Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại

Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh (KS) là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori) hiện nay. Mục tiêu: Đánh giá đề kháng KS của Helicobacter pylori ở bệnh nhân (BN) viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT) đã điều trị tiệt trừ thất bại. Đối tượng và phương pháp: 102 BN đến khám và được nội soi tiêu hóa trên tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 11-2012 đến 05-2013. Kháng sinh đồ được thực hiện theo phương pháp pha loãng KS trong thạch. Kết quả: Tỷ lệ đề kháng chung của từng loại KS lần lượt là: amoxicillin 13,7%, metronidazole 44,1%, tetracycline 23,5%, clarithromycin 56,9%, và levofloxacin 25,5%. Tỷ lệ đề kháng KS trong nhóm BN đã thất bại với 1 phác đồ điều trị: amoxicillin 13,6%, metronidazole 36,3%, tetracycline 19,7%, clarithromycin 44%, và levofloxacin 25,7%. Tỷ lệ đề kháng KS trong nhóm BN đã thất bại với 2 phác đồ điều trị: amoxicillin 16,7%, metronidazole 60%, tetracycline 30%, clarithromycin 66,7%, và levofloxacin 23,5%. Tỷ lệ đề kháng KS trong nhóm BN đã thất bại từ 3 phác đồ trở lên: amoxicillin không đề kháng, kháng cao nhất là clarithromycin 83,3%. Tỷ lệ đề kháng clarithromycin và metronidazole tăng theo số đợt điều trị. Đa số kháng 2 loại KS 32,3%, kháng 5 loại là 1%. Đặc biệt, có đến 26,4% BN không bị đề kháng với các KS hiện dùng nhưng vẫn bị thất bại điều trị, có lẽ có liên quan đến nhiều yếu tố: sự tuân thủ, ức chế toan chưa tốt, sử dụng KS chưa đúng cách Kết luận: Tỷ lệ đề kháng KS cao nhất là clarithromycin, ít nhất là amoxicillin. Có tình trạng đa kháng, nhiều nhất là 2 KS, và 26,4% trường hợp không bị đề kháng KS.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng đã điều trị tiệt trừ thất bại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 90 ĐÁNH GIÁ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA HELICOBACTER PYLORI TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG ĐÃ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ THẤT BẠI Đinh Cao Minh*, Bùi Hữu Hoàng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đề kháng kháng sinh (KS) là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori) hiện nay. Mục tiêu: Đánh giá đề kháng KS của Helicobacter pylori ở bệnh nhân (BN) viêm loét dạ dày - tá tràng (VLDDTT) đã điều trị tiệt trừ thất bại. Đối tượng và phương pháp: 102 BN đến khám và được nội soi tiêu hóa trên tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 11-2012 đến 05-2013. Kháng sinh đồ được thực hiện theo phương pháp pha loãng KS trong thạch. Kết quả: Tỷ lệ đề kháng chung của từng loại KS lần lượt là: amoxicillin 13,7%, metronidazole 44,1%, tetracycline 23,5%, clarithromycin 56,9%, và levofloxacin 25,5%. Tỷ lệ đề kháng KS trong nhóm BN đã thất bại với 1 phác đồ điều trị: amoxicillin 13,6%, metronidazole 36,3%, tetracycline 19,7%, clarithromycin 44%, và levofloxacin 25,7%. Tỷ lệ đề kháng KS trong nhóm BN đã thất bại với 2 phác đồ điều trị: amoxicillin 16,7%, metronidazole 60%, tetracycline 30%, clarithromycin 66,7%, và levofloxacin 23,5%. Tỷ lệ đề kháng KS trong nhóm BN đã thất bại từ 3 phác đồ trở lên: amoxicillin không đề kháng, kháng cao nhất là clarithromycin 83,3%. Tỷ lệ đề kháng clarithromycin và metronidazole tăng theo số đợt điều trị. Đa số kháng 2 loại KS 32,3%, kháng 5 loại là 1%. Đặc biệt, có đến 26,4% BN không bị đề kháng với các KS hiện dùng nhưng vẫn bị thất bại điều trị, có lẽ có liên quan đến nhiều yếu tố: sự tuân thủ, ức chế toan chưa tốt, sử dụng KS chưa đúng cách Kết luận: Tỷ lệ đề kháng KS cao nhất là clarithromycin, ít nhất là amoxicillin. Có tình trạng đa kháng, nhiều nhất là 2 KS, và 26,4% trường hợp không bị đề kháng KS. Từ khóa: Helicobacter pylori, đề kháng kháng sinh, điều trị tiệt trừ thất bại. ABSTRACT EVALUATE ANTIBIOTIC RESISTANCE OF HELICOBACTER PYLORI CULTURED FROM GASTRO- DUODENAL ULCER PATIENTS FAILED WITH ERADICATION. Đinh Cao Minh, Bui Huu Hoang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 90 - 96 Background: Nowadays, antibiotic resistance is the major cause in failure of Helicobacter pylori (H. pylori) eradication. Aim: Determine antibiotic resistance of H. pylori isolated from peptic ulcer patients who failed with H. pylori eradication treatment. Patients and method: From November 2012 to May 2013, 102 patients enrolled and underwent upper gastrointestinal endoscopy. Antibiotic susceptibility testing was carried out by using agar dilution method. Results: The total resistance rates were 13.7% for amoxicillin, 44.1% for metronidazole, 23.5% for tetracycline, 56.9% for clarithromycin, and 25.5% for levofloxacin. The resistance rates in the patients who failed with 1st line treatment regimen were 13.6% for amoxicillin, 36.3% for metronidazole, 19.7% for tetracycline, 44% * Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, ** Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Đinh Cao Minh ĐT: 0913727377 Email: dinhcaominh@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 91 for clarithromycin, and 25.7% for levofloxacin. The resistance rates in the patients who failed with 2 treatment regimens were 16.7% for amoxicillin, 60% for metronidazole, 30% for tetracycline, 66.7% for clarithromycin, and 23.5% for levofloxacin. In the patients who failed with more than three treatment regimens, there was no amoxicillin resistance case observed and the resistance rate to clarithromycin was highest, at 83.3%. The resistance rates to clarithromycin and metronidazole increased in correlation with the number of treatment regimens. Most cases (32.3%) were resistant to two antibiotics. 1% patients were resistant to 5 antibiotics. 26.4% patients were susceptible to all available antibiotics but still failed in treatment. This may be caused by many factors such as patient compliance, inadequate acid control, incorrect antibiotic usage Conclusion: The resistance rate to clarithromycin was the highest, whilst the resistance rate to amoxicillin was the lowest. Multiple resistance was observed with more than two antibiotics. 26.4% cases who failed with treatment were susceptible to all available antibiotics. Key words: Helicobacter pylori, antibiotic resistance, eradication treatment failure . ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm H. pylori là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người với khoảng 50% dân số trên thế giới đã bị nhiễm H. pylori là nguyên nhân thường gây viêm teo dạ dày mạn, loét dạ dày, u MALT và ung thư dạ dày(14). Các báo cáo trong và ngoài nước cho thấy tình hình kháng thuốc ngày càng gia tăng làm cho hiệu quả của phác đồ điều trị chuẩn ngày càng giảm dần dưới 80%(1,3,15). Chính vì vậy, việc điều trị tiệt trừ H. pylori hiện nay đang trở thành một thách thức lớn. Đề kháng KS là nguyên nhân chính dẫn đến thất bại điều trị(8). Mặc dù đã có một vài nghiên cứu trong nước về sự đề kháng KS của H. pylori liên quan đến đề kháng nguyên phát(7) hay đề kháng thứ phát(12) nhưng các nghiên cứu này vẫn chưa phản ánh đầy đủ tình hình đề kháng KS hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá tình hình nhạy cảm của H. pylori đối với một số KS hiện hành ở những BN đã thất bại điều trị tiệt trừ để có thêm những cơ sở cần thiết cho việc chọn lựa các phác đồ điều trị thích hợp hơn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ đề kháng đối với một số KS hiện đang được sử dụng như amoxicillin, metronidazole, tetracycline, clarithromycin, levofloxacin ở những BN đã thất bại điều trị tiệt trừ H. pylori. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Dân số nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên các BN bị VLDDTT đến khám và nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, đã thất bại điều trị tiệt trừ H. pylori ít nhất một lần trong thời gian từ tháng 11-2011 đến tháng 05-2012. Tiêu chuẩn chọn bệnh Trên 16 tuổi Đã được chẩn đoán VLDDTT qua nội soi, và được điều trị tiệt trừ H. pylori ít nhất một lần với bất kỳ phác đồ nào, hiện tại vẫn còn dương tính với test urease nhanh. BN đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ Trước khi nội soi lần này BN đã dùng kháng sinh, bismuth ít nhất trong 4 tuần, sử dụng PPI ít nhất trong 2 tuần BN bị xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả, lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện: Cỡ mẫu tính theo công thức: với N=96     2 1 / 2 2 Z p 1 p n d    Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 92 Phương pháp xử lý dữ liệu Các dữ liệu sau khi thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê Epidata 3.02 và Stata 12.0. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 11-2011 đến tháng 05-2012, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tại khoa nội soi Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM và chọn được 102 BN thỏa các tiêu chí chọn bệnh và loại trừ, có kết quả cấy Helicobacter pylori (+). Đặc điểm tuổi, giới của dân số nghiên cứu Tuổi Bảng 1: Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=102) Tuổi Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tuổi 42,1 10,2 17 67 Nhận xét: Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 42,1 ± 10,2; trong đó nhỏ nhất là 17 tuổi và lớn nhất là 67 tuổi. Có khoảng 57% đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 40 trở lên. Giới tính Bảng 2: Đặc điểm về giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=102) Giới tính Nam Nữ Tổng n 33 69 102 % 32,4 67,6 100 Nhận xét: Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ, chiếm tỷ lệ 67,6%. Tỷ lệ đề kháng chung và tỷ lệ đề kháng từng loại kháng sinh xét trên nhóm thất bại với 1 đợt điều trị, 2 đợt điều trị và ≥ 3 đợt điều trị Bảng 3: Tỷ lệ đề kháng chung và tỷ lệ đề kháng từng loại kháng sinh xét trên nhóm thất bại với 1 đợt điều trị Kháng sinh Kháng sinh đồ Đề kháng chung Đề kháng sau thất bại 1 đợt điều trị Kháng Nhạy Tổng Kháng Nhạy Tổng Amoxicillin N 14 88 102 9 57 66 Kháng sinh Kháng sinh đồ Đề kháng chung Đề kháng sau thất bại 1 đợt điều trị Kháng Nhạy Tổng Kháng Nhạy Tổng % 13,7 86,3 100 13,6 86,4 100 Clarithrom ycin N 58 48 102 29 37 66 % 56,9 43,1 100 44 56 100 Metronida zole N 45 57 102 24 42 66 % 44,1 55,9 100 36,4 63,6 100 Tetracyclli n N 24 78 102 13 53 66 % 23,5 76,5 100 19,7 80,3 100 Levofloxac in N 26 76 102 17 49 66 % 25,5 74,5 100 25,7 74,3 100 Bảng 4: Tỷ lệ đề kháng sau thất bại 2 đợt điều trị và ≥ 3 đợt điều trị. Kháng sinh Kháng sinh đồ Đề kháng sau thất bại 2 đợt điều trị Đề kháng sau thất bại ≥3 đợt điều trị Kháng Nhạy Tổng Kháng Nhạy Tổng Amoxicillin n 5 25 30 0 6 6 % 16,7 83,3 100 0 100 100 Clarithrom ycin n 20 10 30 5 1 6 % 66,7 33,3 100 83,6 16,4 100 Metronidaz ole n 18 12 30 3 3 6 % 60 40 100 50 50 100 Tetracyclli n n 9 21 30 2 4 6 % 30 70 100 33,3 66,7 100 Levofloxaci n n 7 23 30 2 4 6 % 23,3 76,7 100 33,3 66,7 100 Nhậnxét:Tỷ lệ kháng clarithromycin chiếm cao nhất (44-83,3%), kế đến là kháng metronidazole (chiếm 36,4-50%) và amoxicillin có tỷ lệ đề kháng thấp nhất (13,6-16,7%). Tỷ lệ đề kháng từng loại kháng sinh xét trên nhóm thất bại với 1 phác đồ PPI-A-C và thất bại với 2 phác đồ là PPI-A-C + PPI-A-L Bảng 5: Tỷ lệ đề kháng từng loại kháng sinh xét trên nhóm thất bại với 1 phác đồ PPI-A-C và thất bại với 2 phác đồ là PPI-A-C + PPI-A-L. Kháng sinh Kháng sinh đồ Đề kháng sau thất bại phác đồ PPI-A-C Đề kháng sau thất bại phác đồ PPI-A-L Kháng Nhạy Tổng Kháng Nhạy Tổng Amoxicillin n 13 83 96 3 14 17 % 13,5 86,5 100 17,7 82,3 100 Clarithrom ycin n 51 45 96 13 4 17 % 53,1 46,9 100 76,5 23,5 100 Levofloxaci n n 22 74 96 6 11 17 % 22,9 77,1 100 35,3 64,7 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 93 Nhận xét: Tỷ lệ đề kháng cao nhất là clarithromycin (53,1-76,5%), thấp nhất là amoxicillin (13,5-17,7%). Xét trong 17 trường hợp đề kháng 2 phác đồ PPI-A-C và PPI-A-L. Không tìm thấy trường hợp nào kháng cả 3 loại kháng sinh, 1 trường hợp không đề kháng với cả 3 loại kháng sinh, 8 trường hợp kháng clarithromycin và không kháng với 2 kháng sinh còn lại Đặc điểm của nhóm không đề kháng với bất kỳ loại kháng sinh nào Trong 34 trường hợp không đề kháng với bất kỳ kháng sinh nào, 27 trường hợp thất bại trong lần đầu tiên với phác đồ PPI-A-C; 6 trường hợp thất bại sau 2 đợt điều trị thì phác đồ PPI-B-T-M phổ biến nhất và chỉ có 1 trường hợp điều trị ≥ 3 đợt, trong đó sử dụng cả phác đồ PPI-A-L. Đánh giá số lượng kháng sinh bị đề kháng Bảng 6: Số loại kháng sinh bị đề kháng(n=102) Kháng Không kháng 1 loại 2 loại 3 loại 4 loại 5 loại Tổng n 27 18 33 15 8 1 102 % 26,47 17,65 32,35 14,71 7,84 0,98 100 Nhận xét: Kết quả kháng nhiều nhất là 2 loại KS: có 33 BN, chiếm 32,35%; 1 BN kháng 5 loại KS. Đặc biệt có 27 BN không bị đề kháng với bất kỳ KS nào, chiếm 26,47%. BÀN LUẬN Đặc điểm tuổi và giới của dân số nghiên cứu Theo Lê Đình Minh Nhân, tuổi trung bình là 44,6. Tỷ lệ nam/nữ: 132/125(7). Còn theo Nguyễn Thúy Vinh, tỷ lệ nam/nữ: 3/1. Tuổi tập trung ở khoảng 36-59(12). So sánh với kết quả của chúng tôi thì có sự khác biệt, có lẽ là do đối tượng chúng tôi là những BN đã điều trị thất bại nên không đại diện cho dân số chung. Tỷ lệ đề kháng chung cho từng loại KS và xét trên nhóm thất bại với 1 đợt điều trị, 2 đợt điều trị và 3 đợt điều trị Đề kháng thứ phát đối với clarithromycin Năm 2006 - 2008, một nghiên cứu tại miền Nam Ba Lan đã cho thấy đề kháng clarithromycin nguyên phát là 21% và thứ phát là 80%(6). Tại Pháp, một nghiên cứu ở trẻ em năm 2002, tỷ lệ đề kháng clarithromycin trước điều trị là 34,7% và sau điều trị là 52,1%(5). Tại Nhật Bản, tỷ lệ đề kháng sau 1 đợt điều trị là 88%(13). Còn ở Đài Loan, năm 2009 đã báo cáo tỷ lệ kháng thứ phát sau điều trị là 78,7% so với tỷ lệ 10,6% kháng nguyên phát(2). Ở Việt Nam năm 2003, Nguyễn Thúy Vinh đã ghi nhận tỷ lệ kháng clarithromycin trước điều trị là 21,6%, và sau điều trị là 78,9%(12), theo Nguyễn Thị Út (2010), tỷ lệ nhạy với clarithromycin là 18,4%(11). Còn kết quả đề kháng của chúng tôi nếu tính chung là 57%, sau khi thất bại 1 lần, 2 lần thì tỷ lệ đề kháng tăng theo số lần thất bại, lần lượt là 66,7% và 83,3%. Nếu đã thất bại với phác đồ có chứa clarithromycin thì tỷ lệ đề kháng thứ phát là rất cao. Đề kháng thứ phát đối với amoxicillin Trên thế giới, đề kháng thứ phát với amoxicillin tại Pháp (2002) đã ghi nhận không có kháng thứ phát sau điều trị ở trẻ em(5); tại Đài Loan (2009) không thấy có đề kháng trước và sau điều trị(2). Riêng tại Nhật Bản, đề kháng đối với amoxicillin tăng dần theo số đợt điều trị có sử dụng amoxicillin, sau từ 2 đến 3 lần điều trị thất bại, tỷ lệ đề kháng tăng từ 49,5-72,7%(13). Tại Việt Nam, theo Nguyễn Thúy Vinh (2003), đề kháng thứ phát sau điều trị phác đồ có chứa amoxicillin là 36,8%(12). Trong khi khảo sát tại Bệnh viện Nhi Trung ương (2010) của Nguyễn Thị Út, đề kháng với amoxicillin sau điều trị là 74%(11). Tuy nhiên, đây là kết quả khảo sát trên đối tượng trẻ em nên kết quả có thể khác so với người lớn. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, dù thất bại 1,2, hay 3 lần, kể cả thất bại với 2 lần phác đồ điều trị có chứa amoxicillin, tỷ lệ đề kháng với amoxicillin cũng chỉ từ 13,7-17,7% mà thôi. Kết quả này có vẽ ít khác biệt so với các nghiên cứu từ Pháp(5), Đài Loan nhưng rất khác so với kết quả từ Nhật Bản(13). Như vậy, đề kháng với amoxicillin là thấp. Đề kháng thứ phát đối với levofloxacin Vấn đề kháng thứ phát sau điều trị trong các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ đề Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 94 kháng tăng hơn so với trước điều trị. Tùy tình hình sử dụng KS của người bệnh, tỷ lệ đề kháng có khác nhau, chẳng hạn như theo Wueppenhorst ở Đức, nếu sau thất bại với phác đồ điều trị có chứa levofloxacin, tỷ lệ đề kháng là 26,7%. Nếu các đối tượng tham gia nghiên cứu trong tiền căn đã từng sử dụng các thuốc nhóm Quinolone, tỷ lệ đề kháng sau điều trị thất bại là 44,5%(16). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về đề kháng với levofloxacin. Kết quả đề kháng của chúng tôi đối với levofloxacin là 25,7%, gần giống các báo cáo trên thế giới; tỷ lệ này tăng lên 35,3% trong trường hợp thất bại với phác đồ có chứa levofloxacin, cũng giống trường hợp đề kháng tại Đức. Chính vì sự đề kháng với levofloxacin ngày càng gia tăng cho nên việc chỉ định sử dụng các phác đồ này phải hết sức thận trọng. Cho đến nay, phác đồ bộ ba có chứa levofloxacin chỉ được sử dụng ở hàng thứ hai sau thất bại với phác đồ đầu tay, hoặc được sử dụng như liệu pháp cứu vãn mà thôi. Đề kháng thứ phát đối với tetracycline Trên thế giới, tỷ lệ kháng tetracycline là thấp, nhất là ở các nước phát triển. Tại Châu Âu, theo Megraud (2008-2009), tỷ lệ này là 0,6 %, kết quả tương tự như tại Châu Mỹ(4). Tại Châu Á, tỷ lệ kháng chung là 2,4%(4); ở Đài Loan là 0-0,5%; ở Hàn Quốc là 8,8%; cao nhất là tại Iran: 37,1%. Tình hình kháng tetracycline tại các nước rất ít là do tetracycline và bismuth không được lưu hành ở nhiều quốc gia, trong khi đó, ở một số quốc gia Châu Á và Châu Phi, bismuth được phép sử dụng. Tại Việt Nam, kết quả của Phan Quốc Hoàn (1998) và của Lê Đình Minh Nhân (2002), tỷ lệ đề kháng là 10%(7). Năm 2010, báo cáo của Nguyễn Đức Toàn và Nguyễn Thị Nguyệt cho thấy tỷ lệ này tăng lên 20%(9,10). Kết quả đề kháng của chúng tôi là 23,5%, gần giống với kết quả của 2 tác giả trên, cũng giống trong trường hợp đề kháng với metronidazole. Số lượng phác đồ điều trị có tetracycline rất ít, có lẽ là do thói quen dùng thuốc ở các tuyến tỉnh không theo khuyến cáo mà sử dụng theo thói quen và sự thuận tiện. Đề kháng thứ phát đối với metronidazole Kết quả của chúng tôi gần giống kết quả ở phần lớn các nước như Bỉ,Tây Ban Nha, Chi Lê, Alaska, Hàn Quốc, thấp hơn kết quả tại Iran là 65,5%(13), và cao hơn so với các báo cáo ở Đài Loan(2). Tại Việt Nam, báo cáo từ Miền Bắc năm 2010 của Nguyễn Thị Nguyệt là 95,5%(10), và theo Nguyễn Đức Toàn là 94,2%(9); tỷ lệ này cao hơn nhiều so với kết quả ở Miền Nam của Lê Đình Minh Nhân (2002) là 50,8%(7) và của chúng tôi là 44,1%. Mặc dù tỷ lệ đề kháng của chúng tôi là thứ phát nhưng trong lô nghiên cứu, đối tượng sử dụng phác đồ có chứa metronidazole trước đó rất ít nên có thể xem là đề kháng nguyên phát. Tình hình kháng metronidazole phổ biến hơn ở các nước đang phát triển, nhất là khu vực Châu Á. Tại Việt Nam, người ta nhận thấy tỷ lệ kháng với metronidazole ở Miền Bắc cao hơn so với ở Miền Nam và theo thời gian, tỷ lệ này không tăng hơn, có thể là do tại Miền Nam ít sử dụng phác đồ điều trị có chứa metronidazole so với các thuốc khác. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh xét trên nhóm BN đã điều trị thất bại lần 1 bằng phác đồ PPI- AC, và lần 2 bằng phác đồ PAL Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 17 trường hợp thất bại lần đầu với phác đồ PPI- AC, và tiếp tục thất bại lần 2 với phác đồ PPI-AL, chúng tôi phân tích kết quả đề kháng của 3 kháng sinh là amoxicillin, clarithromycin, và levofloxacin thì nhận thấy: tỷ lệ kháng với amoxicillin là 17,7%, với clarithromycin là 76,5%, với levofloxacin là 35,5%. Trong khi tại Nhật, tỷ lệ đề kháng với amoxicillin sau 2 lần thất bại là 49,5%, với clarithromycin là 88,8%(13). Kết quả của chúng tôi có 1 trường hợp không đề kháng với cả 3 kháng sinh, 8 trường hợp chỉ kháng với clarithromycin nhưng 2 KS còn lại không bị đề kháng, nhưng kết quả 8 trường hợp này vẫn thất bại điều trị với phác đồ có 2 KS không bị đề kháng là PPI-A-L. Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cần phải xem xét lại, cả 2 loại KS không bị đề kháng nhưng khi điều trị trên BN thì không hiệu quả. Như vậy, phải chăng có sự khác biệt về đề Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 95 kháng KS trên in-vivo và in-vitro, chất lượng của KS, hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton đã sử dụng cho BN, vấn đề tuân thủ của BN tại các cơ sở điều trị ở Việt Nam. Số lượng kháng sinh bị đề kháng Nhóm đề kháng từ 1 loại đến 5 loại kháng sinh Trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả kháng 1 loại KS là 18%, còn lại 56% là đa kháng. Trong đó,đề kháng với 2 KS là nhiều nhất, chiếm 32%; kháng với 3 KS là 15%; kháng với 4 KS là 8%; đồng thời có 1% trường hợp bị đề kháng với cả 5 loại KS. Kết quả này cũng giống như kết quả của Nguyễn Đức Toàn(14): đa kháng chiếm 56,4%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, đề kháng với 1 loại KS là nhiều nhất, có lẽ là do nghiên cứu trên sự đề kháng nguyên phát. Nguyễn Thị Út(11) cũng cho thấy tình hình kháng 2 loại KS là nhiều nhất; đề kháng với 3 loại, và có cả đề kháng với 4 loại KS ở trẻ em. Trong khi ở các nước như Ý, Hồng Kông, tình hình đa kháng thuốc trung bình khoảng 10%; ở Bulgaria là 4,9% và Thụy Điển là 0,6%(4). Điều này cho thấy rằng tình hình đa kháng thuốc ngày càng phổ biến. Đây thật sự là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nhóm BN không đề kháng với loại kháng sinh nào Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ không đề kháng với bất kỳ KS chiếm tỷ lệ khá cao là 27%, so với nghiên cứu từ Iran chỉ có 3%. Nguyễn Đức Toàn tại Việt Nam báo cáo tỷ lệ này là 5,8%(9). Kết quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác. Kết quả các phác đồ sử dụng trong nhóm này, đa phần là phác đồ PPI-AC, có 6 trường hợp B
Tài liệu liên quan