quá trình xói lở bờ biển Hội An và đề xuất các biện pháp bảo
vệ bền vững” đã được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD) và
Liên minh Châu Âu trong năm 2015-2017. Mục đích của bài báo này là xác định ảnh hưởng của các
hồ thủy điện đến chuyển tải bùn cát trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, đồng thời xác định mức
độ thuỷ ngân tích lũy trong trầm tích lắng tại hai hồ ĐakMi 4 và sông Tranh 2, để từ đó đưa ra các
giải pháp quản lý trầm tích một cách phù hợp.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thu thập số liệu hàng ngày lưu lượng nước và hàm lượng
trầm tích tại 2 trạm thủy văn Nông Sơn và Thạnh Mỹ trong giai đoạn 1980-2016, được cung cấp bởi
Viện khí tượng thủy văn quốc gia (IMHE). Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập các mẫu trầm tích mặt
tại hai hồ thuỷ điện là ĐakMi 4 (4 mẫu) và sông Tranh 2 (5 mẫu) (Hình 2). Hàm lượng thủy ngân
trong các mẫu trầm tích được phân tích bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử AAS
(MILESTONE, Direct Mercury Analyzer 80-DMA80).
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
658
Hình 1: Bản đồ mạng lưới sông ngòi thuỷ
điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn,
trạm quan trắc và các điểm khai thác khoáng
sản trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.
Đaksa và Bồng Miêu là hai điểm khai thác
vàng lớn nhất tại Việt Nam.
Hình 2: Vị trí lấy các mẫu trầm tích mặt và hình ảnh lấy mẫu tại hai hồ thủy điện.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Dựa vào đường biểu diễn cộng dồn lưu lượng theo khối lượng trầm tích (hình 3), chúng tôi
nhận thấy rằng vận chuyển bùn cát chịu biến động mạnh mẽ vào các năm 1995, 2000 và 2011 đối
với trạm Nông Sơn, và các năm 1995, 2012 đối với trạm Thanh Mỹ. Đặc biệt, trong giai đoạn 1995
- 2011/2012, khối lượng bùn cát đo được tại hai trạm đều tăng mạnh, nhưng sau các năm 2011/2012
đều có xu hướng giảm đáng kể trong khi lưu lượng nước trong các giai đoạn này chênh lệch không
nhiều. Sự biến động khối lượng bùn cát vận chuyển bởi hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có thể
được giải thích bằng các tác động của con người trên lưu vực sông. Cụ thể, giai đoạn trước năm
1995, khối lượng bùn cát tương đối thấp và ổn định có thể coi là giai đoạn “tự nhiên”, chưa chịu tác
động của con người. Sau năm 1995, khối lượng bùn cát tăng mạnh được cho là hậu quả từ các hoạt
động của con người như khai thác/phá rừng [2], xây nhà, làm đường, khai thác khoáng sản[3].
Giai đoạn sau năm 2011/2012, khối lượng bùn cát vận chuyển bởi hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn
giảm mạnh được giải thích bằng sự hoạt động của hai hồ thủy điện lớn Sông Tranh 2 và ĐakMi 4
trên hệ thống sông này. Chúng tôi cũng tính toán được khối lượng bùn cát tích tụ trong lòng 2 hồ
thủy điện vào khoảng 9 sau 14 triệu tấn sau 6 năm đi vào hoạt động (~ 1.2 Mt/năm tại hồ Sông
Tranh và ~ 0.78 Mt/năm tại hồ ĐakMi).
Đối với kết quả phân tích hàm lượng Hg trong các mẫu trầm tích, hàm lượng thuỷ ngân đo
được trong tất cả các mẫu trầm tích mặt đều lớn hơn giá trị UCC (lớp vỏ trái đất, Hình 4).Chúng tôi
cũng nhấn mạnh rằng theo QCVN43:2012/BTNMT thì hàm lượng thuỷ ngân trong mẫu trầm tích
cho phép đạt giá trị tối đa là 500µg/kg. Như vậy hàm lượng Hg trong mẫu trầm tích hồ ĐakMi 2 ở
vị trí 1 và 4 vượt quá ngưỡng cho phép theo QCVN43:2012/BTNMT, sẽ gây những ảnh hưởng
nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái (Hình 4). Nguyên nhân hàm lượng cao thủy ngân tích
tụ trong lòng hồ cao được cho là do nước thải từ các hoạt động khai thác vàng ở phía thượng lưu
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
659
của lưu vực sông. Cuối cùng, chúng tôi đã tính được tổng khối lượng thuỷ ngân đã tích tụ trong
lòng hồ ĐakMi khoảng ~3.2 tấn thuỷ ngân và ~1.3 tấn trong trầm tích hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Hình 3: Vị trí lấy các mẫu trầm tích mặt và hình ảnh lấy mẫu tại hai hồ thủy điện.
Hình 4. Hàm lượng thủy ngân đo được
trong các mẫu trầm tích tại hai hồ thủy
điện Sông Tranh và ĐakMi.
4. KẾT LUẬN
Dựa trên số liệu đo hàng ngày hàm lượng bùn cát và lưu lượng nước tại hai trạm thủy văn
Nông Sơn và Thanh Mỹ từ 1980 đến 2016 trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, chúng tôi nhận
thấy từ khi hai hồ thủy điện Sông Tranh 2 và ĐakMi 4 đi vào hoạt động, khối lượng bùn cát vận
chuyển bởi hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn giảm mạnh với tốc độ tích tụ trầm tích trong lòng hồ
đạt từ 0.78 đến 1.2 Mt/năm.
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của dự án “HoiAn project” là tìm ra giải pháp để đưa ra
giải pháp bảo vệ bờ biển Hội An, trong đó việc bù đắp lượng bùn cát xói lở bằng bùn cát lắng phía
thượng lưu được coi là một trong những giải pháp cứng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thu
được cho thấy hàm lượng kim loại nặng (thuỷ ngân) tích tụ trong trầm tích hai hồ tại một số vị trí
vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo QCVN43:2012/BTNMT, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến môi trường,
hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người. Việc sử dụng và xử lý các trầm tích ô nhiễm này phải
được cân nhắc kỹ lưỡng để không xảy ra các hậu quả đáng tiếc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo của World bank, 2015, Tiếng Anh. (
/323821468127184247/ pdf/E29930REVISED00ronmental0Background.pdf)
[2]. Báo cáo khoa học Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, tháng 1/2011. RETA 6470:Managing
water in Asia’s river basins: Charting progress and facilitating investment, 71 trang.
[3]. Đào Mạnh Tiến, 2008. Điều tra, đánh giá tài nguyên, môi trường vùng vịnh Đà Nẵng. Lưu trữ ĐC, Hà
Nội.
[4]. Phạm Thị Nga, Lê Văn Đức, Nguyễn Duy Duyến, Lê Việt Thành, 2009. Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng
trong trầm tích Vịnh Đà Nẵng : kiến nghị và giải pháp phòng ngừa.
(
[5]. QCVN 43: 2012/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích - National Technical
Regulation on Sediment Quality.
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
660
ASSESSMENT OF DAM AND MINING ACTIVITY IMPACTS ON
TRANSPORT OF SUSPENDED SOLID IN THE VU GIA - THU BON RIVER
SYSTEM
Dang Thi Ha1, Alexandra Coynel2
1
University of Ba Ria-Vung Tau, Email: leha1645@yahoo.com
2
University of Bordeaux2, Email: a.coynel@bordeaux.fr
ABSTRACT
In recent years, with the pressure of population and economic development, there have been
significant impacts on the water quality of the Vu Gia - Thu Bon River, including the exploitation
of minerals and the construction of hydropowers in the basin. The results obtained show that when
the Song Tranh 2 and Dak Mi 4 operated, the quantity of suspended solid transported by river has
reduced by haft. In addition, the mercury concentration of sediment from the reservoirs Dak Mi 4
and Song Tranh 2 was very high, exceeded the standard permission of QCVN 43: 2012/BTNMT.
We have calculated that after 6 years of reservoir operation, mercury contamination flux in
sediment in Song Tranh 2 and Dak Mi 4 reservoirs in Vu Gia - Thu Bon river basin varied between
1.3 and 3.2 tons. The management and use of these mercury-contaminated sediments is a major
challenge, not only for the hydropower project management but also for the authorities and people
of Quang Nam province.
Keywords: Vu Gia - Thu Bon River, dam, suspended solid, mercury contamination.