Mục đích nghiên cứu là để đánh giá sự tổn thương của bờ biển tỉnh Bến Tre bằng chỉ số dễ bị
tổn thương (Coastal Vulnerability Index - CVI). Chỉ số CVI được tính dựa trên các đặc điểm địa
chất (địa mạo, độ dốc, và tốc độ xói lở của đường bờ) và vật lý (chiều cao sóng, biên độ dao động
triều, và mực nước biển dâng) của đường bờ. Kết quả xác định được diễn biến và mức độ tổn
thương ở khu vực nghiên cứu
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000168
412
ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG BỜ BIỂN
TỈNH BẾN TRE
Võ Hồng Sơn, Nguyễn Đình Thanh, Trương Minh Hoàng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HCM, Email: vhson206@gmail.com
TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu là để đánh giá sự tổn thương của bờ biển tỉnh Bến Tre bằng chỉ số dễ bị
tổn thương (Coastal Vulnerability Index - CVI). Chỉ số CVI được tính dựa trên các đặc điểm địa
chất (địa mạo, độ dốc, và tốc độ xói lở của đường bờ) và vật lý (chiều cao sóng, biên độ dao động
triều, và mực nước biển dâng) của đường bờ. Kết quả xác định được diễn biến và mức độ tổn
thương ở khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Chỉ số CVI, biến động đường bờ, mực nước biển dâng.
1. GIỚI THIỆU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tác
động của biển đổi khí hậu toàn cầu – cụ thể là mực nước biển dâng. Trong đó, tỉnh Bến Tre nằm ở
vùng đồng bằng thấp thuộc ĐBSCL và tiếp giáp biển Đông có diễn biến đường bờ biển phức tạp.
Đường bờ biển của tỉnh dài khoảng 65 km, có 3 huyện giáp biển: Bình Đại, Ba Tri, và Thạnh Phú.
Theo thống kê đến năm 2019, toàn tỉnh có 8 điểm xói lở bờ biển với chiều dài 19km, trong đó có
một số điểm xói lở mạnh như: khu vực Cồn Ngoài (xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri) dài 1200 m; khu
vực Cồn Lợi (xã Thạnh Hải, huyệnThạnh Phú) dài 1500 m; và bờ biển xã Thừa Đức dài 3000 m [1].
Do đó, việc đánh giá sự tổn thương đường bờ biển tại khu vực tỉnh Bến Tre là cần thiết nhằm đưa ra
những dự báo về các khu vực dễ xảy ra xói lở, từ đó đề ra những giải pháp bảo vệ bờ biển. Vì vậy,
tác giả đã tiến hành đánh giá sự tổn thương bờ biển bằng chỉ số dễ bị tổn thương (CVI), dựa trên 6
tham số: địa mạo, độ dốc, tốc độ xói lở, chiều cao sóng trung bình, biên độ triều trung bình, và mực
nước biển dâng tương đối.
Phương pháp chỉ số dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) ban đầu được Gornitz và Kanciruk (1989)
phát triển, sau đó được hiểu chỉnh bởi Thieler & Hammar-Klose (1999) [2] với mục đích là phát
triển cơ sở dữ liệu tai biến bờ biển để cung cấp cái nhìn chính xác về khu vực dễ bị tổn thương. Đây
là một trong những phương pháp đơn giản và đã được Cục Địa chất Mỹ sử dụng trên toàn bộ bờ
biển nước Mỹ. Ngoài ra, một số phiên bản khác đã được phát triển tùy vào số lượng tham số sử
dụng. Ở Việt Nam, một số tác giả đã và đang sử dụng phương pháp này nghiên cứu bờ biển các
tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu [3], Bình Thuận [4], Huế [5].
2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Các tham số địa chất
2.1.1. Địa mạo
Dựa vào bản đồ đặc điểm địa mạo ĐBSCL (Hình 1) [6], khu vực ven biển tỉnh Bến Tre có các
đơn vị địa mạo: phẳng triều, mũi cát nhô, rải rác cồn cát ven biển chạy song song đường bờ và rừng
ngập mặn. Các đơn vị địa mạo này được đánh giá ở mức rất cao đối với sự tổn thương đường bờ
(điểm 5) dựa vào bảng phân loại mức độ tổn thương bờ (Hammar-Klose và Thieler, 1999) (Bảng 1).
Tuy nhiên, hiện tại một số vị trí bờ biển đã được xây dựng kè bê tông, do đó, những vị trí có kè bê
tông được đánh giá ở mức độ rất thấp đối với sự tổn thương đường bờ (điểm 1).
2.1.2. Độ dốc bờ
Tham số độ dốc khá quan trọng trong việc đánh giá mức độ ngập lụt và khả năng thoát nước
trong một khu vực. Với những bãi biển có độ dốc thấp thì độ rủi ro cao hơn do khi nước dâng có thể
ngập lụt và ảnh hưởng trên diện rộng. Trong bài này tác giả sử dụng dữ liệu ETOPO 1 [7] để tính
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
413
độc dốc cho khu vực tỉnh Bến Tre. Theo đó toàn bộ đường bờ tỉnh có độ dốc trong khoảng 0.023 –
0.024 % ở mức tổn thương 4.
H nh 1 Bản đồ đặc điểm địa mạo
ĐBSCL [6]
H nh 2 Sơ đồ đường bờ ven
biển tỉnh Bến Tre giai đoạn
1990 - 2019
2.1.3. Xói lở bờ
Tác giả tiến hành thu thập và phân tích các ảnh viễn thám Landsat từ năm 1990 đến năm 2019
(8 bộ ảnh: 1990, 1995, 2000, 2005, 2010, 2015, 2017, 2019) để tiến hành trích lược đường bờ biển
và xác định vị trí các đoạn đường bờ ổn định, xói lở và bồi tụ. Hơn nữa, đề tài cũng tính toán tốc độ
xói lở dựa trên công cụ DSAS (Digital Shoreline Analysis System, hệ thống phân tích đường bờ kỹ
thuật số) và phần mềm ArcGIS (hình 3).
Kết quả phân tích cho thấy, huyện Ba Tri xu hướng chính trong khoảng 20 năm là bồi tụ với
tốc độ lớn nhất ~ 40 m/năm, một số nơi thuộc xã An Thủy và Bảo Thuận xảy ra hiện tượng sạt lở ~
7 m/năm. Xã Thừa Đức (Bình Đại) có đoạn bờ ~ 6.5 km sạt lở rất mạnh tốc độ có nơi lên đến 38
m/năm. Ở huyện Thạnh Phú có 2 xã giáp biển với diễn biến trái ngược nhau, xã Thạnh Hải có
đường bờ liên tục dịch chuyển vào trong đất liền tốc độ lớn nhất đạt 33.5 m/năm, trong khi xã
Thạnh Phong có đường bờ dịch chuyển về phía biển nhưng khoảng từ năm 2010 tốc độ chậm dần.
Dựa vào kết quả tính toán tốc độ xói lở - bồi tụ kết hợp với bảng 1, mức độ tổn thương đường bờ
dựa trên tốc độ xói lở được thể hiện ở hình 4 với điểm số từ 1 đến 5.
H nh 3 Kết quả phân tích đường bờ: a) Huyện B nh Đại b) Huyện Ba Tri c) Huyện Thạnh Phú
2.2. Các tham số vật lý
Do sự hạn chế về việc tiến hành quan trắc và đo đạc các yếu tố chiều cao sóng, biên độ dao
động triều, và mực nước biển dâng, tác giả đã tham khảo và sử dụng giá trị của các tham số này từ
các bài nghiên cứu có trước để tính toán chỉ số CVI.
a b c
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
414
2.2.1. Chiều cao sóng
Khu vực bờ biển phía Đông ĐBSCL nói chung và bờ biển tỉnh Bến Tre nói riêng có chiều cao
sóng trung bình là 0.9 m [8] so với phân loại cấp độ nguy hiểm trong bảng 1 là ở mức độ tổn thương
trung bình với số điểm là 3.
2.2.2. Biên độ dao động triều
Chế độ triều trong khu vực là bán nhật triều không đều, sự chênh lệch giữa triều cao và thấp
là 2.5 m [8]. Do đó, biên độ triều ở khu vực tỉnh Bến Tre được đánh giá ở mức độ tổn thương trung
bình với số điểm là 3.
2.2.3. Mực nước biển dâng tương đối
Trong nghiên cứu này, mực nước biển dâng trung bình được xác định theo “Kịch bản biến đổi
khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam – 2016” của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dựa vào trạm
hải văn gần nhất là trạm Vũng Tàu và chuỗi số liệu từ 1978 – 2014, vùng này có mực biển dâng
tương đối là 3.19 mm/năm [9], và được đánh giá ở mức độ tổn thương cao với giá trị là 4.
2.3. Tính toán CVI
Sau khi xác định các tham số về địa chất và vật lý của toàn bộ đường bờ biển và quy đổi sang
điểm mức độ tổn thương (từ 1 đến 5) dựa vào bảng 1. Chỉ số CVI được tính theo công thức (1) [10].
Chỉ số CVI √
(1)
Trong đó: a: địa mạo; b: độ dốc (%); c: tốc độ thay đổi đường bờ (m/năm); d: độ cao sóng
trung bình (m); e: biên độ triều trung bình (m); f: tốc độ thay đổi mực nước biển dâng (mm/năm).
ng 1. Phân loại mức độ tổn thương dựa trên 6 tham số (Hammar-Klose & Thieler, 1999) [10]
Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao
Điểm trọng số 1 2 3 4 5
Địa mạo
Bờ đá,
vách đá
Vách đá trung
bình, bờ biển
răng cưa
Vách thấp,
đồng bằng
bồi tích
Bãi biển cuội
sỏi, cửa sông,
đầm phá
Bãi biển đảo
ngáng, bãi biển
cát, đầm mặn,
phẳng triểu, tam
giác châu, rạn san
hô
Độ dốc (%) > 0.115 0.115 – 0.055
0.055 –
0.035
0.035 – 0.022 < 0.022
Thay đổi mực biển
tương đối
3.4
Đường bờ xói lở/bồi
tụ (m/năm)
> 0 0 - -5 -5 – -10 -10 - -30 < -30
Mực triều trung bình
(m)
> 6.0 4.1 – 6.0 2.0 – 4.0 1.0 – 1.9 < 1.0
Chiều cao sóng trung
bình (m)
1.25
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả tính CVI (hình 5) cho thấy rằng đường bờ tỉnh Bến Tre chủ yếu nằm ở mức tổn
thương từ trung bình đến rất cao trong đó xã Thừa Đức (~6.5 km) và xã Thới Thuận (~6.0 km) của
đường bờ huyện Bình Đại, một phần nhỏ (~2.0 km) xã An Thủy thuộc huyện Ba Tri, và khoảng
(~16 km) bờ biển xã Thạnh Hải thuộc huyện Thạnh Phú nằm ở mức cao đến rất cao. Trong khi đó
những phần bờ nằm lùi vô trong đất liền ít chịu ảnh hưởng hơn và tổn thương ở mức trung bình như
phía Nam xã Thới Thuận, phần lớn huyện Ba Tri, và xã Thạnh Phong những đoạn bờ này có xu
hướng bồi tụ.
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
415
Ta có thể thấy hai vùng bờ có chỉ số CVI cao (màu đỏ) có chung đặc điểm là nằm kế bên 2
cửa sông (Cửa Đại và Hàm Luông), và hơi nhô ra phía biển hơn các đoạn bờ còn lại. Có thể chính
điều này góp phần làm cho hai đoạn bờ chịu tác động mạnh hơn từ hoạt động của sóng, triều, sông
và dòng chảy ven bờ vào mùa gió Đông Bắc (dòng chảy có hướng Bắc Nam).
H nh 4 Tham số địa mạo
và xói lở/bồi tụ ven biển
tỉnh Bến Tre.
H nh 5 Kết quả tính
toán CVI.
4. KẾT LUẬN
Các dạng địa mạo kết hợp với độ dốc rất thoải là hai tham số chính dẫn đến mức độ dễ bị tổn
thương của đường bờ tỉnh Bến Tre được đánh giá từ trung bình trong xã Thạnh Phong, An Thủy,
Bảo Thuận, và Thới Thuận, cao đến rất cao trong xã Thạnh Hải và Thừa Đức. Hơn nữa, xói lở bờ
xảy ra mạnh mẽ nhất ở xã Thừa Đức, xã Thạnh Hải với tốc độ lần lượt khoảng 38 và 33.5 m/năm.
Kết quả đã chỉ ra các khu vực đường bờ với mức độ dễ bị tổn thương khác nhau, sẽ giúp chính
quyền địa phương cũng như các nhà quản lý đưa ra các giải pháp hợp lý để phòng chống sự xói lở
và bảo vệ bờ biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong/ben-tre-ban-bo-tinh-huong-khan-cap-sat-lo-bo-song-bo-
bien-1274422.html
[2]. Aysun Koroglu, Roshanka Ranasinghe, José A. Jiménez, Ali Dastgheib et al, 2019. Comparison of
Coastal Vulnerability Index applications for Barcelona Province. Ocean and Coastal Management 178.
[3]. Bùi Quang Dũng, 2012. Nghiên Cứu Biến Động Đường Bờ Biển Phục Vụ Quản Lý Tai Biến Xói Lở
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
[4]. Lê Thị Thu Hiền, Hà Quang Hải, 2013. Thành Lập Bản Đồ Dự Báo Tổn Thương Bờ Biển Bình Thuận.
Tạp chí phát triển KH&CN, tập 16, số M3-2013.
[5]. Trần Phương Hà, Nguyễn Ngọc Đàn, 2015. Đánh Giá Nguy Cơ Tổn Thương Đới Bờ Tỉnh Thừa Thiên
Huế Dưới Ảnh Hưởng Của Nước Biển Dâng. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm,
Đại học Huế. ISSN 1859-1612, số 04(36)/2015.
[6]. Liu J. Paul, David J. DeMaster, Thanh T. Nguyen, Yoshiki Saito, Van Lap Nguyen, Thi Kim Oanh
Ta, Xing Li, 2017. Stratigraphic Formation of the Mekong River Delta and Its Recent Shoreline
Changes. Oceanography, Vol. 30, No.3.
[7]. https://www.ngdc.noaa.gov/mgg/global/ (ngày truy cập: 20/09/2019).
[8]. Thi Kim Oanh Ta, Van Lap Nguyen, Masaaki Tateishi, Iwao Kobayashi, Yoshiki Saito, 2005. Holocene
Delta Evolution and Depositional Models of the Mekong River Delta, Southern Vietnam. SEPM
(Society for Sedimentary Geology), ISBN 1-56576-113-8, p. 453–466.
[9]. Kịch Bản Biến Đổi Khí Hậu Và Nước Biển Dâng Cho Việt Nam, 2016. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi
trường và Bản đồ Việt Nam.
[10]. Thieler E. Robert, Erika S. Hammar-Klose, 1999. National Assessment of Coastal Vulnerablility to Sea
Level Rise; U.S. Atlantic Coast. U.S Geological Survey, Open File Report, 99-593pp.
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
416
COASTAL VULNERABILITY ASSESSMENT
IN BEN TRE PROVINCE
Vo Hong Son, Nguyen Dinh Thanh, Truong Minh Hoang
University of Science VNU-HCMC, Email: vhson206@gmail.com
ABSTRACT
The aim of this paper is to assess coastal vulnerability in Ben Tre province by Coastal
Vulnerability Index (CVI). The CVI is calculated based on the geologic parameters
(geomorphology, coastal slope, shoreline change rate) and physical parameters (mean wave height,
mean tide range and relative sea-level change) of the coast. The result can support local government
and managers proposing effective solutions for coastal erosion mitigation as well as coastal
protection.
Key words. Coastal vulnerability index, shoreline change, sea level rise.