Đánh giá điều trị dị dạng mạch máu bẩm sinh ở người lớn trong 6 năm (2005‐2010)

Đặt vấn đề ‐ Mục tiêu: Mục tiêu điều trị u máu trẻ em là làm giảm sự phát triển, thu nhỏ các u to, các u cản trỏ chức năng sinh tồn. “U máu” tồn tại đến tuổi trưởng thành là loại hỗn hợp hoặc thuộc các loại dị dạng mạch máu là chính. Vì vậy phương pháp điều trị phải linh động nhằm gia tăng hiệu quả và giảm đi các nguy cơ trong trị liệu. Mục đích nghiên cứu nhằm đúc kết những hình ảnh lâm sàng và hiệu quả của các phương thức can thiệp kết hợp trong điều trị u máu và dị dạng mạch máu trong 6 năm tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Phương pháp nghiên cứu: Trên 554 bệnh nhân u máu và dị dạng mạch máu nhập viện tại hai trung tâm Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Đa số, 95% (528 bệnh nhân) là sang thương ngoài da. Trong đó 58% là nữ và 42%, nam. Tuổi trung bình là 28,5. Hầu hết được chỉ định điều trị kết hợp trước khi phẫu thuật. Chỉ có 13% (67 bệnh nhân) được phẫu thuật thì đầu tại khoa Ngoại Lồng ngực‐ Mạch máu của chúng tôi. Tất cả bệnh nhân được theo dõi trên 2 năm. Kết quả: Trong số những bệnh nhân được chỉ định can thiệp chích xơ, thuyên tắc mạch hoặc laser liệu pháp: 6 BN trở lại phẫu thuật sau khi sang thương thu nhỏ và khu trú, cắt trọn cho kết quả tốt. 67 trường hợp dị dạng mạch máu bẩm sinh ở ngoài da được phẫu thuật thì đầu: mổ lấy trọn các sang thương nhỏ hơn 3 cm đơn độc cho kết quả tuyệt vời. Phẫu thuật các sang thương nhiều chỗ, lan tỏa hoặc lớn hơn 3 cm, kết quả không tốt. Không có tử vong sau mổ. Biến chứng sau mổ chiếm 11,9% (8 bệnh nhân chảy máu sau mổ và 1 phải đoạn chi). Theo dõi hơn 2 năm sau mổ, 18% tái phát, mà đại đa số là các dị dạng mạch máu lan tỏa trong cơ. Kết luận: Chỉ định mổ dị dạng mạch máu tồn tại ở người lớn có thể triệt để hoặc không triệt để tùy thuộc vào sang thương. Chiến lược trị liệu thường là các phương thức can thiệp từng bước giản đơn và lập lại. nhiều lần. Với sang thương đơn độc và nhỏ hơn 3 cm, chỉ định phẫu thuật cho kết quả tốt.Với sang thương lớn hơn 3 cm, lan rộng hoặc ăn sâu trong cơ, can thiệp kết hợp với chích xơ, gây thuyên tắc hoặc quang đông laser rồi mới phẫu thuật, sẽ hiệu quả hơn

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá điều trị dị dạng mạch máu bẩm sinh ở người lớn trong 6 năm (2005‐2010), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  53 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG MẠCH MÁU BẨM SINH   Ở NGƯỜI LỚN TRONG 6 NĂM (2005‐2010)  Nguyễn Công Minh*  TÓM TẮT   Đặt vấn đề ‐ Mục tiêu: Mục tiêu điều trị u máu trẻ em là làm giảm sự phát triển, thu nhỏ các u to, các u cản trỏ chức năng sinh tồn. “U máu” tồn tại đến tuổi trưởng thành là loại hỗn hợp hoặc thuộc các loại dị dạng mạch máu là chính. Vì vậy phương pháp điều trị phải linh động nhằm gia tăng hiệu quả và giảm đi các nguy cơ trong trị liệu. Mục đích nghiên cứu nhằm đúc kết những hình ảnh lâm sàng và hiệu quả của các phương thức can thiệp kết hợp trong điều trị u máu và dị dạng mạch máu trong 6 năm tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Phương pháp nghiên cứu: Trên 554 bệnh nhân u máu và dị dạng mạch máu nhập viện tại hai trung tâm Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương. Đa số, 95% (528 bệnh nhân) là sang thương ngoài da. Trong đó 58% là nữ và 42%, nam. Tuổi trung bình là 28,5. Hầu hết được chỉ định điều trị kết hợp trước khi phẫu thuật. Chỉ có 13% (67 bệnh nhân) được phẫu thuật thì đầu tại khoa Ngoại Lồng ngực‐ Mạch máu của chúng tôi. Tất cả bệnh nhân được theo dõi trên 2 năm. Kết quả: Trong số những bệnh nhân được chỉ định can thiệp chích xơ, thuyên tắc mạch hoặc laser liệu pháp: 6 BN trở lại phẫu thuật sau khi sang thương thu nhỏ và khu trú, cắt trọn cho kết quả tốt. 67 trường hợp dị dạng mạch máu bẩm sinh ở ngoài da được phẫu thuật thì đầu: mổ lấy trọn các sang thương nhỏ hơn 3 cm đơn độc cho kết quả tuyệt vời. Phẫu thuật các sang thương nhiều chỗ, lan tỏa hoặc lớn hơn 3 cm, kết quả không tốt. Không có tử vong sau mổ. Biến chứng sau mổ chiếm 11,9% (8 bệnh nhân chảy máu sau mổ và 1 phải đoạn chi). Theo dõi hơn 2 năm sau mổ, 18% tái phát, mà đại đa số là các dị dạng mạch máu lan tỏa trong cơ. Kết luận: Chỉ định mổ dị dạng mạch máu tồn tại ở người lớn có thể triệt để hoặc không triệt để tùy thuộc vào sang thương. Chiến lược trị liệu thường là các phương thức can thiệp từng bước giản đơn và lập lại. nhiều lần. Với sang thương đơn độc và nhỏ hơn 3 cm, chỉ định phẫu thuật cho kết quả tốt.Với sang thương lớn hơn 3 cm, lan rộng hoặc ăn sâu trong cơ, can thiệp kết hợp với chích xơ, gây thuyên tắc hoặc quang đông laser rồi mới phẫu thuật, sẽ hiệu quả hơn. Từ khóa: Dị dạng mạch máu bẩm sinh ở người trưởng thành; U máu và dị dạng mạch máu; Phẫu thuật u máu và dị dạng mạch máu. ABSTRACT  APPRECIATION OF THE THERAPY OF ADULTE CONGENITAL VASCULAR MALFORMATIONS (CVM) DURING 6 YEARS (2005‐2010) Nguyen Cong Minh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 53 ‐ 60  Background ‐ Objectives: The goal of treatment of infantile hemangioma should be to stop proliferation, speed up regression of the large hemangiomas and prevent vital functional problems. “Hemangioma” remained in the adult are the mixed types or the true vascular malformations, therefore, the therapeutic approach should be flexible to maximize the benefits and reduce the risks of the treatment. The purpose of the study was reviewed the clinical profile with the effect of the multiple interventions in the treatment of theses lesions in adult patients at * Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, Bộ môn Ngoại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.  Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Công Minh  Email: bscongminh@gmail.com    ĐT: 0903732399  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  54 Cho Ray and Trung Vuong hospitals. Method: 554 patients with hemangiomas and vascular malformations that were admitted at two centers (Chơ Rây and Trung Vuong hospitals), during 6 years (2006‐2010): The majority (528 patients, 95%) is the cutaneous lesions. In these patients: 58%, females, 42% male. The Mean age: 28,5; Most of them are combined treatment before operation. There are only 13% (67patients) primary operated patients in our services. All patients were follow‐up more than 2 years. Results: In the patients for indication of sclerotherapy, embolisation and Laser therapy, there are only 6 patients that return for secondary surgical excision, all of them were good. Sixty eight primary operated cutaneous lesions: The removed operation of the lesions unique, under 3 cm, are perfect; The surgical outcomes of the multifocal or diffused lesions, upper 3 cm, are worse. None died. Postop‐ complications were 11,9%: 8 hemorrhage and 1 amputation postoperative. Eleven patients (16%), which diffused lesions in the muscles, were residive after 18 months follow‐up. Conclusion: The removal of the adult congenital vascular malformation may or may not be radical and depend on the lesions of patients. A strategy indication often based on multiple interventions for each single step of treatment. For the small and lesions unique (< 3 cm), surgery is popular technique with good result. The lesions more than 3 cm, diffused or infiltrated through the deep muscles, the outcomes are better.if there are combined scherotherapy, embolisation or laser photocoagulation techniques before surgery. Keywords: The adult congenital vascular malformations (CVM); Hemangioma and vascular malformations. Vascular tumors and vascular malformations. Surgical treatment the congenital vascular malformations. ĐẶT VẤN ĐỀ   ‐ U máu  trẻ  em  là  những  sang  thương  có  nguồn gốc từ sự tăng sinh tế bào nội mô, là hậu  quả  của  hiện  tượng  ʺgia  tăng  hoạt  động  gián  phânʺ, đặc  trưng bởi các pha nhân đôi và sinh  sản, nên có  thể  thoái  triển và  trên  thực  tế, hơn  90% các trường hợp thoái triển tự nhiên(4,15,21).  ‐ Dị dạng mạch máu: là những sang thương  do  sự  biến  hình  và  sự  đảo  lộn  cấu  trúc  bình  thường của nội mô gây nên. Dị dạng mạch máu  mang  tính bền vững về mặt  tế bào học, do  đó  không thoái triển(4,17).  ‐ “U mạch máu” còn tồn tại đến tuổi trưởng  thành hầu hết là dị dạng mạch máu hoặc u máu  kết hợp với dị dạng mạch máu, được gọi chung  là  “dị  dạng mạch máu  bẩm  sinh”  (congenital  vascular malformations: CVM)(6,8,21)   Đánh giá kết quả điều trị dị dạng mạch máu  bẩm sinh tồn tại trên người trưởng thành tại BV  Chợ Rẫy và BV Cấp cứu Trưng Vương  là mục  tiêu của công trình.  ĐỐI  TƯỢNG  ‐  PHƯƠNG  PHÁP  NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Thử nghiệm lâm sàng, không đối chứng.  Đối tượng nghiên cứu  Công  trình  chỉ  khảo  sát  các  dị  dạng mạch  máu bẩm sinh ở ngoài da. Bệnh nhân trong tình  trạng ổn định, không có biến chứng cấp cứu.  Bệnh nhân được chọn mổ thì đầu là các sang  thương nông, khu  trú,  có  thể  cắt  lấy  trọn. Các  sang  thương phức  tạp  đều  được  chuyển  chích  xơ,  thuyên  tắc  hoặc  laser  liệu  pháp  trước. Khi  sang thương khu trú mới phẫu thuật cắt lấy sau  cùng.  Thời gian nghiên cứu  Trong 6 năm (01/2005‐12/2010):   Phương pháp nghiên cứu  Chẩn đoán: với sang  thương đơn độc, nhỏ,  nông  chỉ  có  lâm  sàng  và  siêu  âm.  Với  sang  thương phức  tạp,  thêm  cộng  hưởng  có  cản  từ  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  55 hoặc CT Scan đa  lớp cắt. Tất cả đều được chẩn  đoán mô học sau mổ.  Đánh  giá  kết  quả:  64%  (291  BN/  455  BN)  được theo dõi sau điều trị can thiệp kết hợp: các  BN được gửi đi can  thiệp đều hài  lòng với kết  quả đạt được sau chích xơ, bơm tắc. Chỉ có 6 BN  trở lại phẫu thuật khi u đã khu trú.   Với  BN  sau  mổ:  TỐT:  hiệu  quả  triệt  để,  không  tái phát,  không  biến  chứng  và  tai  biến,  không còn triệu chứng như trước mổ. XẤU: tái  phát, có biến chứng sau mổ, vẫn còn triệu chứng  như trước mổ hoặc phải đoạn chi.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  461/528 dị dạng mạch máu bầm  sinh  được  chuyển  đến  các  trung  tâm  can  thiệp mạch gây  thuyên tắc, chích xơ hoặc Laser liệp pháp trước  khi phẫu thuật.  67/528 được phẫu thuật thì đầu và 6 BN trở  lại phẫu thuật thì sau, tại 2 trung tâm.  Tuổi  Tuổi  trung bình 28,5 ± 9,65  tuổi  (5‐82  tuổi).  Đỉnh cao từ 15‐45, chiếm tỷ lệ 80%.  Giới tính  Nữ nhiều hơn nam (58% so với 42%).  Tỷ lệ và phân bố trên người  Trên  528  dị  dạng  mạch  máu  bẩm  sinh  ở  ngoài da:  Vùng đầu mặt   130  chiếm  24,5%  u  máu  ngoài da (130/528).  Họng‐Miệng S  73  chiếm  14% u máu ngoài  da (73/528).  Vùng cổ    24 chiếm 4,5% u máu ngoài  da (24/528).  Chi trên    137 chiếm 26% u máu ngoài  da (137/528).  Thân mình  48 chiếm 9% u máu ngoài da  (48/528).  Chi dưới   116 chiếm 22% u máu ngoài  da (116/528).  Tuổi và giới tính  NHÓM TUỔI Nam Nữ TỔNG SỐ (%) < 15 t 9 28 37 15-25 t 91 125 216 (41%) 26-35 t 63 67 130 (25%) 36-45 t 29 43 72 (14%) 46-55 t 14 24 38 56-65 t 12 8 20 66-75 t 3 6 9 > 75 t 0 6 6 TS 221 (42%) 307 (58%) 528 BN nhỏ nhất là 5 tuổi và cao nhất là 82 tuổi.  Tuổi trung bình là 29 tuổi.  Chiếm đa số  thuộc nhóm  tuổi 15‐25, chiếm  41%. Kế tiếp đến tuổi 26‐35 tuổi, chiếm 25%.  Vì  là bệnh viện người  lớn, do đó chúng  tôi  chỉ  nhận  hầu  hết  là  bệnh  nhân  ở  tuổi  trưởng  thành.  Nữ nhiều hơn nam (58% so với 42%).   Phân bố các sang thương được mổ  6 BN được phẫu thuật sau các phương pháp  can thiệp: đều ở chi trên.  67 BN được phẫu thuật thì đầu:  ‐ Chi trên  31 bệnh nhân, chiếm 46%.  ‐ Chi dưới   25 bệnh nhân, chiếm 37%.  ‐ Thân mình   11 BN, chiếm 17%, trong đó  sang thương ở vùng lưng chiếm đa số (9/11).  Chúng  tôi  không  có  phẫu  thuật  các  sang  thương vùng đầu mặt cổ.  Lâm sàng lúc nhập viện  Trong 67 sang thương chỉ định mổ thì đầu:   ‐ 5 BN có  triệu chứng đau, căn  tức  tại sang  tại sang  thương và đều  là các sang  thương  lan  tỏa  ăn  sâu  trong  cơ  gây  triệu  chứng  chèn  ép  (5/16 bệnh nhân).  ‐ 62 BN còn lại, không có biểu hiện lâm sàng,  (không  có  triệu  chứng  dò  động  tĩnh mạch)  không biến chứng. Tất cả có chỉ định mổ vì lý do  thẫm mỹ, chiếm tỷ lệ 93%.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  56 Chẩn đoán xác định  ‐ Tất  cả  đươc  làm  siêu  âm mạch máu  tầm  soát tại chỗ.  ‐ Chúng tôi có 16 bệnh nhân có sang thương  lan tỏa, được chụp DSA.  KẾT QUẢ  Kết quả phẫu thuật và kích thước khối “dị  dạng mạch máu”  6 BN được phẫu thuật sau cùng đều cho kết  quả mỹ mãn: tốt.  67 BN được phẫu thuật kỳ đầu cho KQ:  KÍCH THƯỚC KHỐI U TỐT XẤU < 3cm (N= 48) 48 (100%) 0 > 3 cm (N= 19) 6 (32%) 13 (68%) TS= 67 54 13 ‐  48  sang  thương  <  3cm  đều  ở  dưới  da,  không xâm lấn trong cơ, không lan tỏa, kết quả  tốt.  ‐  Trong  19  sang  thương  >  3cm:  6  sang  thương có kích thước 3‐5 cm, còn khu trú, không  ăn sâu vào trong cơ, kết quả sau mổ tốt (chiếm  32%). 68% còn  lại, kết quả xấu và  tái phát.  (P<  0,01).  Kết quả phẫu  thuật  và  đặc  điểm khu  trú  hoặc  lan  tỏa của khối “dị dạng mạch máu  bẩm sinh”  VỊ TRÍ KHỐI U BN (N= 67) TỐT (%) XẤU (%) Khu trú 51 (76%) 51 (100%) 0 Lan tỏa hoặc nhiều sang thương 16 (24%) 3 (19%) 13 (81%) 76% là các sang thương khu trú.  Phẫu thuật lấy triệt để các sang thương khu  trú cho kết quả tốt.  Sang  thương nhiều u  trên một vùng của cơ  thể hoặc trên một chi đều là các sang thương lan  tỏa ở bên dưới, chỉ có 19% kết quả tốt, 81% còn  lại xấu. (P< 0,01).  Kết quả giải phẫu bệnh  Trên 73 sang thương sau mổ:  42  bệnh  nhân  (57,5%)  u  máu  dạng  hang  mạch kết hợp với các dị dạng khác (như dị dạng  tĩnh mạch,  dị  dạng  động  tĩnh mạch,  dị  dạng  bạch mạch).  31 bệnh nhân (42,5%): dị dạng mạch máu là  chính, đa số thuộc loại hỗn hợp.   Theo dõi ‐ tử vong và biến chứng  73 BN được mổ tại 2 trung tâm:  • Không có bệnh nhân tử vong.   • Biến  chứng:  8  bệnh  nhân,  chiếm  11%  số  bệnh nhân phẫu thuật.   7 BN chảy máu sau mổ (4 phải can thiệp lại,  3 băng ép tự cầm), 1 bệnh nhân phải đoạn chi.  Có 4 bệnh nhân có sang thương ở lưng gây  chảy máu khó cầm, phải khâu túm tạm, kết quả  giải  phẫu  bệnh  là  sang  thương  dị  dạng mạch  máu mà dị dạng bạch huyết là chủ yếu.  3 bệnh nhân  sang  thương  ăn  sâu  trong  cơ,  chảy máu sau mổ: băng ép hiệu quả, không cần  phải can thiệp lại.   1 bệnh nhân đoạn chi 1 tháng sau mổ. Đây là  di dạng động tĩnh mạch phức tạp, kết hợp với u  máu dạng hang mạch  ăn vào gần  trọn khối cơ  cẳng chân (trái). Vì cố  lấy triệt để, chân phù nề  và  thiếu máu gây  đau nhức  tăng dần  sau mổ,  kết quả thất bại.  • Theo dõi sau 2 năm:   ‐67 BN được mổ  thì đầu : 11 bệnh nhân  tái  phát, chiếm 16% bệnh nhân được mổ và chiếm  85% nhóm bệnh nhân có sang thương lan tỏa, ăn  nhiều và ăn sâu vào khối cơ dưới da.   ‐6 BN được mổ  sau  thời gian can  thiệp kết  hợp: tất cả đều tốt (mỹ mãn).  •291BN/455  sau  chích  xơ  gây  thuyên  tắc  (được hỏi và tái khám theo dõi) đều cho thấy hài  lòng với kết quả khả quan, không muốn trở  lại  phẫu thuật.   BÀN LUẬN  Đặc điềm  lâm sàng của u máu và dị dạng  mạch máu  U máu  có  hai  dạng  chính  là:  u máu  dạng  mao  mạch  (capillary  hemangioma)  và  u máu  dạng hang mạch (cavernous hemangioma)(3,6,17).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  57 Dị dạng mạch máu, rất phức tạp, cơ bản có thể  chia thàm 4 tiểu nhóm chính: (15,16)  ‐Dị dạng  tĩnh mạch: gặp nhiều nhất, chiếm  gần  phân  nửa  số  trẻ  bị  dị  dạng  mạch  máu,  nhưng vì không có biểu hiện  lâm sàng rầm rộ,  ưu  thế  ít  can  thiệp  như dò  động  tĩnh mạch  nguyên phát, nên ít được báo cáo.  ‐Dị  dạng  động  tĩnh mạch:  đứng  hàng  thứ  hai trong nhóm dị dạng.  ‐Dị dạng bạch mạch. Di dạng bạch mạch kết  hợp  với  tĩnh mạch  thường  gặp  hơn. Di  dạng  bạch mạch đơn thuần hiếm gặp.  ‐Dị dạng mao mạch thường gặp ở trẻ em và  thường nhạt dần theo thời gian. Bớt son  là một  dị dạng mao mạch điển hình, xuất hiện từ thuở  nhũ nhi và nhạt dần theo tuổi.  Các công trình nghiên cứu cho thấy “u mạch  máu” tồn tại đến tuổi trưởng thành hầu hết đều  có cấu trúc kết hợp với dị dạng mạch máu hoặc  dị dạng là chính. hầu hết dị dạng đều ở dạng kết  hợp và phối hợp, do đó chẩn đoán thường gặp  nhiều khó khăn và chỉ định điều trị cũng trở nên  phức tạp(4,7,15,16,20).  Khảo sát giải phẫu bệnh  trên 73 bệnh nhân  trưởng  thành  của  chúng  tôi:  57,5%  là  u máu  dạng hang kết hợp với các dị dạng mạch máu  khác (như dị dạng tĩnh mạch, dị dạng động tĩnh  mạch, dị dạng bạch mạch). Và 42,5% dị dạng  mạch máu  là  chính,  đa  số  thuộc  loại  hỗn  hợp  của dị dạng.   Chẩn đoán lâm sàng   Đại  đa  số  các  trường hợp, “u máu  trẻ em”  phát triển nhanh trong suốt năm đầu, thoái triển  dần và biến mất Trong một vài trường hợp, u  máu quá to, có hiện tượng tiêu hủy mô, kết hợp  với tình trạng giảm tiểu cầu, nguy cơ xuất huyết  cao, có thể đe dọa mạng sống. U có thể phát triển  nhanh hay  chậm  tùy vị  trí, phát  triển nhanh  ở  nơi có nhiều tiếp xúc và thường xuyên va chạm,  gần niêm mạc như ở môi, mắt, vùng cổ,  tuyến  nước bọt, tuyến dưới hàm. U máu ở vùng da tứ  chi, ngực bụng thì phát triển chậm hơn. (4,6,8,17,18,21)  Các  công  trình  nghiên  cứu  thực  nghiệm  đều  khẳng định rằng Estrogens kích hoạt sự tăng sản  tế  bào  nội mô,  làm  gia  tăng  kích  thước  của  u  máu. (6,13) Ở trẻ em, u máu ở nữ nhiều hơn nam  (từ 3/1  đến 5/1)  (4,5,11) Trong  số BN dưới 15  tuổi  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  thì:  nữ  nhiều  hơn  nam. Tỷ lệ Nữ/Nam: 3,1/1.  Bớt son là một dị dạng mao mạch có từ ngay  sau sinh, mờ dần khi lớn lên, chẩn đoán thường  đơn giản. Chẩn  đoán  xác  định  các  loại u máu  hỗn hợp nằm sâu trong cơ tương đối khó khăn.  Ngày nay, CT Scan, nhất  là các ứng dụng mới  của MRI (không xâm lấn), rất hữu ích, giúp xác  định vị trí, tính chất u máu và các cấu trúc  liên  quan (14,18). 16 BN của chúng  tôi có sang  thương  lan rộng, ăn sâu trong cơ, có chỉ định chụp DSA  để xác định mạch chính nuôi u và  tương quan  với các cấu trúc lân cận trước mổ. Tất cả BN của  chúng tôi đều được làm siêu âm Doppler, bởi vì  siêu âm Doppler mang giá trị tầm soát(6,12,13,20).  Chẩn đoán các dị dạng máu bẩm  sinh dựa  vào bệnh  sử,  lâm  sàng và  các  chẩn  đoán hình  ảnh. Nếu  nghi  ngờ  và  phân  biệt  với  các  sang  thương khác, phải làm sinh thiết, bởi vì, ngay cả  bác  sĩ  có  nhiều  kinh  nghiệm  vẫn  có  thể  chẩn  đoán nhầm trên lâm sàng(4).  Nguyên tắc chỉ định phẫu thuật các u máu  trẻ em và dị dạng mạch máu bẩm sinh  76%  các  bệnh  nhân  có  chỉ  định  mổ  của  chúng tôi là các đơn u và sang thương còn khu  trú có giới hạn, nhỏ. Số còn lại có chỉ định mổ vì  các nguyên nhân khác như căn đau và thẫm mỹ.  6 BN  trở  lại phẫu  thuật,  sau khi  can  thiệp kết  hợp, cũng lý do thẫm mỹ.  Một khi xác  định  được dị dạng mạch máu  bẩm sinh, trước hết, nên điều trị bảo tồn kết hợp,  kể cả u có biến chứng, hoặc u cản trở đường thở,  vùng hầu họng,  thị giác hoặc  lớn nhanh có  thể  gây xoắn, hoại  tử, nên cân nhắc can  thiệp (4,7,21).  Về mặt  diễn  tiến,  dị  dạng mạch máu  khó  xác  định,  rất  đa dạng, nhiều  công  trình báo  cáo  là  đại đa số các trường hợp, thường không có triệu  chứng, có thể chung sống an toàn mà không cần  phải can  thiệp phẫu  thuật, nếu không vì  lý do  thẩm mỹ(14).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội nghị Khoa Học Kỹ thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  58 Còn  theo  Vein,  (21)  sau  5  năm  tuổi,  nếu  u  không biến mất nên xem xét mổ để cắt đi. Nếu  “u máu” mà vẫn còn tồn tại tới tuổi thanh niên,  có nghĩa là u máu sẽ không thể co hồi được, phải  phẫu  thuật  cắt bỏ(7,8). Tuy nhiên,  điều  trị phẫu  thuật tùy thuộc nhiều yếu tố bao gồm: tuổi, kích  thước, mức độ  lan  rộng và  đặc  điểm  lâm  sàng  của u máu. Nếu u nông, nhỏ gọn, nên  cắt  lấy  trọn. Nếu u mạch máu không  ảnh hưởng  đến  chức năng sinh  tồn, phải cân nhắc và chọn các  phương thức điều trị hỗ trợ hoặc triệt để(6,10).  Phân tích kết quả sau mổ các dị dạng mạch  máu ở người lớn   Các u mạch máu của trẻ < 15 tuổi: hầu hết là  u máu dạng hang mạch kết hợp với các dị dạng  mạch máu. Số BN  còn  lại  (> 15  tuổi)  đều  là dị  dạng mạch máu hỗn hợp. (10,14,16)   Chúng tôi có: 57,5% u máu dạng hang mạch  kết hợp với các dị dạng tĩnh mạch, dị dạng động  tĩnh  mạch,  dị  dạng  bạch  mạch).  42,5%:  dị  dạng mạch máu  là chính, đa số  thuộc  loại hỗn  hợp của các dị dạng mạch máu.   Có 68% các sang thương lớn hơn 3 cm và chỉ  có 24%  sang  thương  lan  tỏa hoặc nhiều u  trên  cùng một  chi nhưng  tỷ  lệ  thất  bại  sau mổ  lên  đến 81%. Các sang thương lan tỏa, ăn sâu trong  cơ, phẫu  thuật  đơn  thuần  cho kết quả xấu  (tái  phát  cao,  thậm  chí mất  chức  năng  vận  động  hoặc phải đoạn chi).  U máu  đúng  nghĩa  sẽ  thoái  triển  sau  5‐12  tuổi. Đa số u máu kết hợp với các dị dạng mạch  máu thường là các sang thương còn tồn tại đến  tuổi trưởng thành, do đó điều trị phẫu thuật sẽ  kém hiệu quả(1,9,10).  72% sang thương < 3 cm đđều nông, có thể  cắt lấy trọn, phần lớn là u máu dạng hang mạch  kết hợp với dị dạng mạch máu còn  tồn  tại đến  tuổi trưởng thành. Các khối u > 3 cm hầu hết là  các dị dạng tĩnh mạch kết hợp trong cơ, khó cắt  lấy  triệt  để. Hầu  hết  sang  thương  lớn,  lan  tỏa  hoặc nhiều, u thường ăn sâu trong cơ, điều đó lý  giải các thất bại trong phẫu thuật thì đầu. Không  thể mổ giải quyết triệt các tổ chức dị dạng mạch  máu  thâm nhiễm  nhiều  trong  cơ, mà phải  kết  hợp với các phương thức trị liệu khác trước khi  phẫu thuật. Trước năm 2005, chúng tôi cố gắng  cắt trọn các sang thương ăn vào các cơ, kết quả  xấu (tái phát và giảm chức năng của chi). Những  năm  sau này,  chúng  tôi  chuyển  sang  chích  xơ  gây xơ hóa, thuyên tắc san
Tài liệu liên quan