Đánh giá chất lượng dịch vụ hệ thống khách sạn từ 3 – 5 sao của saigontourist trên địa bàn tphcm
Từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II đến nay, ngành du lịch liên tục phát triển và có những bước tăng trưởng mạnh. Nếu ở nhữngnăm 1950 thế giới có trên dưới 100 triệu lượt khách du lịch, thì những năm 1990 con số này tăng lên gấp sáu lần, và từ đầu thế kỷ 21, đạt hơn 800 triệu lượt khách/năm với doanh thu ngành du l?ch ở mức 623 tỷ US$ năm 2004, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển mang lại siêu lợinhuận cho nền kinh tế. Ngành du lịch vì vậy được ví như “Con gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam, từ sau Chính sách Đổi Mớicủa Đảng và Nhà nước năm 1988, cùng với chính sách Mở cửa hội nhập, nền kinh tế đã có những bước chuyển mình với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 7.5% và được các chuyên gia phân tích kinh tế thế giới đánh giá cao. Đồng hành vớisự tăng trưởng của nền kinh tế, thì ngành du lịch Việt Nam cũng đạt nhiều thànhtựu đáng kể. Trước năm 1995 khi những đoàn khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là công tác ngoại giao, thì những năm sau đó tỷ lệ khách quốc tế đếnViệt Nam với mục đích du lịch khá cao đẩy mức tăng trưởng đều hàng nămlên 7.7%. Năm 2005, Việt Nam được Hiệp hội Du lịch Thế giới xếp vàohàng thứ 7 của thếgiới về tăng trưởng du lịch nhanh, và dự đoán Việt Nam vẫn nằm trong vị trí “Top” mười nước dẫn đầu về tăng trưởng du lịch giai đoạn 2007 – 2016. Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố có nền kinh tế năng động nhất nước đã và đang chuyển mình theo hướng tăng dần tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nếu trước năm 2001, lượng khách du lịch quốc tế đếnTPHCM chỉ trên dưới - 2 -GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUỖI KHÁCH SẠN THUỘC SAIGONTOURIST TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 1 triệu người, thì chỉ sau 5 năm, con số này tăng gấp đôi đạt 2 triệu du khách quốc tế, chiếm gần 80% lượt khách quốc tế đến Việt Nam (Nguồn - Sở du lịch TPHCM). Song song với sự phát triển của “ngành công nghiệp không khói” thì hoạt động kinh doanh khách sạncũng có những bước tiến đáng kể. Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn gia tăng lên theotỷ lệ thuận đếnnăm 2005 đã có 640 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, trong đó khách sạn từ 3 – 5 sao chiếm 5.5% và công suất phòng đạt bình quân 75%. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2004, và chiếm 88.4% tổng doanh thu toàn ngành du lịch. Nổi bật lên trong ngành “công nghiệp không khói” tại TPHCM là Tổng Công Ty Du Lịch Sài Gòn (Saigontourist) - công ty du lịchhàng đầu của Việt Nam. Phương châm “Thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng bằng chất lượng phục vụ và những giải pháp sáng tạo”đã định hướng cho sự đi lên không ngừng của hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của công ty, trong đó có dịch vụ khách sạn. Tính đến cuối năm 2005, Tổng Công ty Du lịch SàiGòn (Saigontourist) quản lý 56 khách sạn và 13 khu nghỉ mát(resorts) xuyên suốt từ Bắc vào Nam, trong đó tập trung nhiều nhất là 30 khách sạn đạt chuẩn quốc tế đang hoạt động tại TPHCM. Chính sách Mở Cửa hội nhập của Nhà nước đã manglại những thuận lợi về nguồn khách cho công ty, nhưng bên cạnh đó thì Saigontourist phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gây gắt của thị trường, và trong điều kiện này sự hài lòng của khách hàng luôn là mối quan tâm hàng đầu cho sự tồn tại và phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dukhách quốc tế trong dịch vụ khách sạn, bên cạnh những nâng cấp về nội thất và tiện nghi thì thông qua Phiếu góp ý, đội ngũ quản lý ở các khách sạn sẽ giải quyết ngay nhữngthắc mắc, than phiền để - 3 -GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHUỖI KHÁCH SẠN THUỘC SAIGONTOURIST TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM làm hài lòng khách. Trên thực tế, phương pháp này có thể đánh giá được sự thỏa mãn của từng khách hàng và nhanh chóng tiếp thu ý kiến đóng góp của họ. Tuy nhiên sử dụng Phiếu góp ý thì không thể thống kê và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượngdịch vụ của hệ thống khách sạn một cách hệ thống và toàn diện, do đó, sẽ không có cơ sở để so sánh chất lượng dịchvụ của mình với những đối thủ cạnh tranh, và cũng khó nhận định được sự quan tâm của khách hàng về những tiêu chí trong chất lượng dịch vụ ra sao. Việc tìm ra các yếu tố hạn chế của khách sạn nhưng có tác động vào sự thỏa mãn của khách hàng, để từ đó đề ra những giải pháp mang tính chiến lược “đánh đúng” vào những yếu tố đó là cần thiết để cải tiến chất lượng dịch vụ đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty, đó là lý do tôi chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỆ THỐNG KHÁCH SẠN TỪ 3 – 5 SAO CỦA SAIGONTOURIST TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM”để nghiên cứu.