Đánh giá chất lượng túi tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần trong 6 ngày lưu trữ

Thời gian lưu trữ tối đa của khối tiểu cầu là 5 ngày rất ngắn so với các chế phẩm từ máu khác. Vì vậy mục tiêu thử nghiệm kéo dài thời gian lưu trữ tiểu cầu là xu hướng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực truyền máu đang hướng đến, đề tài của chúng tôi cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Mục tiêu: Đánh giá khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần được lưu trữ trong 6 ngày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 100 đơn vị tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần bằng phương pháp Buffy‐coat tại bệnh viện Truyền máu‐Huyết học; phương pháp tiến cứu in vitro tại 0, 3, 5, 6 ngày lưu trữ. Kết quả và kết luận: Số lượng tiểu cầu ở ngày lưu trữ thứ 6 giảm 3,6% so với ngày thứ 5; số lượng bạch cầu và hồng cầu xu hướng giảm trong giới hạn tiêu chuẩn; giá trị pH trong giới hạn tiêu chuẩn 6,4‐7,4 có 02 túi bất thường có liên quan đến sự nhiễm khuẩn; ngày thứ 6 xuất hiện 01 mẫu dương tính nâng tỷ lệ cấy máu dương tính trong lô thí nghiệm là 2% cao hơn các nghiên cứu khác. Vậy thời gian lưu trữ của tiểu cầu buffycoat 5 ngày là tốt nhất phù hợp với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng túi tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần trong 6 ngày lưu trữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  76 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÚI TIỂU CẦU ĐIỀU CHẾ   TỪ MÁU TOÀN PHẦN TRONG 6 NGÀY LƯU TRỮ  Huỳnh Thị Hoàng Trúc*, Nguyễn Phương Thảo*, Trần Hoàng Đạt*, Đào Ngọc Tuyền*,   Mai Thanh Truyền*, Trương Thị Kim Dung*  TÓM TẮT  Thời gian lưu trữ tối đa của khối tiểu cầu là 5 ngày rất ngắn so với các chế phẩm từ máu khác. Vì vậy mục  tiêu thử nghiệm kéo dài thời gian lưu trữ tiểu cầu là xu hướng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực truyền máu  đang hướng đến, đề tài của chúng tôi cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.  Mục tiêu: Đánh giá khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần được lưu trữ trong 6 ngày.  Đối  tượng  và  phương  pháp  nghiên  cứu: 100  đơn vị  tiểu cầu  được  điều chế  từ máu  toàn phần bằng  phương pháp Buffy‐coat tại bệnh viện Truyền máu‐Huyết học; phương pháp tiến cứu in vitro tại 0, 3, 5, 6 ngày  lưu trữ.  Kết quả và kết luận: Số lượng tiểu cầu ở ngày lưu trữ thứ 6 giảm 3,6% so với ngày thứ 5; số lượng bạch  cầu và hồng cầu xu hướng giảm trong giới hạn tiêu chuẩn; giá trị pH trong giới hạn tiêu chuẩn 6,4‐7,4 có 02 túi  bất thường có  liên quan đến sự nhiễm khuẩn; ngày thứ 6 xuất hiện 01 mẫu dương tính nâng tỷ  lệ cấy máu  dương tính trong lô thí nghiệm là 2% cao hơn các nghiên cứu khác. Vậy thời gian lưu trữ của tiểu cầu buffycoat  5 ngày là tốt nhất phù hợp với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước.  Từ khóa: tiểu cầu buffy‐coat, thời gian lưu trữ tiểu cầu.  ABSTRACT  THE QUALITY OF BUFFYCOAT PLATELETS AFTER STORAGE FOR 6 DAYS  Huynh Thi Hoang Truc, Nguyen Phuong Thao, Tran Hoang Dat, Dao Ngoc Tuyen,   Mai Thanh Truyen, Truong Thi Kim Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐  No 5 ‐ 2013: 75 ‐ 80  The platelet stored for 5 days, is very short compared to the other blood products. So test objectives prolong  platelet storage trend researchers in the field of blood transfusion are targeting, our theme isn’t exception to that  goal.    Objective: The quality of Buffycoat platelets after storage for 6 days.  Study design and methods: 100 units Buffycoat platelets at Blood Transfusion – Hematology Hospital,  prospective study of in vitro buffycoat platelets function after storage at 0, 3, 5, 6 day.   Result and conclusion: The number of platelets after storage 6th day down 3.6% over the first 5 days, the  number of  leukocytes and erythrocytes decreased  in  the standard  limit; pH value of 6.4  to 7.4 standard  limit,  there are 2 units abnormalities pH value related to the infection, the 6th day of the 01 positive samples increased  the rate of positive blood cultures in the experimental groups was 2% higher than other studies. So the storage  time of the buffycoat platelet 5 days is best suited to the domestic and international standards.  Keys: Buffycoat Platelet, Platelet storage time.  ĐẶT VẤN ĐỀ   Tiểu  cầu giữ vai  trò  rất  quan  trọng  trong  quá trình cầm máu và chống chảy máu do đó  tiểu cầu được sử dụng rộng rãi  trong điều  trị  nội, ngoại, sản khoa Khối tiểu cầu được sản  * Bệnh viện Truyền máu Huyết học  Tác giả liên lạc: CN. Mai Thanh Truyền   ĐT: 0918923636   Email: maithanhtruyen@gmail.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  77 xuất bằng phương pháp  tách  tiểu cầu  từ máu  toàn phần hoặc gạn  tách bằng máy chiết  tách  tự động từ người cho.  Ngày  nay,  khoa  học  phát  triển,  kỹ  thuật  hiện đại cũng như việc sử dụng hóa chất trong  điều  trị ung  thư  có  hiệu  quả  đặc  biệt  là  ung  thư máu, trong điều trị nội, ngoại, sản khoa  đã góp phần  tăng nhu cầu  sử dụng khối  tiểu  cầu.  Khối  tiểu  cầu  điều  chế  từ máu  toàn phần  hiện  nay  được  dùng  rất  phổ  biến  nhất.  Sản  phẩm  được  điều  chế  bằng  2  phương  pháp:  Buffycoat  và  huyết  tương  giàu  tiểu  cầu,  bảo  quản trong túi nhựa có chức năng trao đổi khí,  để trên máy lắc ở nhiệt độ 20‐ 24 độ C, hạn sử  dụng 5 ngày(2).  Theo một số tài liệu và nghiên cứu trên thế  giới  nếu  đảm  bảo  nhiệt  độ  lưu  trữ  ổn  định,  quá trình điều chế khối tiểu cầu trong hệ thống  kín  thì  có  thể kéo dài  thêm  thời gian  lưu  trữ  tiểu cầu thường quy từ 5 đến 7 ngày(11).  Để cung cấp kịp thời khối tiểu cầu cho các  bệnh viện trong thành phố là một yêu cầu cấp  thiết  trong  công  tác  truyền  máu,  chúng  tôi  mong muốn có thể kéo dài thời gian bảo quản  khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn phần thêm  1 ngày (lưu trữ 6 ngày) so với hiện nay tại Việt  Nam  (5  ngày)(2)  nhằm  tăng  thêm  năng  suất  điều chế, đảm bảo kịp  thời, chủ động và hiệu  quả  quan  trọng  là  đảm  bảo  an  toàn  truyền  máu.  Chúng  tôi  tiến  hành  tìm  hiểu  và  thực  hiện đề  tài: “Đánh giá chất  lượng  túi  tiểu cầu  điều  chế  từ máu  toàn phần  trong 6 ngày  lưu  trữ”.  Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát  Đánh giá khối tiểu cầu điều chế từ máu toàn  phần được dự trữ trong 6 ngày.  Mục tiêu cụ thể  Xác  định  số  lượng  tiểu  cầu  được  dự  trữ  trong 6 ngày.  Xác định số  lượng bạch cầu và pH của sản  phẩm tiểu cầu dự trữ.  Tỷ lệ cấy máu ở ngày thứ 6 dự trữ tiểu cầu.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng  Các  đơn vị  tiểu  cầu  được  điều  chế  từ máu  toàn phần bằng phương pháp buffycoat tại bệnh  viện Truyền máu‐Huyết học.  Tiêu chuẩn chọn mẫu  Các đơn vị tiểu cầu đạt tiêu chuẩn kiểm tra  chất lượng ban đầu.  Các đơn vị tiểu cầu có kết quả sàng lọc virus,  vi khuẩn, kháng thể bất thường đều âm tính.  Cỡ mẫu: 100 đơn vị.  Phương tiện và kỹ thuật nghiên cứu  Cân điện tử.  Máy xét nghiệm huyết đồ Micros 60.  Máy hàn dây.  Máy cấy máu tự động Bactec 9050.  pH kế.  Máy lắc lưu trữ tiểu cầu.   Địa điểm nghiên cứu  Nghiên  cứu  được  thực  hiện  tại  bệnh  viện  Truyền máu – Huyết học.  Phương pháp nghiên cứu  Tiến cứu tại các thời điểm lưu trữ tiểu cầu 0,  3, 5, 6 ngày.  Phân tích kết quả  Số  liệu sau khi  thu nhận sẽ được phân  tích  thống kê bằng phần mềm thống kê của chương  trình Excel. Các kết quả sẽ được trình bày dưới  dạng bảng và biểu đồ.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  78 Sơ đồ 1. Sơ đồ nghiên cứu  KẾT QUẢ  Chúng tôi thực hiện nghiên cứu in vitro trên  100 đơn vị tiểu cầu điều chế theo phương pháp  Buffycoat tại bệnh viện Truyền máu Huyết học  với kết quả:   Bảng 1. Chất lượng túi tiểu cầu sau 6 ngày lưu trữ  Ngày 0 (n=100) Ngày 3 (n=100) Ngày 5 (n=100) Ngày 6 (n=100) P* SLTC (x109/túi) 54,3 ±6,7 50,8 ±5,9 47,1 ±6,3 45,5 ±5,6 >0,05 SLBC (x109/túi) 0,14 ±0,016 0,14 ±0,03 0,11 ±0,018 0,13 ±0,021 >0,05 SLHC (x109/túi) 0,05 ±0,034 0,04 ±0,010 0,02 ±0,019 0,02 ±0,024 >0,05 pH 7,10 ±0,07 7,30 ±0,03 7,22 ±0,05 7,19 ±0,07 >0,05 Giá  trị  trung bình±SD; P* so sánh với  tiêu  chuẩn  chất  lượng  khối  tiểu  cầu  điều  chế  từ  máu  toán  phần  theo  phương  pháp  buffycoat  tại bệnh viện Truyền máu Huyết học.  Đồ thị 1. Số lượng tiểu cầu lưu trữ  Bảng 2. Kết quả cấy máu  Ngày lưu trữ Kết quả cấy máu (n=100) Âm tính Dương tính Ngày 0 100 0 Ngày 3 100 0 Ngày 5 99 1 Ngày 6 98 1 Sau 6 ngày lưu trữ 98 2 Sau  6 ngày  lưu  trữ,  số  lượng  tiểu  cầu ngày  thứ 0 là 54,3±6,7x109/túi giảm còn 47,1±6,3 x109/túi  ngày  thứ  5  và  ngày  thứ  6  còn  45,5±5,6x109/túi  tương  ứng  giảm  16,21%,  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0,05) giữa ngày 0 và ngày 5, so sánh giữa ngày  thứ 5 và thứ 6 số  lượng giảm 3,60% (từ 47,1±6,3  x109/túi  còn 45,5±5,6 x109/túi), không  có ý nghĩa  thống kê (p>0,05) vì số lượng tiểu cầu không giảm  nhiều. So sánh giữa ngày thứ 0 và ngày thứ 6 ta  thấy số lượng tiểu cầu cũng có ý nghĩa thống kê  (p<0,05). Cho nên về số lượng tiểu cầu tuy qua 6  ngày lưu trữ vẫn phù hợp tiêu chuẩn nội bộ của  bệnh viện  (p>0,05). Nhưng  theo khuyến cáo của  các chuyên gia, tiểu cầu sử dụng tốt nhất trong 5  ngày  trở  lại vì có  liên quan  đến khả năng phục  hồi  của  tiểu  cầu  trong  hệ  thống  tuần  hoàn  của  người bệnh. Tiểu cầu càng  lưu trữ  lâu khả năng  phục hồi kém, kèm theo các chất nội sinh do tiểu  cầu vỡ, bạch cầu, hồng cầu  tạo nên gây nên các  biến chứng trong truyền máu(4).   Số  lượng  bạch  cầu  từ  0,14±0,016  x109/túi  ở  ngày 0 không có  thay đổi ở ngày  thứ 3, giảm ở  ngày  thứ  5  và  tăng  ngày  thứ  6  (0,13±0,021  x109/túi).  Số  lượng  hồng  sau  6  ngày  lưu  trữ  có  xu  hướng giảm đều từ 0,05±0,034x109/túi xuống còn  0,02±0,024x109/túi.  Trong 6 ngày lưu trữ, pH của mẫu được duy  trì trên 6,4 và thay đổi tăng ở ngày thứ 3 sau đó  giảm ở các ngày lưu trữ còn lại (biểu đồ 3).   Kết  quả  cấy máu  (Hiếu  khí  và  kỵ  khí  trên  máy BACTEC 9050): Có 01 mẫu dương tính ngày  thứ  5 và  01 mẫu dương  tính ngày  thứ  6. Tổng  cộng có 02/100 mẫu dương  tính với kết quả cấy  máu.   Đạt Kiểm tra ngày 0  Lưu trữ 20‐240C, lắc   Kiểm tra ngày 3, 5, 6:  SLTC, SLBC, pH   Không đạt  Loại bỏ  Phân tích kết quả  Khối tiểu cầu từ MTP  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  79 So  sánh  với  tiểu  chuẩn  chất  lượng  nội  bộ  đánh giá khối  tiểu cầu buffycoat của bệnh viện  Truyền máu Huyết học thì phù hợp và không có  ý nghĩa thống kê (p>0,05).  Biểu đồ 2. Số lượng tiểu cầu sau 6 ngày lưu trữ  Biểu đồ 3. Giá trị pH tiểu cầu sau 6 ngày lưu trữ  BÀN LUẬN  Với chế phẩm tiểu cầu, theo quy định trong  và ngoài nước thời gian lưu trữ tối đa cho phép  là 5 ngày. Tuy nhiên có một số nghiên cứu của  các tác giả trên thế giới, tiểu cầu buffycoat có thể  lưu trữ 7 ngày, tiểu cầu chiết tách từ máy lưu trữ  8, 9 ngày hoặc hơn(6,,3,11), nhưng vấn đề họ quan  tâm  là kết quả của sự nhiễm khuẩn  trong suốt  quá trình lưu trữ.   Qua  đề  tài này,  chúng  tôi  thử nghiệm  kéo  dài  thời gian  lưu  trữ  tiểu cầu buffycoat  thêm 1  ngày, tức là 6 ngày lưu trữ ở nhiệt độ 20 – 240C.  lắc  liên  tục. Các  thông  số  ảnh hưởng  đến  chất  lượng chúng tôi quan tâm: số lượng tiểu cầu, số  lượng bạch cầu, số  lượng hồng cầu, giá  trị pH,  đặc biệt là kết quả cấy máu:   Tiểu cầu buffycoat sau 6 ngày  lưu trữ có số  lượng  tiểu  cầu  không  thay  đổi  nhiều  so  với  5  ngày  lưu  trữ  (thay  đổi  3,6%),  bảng  kết  quả  in  vitro cho  thấy sự giảm dần  trong  thời gian  lưu  trữ nhưng 95% đơn vị đạt tiêu chuẩn nội bộ của  bệnh  viện  Truyền máu Huyết  học  (≥45,5  x109  tiểu  cầu/túi),  điều  này  tương  tự  với  kết  quả  nghiên  cứu  của  tác  giả  R.  Cardigan,  L.  M.  Williamson  (2003);  H.  Schrezenmeier,  E.  Seifried1  (2010). Theo  Sherrill  J. Slichter và  công  sự  (2006)  sau 8 ngày lưu trữ tiểu cầu có khả năng phục hồi  sau khi truyền vào cơ thể người bệnh là 53±20%  so với  tiểu cầu sau 5 ngày  lưu  trữ 66±16%, kết  quả in vitro của chúng tôi là tương đồng. Đề tài  của chúng tôi chưa có điều kiện thử nghiệm trên  in  vivo. Cho  thấy  với  điều  kiện  lưu  trữ  đúng  quy định thì khả năng tồn tại của tiểu cầu sau 6  ngày là khả thi.  Số  lượng bạch  cầu và hồng  cầu nằm  trong  tiêu  chuẩn  cho phép và  có  xu hướng  thay  đổi  tương  tự  như  các  nghiên  cứu  khác.  Bạch  cầu,  hồng cầu ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tồn  tại và chất lượng của túi tiểu cầu vì các cytokin  (IL‐1,  IL‐8,  IL‐6,  TNF‐),  số  lượng  bạch  cầu  càng nhiều  thì mức  độ  các  cytokin  tạo  ra  càng  tăng. Các cytokin có thể gây một số phản ứng di  truyền máu như sốt không do tan máu, dị ứng,  sốc... kết quả  in vitro của đề  tài  là phù hợp với  các nghiên cứu khác sau hơn 5 ngày lưu trữ.  Giá trị pH từ  lâu được công nhận  là yếu  tố  quan  trọng  trong  lưu  trữ  tiểu  cầu. Giá  trị  pH  theo thời gian lưu trữ thể hiện sự biến đổi sinh  hóa,  hóa  lý  hoặc  thể  hiện  hiện  tượng  nhiễm  khuẩn, ảnh hưởng đến chất lượng túi tiểu cầu in  vitro. Giá trị pH thấp hay cao trong thời gian lưu  trữ  có  liên  quan  đến mức  độ  phục  hồi  và  sự  sống sót của tiểu cầu khi truyền cho người bệnh  cũng như quá trình nhiễm khuẩn của chế phẩm  tiểu  cầu.  Kết  quả  của  chúng  tôi  cho  thấy  pH  trong  6  ngày  lưu  trữ  nằm  trong  giới  hạn  tiêu  chuẩn (pH=6,4 – 7,4),  tuy giá  trị pH  trung bình  trong giới hạn tiêu chuẩn nhưng có 2 túi có giá  trị pH  thay  đổi bất  thường  tương  ứng với kết  quả cấy máu 2 túi trên dương tính. Điều này cho  thấy có sự thay đổi pH do nhiễm khuẩn. Biểu đồ  3 so sánh giá trị pH tại các thời điểm nghiên cứu,  phần  lớn  các mẫu  trong  nghiên  cứu  này  nằm  trong giới hạn  tiêu chuẩn. Nhìn chung,  lưu  trữ  tiểu cầu có thể chấp nhận khi pH 6,4‐7,4, pH có  sự tăng ở thời điểm 3 ngày là do sự giảm của khí  CO2 Sherrill J. Slichter và cộng sự (2006).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  80 Kết  quả  cấy máu  thể  hiện  ở  bảng  2. Nhìn  chung  trong  100  mẫu  thí  nghiệm  có  01  mẫu  dương tính ngày thứ 5, 01 mẫu dương tính sau 6  ngày lưu trữ, vậy tỷ lệ chung của lô thí nghiệm  sau 5 và 6 ngày lưu trữ là 1% và 2%, tương đồng  với các nghiên cứu khác (khoảng 1‐2% khối tiểu  cầu  bị  nhiễm  khuẩn, Dự  án  hỗ  trợ  kỹ  thuật  ‐  Viện Huyết học Truyền máu TW, 2008). Kết quả  trên  phản  ánh  nguy  cơ  nhiễm  khuẩn  của  chế  phẩm tiểu cầu trong suốt quá trình điều chế và  lưu  trữ, nhất  là  tiểu  cầu  điều  chế  từ máu  toàn  phần  có nguy  cơ nhiễm khuẩn  cao hơn  so với  tiểu cầu chiết tách bằng máy. Có 2 nguyên nhân  gây nhiễm  khuẩn  cho  tiểu  cầu  là nhiễm  trong  quá trình lấy máu, vận chuyển, điều chế và bảo  quản; nhiễm  từ người hiến máu. Vi khuẩn gây  nhiễm  tiểu  cầu  gồm  vi  khuẩn Gram  (+)  lẫn  vi  khuẩn Gram  (‐) như:  Staphylococcus  epidermidis,  Streptococcus  group  G,  Staphylococcus  aureus;  Klebsiella  pneumoniae,  Escherichia  coli,  Serratia  marcescens(10).  Qua kết quả nghiên cứu có giới hạn trong đề  tài này, về số lượng tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu  và giá  trị pH không có  sự khác biệt giữa ngày  thứ 6 và ngày 5 lưu trữ, nhưng kết quả cấy máu  cao hơn các kết quả nghiên cứu khác và có 01 túi  dương tính tại ngày thứ 6.   KẾT LUẬN  Cho  đến nay,  có  rất nhiều nghiên  cứu kéo  dài thời gian lưu trữ tiểu cầu, góp phần đảm bảo  cung cấp đủ cho người bệnh, giảm chi phí tăng  hiệu quả điều trị, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ  in  vitro  và một  vài  thí  nghiệm  in  vivo  tham  khảo. Cùng xu hướng đó, do điều kiện hạn chế,  đề tài chỉ dừng  lại khảo sát một số thông số cơ  bản và ở mức độ in vitro.  Số lượng tiểu cầu ở ngày lưu trữ thứ 6 giảm  3,6%  so với ngày  thứ  5;  số  lượng bạch  cầu và  hồng  cầu  xu  hướng  giảm  trong  giới  hạn  tiêu  chuẩn; giá trị pH trong giới hạn tiêu chuẩn 6,4‐ 7,4  có  2  túi  bất  thường  có  liên  quan  đến  sự  nhiễm  khuẩn;  ngày  thứ  6  xuất  hiện  01  mẫu  dương tính nâng tỷ lệ cấy máu dương tính trong  lô thí nghiệm là 2% sau 6 ngày lưu trữ cao hơn  các nghiên cứu khác.   Trong  truyền  máu  tiểu  cầu  đóng  vai  trò  quan trọng trên 2 mặt: Góp phần điều trị có hiệu  quả các trạng thái xuất huyết do giảm tiểu cầu;  tiểu cầu có thể gây các hậu quả xấu, thậm chí có  thể gây biến chứng nghiêm trọng, cho nên phải  thận trọng khi sử dụng tiểu cầu.   Để có kết quả chính xác hơn, chúng tôi kiến  nghị  mở  rộng  thí  nghiệm  với  số  lượng  mẫu  nhiều hơn, xét nghiệm bổ sung các chỉ tiêu khác  như nồng độ glucose, lactase và khả năng phục  hồi của tiểu cầu sau khi truyền cho bệnh nhân.  Vậy  thời gian  lưu  trữ của  tiểu cầu Buffy‐coat 5  ngày  là  tốt  nhất  phù  hợp  với  các  tiêu  chuẩn  trong và ngoài nước.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Block  M,  Rahring  S,  Kuntz  Lutz  D,  et  al  (2001),  Platelet  concentrates  derived  formed  buffy  coat  and  apheresis:  biochemical  and functional differences, Transfus Med; page 317‐324.  2. Bộ Y tế (2007), Quy chế truyền máu. NXB Y học.  3. Cardigan  R.  and Williamson  LM  (2003),  Review  article: The  quality of platelets after storage for 7 days, Transfusion Medicine  13, 173‐187.   4. Devine DV.  (2010), The Platelet Storage Lesion, Clin Lab Med  30.  5. Đỗ Trung Phấn: Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong  điều trị bệnh. NXB GDVN – Năm 2012.  6. Dumont LJ. and VandenBroeke T  (2003), Seven‐day storage of  apheresis platelets: report of an in vitro study, Transfusion, vol. 43.  7. European  Directorate  for  the  Quality  of  Medicines  &  HealthCare  (2008):  Guide  to  the  preparation,  use  and  quality  assurance of blood componenta 14 th edition.  8. Fijnheer  R.,  Pietersz,  D.  De  Korte  (1990),  Platelet  activation  during  preparation  of  platelet  concentrates: A  comparison  of  the  platelet‐rich R.N.I. plasma and the buffy coat methods, Tranfusion,  page 634‐638.  9. Jerad S. Prane K.  (1997), The platelet  storage  lesions, Transfus  Med Rev; page 130‐144.  10. Palavecino EL, Yomtovian RA, and Jacobs MR (2006), Review:  Detecting Bacterial Contamination in Platelet Products. Clin. Lab.  2006; 52: 443‐456.  11. Slichter SJ, Bolgiano D, Jones MK, (2006), Viability and function  of  8‐day‐stored  apheresis  platelets,  Transfusion  46,  page  1763‐ 1769.  12. Trần Ngọc Quế, Bùi Thi Mai An, Nguyễn Anh Trí: Lịch sử  phát  triển và những vấn  đề  của  truyền máu ngày nay, Một  số  chuyên đề Huyết học‐ Truyền máu, Tập IV, tr. 48‐63.  13. Viện Huyết  học  Truyền máu  Trung  Ương: Cung  cấp và  sử  dụng máu an toàn, năm 2005.  Ngày nhận bài báo:      20 tháng 9 năm 2013  Ngày phản biện:      24 tháng 9 năm 2013  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  81 Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013