Tại thành phố Huế và vùng phụcận,tầngnướcdưới đất phânbốrộng khắpvớibề
dày biến đổi, trung bình là 12-22 m.Mức độ phong phúnước thuộc loại trung bình đến
nghèo tuỳ thuộc vào nguồngốc thànhtạo.Mựcnướctĩnhnằmrất nông sovớimặt đất,
từ 0,10 m đến 5,5 m.Nước thuộc loạinước nhạt. Hiệntại trong vùngnghiêncứu,nguồn
nước đangsửdụng chủyếu làcủa nhà máynước (lấytừ sôngHương), tuy nhiênmộtbộ
phận dâncư khálớnvẫn đangsửdụng nguồnnướcdưới đất như là nguồnnước cung
cấp chính hoặcbổ trợ trong sinh hoạt.Kết quả điều tramộtsố giếng trong khuvực cho
thấy chấtlượngnướcdưới đất có xuhướng biến đổixấu theo thời gian vàtầngnước
dưới đất có quanhệtương đối chặt chẽvớinướcmặt, vìvậy việc đánh giá độ nhạycảm
nhiễmbẩnnướcdưới đất làcơsởrất quan trọng trong việc địnhhướngbảovệ tínhbền
vữngcủa nguồn nước dưới đất cũngnhưnước mặt phục vụcho sinh hoạt và sản xuất.
13 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất ở thành phố Huế và vùng phụ cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM NHIỄM BẨN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Ở THÀNH PHỐ HUẾ VÀ VÙNG PHỤ CẬN
NGUYỄN ĐÌNH TIẾN, HOÀNG NGÔ TỰ DO
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
Tóm tắt: Để đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất tác giả sử dụng
hệ thống DRASTIC, là hệ thống sử dụng 7 yếu tố liên quan đến sự di chuyển và
phân tán của chất bẩn vào nước dưới đất: độ sâu mực nước dưới đất, lượng bổ
cập, thành phần đất đá tầng chứa nước, thành phần đất đá lớp phủ, độ dốc địa
hình, đới thông khí và tính thấm của tầng chứa nước. Trong mỗi yếu tố có xét
đến mức độ tác động nhiễm bẩn và vai trò của nó trong hệ thống.
Qua các tài liệu nghiên cứu tại vùng khảo sát, các tác giả đã xác định được
chỉ số DRASTIC (DC) biến đổi từ 28 đến 69, qua đó phân ra 3 vùng, phản ánh
mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn khác nhau của nước dưới đất tại thành phố Huế và
vùng phụ cận là:
- Vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn thấp (DC < 40): phân bố ở phía tây bắc
(xã Hương Sơ) và phía nam (thôn Dương Xuân Thượng 2 và 4, Núi Ngự Bình,
Tam Thai).
- Vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn trung bình (DC = 40 - 60): Phân bố chủ
yếu ở phần trung tâm, phía bắc, đông bắc và các phường Đúc, Trường An, An
Cựu.
- Vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn cao (DC > 60): phân bố chủ yếu ở các
vùng đông nam và phía tây (xã Hương Long, phường Kim Long),
MỞ ĐẦU
Tại thành phố Huế và vùng phụ cận, tầng nước dưới đất phân bố rộng khắp với bề
dày biến đổi, trung bình là 12-22 m. Mức độ phong phú nước thuộc loại trung bình đến
nghèo tuỳ thuộc vào nguồn gốc thành tạo. Mực nước tĩnh nằm rất nông so với mặt đất,
từ 0,10 m đến 5,5 m. Nước thuộc loại nước nhạt. Hiện tại trong vùng nghiên cứu, nguồn
nước đang sử dụng chủ yếu là của nhà máy nước (lấy từ sông Hương), tuy nhiên một bộ
phận dân cư khá lớn vẫn đang sử dụng nguồn nước dưới đất như là nguồn nước cung
cấp chính hoặc bổ trợ trong sinh hoạt. Kết quả điều tra một số giếng trong khu vực cho
thấy chất lượng nước dưới đất có xu hướng biến đổi xấu theo thời gian và tầng nước
dưới đất có quan hệ tương đối chặt chẽ với nước mặt, vì vậy việc đánh giá độ nhạy cảm
nhiễm bẩn nước dưới đất là cơ sở rất quan trọng trong việc định hướng bảo vệ tính bền
vững của nguồn nước dưới đất cũng như nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
I. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ:
Để đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất, các tác giả sử dụng hệ thống
DRASTIC, là hệ thống đánh giá tiềm năng nhiễm bẩn nước dưới đất do Hội Liên hiệp
Bảo vệ môi trường (EPA -Environmental Protection Association) đưa ra năm 1980 và
đã được áp dụng tại các nước Mỹ, Australia, Thụy Điển... Đây là hệ thống gồm 7 chữ
cái đại diện cho 7 yếu tố dùng để đánh giá khả năng nhiễm bẩn khác nhau là:
D - Depth: độ sâu mực nước dưới đất, tính từ mặt đất.
R - Recharge: lượng bổ cập hàng năm cho nước dưới đất.
A - Aquifer: thành phần đất đá tầng chứa nước.
S - Soil: thành phần lớp đất phủ (phạm vi khoảng 1,8 m tính từ mặt đất).
T - Topography: độ dốc địa hình.
I - Impact of vadose zone: ảnh hưởng của đới thông khí.
C - Conductivity: tính thấm của tầng chứa nước.
Mỗi yếu tố trong các yếu tố trên được phân vùng, đánh giá và cho điểm riêng tùy
theo mức độ tác động nhiễm bẩn cho nước dưới đất. 7 yếu tố được cộng lại lấy điểm
tổng để đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn, có xét đến vai trò tác động của từng yếu tố.
Cụ thể:
- Tùy theo vai trò tác động của từng yếu tố nói trên đối với nhiễm bẩn mà có hệ số
khác nhau trong tổng điểm đánh giá: yếu tố D, I hệ số 5; yếu tố R hệ số 4; yếu tố A, C
hệ số 3; yếu tố S hệ số 2; yếu tố T hệ số 1.
- Mỗi yếu tố tùy theo mức độ gây nhiễm bẩn mà cho điểm. Tại khu vực do mức độ
nghiên cứu và tích đa dạng của các yếu tố cần đánh giá, chúng tôi đánh giá bậc điểm
cho từng mức độ của các yếu tố từ 1 đến 3. Điểm 1 ít gây nhiễm bẩn nhất, còn điểm 3
dễ gây nhiễm bẩn nhất (Bảng 1).
- Chỉ số DRASTIC (DC) được đánh giá theo công thức sau:
DC = D1.D2 + R1.R2 + A1.A2 + S1.S2 + T1.T2 + I1.I2 + C1.C2
trong đó: 1- Hệ số đánh giá cho yếu tố tương ứng., 2- Bậc điểm cho từng mức độ trong
yếu tố.
Bảng 1. Bậc điểm cho từng mức độ trong các yếu tố
Số TT Yếu tố đánh giá Hệ số Mức độ các yếu tố Điểm số
h < 1 m 3
D h = 1 -3 m 2
1 5
H > 3 m 1
W > 600 mm/năm 3
R W = 200 - 600 mm/năm 2
2 4
W < 200 mm/năm 1
Cát, cát pha 3
Sét pha, đá phiến sét, cát kết,
A 2
3 3 bột kết phong hoá nứt nẻ
Sét, bột, sét pha 1
Cát pha 3
S Sét pha 2
4 2
Sét, bột 1
D < 10% 3
T D = 10 20% 2
5 1
D > 20% 1
Cát pha 3
I Sét pha 2
6 5
Sét, bột 1
C K > 3 m/ng.đ 3
7 3 K = 1 - 3 m/ng.đ 2
K < 1 m/ng.đ 1
Qua phân tích mức độ tập trung của các chỉ số DRASTIC (DC) so với thực tế biến
đổi chất lượng nước dưới đất, chúng tôi phân ra 3 mức có độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước
dưới đất khác nhau (Bảng 2).
Bảng 2. Mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất
Số TT Chỉ số DC Độ nhạy cảm nhiễm bẩn
1 DC < 40 Thấp
2 DC = 40 - 60 Trung bình
3 DC > 60 Cao
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Độ sâu mực nước dưới đất (D): Trong quá trình xâm nhập của chất bẩn từ mặt đất
vào tầng nước dưới đất thì đới thông khí có tác dụng như một lớp lọc, chiều dày lớp lọc
càng lớn càng có tác dụng ngăn giữ tốt các chất bẩn. Khi độ sâu mực nước dưới đất tính
từ mặt đất càng lớn thì mức độ nhiễm bẩn nước dưới đất càng hạn chế và ngược lại.
Theo kết quả quan trắc mực nước 150 giếng tại khu vực trong tháng 2/2006, chúng tôi
đã xác định được mực nước dưới đất biến đổi từ 0,10 đến 5,50 m và chia thành 3 vùng:
vùng có độ sâu mực nước dưới đất <1 m phân bố phía tây bắc (xã Hương Sơ, Hương
Vinh) và đông nam (xã Thuỷ Vân, phường Phú Hội, Phú Nhuận, Vĩnh Ninh, Xuân Phú
và An Cựu), đối với vùng này cho điểm 3. Vùng có độ sâu mực nước dưới đất = 1 - 3
m (phân bố ở trung tâm và đông bắc), đối với vùng này cho điểm 2. Vùng có độ sâu
mực nước dưới đất >3 m (phân bố ở phía nam và xã Hương Long, Thuỷ Biều), đối với
vùng này cho điểm 1 (Hình 1).
2. Lượng bổ cập hàng năm cho nước dưới đất (R): Lượng bổ cập là phương tiện vận
chuyển chất bẩn đến nước dưới đất, vì vậy nó càng lớn, khả năng nhiễm bẩn càng cao
và ngược lại. Nhìn chung trong khu vực, quá trình nhiểm bẩn có thể xảy ra chủ yếu theo
diện, nên khi tính toán lượng bổ cập chỉ tính theo lượng thấm của nước mưa, không tính
lượng cung cấp của nước mặt. Lượng thấm của nước mưa cung cấp cho nước dưới đất
được tính theo lượng mưa trung bình năm của khu vực (2500 mm/năm) nhân với hệ số
thấm xuyên a (tùy thuộc vào lớp đất phủ). Qua phân tích tài liệu 40 lỗ khoan nghiên
cứu địa chất trầm tích có mặt trong khu vực, chúng tôi xác định thành phần lớp đất phủ
và đã xác định được lượng bổ cập nước mưa cho nước dưới đất và đánh giá điểm số các
vùng (Bảng 3). Vùng có lượng bổ cập hàng năm cho nước dưới đất cao phân bố ở xã
Hương Long (phía tây) và dải kéo dài từ phường Vĩnh Ninh đến phường Xuân Phú
(phía đông). Vùng có lượng bổ cập trung bình phân bố chủ yếu ở vùng nghiên cứu. Còn
vùng có lượng bổ cập thấp phân bố chủ yếu ở phía tây-bắc (xã Hương Sơ) và một phần
nhỏ ở phường Phú Hiệp, xã Thuỷ Biều (Hình 3).
Bảng 3. Đánh giá lượng bổ cập hàng năm cho nước dưới đất
Hệ số thấm xuyên Lượng bổ cập Điểm
Thành phần lớp đất phủ
(a) (mm/năm) số
Sét pha lẫn mùn thực vật 0,10 250 2
Sét, bột lẫn mùn thực vật 0,03 75 1
Cát pha lẫn rễ cây, mùn thực 0,30 750 3
vật
Sét pha 0,10 250 2
Hình 1. Bản đồ phân vùng đánh giá độ sâu mực nước dưới đất (D)
Hình 2. Bản đồ phân vùng đánh giá lượng bổ cập (R)
3. Thành phần đất đá tầng chứa nước (A): Mỗi loại đất đá có khả năng hấp thụ, khuếch
tán và lưu giữ các chất bẩn khác nhau, nên thành phần đất đá của tầng chứa nước có thể
làm biến đổi khả năng phân tán các chất nhiễm bẩn khi đi qua chúng. Tầng chứa nước
cấu tạo bởi các trầm tích hạt mịn sẽ có khả năng hạn chế nhiễm bẩn nước hơn các loại
hạt thô và đá cứng nứt nẻ. Qua kết quả nghiên cứu thành phần thạch học của các tầng
chứa nước có trong khu vực, chúng tôi phân vùng và đánh giá bằng điểm số mức độ tác
động đối với chất gây bẩn (bảng 4). Vùng có điểm 3 thuộc xã Hương Long (phía tây) và
dải kéo dài từ phường Vĩnh Ninh đến phường Xuân Phú (phía đông). Vùng có điểm 2
phân bố chủ yếu ở vùng nghiên cứu. Còn vùng có điểm 1 nằm ở phía tây bắc (xã Hương
Sơ) và một phần nhỏ phường Phú Hiệp, xã Thuỷ Biều (Hình 3).
Hình 3. Bản đồ phân vùng đánh giá thành phần đất đá tầng chứa nước (A)
Bảng 4. Đánh giá thành phần đất đá tầng chứa nước
Trầm tích Thành phần đất đá tầng chứa nước Điểm số
3
aQ2 Sét pha, cát pha 2
1-2
amQ2 Sét, bột, sét pha 1
3
mQ1 đn Cát, cát pha 3
D1 tl Đá phiến sét, cát kết, bột kết, phong hóa nứt nẻ 2
4. Thành phần lớp đất phủ (S): Thành phần lớp đất phủ sẽ quyết định lượng nước thấm
cung cấp cho nước dưới đất, vì vậy nó cũng phần nào quyết định khả năng xâm nhập
của chất bẩn từ bề mặt qua đới thông khí vào nước dưới đất. Khi lớp phủ được cấu tạo
bởi loại đất thấm nước kém sẽ hạn chế quá trình nhiễm bẩn, trường hợp này được cho
điểm số thấp, và ngược lại lớp phủ được cấu tạo bởi lớp đất thấm nước tốt chất bẩn dễ
di chuyển vào tầng chứa nước sẽ được cho điểm số cao. Qua kết quả nghiên cứu tài liệu
40 lỗ khoan địa chất thuỷ văn và địa chất công trình trong khu vực, chúng tôi chia ra 3
vùng có mức điểm 1, 2, 3 (Bảng 5). Vùng có điểm 3 ở xã Hương Long (phía tây) và dải
kéo dài từ phường Vĩnh Ninh đến phường Xuân Phú (phía đông). Vùng có điểm 2 phân
bố chủ yếu ở vùng nghiên cứu. Còn vùng có điểm 1 chủ yếu ở phía tây bắc (xã Hương
Sơ) và một phần nhỏ ở phường Phú Hiệp, xã Thuỷ Biều (Hình 4).
Bảng 5. Đánh giá thành phần lớp đất phủ
Thành phần lớp đất phủ Điểm số
Sét pha lẫn mùn thực vật 2
Sét, bột lẫn mùn thực vật 1
Cát pha lẫn rễ cây, mùn thực vật 3
Sét pha 2
Hình 4. Bản đồ phân vùng đánh giá thành phần lớp đất phủ (S)
5. Độ dốc địa hình (T): Độ dốc địa hình trong một mức độ nào đó làm tăng hoặc hạn
chế quá trình thấm của nước mưa cho nước dưới đất. Khi địa hình tương đối dốc sẽ làm
giảm quá trình cung cấp cho nước dưới đất và ngược lại. Vì vậy, khi địa hình dốc quá
trình nhiểm bẩn dòng mặt tăng, nhưng dòng ngầm giảm và ngược lại. Qua tài liệu bản
đồ địa hình 1/25.000 trong khu vực, chúng tôi phân thành 3 cấp điểm theo độ dốc: độ
dốc D > 20% được điểm 1, phân bố chủ yếu ở phía nam, thôn Dương Xuân Thượng 2
và 4, cũng như ở vùng núi Ngự Bình, Tam Thai. Độ dốc D = 10 - 20% được điểm 2,
phân bố thành một khối nhỏ kéo từ chùa Thiên Mụ đến Hương Hồ, còn lại nằm chủ yếu
ở khu vực thôn Dương Xuân Thượng 3, phường Trường An và một phần của phường
Phước Vĩnh. Độ dốc D < 10% được điểm 3, chiếm toàn bộ phần còn lại của vùng
nghiên cứu (Hình 5).
Hình 5. Bản đồ phân vùng đánh giá độ dốc địa hình (T )
Hình 6. Bản đồ phân vùng đánh giá ảnh hưởng của đới thông khí (I)
6. Ảnh hưởng của đới thông khí (I): Đới thông khí là lớp đất đá giới hạn từ mặt đất đến
bề mặt nước dưới đất. Đới thông khí tiếp xúc trực tiếp với các nhân tố trên mặt, đồng
thời là môi trường trung gian giữa khí quyển với nước dưới đất (vận động thẳng đứng từ
trên xuống, từ dưới lên và vận động ngang). Mặc khác đới thông khí còn là môi trường
hoạt động của vi sinh vật, cũng như những tác dụng hóa lý đặc biệt, có ảnh hưởng sâu
sắc đến thành phần và chất lượng của nước trong đới thông khí cũng như của nước dưới
đất. Để xác định và phân loại môi trường đới thông khí, chúng tôi dựa vào tài liệu các lỗ
khoan địa chất tại khu vực để xác định thành phần thạch học của đất đá nằm trên mực
nước dưới đất và đánh giá theo các bậc điểm (Bảng 6, Hình 6).
Bảng 6. Đánh giá thành phần đất đá đới thông khí
Thành phần đất đá đới thông khí Điểm số
Sét pha, cát pha màu xám xanh, đen lẫn mùn thực vật 2
Sét, bột, sét pha màu xám vàng, xám xanh lẫn mùn thực vật 1
Cát pha màu vàng, vàng nghệ lẫn rễ cây, mùn thực vật 3
Đá phiến sét, cát kết, bột kết phong hóa mạnh 2
Hình 7. Bản đồ phân vùng đánh giá tính thấm của tầng chứa nước (C)
7. Tính thấm của tầng chứa nước (C): Tính thấm của tầng chứa nước quyết định khả
năng phân tán của các chất bẩn khi chúng xâm nhập vào tầng chứa nước. Vì vậy, khi
tính thấm của tầng chứa nước càng cao thì khả năng phân tán chất bẩn trong tầng càng
cao, dẫn đến diện ảnh hưởng càng lớn và ngược lại. Qua kết quả nghiên cứu tính thấm
của các tầng chứa nước trong khu vực, chúng tôi phân thành 3 vùng có mức điểm khác
nhau (Bảng 7). Vùng có tính thấm của tầng chứa nước nhỏ nhất, điểm 1, nằm ở vùng
đất đá hệ tầng Tân Lâm (D1 tl) lộ ra, chủ yếu ở phía nam của khu vực và một khối nhỏ ở
chùa Thiên Mụ. Vùng có tính thấm trung bình, điểm 2, phân bố ở phía tây bắc (xã
Hương Sơ) và một phần nhỏ ở phường Phú Hiệp, xã Thuỷ Biều. Vùng có tính thấm cao
nhất, điểm 3, phân bố ở toàn bộ phần còn lại (Hình 7).
Bảng 7. Đánh giá tính thấm của tầng chứa nước
Trầm Hệ số thấm
Điểm số
tích trung bình K (m/ng.đ)
3
aQ2 3 - 5 3
1-
amQ2 1 - 3 2
2
3
mQ1 3 - 5 3
đn
D1 tl 0,20 - 1 1
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi tiến hành đánh giá và phân vùng dựa trên 7 yếu tố chính của hệ thống
DRASTIC, chúng tôi dùng phương pháp chập bản đồ xác định các vùng có điểm chung
của 7 yếu tố và tính điểm tổng DC cho các vùng đó. Dựa vào kết quả điểm tổng, ta có
thể đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn của nước dưới đất vùng nghiên cứu. Kết quả đã
xác định được 12 tiểu vùng (có sự tương đồng về 7 yếu tố của hệ thống DRASTIC) với
điểm tổng DC biển đổi từ 28 đến 69. Qua điểm tổng DC của 12 tiểu vùng, chúng tôi gộp
lại thành 3 vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất khác nhau là: vùng có độ
nhạy cảm nhiễm bẩn thấp với điểm tổng DC < 40, vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn
trung bình với điểm tổng DC = 40 - 60, vùng có độ nhạy cảm nhiễm bẩn cao với điểm
tổng DC > 60 (Hình 8, Bảng 8).
Bảng 8. Tổng hợp điểm hệ thống DRASTIC đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn
D R A S T I C
Tiểu Điểm
Hệ Hệ Hệ Hệ Hệ Hệ Hệ
vùng Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm tổng
số số số số số số số
I 5 3 4 1 3 1 2 1 1 3 5 1 3 2 38
II 5 2 4 1 3 1 2 1 1 3 5 1 3 2 33
III 5 2 4 3 3 3 2 3 1 3 5 3 3 3 64
IV 5 2 4 2 3 2 2 2 1 3 5 2 3 3 50
V 5 1 4 3 3 3 2 3 1 3 5 3 3 3 59
VI 5 1 4 2 3 2 2 2 1 3 5 2 3 3 45
VII 5 3 4 2 3 2 2 2 1 3 5 2 3 3 55
VIII 5 3 4 3 3 3 2 3 1 3 5 3 3 3 69
IX 5 2 4 2 3 2 2 2 1 2 5 2 3 1 43
X 5 1 4 2 3 2 2 2 1 2 5 2 3 1 38
XI 5 1 4 2 3 2 2 2 1 1 5 2 3 1 37
XII 5 1 4 1 3 1 2 1 1 3 5 1 3 2 28
Hình 8. Bản đồ phân vùng độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất
địa phận thành phố Huế và phụ cận
1. Vùng có độ nhạy cảm nhiểm bẩn thấp: Phân bố ở phía tây bắc của vùng nghiên cứu
(xã Hương Sơ) và phía nam (thôn Dương Xuân Thượng 2 và 4, núi Ngự Bình, Tam
1-2
Thai). Đây là vùng phân bố chủ yếu của trầm tích nguồn gốc sông biển Đệ tứ (amQ2 )
và hệ tầng Tân Lâm (D1 tl). Chúng là các trầm tích và trầm tích biến chất yếu có mức độ
chứa kém hoặc độ dốc địa hình lớn, lượng bổ cập của nước mặt cho nước dưới đất rất
hạn chế, môi trường đới thông khí có tác dụng ngăn cản chất bẩn khá tốt, làm giảm tác
động của nhân tố trên mặt đến nước dưới đất.
2. Vùng có độ nhạy cảm nhiểm bẩn trung bình: Phân bố chủ yếu ở phần trung tâm, phía
bắc, đông bắc của vùng nghiên cứu và một dải kéo dài từ phường Đúc đến các phường
Trường An, An Cựu. Đây là vùng phân bố chủ yếu của trầm tích có nguồn gốc sông hệ
3
Đệ tứ (aQ2 ) và hệ tầng Tân Lâm (D1 tl). Chúng là các trầm tích có mức độ chứa nước
trung bình đến kém, độ dốc địa hình trung bình đến nhỏ, lượng bổ cập của nước mặt cho
nước dưới đất tương đối hạn chế, môi trường đới thông khí có tác dụng phần nào ngăn
cản chất bẩn làm giảm tác động của nhân tố trên mặt đến nước dưới đất.
3. Vùng có độ nhạy cảm nhiểm bẩn cao: Phân bố chủ yếu ở phần đông nam của vùng
nghiên cứu và một phần ở phía tây (xã Hương Long và Phường Kim Long). Đây là
vùng đang phát triển các khu dân cư của vùng. Trầm tích phân bố chủ yếu có nguồn gốc
3
biển Đệ tứ, hệ tầng Đà Nẵng (mQ1 đn), có mức độ chứa nước trung bình đến giàu, độ
dốc địa hình rất nhỏ, lượng bổ cập của nước mặt cho nước dưới đất tương đối tốt, môi
trường đới thông khí ít có tác dụng ngăn cản chất bẩn, tác động của nhân tố trên mặt đến
nước dưới đất khá lớn.
IV. KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu và phân vùng mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất
trong khu vực, ta thấy vùng có mức độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất cao là vùng
đang phát triển các khu dân cư, nên để hạn chế nhiễm bẩn tầng nước dưới đất trong
vùng cần phải:
- Hạn chế tối đa việc đổ chất thải và nước thải sinh hoạt ra bề mặt, nhất thiết phải
quy hoạch các khu xử lý nước thải và chất thải.
- Trong quá trình xây dựng cần phải có các biện pháp bảo vệ môi trường bề mặt.
- Các công trình vệ sinh và nước thải dân sinh khi xây dựng có liên quan đến hầm
thoát nước (hầm rút) cần phải xem xét đến mực nước dưới đất và khả năng di chuyển
của chất bẩn vào tầng nước dưới đất.
VĂN LIỆU
1. Bùi Trần Vượng, Ngô Đức Chân, Nguyễn Xuân Nhạ, Phạm Văn Hùng,
Nguyễn Thị Hường, 2004. Xây dựng bản đồ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất tỉnh
Đồng Nai. Báo cáo HTKH nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực các KHTĐ phục vụ phát
triển bền vững KT-XH khu vực Nam Bộ. TP Hồ Chí Minh, tr 357 - 366.
2. Nguyễn Đình Tiến, 2002. Đặc điểm địa chất thủy văn và tài nguyên nước nhạt
dưới đất của đồng bằng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài cấp Bộ, mã số B2001-07-
08. Lưu trữ Bộ KH & CN, Hà Nội.
3. Nguyễn Trường Giang (Chủ biên) 2000. Báo cáo Kết quả lập bản đồ địa chất
thuỷ văn tỷ lệ 1:200.000 vùng Huế - Đông Hà. Lưu trữ Địa chất Hà Nội.