Đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế và nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ở 2 xã đất mũi và khánh hội tỉnh Cà Mau

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu hướng đến của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương nơi được chọn để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn 90% người dân có quan tâm và nhận được cảnh báo về hiện tượng thiên tai bất thường, ngoài ra còn có các biểu hiện khác như nước biển dâng, mưa bão thất thường, ngập lụt, hạn hán, xảy ra ở địa phương. Từ đó đề ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu gây ra góp phần ổn định sinh kế của người dân, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá ảnh hưởng đến sinh kế và nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu ở 2 xã đất mũi và khánh hội tỉnh Cà Mau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
839 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SINH KẾ VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở 2 XÃ ĐẤT MŨI VÀ KHÁNH HỘI TỈNH CÀ MAU Đặng Ngọc Hải, Phạm Thị Kim Hoa GVHD: PSG.TS. Thái Văn Nam Viện Khoa học Ứng dụng Hutech, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Việt Nam TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu hướng đến của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thực tế tại địa phương nơi được chọn để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn 90% người dân có quan tâm và nhận được cảnh báo về hiện tượng thiên tai bất thường, ngoài ra còn có các biểu hiện khác như nước biển dâng, mưa bão thất thường, ngập lụt, hạn hán,xảy ra ở địa phương. Từ đó đề ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu gây ra góp phần ổn định sinh kế của người dân, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng, sinh kế, nhận thức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ [1] BĐKH là một trong những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay và là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại ở thế kỷ 21 trong đó có Việt Nam. Sinh kế của người dân ven biển đang ngày càng mất dần tính ổn định và nguy cơ rủi ro ngày một gia tăng. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản... trước kia là những nguồn thu chủ yếu mang lại sự ấm no, giàu có cho người dân thì ngày nay đang giảm sút đáng kể, mất dần tính ổn định. Vấn đề đặt ra ở đây là người dân nhận thức như thế nào về BĐKH? Người dân đã ứng xử như thế nào với BĐKH trong đời sống và sản xuất nông nghiệp (SXNN), nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.Và những giải pháp nào cần được thực hiện để nâng cao hiệu quả các hoạt động ứng xử với BĐKH cho các hộ dân? là những vấn đề đặt ra cần được quan tâm. Bài báo tìm hiểu, tiếp cận nhận thức, ứng xử của người dân về BĐKH trong đời sống và SXNN; một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ứng xử với BĐKH của người dân ven biển các xã của tỉnh Cà Mau. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách tại địa phương nhận thức rõ hơn những tác động và cùng với cộng đồng tìm ra những giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu Mục đích chọn khu vực nghiên cứu như vậy là vì 2 xã Khánh Hội huyện U Minh và xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển mỗi xã đều có vị trí địa lý giáp biển Tây và biển Đông, đời sống sinh kế đặc trưng và chịu tác động của BĐKH khác nhau, nên chịu trực tiếp những ảnh hưởng xấu của các biểu hiện cực đoan của BĐKH như lốc xoáy, nước biển dâng, sạt lở, 840 2.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa Giúp thu thập, bổ sung số liệu về tự nhiên - kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường ở xã Đất Mũi và xã Khánh Hội. Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, khảo sát 26 hộ gia đình thuộc xã Đất Mũi và Khánh Hội. Phạm vi nghiên cứ của đề tài giới hạn đối tượng quan sát là các hộ gia đình riêng lẻ. Bảng khảo sát có nội dụng chính: Tìm hiểu thông tin về sinh kế và nhân thức về ảnh hưởng và tác động của biến đổi khí hậu; cách thích ứng với BĐKH và giải pháp của chính quyền địa phương Được sử dụng các câu hỏi dưới dạng định tính với thang đo định danh để điều tra khảo sát như: rất không ảnh hưởng, không ảnh hưởng, bình thường, ảnh hưởng, rất ảnh hưởng. 2.3. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp số liệu Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Sở Ban Ngành tỉnh Cà Mau như: – Các thông tin về số trận bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), sạt lở, lốc xoáy cùng với các thiệt hại do thiên tai gây ra được cung cấp từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Cà Mau, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau và Chi cục thuỷ lợi tỉnh Cà Mau. – Các số liệu thống kê kinh tế xã hội được cung cấp từ Cục thống kê tỉnh Cà Mau qua sách Niên Giám thống kê tỉnh Cà Mau từ năm 2009 đến 2018. – Ngoài ra đề tài còn sử dụng các số liệu, thông tin từ sách báo, internet và kế thừa các số liệu có sẵn từ các đề tài và sách có liên quan đến tài nghiên cứu. Số liệu sơ cấp Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu kiểm tra tỷ lệ, với các tiêu chí chọn mẫu như sau: địa bàn cư trú, đặc trưng sinh kế. Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi bán cấu trúc. Nội dung trao đổi bao gồm: Các thông tin về hộ gia đình như giới tính, số nhân khẩu, trình độ học vấn,Thông tin về sự tổn thương do BĐKH gây ra, sự hiểu biết và khả năng thích ứng với BĐKH. 2.4. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu Các số liệu được nhập và xử lý qua bảng tính Microsoft Excel nhằm thống kê mô tả các số liệu và thông tin đã thu thập được. Các kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng bảng thống kê và đồ thị thống kê. 841 Hình 1. Tiến trình khảo sát và xử lý thông tin 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu .[7] Vào mùa mưa bão tình trạng ngập lụt, xói lở bờ biển với cường độ ngày càng tăng gây thiệt hại lớn đến sản xuất của người dân và làm cho rừng phòng hộ ven biển bị tàn phá nặng nề, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Vào mùa khô tình trạng hạn hán xâm nhập mặn tại các vùng đất thấp ven biển, nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt của người dân. Thực trạng nước biển dâng đang ngày một tăng cao, biển xâm thực vào đất liền cuốn đi những rừng cây ven đê, đe dọa trên 400 ha đất sản xuất của người dân. Trong tháng 6 và những ngày đầu tháng 7/2018, Thiên tai làm sập 129 căn nhà, tốc mái 476 căn nhà và 135 căn nhà bị sạt lở. Bên cạnh đó, thiên tai còn gây nên sạt lở 3.560m đất ven sông, xói lở 105km bờ biển và đê biển, làm sập 3 hàng đáy ngoài khơi. Ngoài ra, trên vùng biển Cà Mau thường xảy ra sóng to, gió lớn đã làm 12 tàu cá bị hỏng, 20 tàu cá bị chìm, khiến 4 thuyền viên tử nạn, 4 thuyền viên bị thương và 22 thuyền viên mất tích trên biển. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính ban đầu khoảng 22 tỷ đồng. [7] 3.2. Kết quả nghiên cứu Qua thống kê tỷ lệ giới tính tại xã Đất Mũi có 44.44% số lao động là nữ và 55.56% số lao động là nam. Nhìn chung, tại các huyện ven biển tỉnh Cà Mau, tỷ lệ lao động chính là nữ vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân có sự chênh lệch không quá cao này phần lớn là do xã hội ngày càng phát triển, quyền bình đẳng nam nữ ngày càng được nâng cao, những người phụ nữ họ muốn chia sẽ bớt phần nào gánh nặng trong gia đình với người đàn ông. Trình độ học vấn của các chủ hộ tại xã Đất Mũi còn khá thấp đối với tình hình xã hội đang ngày càng phát triển như hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến trình độ học vấn thấp là vì xã Đất Mũi có vị trí nằm ở tận cùng tổ quốc, trước đây là nơi xa xôi, hẻo lánh, cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém, trường học ít. Mặt khác do đời sống khó khăn trẻ em không được sự quan tâm chu đáo của gia đình, phải phụ giúp gia đình tìm kiếm kế sinh nhai nên việc đi học là mong muốn khó thực hiện đến khi lớn lên trở thành chủ hộ của một gia 842 đình thì họ lại tiếp tục rơi vào vòng lẩn quẩn của sinh kế gia đình và khá ngại ngùng khi tuổi cao mà mới bắt đầu đi học.(Hình 2) Hình 2: Trình độ học vấn của chủ hộ ở xã Đất Mũi 3.2.1. Thực trạng đời sống sinh kế của các hộ dân Nông nghiệp là thế mạnh then chốt, quyết định lớn đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau. Nhưng trong những năm gần đây tỉnh đang có hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mới công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Buôn bán - dịch vụ đang ngày càng phát triển mạnh mẽ theo đúng mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà đem lại nguồn thu nhập cho 30.77% các hộ gia đình trong đó xem đây là nguồn thu nhập chính. Ngoài ra tỉ lệ cán bộ, công nhân viên cũng chiếm 26.92% trong cơ cấu kinh tế đời sống của người dân. Các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, làm thuê/công tự do,đang góp phần thúc đẩy đời sống của các hộ dân ven biển có thêm nguồn thu nhập và ổn định hơn. (Hình 3) Hình 3: Đặc điểm đời sống sinh kế của người dân 3.2.2. Nhận thức của cộng đồng dân cư ven biển về biến đổi khí hậu Phần lớn các thông tin được nhiều hộ dân quan tâm và chú ý đến chính là nước biển dâng, các thông tin dự báo về tình hình khí hậu cực đoan như bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), hạn hán, tình hình diễn biến xâm nhập mặn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân không biết về những thông tin BĐKH. Nguyên nhân các hộ dân không biết những thông tin về BĐKH là do cuộc sống hàng ngày của họ khá bận rộn, họ không có thời gian để chú ý quan tâm đến những thông tin trên và do đặc thù của công việc không phụ thuộc vào tình hình thời tiết khí hậu. 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 MÙ CHỮ CẤP 1 CẤP 2 CẤP 3 TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG ĐẠI HỌC 0 23.08% 23.08% 26.92% 15.38% 11.54% 3.85% 0.00% 0.00% 3.85% 7.69% 30.77% 26.92% 15.38% 7.69% 3.85% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% trồng trọt chăn nuôi gia cầm công việc liên quan rừng tiểu thủ công chế biến nông - thủy sản buôn bán / dịch vụ cán bộ công nhân viên làm công/ thuê tự do khác 843 Hình 3: Kênh thông tin cung cấp kiến thức về biến đổi khí hậu tương lai cho người dân 3.2.3. Ảnh hưởng của biến đổ khí hậu đến sinh kế của người dân. Từ bảng khảo sát ta có thể thấy đa số người dân đều nhận định rằng BĐKH đang gây ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến đời sống sinh kế của họ vì trồng lúa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là sinh kế chính của các hộ dân vì vậy các yếu tố thời tiết, khí hậu xấu sẽ tác động trực tiếp đến năng suất và doanh thu cho các hộ dân. Một số ít người dân sống bằng nghề làm công nhân viên chức hay làm công, thuê tự do,cho rằng BĐKH không ảnh hưởng đến đời sống sinh kế hoặc có thì cũng ảnh hưởng gián tiếp ở mức trung bình. Bảng 4: Mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với sinh kế của người dân 3.3. Đề xuất các giải pháp ứng dụng 3.3.1. Giải pháp tránh những đe doạ do các hiện tượng thời tiết cực đoan từ BĐKH gây ra Trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng phòng hộ, nghiêm cấm mọi hình thức phá rừng để giúp tránh sạt lở cho vùng ven biển. Di dời dân cư sống ven biển đến những khu tái định cư đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân để tránh những nguy hiểm do thiên tai xảy ra đối với những hộ sống trong vùng ven biển có nguy cơ sạt lở nặng nề, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già những người chịu tổn thương nhiều nhất. Xây dựng các cơ sở hạ tầng vững chắc, đặc biệt là xây dựng các tuyến đê, thay thế đê rọ đá, đê kè tạm thời bằng đê tạo bãi nhằm bảo vệ và đạt hiệu quả lâu dài. 3.3.2. Giải pháp về sinh kế Thực hiện các chính sách giảm nghèo theo hướng nâng cao năng lực tự thoát nghèo cho người nghèo, bằng cách tăng cường các hoạt động dạy nghề, nâng cao các kỹ năng, hiểu biết không chỉ về lĩnh vực lao động của mình và còn về sức khỏe để người nghèo có đủ các kiến thức theo đuổi sinh kế của mình. Các chính sách về an sinh xã hội (hỗ trợ người nghèo, bảo hiểm) và chính sách tín dụng cần có đặc thù đối với đối tượng người nghèo, đặc biệt là những người nghèo phải gánh chịu hậu quả của thiên tai. 3.3.3. Giải pháp về giáo dục Thành lập quỹ khuyến học hỗ trợ những con em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Vận động người dân tham gia phổ cập giáo dục nâng cao trình độ tri thức, thành lập các câu lạc bộ đọc sách, xây dựng thư viện, mở lớp giáo dục thường xuyên bồi dưỡng trình độ văn hóa cho người dân, đặc biệt là trong những người dân sống ven biển vô canh vô cư không biết chữ. 28.30% 1.89% 32.08% 26.42% 1.89% 9.43% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% truyền hình radio chính quyền địa phương internet bà con hàng xóm hội đoàn thể khác 0.00% 20.00% 40.00% Hoàn toàn không ảnh hưởng Không ảnh hưởng Trung bình Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng tài sản kinh tế 844 3.3.4. Giải pháp về y tế Các tổ chức y tế cần có nhiều chuyến đi khám bệnh và điều trị cho các hộ dân vùng ven biển, tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân bảo vệ sức khoẻ, đồng thời vận động người dân sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình để không làm tăng dân số quá mức, trẻ em sinh ra được nuôi dạy tốt hơn, đời sống gia đình được cải thiện và nâng cao. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận BĐKH diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Cà Mau đa phần có sinh kế chủ yếu là sinh sống bằng nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và buôn bán. Các hộ dân sống ven biển có trình độ thấp; lao động phổ thông là chủ yếu nên vẫn còn rất nhiều hộ dân sống bằng làm công/thuê tự do với nên thu nhập không ổn định, đời sống của các hộ dân còn khó khăn vất vả. Mặt khác, các hộ dân sống ven biển là những đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp từ những tác động xấu của BĐKH gây ra như bão, hạn hán, lốc xoáy, sạt lở, 4.2 Kiến nghị Đối với ngƣời dân sống ven biển Cần chủ động nắm bắt thông tin về BĐKH và phòng tránh trước những tác động bất thường của thời tiết, khí hậu cực đoan gây ra. Phải mạnh dạng đưa khoa học kĩ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, các lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật canh tác để có thể vừa học hỏi thêm vừa rút kinh nghiệm trong sản xuất của mình. Cần chủ động cho con em đến trường nhằm nâng cao trình độ nhận thức và nâng cao trình độ học vấn của thế hệ trẻ sau này. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi xuống sông và không phá rừng. Đối với cấp chính quyền địa phƣơng Trên hết là vận động toàn dân tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh hoạt động của những tổ chức xã hội ở địa phương để họ thu thập được các thông tin và có cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng. Hỗ trợ cho những người dân có đất sản xuất được vay vốn để mua phương tiện phục vụ cho việc sản xuất và cho những hộ sống chủ yếu bằng nghề biển được vay vốn để sửa chữa và mua mới tàu biển. Cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa công tác giáo dục, cần tích cực tuyên truyền cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của việc đi học và các thông gin về BĐKH. Chính quyền địa phương cần phải tổ chức các buổi tập huấn, thường xuyên cho những hộ dân ven biển giúp cho người lao động nâng cao được trình độ, đồng thời thành lập các hợp tác xã sản xuất để tạo môi tường học hỏi kinh nghiệm tốt nhất cho người dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Thị Hoa “Ứng xử của người nông dân vùng ven biển đối với biến đổi khí hậu tại xã Giao Thiện huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.” [2] Đặng Hồ Phương Thảo “Nhận thức của cộng đồng Thành phố Tây Ninh về tác động của biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng”. [3] Bộ Tài nguyên và môi trường. - Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Hà Nội, 2008, tr.7. [4] Trần Thọ Đạt, Ths.Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, Diễn đàn phát triển Việt Nam, Hà Nội. [5] Trần Thục (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [6] Lê Nguyễn Đoan Khôi. - Nhận thức của cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và các giải pháp ứng phó, Tạp chí khoa học – Đại học Huế, 2011, số 67. [7] www.dantocmiennui.vn/xa-hoi/ca-mau-bi-thiet-hai-nang-ne-do-anh-huong-thien-tai
Tài liệu liên quan