Đào tạo về khởi nghiệp kinh doanh cũng nhận được nhiều sự quan tâm nhằm
tạo động lực cho khởi nghiệp sáng tạo ngay từ trên giảng đường. Việc bồi dưỡng các
kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh của các trường đại học sẽ giúp lan tỏa, thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp cũng như giúp cho quá trình khởi nghiệp được phát triển bền
vững. Thông qua khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nghiên
cứu khám phá mức độ kiến thức của sinh viên đối với các vấn đề liên quan về hoạt
động huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh vốn. Kết quả chỉ ra rằng mức độ
quan tâm, am hiểu của sinh viên đến khởi nghiệp kinh doanh liên quan đến huy động
vốn còn thấp. Kết quả vấn đề này có thể được lý giải thông qua sự hạn chế các môn
học bồi dưỡng tinh thần khởi nghiệp được đưa vào chương trình giảng dạy hay các
hoạt động ngoại khóa cho sinh viên chưa được thực hiện nhiều. Để có những kết quả
mới trong khởi nghiệp của sinh viên, cần có thêm các hoạt động cụ thể nhằm tạo môi
trường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.
9 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá của sinh viên kinh tế về kiến thức huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
192
ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN KINH TẾ VỀ KIẾN THỨC
HUY ĐỘNG VỐN TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NCS. Vũ Thị Thanh Bình
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
NCS. Hoàng Thị Hương
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Tóm tắt
Đào tạo về khởi nghiệp kinh doanh cũng nhận được nhiều sự quan tâm nhằm
tạo động lực cho khởi nghiệp sáng tạo ngay từ trên giảng đường. Việc bồi dưỡng các
kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh của các trường đại học sẽ giúp lan tỏa, thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp cũng như giúp cho quá trình khởi nghiệp được phát triển bền
vững. Thông qua khảo sát sinh viên tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nghiên
cứu khám phá mức độ kiến thức của sinh viên đối với các vấn đề liên quan về hoạt
động huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh vốn. Kết quả chỉ ra rằng mức độ
quan tâm, am hiểu của sinh viên đến khởi nghiệp kinh doanh liên quan đến huy động
vốn còn thấp. Kết quả vấn đề này có thể được lý giải thông qua sự hạn chế các môn
học bồi dưỡng tinh thần khởi nghiệp được đưa vào chương trình giảng dạy hay các
hoạt động ngoại khóa cho sinh viên chưa được thực hiện nhiều. Để có những kết quả
mới trong khởi nghiệp của sinh viên, cần có thêm các hoạt động cụ thể nhằm tạo môi
trường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho sinh viên.
Từ khóa: Huy động vốn, khởi nghiệp kinh doanh, góc nhìn sinh viên.
1. Giới thiệu
Trong thời gian gần đây, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh đón nhận sự quan
tâm tại Việt Nam. Hoạt động khởi nghiệp mang lại những giá trị cá nhân cũng như
mang lại sự giàu mạnh cho đất nước. Khởi nghiệp kinh doanh giúp các cá nhân nuôi
dưỡng ý tưởng kinh doanh, tạo ra việc làm, giúp chuyển đổi các nguồn lực thành sản
phẩm, phục vụ tiêu dùng xã hội (Vuong, Napier, Do, & Vuong, 2016). Tuy nhiên,
khởi nghiệp đòi hỏi sự tích lũy kiến thức và sự sáng tạo, chính sự sáng tạo sẽ giúp
cho người khởi nghiệp thành công (Vuong và ctg., 2016)
Khởi nghiệp kinh doanh nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà
nước thông qua việc ban hành hành lang pháp lý thông qua văn bản quy phạm như
Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”
(Thủ tướng Chính phủ, 2016). Nghị quyết số 35/NQ-CP năm 2016 của Chính phủ về
193
hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 (Chính phủ, 2016), Luật hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (Quốc hội, 2017) Ngoài ra, Quyết định số 1665/QĐ-
TTg năm 2017 về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến
năm 2025” đã thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo (Chính phủ,
2017). Đối tượng sinh viên có các ý tưởng khởi nghiệp thường cập nhật các xu thế
mới, tích hợp nhiều công nghệ, phù hợp thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, có thể
thể đến một số sản phẩm nổi trội của các start-up trẻ như GotIt, Toong... Việc lan tỏa
và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên tại các trường đại học là hết sức
quan trọng.
Tài chính và huy động vốn là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh
nghiệp khởi nghiệp. Huy động được nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp các ý tưởng khởi
nghiệp được thực hiện thuận lợi hơn. Rất nhiều chương trình thực tế, như “Thương
vụ bạc tỷ - Shark tank”, ra đời đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được
nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp không
chuyên sâu kiến thức tài chính nên việc thương lượng với nhà đầu tư cũng gặp khó
khăn. Ngoài ra, các thương vụ khởi nghiệp sau quá trình huy động vốn vẫn thất bại
cũng có những nguyên nhân từ nền tảng quản trị tài chính chưa tốt của nhà khởi
nghiệp. Vì thế, đào tạo kiến thức khởi nghiệp, trong đó có kiến thức về huy động vốn
trong khởi nghiệp kinh doanh là hết sức cần thiết cho sinh viên khi hiện thực hóa các
ý tưởng kinh doanh.
Với sự quan trọng của hoạt động khởi nghiệp kinh doanh với đối tượng sinh
viên. Nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với hoạt động khởi nghiệp,
cụ thể là hoạt động huy động vốn tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Mặc dù
nhà trường đã tổ chức một số buổi tọa đàm như “Sinh viên với tinh thần đổi mới sáng
tạo” (HaUI, 2019b) hay đạt được những thành tựu đáng khích lệ như sinh viên của
CLB SIP HaUI nhận tài trợ từ VinTech City (HaUI, 2019a) nhưng chưa có sự bùng
nổ các hoạt động và dự án về khởi nghiệp từ phía sinh viên. Nghiên cứu này nhằm
cung cấp những bằng chứng cụ thể về sự quan tâm của đối tượng sinh viên về hoạt
động huy động vốn trong quá trình thực hiện khởi nghiệp kinh doanh.
2. Kinh nghiệm thế giới về khởi nghiệp trong các trường đại học
Khởi nghiệp sáng tạo đang được lan tỏa tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã
mang lại nhiều giá trị cho các quốc gia và thế giới. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo đã
tạo ra sự phát triển thần kỳ cho Israel và Israel đã được biết đến với tên gọi “quốc gia
khởi nghiệp” (Senor & Singer, 2011). Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia cần
đến nhiều yếu tố như các tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các quỹ đầu tư giai đoạn ban
đầu, các quỹ đầu tư ở các giai đoạn, các công ty đầu tư khác, các quỹ vườn ươm của
chính phủ Đây chính là các tác nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, để
194
hình thành và phát triển các ý tưởng khởi nghiệp thì vai trò của các cơ sở đào tạo, các
trường đại học là rất quan trọng. Kinh nghiệm tại các quốc gia trên thế giới đã chứng
minh cho vai trò không thể thiếu của các trường đại học đối với phát triển hệ sinh thái
khởi nghiệp.
Kinh nghiệm từ nước Đức cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường tập
trung quanh khu vực của các trường đại học. Đức không chỉ đào tạo tại trường đại
học mà còn nuôi dưỡng các ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh với các chương trình
như dự án “Rock it Biz”. Các trường đại học tại Đức là nơi đào tạo ra đội ngũ chuyên
gia trình độ cao, am hiểu. Các dự án nghiên cứu thực tiễn từ các trường đại học đã
tạo ra môi trường cho quá trình đổi mới sáng tạo (Nguyễn Trần Minh Trí, 2019). Tại
Đức có những học bổng cho sinh viên khởi nghiệp đối với các dự án không chỉ mang
lại giá trị kinh tế mà còn các dự án khởi nghiệp mang lại giá trị xã hội (German
Startups Group). Các trường đại học có chính sách công để khuyến khích tinh thần
khởi nghiệp cũng như có nhiệm vụ cụ thể về hoạt động khởi nghiệp. Sự hỗ trợ cho
khởi nghiệp kinh doanh còn thể hiện thông qua chính sách sử dụng miễn phí các
phòng lab, hỗ trợ gọi vốn, lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng mạng lưới kết nối và
đào tạo về xúc tiến thương mại, kế toán. Các môn học về khởi nghiệp đã được dạy
trong các chương trình giảng dạy (ITP, 2018a).
Trong khi đó, kinh nghiệm từ Mỹ cho thấy, thung lũng Silicon, nơi phát triển
công nghệ hàng đầu được đặt cạnh 2 trường đại học hàng đầu là Berkeley và Stanford
đã giúp thu hút nhiều lao động có trình độ cao. Hệ thống pháp luật hiệu quả về bảo
vệ kinh doanh của bang cùng với nhiều quỹ đầu tư lớn được đặt tại thung lũng Silicon
cũng là điều kiện thuận lợi giúp khai thác tốt các nguồn lực, giúp cho các ý tưởng
khởi nghiệp có nhiều cơ hội phát triển, tiếp cận cả nguồn vốn lẫn nguồn nhân lực chất
lượng cao. (Nguyễn Trần Minh Trí, 2019).
Kinh nghiệm thúc đẩy đào tạo và thực hiện khởi nghiệp kinh doanh tại các
trường đại học của Đài Loan cho thấy Chính phủ tạo nhiều hỗ trợ thông qua các
“trung tâm ươm tạo – ICs”. Các trung tâm này sẽ giúp tổ chức, thực hiện các
chương trình nhằm đào tạo kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh và các chương
trình cụ thể hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp. Các trung tâm ươm tạo này chủ yếu
là các trường đại học, chiếm 81%. Đài Loan xây dựng chương trình “Đại học
online cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” để cung cấp thông tin về khởi nghiệp
cho sinh viên một cách miễn phí với hơn 1.100 khóa học, 257 video về các trường
học khởi nghiệp thành công được chia sẻ (ITP, 2018b). Các vườm ươm này cần
phải xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể và cạnh tranh với nhau để nhận được sự
hỗ trợ tài chính từ nhà nước, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cũng như gia tăng tính cạnh
tranh, thúc đầy các vườn ươm.
195
Có thể nói, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là rất đa dạng và đặc
trưng riêng của mỗi nước nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp. Khái quát chung cho
thấy, đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học là yếu tố cần thiết và quan trọng của
hệ sinh thái khởi nghiệp. Đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học giúp cung cấp kiến
thức cho sinh viên về phát hiện ý tưởng, thực hiện các ý tưởng kinh doanh.
Để lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam thì trường đại học chính là nơi
khơi nguồn cho các ý tưởng sáng tạo, nơi cung cấp các kiến thức cần thiết giúp sinh
viên có thể biến các ý tưởng thành các dự án khởi nghiệp. Đào tạo kiến thức toàn diện
về khởi nghiệp kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro, thất bại của các dự án
khởi nghiệp.
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Với vai trò quan trọng của đào tạo khởi nghiệp từ trường đại học. Nghiên
cứu thiết kế để đánh giá về sự quan tâm của sinh viên đối với hoạt động khởi
nghiệp, cụ thể thông qua sự quan tâm đối với hoạt động huy động vốn trong khởi
nghiệp, để có thể thấy được mức độ lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong trường Đại
học. Nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tài liệu về kinh nghiệm trên thế giới về đào
tạo và thực hành khởi nghiệp trong các cơ sở đào tạo. Tiếp theo, nghiên cứu thực
hiện khảo sát nhằm khám phá thực trạng kiến thức của sinh viên về huy động vốn
trong khởi nghiệp kinh doanh.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phiếu khảo sát. Phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên được áp dụng. Nghiên cứu điều tra đối tượng sinh viên tại cơ sở 1, và
cơ sở 2 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sau khi thu thập, kết quả tổng hợp lại
và sử dụng excel để phân tích dữ liệu. Bảng hỏi được thiết kế với Sử dụng thang đo
Likert 5 mức độ tăng dần từ: (1) Rất không am hiểu, đến (5) Rất am hiểu.
Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình. Giá trị trung
bình được xác định theo bước nhảy K cho từng mức độ với thang đo Likert 5 mức độ
(Huỳnh Trường Huy & Nguyễn Nhật Khiêm, 2017), cụ thể:
K =
5 - 1
= 0,8
5
Với bước nhảy K – 0,8, ý nghĩa của giá trị trung bình thể hiện được xác định
theo từng mức độ gồm:
Rất không am hiểu: 1 ≤ Mean ≤ 1,8
Không am hiểu: 1,8 ≤ Mean ≤ 2,6
Trung bình: 2,6 ≤ Mean ≤ 3,4
Khá am hiểu: 3,4 ≤ Mean ≤ 4,2
Rất am hiểu: 4,2 ≤ Mean ≤ 5,0
196
Nghiên cứu thu thập 134 phiếu điều tra từ sinh viên. Dữ liệu nghiên cứu chủ
yếu là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Do đặc điểm địa
lý, sinh viên năm thứ nhất học tại cơ sở Hà Nam nên dữ liệu khảo sát không thu thập.
Hình 1: Đặc điểm dữ liệu nghiên cứu
Hình 2: Mức độ quan tâm và tần suất cập nhật thông tin khởi nghiệp
6.0%
67.2%
26.9%
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%
Năm 4
Năm 3
Năm 2
0%
10%
32%
46%
11%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%
Rất không quan tâm
Không quan tâm
Ít quan tâm
Khá quan tâm
Rất quan tâm
197
Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát, tỷ lệ cao các sinh viên (46% khá
quan tâm, 11% rất quan tâm) đến vấn đề khởi nghiệp và huy động vốn tronng khởi
nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có đến 32% sinh viên ít quan tâm, 10% không
quan tâm đến các hoạt động khởi nghiệp, huy động vốn. Tỷ lệ lớn sinh viên ít quan
tâm đến các hoạt động khởi nghiệp sẽ là rào cản cho việc phát triền và thực hiện
các hoạt động khởi nghiệp ngay trong trường đại học. Cho nên, cần có những giải
pháp khuyến khích, lan tỏa đến sinh viên để làm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp.
4. Kết quả đánh giá của sinh viên về kiến thức huy động vốn trong khởi
nghiệp kinh doanh
Hiện nay, hoạt động khởi nghiệp đã nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía
cơ quan chức năng cũng như mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đối tượng sinh viên.
Khởi nghiệp cho sinh viên được nhiều cơ sở giáo dục đại học khuyến khích, cũng
như nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà nước. Trong nghiên cứu này, khởi
nghiệp kinh doanh được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên
liên quan đến huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh. Hoạt động huy động vốn
trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh được chia nhỏ gồm (1) Xác định và thuyết
phục các nhà đầu tư, (2) Định giá doanh nghiệp và nhu cầu tài chính, (3) Đàm phám
với các nhà đầu tư, (4) Thực hiện dự án giai đoạn sau đầu tư. Kết quả khảo sát được
tổng hợp và đánh giá dựa trên phân tích giá trị trung bình (Huỳnh Trường Huy &
Nguyễn Nhật Khiêm, 2017) và được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1: Tự đánh giá mức độ quan tâm của sinh viên đối với hoạt động huy
động vốn khi thực hiện khởi nghiệp kinh doanh
Mức độ quan tâm trong các hoạt động:
Giá trị
trung bình
Đánh giá
Xác định và thuyết phục các nhà đầu tư 3,07 Trung bình
Định giá doanh nghiệp và nhu cầu tài chính 3,04 Trung bình
Đàm phám với các nhà đầu tư 2,82 Trung bình
Thực hiện dự án giai đoạn sau đầu tư 2,72 Trung bình
Thông qua khảo sát về mức độ quan tâm của sinh viên với 4 hoạt động trong
giai đoạn huy động vốn của quá trình khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu
cho thấy mức độ quan tâm của sinh viên còn thấp. Theo thang đo Likert 5 mức độ,
và bước nhảy K = 0,8 thì đánh giá của sinh viên hiện nay chỉ ở mức trung bình.
Kết quả phân tích chi tiết về đánh giá của sinh viên với cho từng hoạt động
được trình bày tại Hình 3.
198
Hình 3: Kết quả đánh giá về kiến thức của sinh viên đối với hoạt động
huy động vốn trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh
Kết quả Hình 3 cho thấy rằng sinh viên hiện nay thiếu am hiểu các kiến thức
liên quan đến hoạt động huy động vốn trong khởi nghiệp kinh doanh. Tỷ lệ lớn sinh
viên không am hiểu và ít am hiểu các kiến thức về xác định và thuyết phục các nhà
đầu tư, định giá doanh nghiệp và nhu cầu tài chính, đám phán với nhà đầu tư cũng
như thực hiện dự án sau giai đoạn đầu tư. Đây có thể là nguyên nhân của sự thiếu
vắng các dự án khởi nghiệp của sinh viên tại trường đại học. Ngoài ra, đây cũng chính
là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các dự án khởi nghiệp trong tương lai có thể bị phá
sản. Để khắc phục vấn đề này thì trước tiên cần phải có sự nhấn mạnh và tập trung
hơn nữa các nội dung về huy động vốn trong các học phần được giảng dạy cho sinh
viên. Từ các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, các môn học về
khởi nghiệp cần được đưa vào trong chương trình đào tạo. Để nắm bắt cũng như giải
quyết các vướng mắc mà các doanh nghiệp khởi nghiệp hay gặp phải, các trường đại
học có thể hợp tác với các doanh nghiệp khởi nghiệp, các tổ chức tư vấn khởi nghiệp
để giảng dạy cho sinh viên. Điều này sẽ giúp củng cố kiến thức cho sinh viên cũng
như nâng cao tinh thần trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác
đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Với những kiến thức được giảng dạy, sinh viên cần có thể các hoạt động ngoại
khóa từ phía nhà trường để có thể thực hành các kiến thức đã học. Các hoạt động cụ
thể như cho sinh viên tham gia vào chương trình “Vua bán hàng” cần được nhân rộng
cùng với việc thực hiện nhiều hơn các chương trình tương tự như vậy để sinh viên có
thêm các kỹ năng trong kinh doanh. Thực hiện đồng bộ các hoạt động sẽ giúp củng
cố kiến thức cũng như khả năng vận dụng của sinh viên, giúp khơi nguồn các ý tưởng
và thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp từ sinh viên.
0% 1% 1%
4%
16%
18%
31% 31%
63%
60%
53% 54%
20% 19%
14%
9%
1% 2% 1% 1%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
Xác định và thuyết phục
các nhà đầu tư
Định giá doanh nghiệp và
nhu cầu tài chính
Đàm phám với các nhà
đầu tư
Thực hiện dự án giai đoạn
sau đầu tư
Rất không quan tâm Không quan tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm
199
Tóm lại, từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, chính bởi sự quan tâm của sinh
viên chưa cao nên hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên tại trường Đại học
Công nghiệp chưa có nhiều sự nổi bật. Ngoài ra, mặc dù đã có những chỉ đạo trong
triển khai phát triển hoạt động khởi nghiệp tại Trường nhưng các chưa có sự bùng nổ
trong phong trào khởi nghiệp sáng tạo, không thể kể đến nguyên nhân từ phía Đoàn,
Hội là đầu mối tổ chức, hỗ trợ, thúc đẩy phong trào chưa tổ chức đa dạng các chương
trình. Thêm vào đó, còn thiếu vắng sự hợp tác giữa nhà trường với các tổ chức tư vấn
khởi nghiệp, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp quốc tế và doanh nghiệp để thúc đẩy sinh
viên tham gia khởi nghiệp thành công. Sinh viên đánh giá rằng, chương trình học ít
học phần liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh cũng như ít các hoạt động ngoại khóa
giúp cho sinh viên có liên hệ đến khởi nghiệp kinh doanh. Chính vì vậy, phía nhà
trường cũng cần có những hoạt động cụ thể về phía đoàn, hội nhằm giúp sinh viên có
môi trường để cụ thể hóa ý tưởng khởi nghiệp cũng như bồi dưỡng kiến thức về khởi
nghiệp kinh doanh.
5. Kết luận
Khởi nghiệp kinh doanh là vấn đề được quan tâm nhiều trong thời kỳ cách
mạng công nghiệp 4.0. Các quốc gia phát triển mạnh khởi nghiệp kinh doanh đã mang
lại nhiều thành tựu về khoa học kỹ thuật và kinh tế. Chính vì vậy, cần có sự quan tâm
từ nhiều phía đối với hoạt động này. Khởi nghiệp kinh doanh đã dần đang đi vào các
cơ sở đào tạo đại học. Hoạt động khởi nghiệp đã nhận được nhiều sự quan tâm từ phía
cơ quan chức năng cũng như các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
cho thấy sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chưa quan tâm đầy đủ
đến hoạt động khởi nghiệp. Phía nhà trường cần có những chỉ đạo sát sao hơn dành
cho các đề án, các chương trình, dự án khởi nghiệp của sinh viên, các khoa chuyên
môn cần thiết kế bổ sung các học phần cung cấp hành trang cho sinh viên khởi
nghiệp. Ngoài ra, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cần tổ chức nhiều chương trình,
tọa đàm hơn nữa giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp kinh doanh đến đối tượng sinh
viên, giúp sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp có thể kết nối với các tổ chức tư vấn và
các đơn vị tài trợ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính Phủ. (2016). Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020. Chính phủ,.
2. Chính Phủ. (2017). Quyết định số 1665/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt đề án “Hỗ
trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
3. German Startups Group. Encouraging entrepreneurship. Retrieved 05/07,
2019, from
200
4. HaUI. (2019a). Sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội nhận tài trợ khởi nghiệp
từ VinTech City. Retrieved 06/09, 2019, from
https://www.haui.edu.vn/vn/page/cthssv/detail/62413
5. HaUI. (2019b). Tọa đàm “Sinh viên với tinh thần đổi mới sáng tạo”. Retrieved
04/07, 2019, from https://www.haui.edu.vn/vn/page/dtn/detail/61872
6. Huỳnh Trường Huy, & Nguyễn Nhật Khiêm. (2017). Chất lượng đào tạo ngành
quản trị kinh doanh của khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, trường Đại học
Cần Thơ: Kết quả đánh giá từ sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Tạp chí
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 27, 91-99.
7. ITP. (2018a). Phần 6: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường đại học
của Đức. Retrieved 05/07, 2019, from
tuc/khoi-nghiep/876-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-cac-truong-dai-
hoc-cua-duc.html
8. ITP. (2018b). Phần 8: Kinh nghiệm thúc đẩy khởi nghiệp kinh doanh tại các trường
đại học của Đài Loan. Retrieved 05/07, 2019, from
tuc/khoi-nghiep/878-kinh-nghiem-thuc-day-khoi-nghiep-tai-cac-truong-dai-hoc-cua-
dai-loan.html
9. Nguyễn Trần Minh Trí. (2019). Kinh nghiệm tạo lập quốc gia khởi nghiệp ở
một số nước. Doanh nghiệp và hội nhập.
10. Quốc hội. (2017). Luật số 04/2017/QH14, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
11. Senor, D., & Singer, S. (2011). Start-up nation: The story of Israel's economic
miracle: Hachette.
12. Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ
về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025." (2016).
13. Vuong, Q. H., Napier, N. K., Do, T. H., & Vuong, T. T. (2016). Creativity and
Entrepreneuria