Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nước thải Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tới chất
lượng nước mặt kênh Mê Linh tại thành phố Phúc Yên, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác
động xấu tới môi trường. Kết quả quan trắc tại công ty và kênh Mê Linh cho thấy chất lượng nước
mặt kênh bị ảnh hưởng một phần từ nước thải của nhà máy. Nước thải của Công ty Toyota Việt
Nam vẫn còn một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép tại một số đợt quan trắc như BOD5, Amoni.
Trong khi nước mặt kênh Mê Linh lại bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là DO, BOD5, COD,
Amoni đã vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, điểm sau hợp lưu bị ô nhiễm nặng hơn từ 1-2 lần so với
điểm trước hợp lưu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy kênh Mê Linh tại khu vực nghiên cứu hiện nay
đã bị ô nhiễm và khó có thể tiếp nhận thêm được một lượng nước thải lớn như lưu lượng xả thải của
Công ty Toyota Việt Nam.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nước thải Công ty Toyota Việt Nam tới chất lượng nước mặt kênh Mê Linh, Thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000217
611
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA NƢỚC THẢI CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA
VIỆT NAM TỚI CHẤT LƢỢNG NƢỚC MẶT KÊNH MÊ LINH,
THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
Phạm Thị Thu Hà1, Cao Thị Thu An1, Dương Ngọc Bách2, Ngô Ngọc Anh2,
Phí Thị Ly2, Nguyễn Việt Hoài2, Trần Văn Thụy1
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội,
email tác giả chính: thuhaee@yahoo.com
2
Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa môi trường,
Email: cemm@vnu.edu.vn
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nước thải Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tới chất
lượng nước mặt kênh Mê Linh tại thành phố Phúc Yên, từ đó đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác
động xấu tới môi trường. Kết quả quan trắc tại công ty và kênh Mê Linh cho thấy chất lượng nước
mặt kênh bị ảnh hưởng một phần từ nước thải của nhà máy. Nước thải của Công ty Toyota Việt
Nam vẫn còn một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép tại một số đợt quan trắc như BOD5, Amoni.
Trong khi nước mặt kênh Mê Linh lại bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là DO, BOD5, COD,
Amoni đã vượt ngưỡng cho phép nhiều lần, điểm sau hợp lưu bị ô nhiễm nặng hơn từ 1-2 lần so với
điểm trước hợp lưu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy kênh Mê Linh tại khu vực nghiên cứu hiện nay
đã bị ô nhiễm và khó có thể tiếp nhận thêm được một lượng nước thải lớn như lưu lượng xả thải của
Công ty Toyota Việt Nam.
Từ khóa: Nước thải, Công ty Toyota, chất lượng nước mặt, kênh Mê Linh.
1. GIỚI THIỆU
Hầu hết mọi hoạt động của con người đều cần sử dụng đến nước. Nhu cầu sử dụng nước ngày
càng tăng theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Và hệ quả kéo theo đó là một lượng lớn nước
thải đã được thải ra môi trường, khiến nhiều nơi bị ô nhiễm chất hữu cơ, photphat, amoni, vi khuẩn,
kim loại nặng, Nước thải của ngành công nghiệp ô tô được coi là một trong những loại nước thải
khó xử lý bởi tính độc hại của nó nếu không được xử lý đúng cách. Nghiên cứu này nhằm đánh giá
ảnh hưởng của nước thải Công ty Ô tô Toyota Việt Nam tới chất lượng nước mặt kênh Mê Linh tại
thành phố Phúc Yên, từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
2. PHƢƠNG PHÁP
2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu
Thu thập các tài liệu liên quan tới nghiên cứu.
2.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa
Bao gồm các hoạt động điều tra hiện trường. khảo sát thực tế tại các điểm lấy mẫu;
2.3. Phƣơng pháp lấy mẫu
- Nước thải được quan trắc trong 9 đợt, mỗi đợt lấy 2 mẫu, tổng cộng có 18 mẫu nước thải.
Nước mặt được quan trắc trong 10 đợt, mỗi đợt 2 mẫu, tổng cộng có 20 mẫu nước mặt. Phương
pháp lẫy mẫu nước thải được áp dụng theo TCVN 5999:1995, TCVN 6663-3:2016, TCVN 6663-
1:2011.
- Nước mặt được quan trắc trong 10 đợt, mỗi đợt 2 mẫu, tổng cộng có 20 mẫu nước mặt.
Phương pháp lẫy mẫu nước mặt được áp dụng theo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-4:2005, TCVN
5994:1995 (ISO 5667-4:1987).
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
612
2.4. Phƣơng pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
+ Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: nhiệt độ, pH, DO, BOD5, COD, Amoni (NH4
+
), Nitrat
(NO3
-
), Photphat (PO4
3-
), Flo (F
-), Kẽm (Zn), Niken (Ni), được phân tích theo các phương pháp
phân tích đang hiện hành như SMEWW 2550B:2012; TCVN 6492:2011; TCVN 7325:2004;
SMEWW 5210B:2012; SMEWW 5520C:2012; TCVN 4500-NH3B&F:2012; TCVN 6180:1996;
TCVN 6202:2008; SMEWW 4500F
—
D:2012; EPA Method 200.8; EPA Method 200.8;
2.5. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm thống kê chuyên dụng như
Excel để phân tích số liệu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng nƣớc thải của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã đầu tư và cho xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hiện
đại và tiến tiến. Chất lượng nước thải của Công ty đạt tiêu chuẩn theo giá trị tại cột B của QCVN
40:2011/BTNMT tại hầu hết các chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp các chỉ
tiêu phân tích có nồng quá vượt quá mức cho phép hoặt chạm ngưỡng cho phép, có thể gây áp lực
tới chất lượng nguồn tiếp nhận.
Nồng độ DO trong nước thải tại điểm cửa xả cao hơn so với DO tại hồ điều hòa. Đồng thời
hai chỉ tiêu BOD5 và COD trong nước thải tại cửa xả cũng có hàm lượng cao hơn so với mẫu tại hồ
điều hòa.
Tại cửa xả nước thải của Công ty, kết quả cho thấy rằng nồng độ BOD5 cao hơn tiêu chuẩn
cho phép 1,22 lần. Còn tại hồ điều hòa thì không có chỉ tiêu nào vượt quá giới hạn cho phép tại cột
B của QCVN 40:2011/BTNMT. Tuy nhiên, ghi nhận được tại đợt quan trắc thứ ba, hàm lượng của
hai kim loại Niken và Kẽm trong hai mẫu nước thải đều cao vượt mức cho phép nhiều lần. Hàm
lượng kẽm trong nước thải tại điểm xả của Công ty lên tới 30,7 mg/l, trong khi quy định là 3 mg/l,
gấp 10.23 lần so với quy định. Hàm lượng niken thì đạt giá trị là 1.585 mg/l, cao gấp 3.17 lần giới
hạn cho phép. Còn tại hồ điều hòa thì hàm lượng kẽm đạt 27.1 mg/l, cao gấp 9.03 lần quy định còn
hàm lượng niken đạt 0.942 mg/l, cao hơn quy chuẩn 1.884 lần. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
này là do hệ thống xử lý nước thải của Công ty Toyota Việt Nam tại thời điểm đó đang bị trục trặc
về mặt kỹ thuật dẫn đến nồng độ hai kim loại này cao bất thường trong đợt quan trắc thứ ba.
3.2. Lƣu lƣợng nƣớc thải của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam có một hệ thống xử lý nước thải tiến tiến và khép kín với công
suất hoạt động khoảng 450 m3/ngày đêm.
Lưu lượng nước thải quan trắc thực tế của Công ty thay đổi bất thường, có sự khác biệt giữa
các đợt quan trắc cũng như tại cửa xả nước thải và hồ điều hòa của Công ty. Lưu lượng xả thải của
Công ty tại điểm xả thải biến động xung quanh 450 m3/ngày đêm, đạt tới công suất gần như 100%.
Lưu lượng tại điểm hồ điều hòa tuy có thấp hơn tại cửa xả nhưng cũng luôn lớn hơn 250 m3/ngày
đêm. Tại đợt năm và sáu, lưu lượng tại hồ điều hòa cũng đạt tới 411,26 m3/ngày đêm và 504.67
m
3/ngày. Tuy nhiên tại đợt quan trắc thứ 7 thì lưu lượng xả thải tại cửa xả lại cao đột biến, gần như
cao gấp đôi so với các đợt trước. Cũng trong chính đợt trắc đó thì lưu lượng tại hồ điều hòa chỉ đạt
287,49 m
3
/ngày đêm - thấp hơn so với các đợt trước cũng trong đợt quan trắc đó.
3.3. Chất lƣợng nƣớc mặt của kênh Mê Linh
Kênh Mê Linh chỉ là một con kênh dẫn nước nhỏ hẹp với chiều rộng khoảng 2m, chiều dài
200 (từ điểm lấy mẫu nước NM1 đến điểm lấy mẫu nước NM2), mực nước trong kênh cũng không
quá cao. Xung quanh kênh là nơi trồng trọt của vài hộ dân và có Công ty Ô tô Honda với quy mô
khá lớn, đây cũng có thể là các nguồn đóng góp nước thải vào kênh. Nước mặt tại kênh Mê Linh
đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hầu hết tất cả các chỉ tiêu phân tích đều vượt qua tiêu chuẩn nhiều
lần cho phép. Đặc biệt là các chỉ tiêu như DO, COD, BOD, amoni, Hàm lượng DO đã ghi nhận
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
613
xuống 0,07mg/l, trong khi BOD5, COD cao hơn quy chuẩn từ 2-3 lần, Amoni cao nhất lên tới 37,75
mg/l, gấp 41,9 lần quy chuẩn, hàm lượng kim loại tăng cao bất thường vào tháng 9.
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình quan trắc và phân tích từ tháng 7/2018 đến 3/2019, kết quả phân tích cho thấy
nước thải của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam thải ra môi trường có một số chỉ tiêu đã chạm ngưỡng
và vượt quá tiêu chuẩn thải theo cột B (nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng
cho mục đích cấp nước sinh hoạt) của QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải công nghiệp theo đúng luật pháp hiện hành của Việt Nam tại một số đợt quan trắc. Bên
cạnh đó thì lưu lượng xả thải của Công ty cũng là một vấn đề cần quan tâm khi luôn đạt 450
m
3
/ngày đêm tại cửa xả và 250 m3/ngày đêm tại hồ điều hòa.
Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy nước mặt tại kênh Mê Linh - nơi tiếp nhận nguồn
thải từ Công ty Ô tô Toyota Việt Nam lại bị ô nhiễm nghiêm trọng. So sánh với giá trị quy chuẩn tại
cột B1 (nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất
lượng nước tương tự) của QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước mặt thì hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều vượt quá quy định nhiều lần, trong đó phải kể
đến các chỉ tiêu như DO, COD, BOD, Amoni, Photphat, Hàm lượng DO trong nước ở mức rất
thấp trong khi hàm lượng hữu cơ lại cao hơn từ 1,5-3 lần cho phép, chỉ tiêu amoni đã có đợt lớn hơn
41.9 lần giới hạn cho phép. Vậy nên, khi phải tiếp nhận một lượng khá lớn nước thải từ Công ty Ô
tô Toyota Việt Nam thì cũng là một áp lực lớn lên môi trường nước kênh dù đa số thời điểm quan
trắc nước thải của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty Ô tô Việt Nam, (2018). Bảo vệ môi trường tại nhà máy, Báo cáo phát triển bền vững 2017.
[2]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2015). Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015,
Hà Nội.
[3]. Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2015). Tài nguyên nước Việt Nam -
Những vấn đề đặt ra đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên nước.
[4]. P. Tâm, (2016). Báo động về tình trạng ô nhiễm nước gia tăng ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ La-tinh. Tạp
chí Môi trường - Cơ quản của Tổng cục Môi trường, số 9/2016, tr. 59-60.
[5]. QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
[6]. QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
[7]. Tuyết Nhung, 2016. “Điểm mặt” 10 công ty gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Việt Nam”, Nhịp sống
kinh doanh.
[8]. The United Nations environment Programme (UNEP), (2016). A Snapshot of the World’s Water
Quality: Towards a global assessment
[9]. WWAP (United Nations World Water Assessment Programme), (2016). The United Nations World
Water Development Report 2016: Water and jobs. Paris, 2016.
[10]. WWAP (United Nations World Water Assessment Programme), (2017). The United Nations World
Water Development Report 2017: Wastewater, An untapped resource. Paris, UNESCO.
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
614
EVALUATION OF EFFECTS OF WASTE WATER FROM TOYOTA
MOTOR VIETNAM CO., LTD (TMV) ON THE SURFACE WATER’S
QUALITY OF ME LINH CANAL IN PHUC YEN CITY, VINH PHUC
PROVINCE, VIETNAM
Pham Thi Thu Ha
1*
, Cao Thi Thu An
1
, Duong Ngoc Bach
2
, Ngo Ngoc Anh
2
,
Phi Thi Ly
2
, Nguyen Viet Hoai
2
, Tran Van Thuy
1
1
Faculty of Environmental Sciences, VNU University of Science
Email: thuhaee@yahoo.com
2
Research Center for Environmental Monitoring and Modeling, VNU University of Science
Email: cemm@vnu.edu.vn
ABSTRACT
This study is about evaluating the effects of waste water from Toyota Motor Vietnam Co., Ltd
(TMV) on the surface water’s quality of Me Linh canal in Phuc Yen city, and suggesting several
solutions mitigating the effects. By surveying the surrounding area, analyzing samples collecting in
the canal and processing data from the company, the results have shown that the surface water’s
quality is partly affected by the waste water. The company’s waste water has several parameters
such as BOD5, Amoni, higher than the legal standard’s limitations; whereas the canal’s surface
water has been shown to be seriously polluted, especially in terms of DO, BOD5, COD and Amoni
which are many times higher than the legal standards. Therefore, we have concluded that Me Linh
canal is polluted and could hardly accept more waste water from Toyota Motor Vietnam Co., Ltd.