Hiện nay, các phương pháp thử nghiệm độc học dựa trên các thử nghiệm độc cấp tính, độc mãn tính,
bằng cách sử dụng các sinh vật như: vi khuẩn D. magna, vi khuẩn phát quang V. fisheri, vi khuẩn nitrat
hóa Nitrobacter, Nitrosomonas và một số loài vi giáp xác, cá để làm công cụ cho thử nghiệm độc học.
Dựa trên các vi khuẩn đó hiện nay có một số hướng nghiêm cứu tiếp theo như trên thế giới thì các nghiên
cứu tập trung vào việc sử dụng các vi khuẩn ngắn hạn như: vi khuẩn phát quang V. fischeri, S. volutans,
C. dubia, D. magna cho kết quả nhanh, chính xác. Tuy nhiên ở Việt Nam, thì sử dụng các loài vi sinh
vật khác nhau để đánh giá độc tính, tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu nên thời gian thử nghiệm
khác nhau, đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nghiên cứu này nhằm phân tích ưu, nhược điểm
của các phương pháp thử nghiệm hiện có để đưa ra phương pháp nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho
thử nghiệm độc học.
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá độc tính nước thải bằng phương pháp sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
845
ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH NƢỚC THẢI BẰNG PHƢƠNG PHÁP SINH HỌC
Trần Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Ngọc Minh Trang, Phạm Tƣờng Duy, Nguyễn Thanh Việt
GVHD: PGS.TS.Thái Văn Nam, ThS. Trịnh Trọng Nguyễn
Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
TÓM TẮT
Hiện nay, các phương pháp thử nghiệm độc học dựa trên các thử nghiệm độc cấp tính, độc mãn tính,
bằng cách sử dụng các sinh vật như: vi khuẩn D. magna, vi khuẩn phát quang V. fisheri, vi khuẩn nitrat
hóa Nitrobacter, Nitrosomonas và một số loài vi giáp xác, cá để làm công cụ cho thử nghiệm độc học.
Dựa trên các vi khuẩn đó hiện nay có một số hướng nghiêm cứu tiếp theo như trên thế giới thì các nghiên
cứu tập trung vào việc sử dụng các vi khuẩn ngắn hạn như: vi khuẩn phát quang V. fischeri, S. volutans,
C. dubia, D. magna cho kết quả nhanh, chính xác. Tuy nhiên ở Việt Nam, thì sử dụng các loài vi sinh
vật khác nhau để đánh giá độc tính, tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu nên thời gian thử nghiệm
khác nhau, đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nghiên cứu này nhằm phân tích ưu, nhược điểm
của các phương pháp thử nghiệm hiện có để đưa ra phương pháp nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho
thử nghiệm độc học.
ABSTRACT
Currently, toxicological testing methods are based on acute toxic chronic toxicity tests, using organisms
such as D. magna bacteria, luminescent bacteria V. fisheri, nitrifying bacteria Nitrobacter, Nitrosomonas
and some crustaceans, fish to serve as a tool for toxicology testing. Based on these microbes that
currently have some more serious directions in the world, the studies focused on the use of short-term
bacteria such as: fluorescent bacteria V. fischeri, S. volutans, C. dubia, D. magna,... give fast, accurate
results. However, in Vietnam, the use of different species of microorganisms to assess toxicity, depending
on the subject of the study, the test time varies, with certain advantages and disadvantages. This study
aims to analyze the pros and cons of existing test methods to provide a method to shorten the time and
cost of toxicology testing.
Keywords: Đánh giá độc tính; Nitrosomonas; nước thải; phương pháp sinh học; vi sinh vật.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại các khu công nghiệp (KCN) và đô thị, nước thải chưa được qua xử lý của các cơ sở sản xuất công
nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nguồn nước hiện nay.
Theo thống kê, có khoảng 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, phần lớn các chất thải của con người
và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về
mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người.
Các phương pháp đánh giá về chất lượng nguồn nước thải cũng chỉ dựa trên các chỉ tiêu hóa lý, kim loại
nặng, vi sinh vật [25]. Trong khi đó, các yếu tố gây độc, cũng như nguyên nhân gây độc trong nước thải
vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi. Theo nghiên cứu tại Agentina [3] thì việc xác định các
846
thông số lý hoá của nước thải công nghiệp đôi khi đều nằm trong giới hạn cho phép (GHCP) tuy nhiên
nếu xét đến thông số độc tính thì các mẫu nước thải thường cho độc tính từ vừa đến rất cao.
Vì vậy, cần phải xây dựng phương pháp đánh giá độc tính tổng thể cho nguồn nước thải.
2. CÁC PHƢƠNG PHÁP THỬ NGHIỆM ĐỘC HỌC
2.1. Thử nghiệm độc cấp tính
Độc cấp tính là độ độc tính thường được xác định bằng nồng độ của một hóa chất, một tác nhân gây độc
tác động lên một nhóm sinh vật thử nghiệm trong thời gian ngộ độc ngắn, trong điều kiện có kiểm soát
[27].
Theo nghiên cứu của Lê Huy Tuần và cộng sự (2016), sinh vật được sử dụng để thử nghiệm là vi khuẩn
phát quang V. fisheri, vi tảo C. vulgaris, vi giáp xác D. magna. Nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính
của kháng sinh florfenicol đối với một số loài thủy sinh vật phổ biến. Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá độc
tính của các chất hóa học đối với thủy sinh vật có thể thấy florfenicol là chất kháng sinh có mức độ độc
tính thấp và tương đối an toàn đối với thủy sinh vật và hệ sinh thái ao nuôi [29].
2.2. Thử nghiệm độc mãn tính
Các nghiên cứu độc mãn tính thường đánh giá các tác động dưới mức gây chết của chất độc lên sự sinh
sản, tăng trưởng và tập tính do phá vỡ cấu trúc về sinh lý và sinh hóa [24].
Theo nghiên cứu của Ngô Thị Thanh Huyền và Đào Thanh Sơn (2014) với mục tiêu nghiên cứu về ảnh
hưởng mãn tính của nước thải sinh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) (trước và sau khi xử lý) lên
sinh vật, vi giáp xác D. Magna. Các kết quả thí nghiệm ảnh hưởng mãn tính của nước thải lên D. magna
cũng cho thấy khả năng đáp ứng của sinh vật đối với mức độ ô nhiễm khác nhau, chất lượng nước thải
đầu vào gây ảnh hưởng mạnh lên sự tồn tại của sinh vật so với nước thải đầu ra [20].
2.3. Thử nghiệm độc tĩnh
Các thử nghiệm với nước thải sau xử lý, trầm tích và bùn đáy thường được tiến hành trong các hệ thống
tĩnh hay thay mới tĩnh [6].
Đây là các xét nghiệm mà chúng ta không thay mới môi trường thử nghiệm trong suốt quá trình tiếp xúc.
Loại thử nghiệm này thường đi kèm với thử nghiệm cấp tính.
Các thử nghiệm phổ biến được tiến hành với D. magna, giáp sát và các loại cá.
2.4. Thử nghiệm độc động
Các thử nghiệm độc động được đánh giá tốt hơn độc tĩnh do khả năng duy trì chất lượng nước cao dẫn
đến đảm bảo tốt cho sức khỏe của sinh vật thử nghiệm [6].
Các thử nghiệm độc động thường khắc phục được các vấn đề liên quan đến sinh sản amoni, việc sử
dụng oxy hòa tan cũng như đảm bảo nồng độ chất độc duy trì ổn định.
3. CÁC SINH VẬT LÀM CHỈ THỊ ĐỘC TÍNH NGUỒN NƢỚC
3.1. Vi khuẩn D. magna
Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải dựa trên độc tính tác động lên sinh vật chỉ thị D. magna nhằm mục
đích dự báo tác dụng của nước thải chưa hoặc đã được xử lý đối với hệ sinh thái của nguồn nước tiếp
nhận. Ngoài ra, việc đánh giá độc tính nước thải bằng chỉ thị sinh học còn giúp chỉ ra nồng độ thực tế an
toàn của nguồn thải ra môi trường mà không gây độc đối với sinh vật mục tiêu. Thử nghiệm này có thể
được xem như một công cụ phân tích hữu hiệu nhằm sàng lọc các phân tích hóa học và hệ thống cảnh
báo sớm để giám sát các đơn vị hoạt động khác nhau của các nhà máy xử lý nước thải [30].
847
D. magna là một loại sinh vật rất nhạy cảm với các chất độc hại, rất phù hợp sử dụng như một tác nhân
sinh học trong thử nghiệm độc tính vì có thời gian thế hệ ngắn, sinh sản nhanh, dễ dàng nuôi trong điều
kiện phòng thí nghiệm [22]. Việc sử dụng D. magna trong đánh giá độc tính được chấp nhận ở một số
quốc gia nhằm giám sát hiệu quả của các hệ thống xử lý nước thải, thiết lập tiêu chuẩn chất lượng để xác
định nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm [32].
Nguyễn Xuân Hoàn và công sự (2015) đã có những nghiên cứu thử nghiệm độc tính nước thải thông qua
đánh giá tác động của nước thải sản xuất tinh bột khoai mì lên khả năng gây chết của vi khuẩn D. Magna.
Thử nghiệm cho thấy hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột khoai mì vẫn chưa đạt hiệu quả về mặt
độc tính tác động lên hệ sinh thái môi trường nguồn nước tiếp nhận [17]. Hay “Nghiên cứu đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải giết mổ” (2015) cho thấy thử nghiệm đạt hiệu quả về mặt độc tính tác động lên hệ
sinh thái môi trường nguồn nước tiếp nhận tuy nhiên không thể xả thải thẳng nước thải chưa qua xử lý ra
môi trường [15].
“Nghiên cứu về nước thải sản xuất bia” của Nguyễn Khánh Hoàng và cộng sự (2016) cho kết quả liều
lượng gây chết 50% (LD50) của nước thải sản xuất bia trước xử lý lên sinh vật thử nghiệm là 68,75% và
sau xử lý đều lớn hơn 100% [18].
3.2. Vi khuẩn Cylindrospermopsis raciborskii
Cho đến nay, có hơn 60 loài vi khuẩn lam có độc được xác định, trong đó C. raciborskii là một trong
những loài phổ biến trong thủy vực nước ngọt và được biết đến nhiều bởi khả năng sản sinh ra nhóm độc
tố tế bào cylindrospermopsins và nhóm độc tố thần kinh saxitoxins nguy hiểm cho con người, động vật
hoang dã và thủy sinh vật [9]. Vi khuẩn lam C. racibosrkii là loài có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới
nhưng hiện nay đã mở rộng phạm vi phân bố sang khu vực ôn đới. Trong điều kiện phú dưỡng hóa của
thủy vực, C. raciborskii phát triển nhanh chóng và nở hoa [8]. Hiện đã có khá nhiều công bố về độc tính
của C. raciborskii lên động vật phù du trên thế giới [9].
Ở nước ta, vi khuẩn lam có độc và độc tố của chúng thường xuyên hiện diện trong các thủy vực nước
ngọt [10]. Trong thủy vực, động vật phù du với đại diện tiêu biểu: vi giáp xác, là nhóm sinh vật tiêu thụ
trực tiếp vi tảo và vi khuẩn lam.
Độc tính sinh thái của loài vi khuẩn lam C. raciborskii phân lập từ hồ Xuân Hương của Đào Thanh Sơn và
cộng sự (2014) cũng được đánh giá trên cơ sở phơi nhiễm với loài vi giáp xác D. magna. Kết quả khảo
sát, nghiên cứu đã cho thấy nước hồ đang bị phú dưỡng hóa và suy giảm nghiêm trọng [7].
3.3. Vi giáp xác (C. cornuta, B. calyciflorus) và vi khuẩn (V. fischeri)
Nghiên cứu của Đỗ Hồng Lan Chi (2006) đã phân lập được vi giáp xác C. cornuta (Cladocera) từ sông
Sài Gòn và đã xây dựng được một quy trình nuôi cấy C. cornuta thỏa mãn các điều kiện phát triển lâu dài,
đồng thời các chỉ tiêu về kiểm tra chất lượng nuôi cấy cũng được xác lập. Các thí nghiệm độc học cấp
tính được tiến hành trên các mẫu môi trường: bùn lắng, nuớc và đất từ ruộng lúa vừa được phun thuốc
bảo vệ thực vật, nước thải đô thị và công nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành phân tích các hệ số
tương quan giữa kết quả phân tích độc học và phân tích hóa học - kết quả phân tích ô nhiễm đại lượng
(phân tích lý hóa) và ô nhiễm vi lượng (hóa phân tích). Kết quả thu được độc tính khá cao được tìm thấy
từ một số mẫu môi trường; độc tính của mẫu xét nghiệm của C. Cornuta tương quan tốt với D. magna,
nhưng trong đa số các trường hợp thì C. cornuta nhạy cảm hơn D. magna [5].
V. fischeri là vi khuẩn biển có độ phát quang cao, khi bị ảnh hưởng đến quá trình sống độ phát quang của
vi khuẩn này kém đi. Dựa vào đặc điểm này, người ta đo phát quang dùng phát quang – sự đáp ứng của
vi khuẩn (V. Fischeri) khi tiếp xúc với hóa chất để đánh giá độc tính.
Nghiên cứu của Đỗ Hồng Lan Chi (2006) về đánh giá nước thải công nghiệp đối với hệ sinh thái lưu vực
sông Sài Gòn - Đồng Nai đã cho thấy bộ sinh vật thử nghiệm D. magna, C. cornuta, V. fischeri rất thích
hợp như một công cụ đánh giá nguy cơ độc học đối với hệ sinh thái như lưu vực Sài Gòn – Đồng Nai [5].
848
Branchionus calyciflorus là một loại sinh vật thuộc nhóm rotifer rất nhạy cảm với các chất độc hại, có thời
gian thế hệ ngắn, sinh sản nhanh, dễ dàng nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm nên rất phù hợp để sử
dụng như một tác nhân sinh học trong thử nghiệm độc tính [1, 28]. Nguyễn Xuân Hoàn và Nguyễn Khánh
Hoàng (2018) đã đánh giá độc tính một số nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang dựa vào đáp
ứng của động vật vi giáp xác B. calyciflorus. Hầu hết các mẫu khảo sát bước đầu đều có tỷ lệ nước thải
gây chết 50% sinh vật thử nghiệm với các giá trị LC50 khác nhau [16].
3.4. Vi khuẩn Nitrobacter và Nitrosomonas
Giai đoạn oxy hóa amoni (NH4
+
) thành nitrit (NO2
-
) được thực hiện bởi một số đại diện thuộc nhóm vi
khuẩn nitrit hóa: Nitrosomonas, Nitrosocystis, Nitrosococcus, Nitrosolobus Tất cả chúng khá giống nhau
về mặt sinh lý, sinh hóa, chỉ khác nhau về mặt hình thái học và cấu trúc tế bào. Trên môi trường lỏng, quá
trình phát triển của vi khuẩn thuộc chi Nitrosomonas trải qua một số giai đoạn và phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện môi trường. Giai đoạn 2 của quá trình nitrat hóa oxi hóa nitrit (NO2
-
) thành nitrat (NO3
-
) bởi một
số vi khuẩn: Nitrobacter Winogradsky, Nitrospina gracilis, Nitrococcus mobilis [2, 13].
Sử dụng Nitrobacter như một chỉ số độc tính nước thải của Wuncheng Wang and Paula Reed (1983) cho
kết quả thử nghiệm phản ứng của vi khuẩn Nitrobacter với các hợp chất hữu cơ cho thấy 2,4,6 –
trichlorophenol là chất độc nhất đối với vi khuẩn Nitrobacter, còn trong số các ion vô cơ sử dụng thì
Cadmi là chất độc nhất với Nitrobacter [33].
Hay nghiên cứu phân lập vi khuẩn Nitrobacter sp. xử lý nitrit trong nước rỉ rác của của Trần Ngọc Hùng và
Huỳnh Thị Kim Trang (2017) đã phân lập được 03 chủng Nitrobacter spp., được kí hiệu là NB1, NB2 và
NB5. Trên môi trường Winogradsky có bổ sung 2g NaNO2, các chủng NB1, NB2 và NB5 có khả năng xử
lý NO2 mạnh. Chủng NB1 và NB5 thích nghi tốt trong môi trường Winogradsy có nồng độ muối thay đổi từ
5 – 25‰. Trên môi trường Winogradsky, chủng NB1 có hiệu suất xử lý nitrit đạt 99,79% ở nồng độ tối
thiểu 103 tế bào/ ml môi trường. Khi thử nghiệm với nước rỉ rác ở quy mô phòng thí nghiệm, chủng NB1
có hiệu suất xử lý nitrit đạt 67,77% sau 4 giờ [19].
Bên cạnh đó, tác giả Trịnh Trọng Nguyễn (2017) đã đánh giá chất lượng và độc tính của 05 hệ thống
kênh rạch ở Tp.HCM bằng vi khuẩn N. stercoris cho thấy nguồn nước kênh rạch giá trị độc tính nằm trong
từ vừa đến rất cao ở một số mẫu nước và độc tính có mối tương quan cao nhất với thông số amoni, chỉ
số tương quan nằm trong khoảng -0,137 đến 0,887 [24].
3.5. Vi khuẩn P. phosphoreum và vi tảo S. capricornutum
Đoàn Đặng Phi Công và cộng sự (2009) đã đánh giá độc cấp tính và mãn tính của một số nước thải công
nghiệp điển hình ở Việt Nam như: dệt nhuộm, chế biến mủ cao su, sản xuất giấy, sản xuất cồn rượu và
nước rỉ rác với vi khuẩn P. phosphoreum, vi tảo S. capricornutum. Trong đó, vi khuẩn P. phosphoreum
được lưu trữ dưới dạng bột khô ở điều kiện -200
o
C, được cung cấp bởi công ty Azur Environmental, và
được hoạt hóa bằng dung dịch chuyên dụng trước khi thử nghiệm. Vi tảo S. capricornutum thuần chủng
được cung cấp bởi Khoa Sinh - Trường Đại học tổng hợp Hull – Anh Quốc. Qua các kết quả độ độc ở
trên cho thấy độ nhạy cảm của các sinh vật thử nghiệm đối với các loại nước thải công nghiệp và nước rỉ
rác là khác nhau [7].
4. PHÂN TÍCH XU HƢỚNG THỬ NGHIỆM ĐỘC HỌC HIỆN NAY
4.1. Trên thế giới
Việc sử dụng vi khuẩn để đánh giá độc tính nước thải được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và
sử dụng như một công cụ đánh giá hiệu quả bởi việc cho kết quả nhanh, chính xác. Giai đoạn cuối của
thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI các nghiên cứu đánh giá độc tính của nguồn nước (chủ yếu tập trung vào
nước thải công nghiệp) đều dựa trên các sinh vật ngắn hạn như: Spirillum volutans, Pseudomonas
fluorescens, D. magna, S. spinosus, V. fischeri [3, 11, 22]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng và nhận
thấy rằng việc thực hiện các phân tích hoá học cho thấy việc loại bỏ các hợp chất hydrocarbon thơm từ
849
các dòng thải từ 77 đến 93% nhưng các mẫu nước này vẫn tồn tại độc tính ở mức vừa đến rất độc [3].
Ngoài ra, thiết bị Microtox được sử dụng phổ biến để xác định kết quả độc tính với các sinh vật.
Những năm gần đây, nhóm nghiên cứu đến từ dự án AKIZ đã sử dụng vi khuẩn Nitrosomonass để đánh
giá độc tính của nguồn nước. Những nghiên cứu bước đầu cho thấy nhóm vi khuẩn Nitrosomonass này
cho kết quả thử nghiệm độc tính nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, xu hướng quan trắc online cũng
được thử nghiệm trong nghiên cứu này [12].
4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh đánh giá độc tính chỉ mới được quan tâm thật sự từ những năm đầu
của thế kỷ XXI. Các tác giả điển hình như Đỗ Hồng Lan Chi, Thái Văn Nam, Đoàn Đặng Phi Công,
Nguyễn Xuân Hoàn, Đào Thanh Sơn Các sinh vật được sử dụng để đánh giá độc tính tập trung vào
các nhóm sinh vật sau: D. magna [4, 23, 15, 18, ], C. cornuta [4, 5, 23, 7], V. fischeri [4, 23, 14], cá Ro phi
[], vi khuẩn P. phosphoreum, Vi tảo S. capricornutum, Cá chép Cyprinus carpio [7], Vi khuẩn lam C.
raciborskii [26], cá sọc ngựa [21], vi khuẩn Nitrosomonas [24], vi giáp xác B. calyciflorus [16]
Các sinh vật này có kích thước của chúng nhỏ bé (thường được đo bằng micromet), nên chúng dễ hấp
thu nhiều, chuyển hóa nhanh các chất có trong nước thải để sinh trưởng nhanh và phát triển. Hơn nữa,
sử dụng các VSV trong nghiên cứu đánh giá độc tính sẽ cho kết quả nhanh chóng (tùy vào từng loại
VSV), đơn giản, không tốn nhiều thời gian. Thích hợp làm chỉ tiêu để đánh giá độc tính nước thải. Tuy
nhiên, thời gian thử nghiệm lên các loại vi khuẩn sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng nghiên cứu
phải tiến hành thử nghiệm trong nhiều thời điểm khác nhau, nhiều giờ, thậm chí phải tiến hành trong
nhiều ngày.
5. KẾT LUẬN
Hiện nay, các thử nghiệm độc học chủ yếu sử dụng các loại vi khuẩn D. magna, V. fischeri, giáp xác, phát
quang, để làm công cụ thử nghiệm độc học. Tuy nhiên, thời gian và chi phí thực hiện là cản trở lớn đối
với việc sử dụng phương pháp này. Xu hướng quan trắc nước thải online cần một công cụ cho kết quả
nhanh, chính xác là rất cần thiết. Định hướng nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ đi vào sử dụng vi khuẩn
Nitrosomonas để đánh giá độc tính của nước thải phát sinh từ chế biến thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] ASTM E1440-91. Standard guide for acute toxicity test with the rotifer brachionus, ASTM
International, West Conshohocken, PA, 2012.
[2] Bernet N., Dangcong P., Delgenès J., and Moletta R. (2001). Nitrification at low oxygen
concentration in biofilm reactor, Journal of Environmental Engineering, 127 (3), pp. 266-271.
[3] Carlos E. Gosmez, Liliana Contento Andres E. Carsen (2001). Toxicity tests to evaluate the
removal of pollutants in wastewater treatment and reception water quality in Argentina.
[4] Đỗ Hồng Lan Chi (2005). Sử dụng mọ t số chỉ tie u đọ c học sinh thái để đánh giá đọ c tính nu ớc thải
để đánh giá đọ c tính nu ớc thải co ng nghiẹ p xả ra thủy vực Tp.HCM và đối chiếu với bọ tie u chuẩn
2001.
[5] Đỗ Hồng Lan Chi (2006). Nghie n cứu sử dụng co ng cụ học đánh giá nguy co của nu ớc thải co ng
nghiẹ p đối với hẹ sinh thái lu u vực so ng Sài Gòn - Đồng Nai. Tạp chí Phát triển Khoa học và Co ng
nghẹ . Tập 9, Số 1, pp 75-87.
[6] Đỗ Hồng Lan Chi (2015). Độc học sinh thái. NXB Đại Học Quốc Gia Tp.HCM.
[7] Đoàn Đặng Phi Công (2009). Đánh giá độc tính của một số nước thải công nghiệp điển hình. Tạp
chí phát triển trên KH&CN, Tập 12, Số 02-2009, pp. 121-131.
[8] Cronberg G. and Annadotter H (2006). Manual on Aquatic Cyanobacteria: a Photo Guide and a
Synopsis of Their Toxicology, Kerteminde Tryk A/S, 2006, pp. 106.
850
[9] Dao T. S (2010). Toxicity of cyanobacteria and cyanobacterial compounds from Tri An reservoir,
Vietnam, to Daphnids. PhD thesis, Verlag in Internet GmbH, pp.152.
[10] Dao T. S., Pham T. L, Do-Hong L. C., and Bui B. T (2012). Occurrence of toxic cyanobacteria and
their toxins from freshwater bodies in Vietnam – a short review. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50
(1C), pp. 264-269.
[11] Diana C. Rodrisguez and etc,. (2016). Assessment of toxicity in industrial wastewater treated by
biological processes using luminescent bacteria.
[12] Ferdinand Friedrichs (2016). Occurrence of Nitrification Inhibition in Vietnam’s Industrial Zones.
VNU Journal of Science: Natural Sciences and Technology, Vol. 32, No. 1S, pp. 159-168.
[13] Henze M., Harremoes P., Jansen J.C., and Arvin E. (2001), Wastewater Treatment: Biological and
Chemical Processes, Springer.
[14] Kiều Thị Hoà (2016). Nghiên cứu sự ức chế phát quang củavi khuẩn vibrio fischeri nhằm phát hiện
độc tính của nước sinh hoạt nhiễm một số kim loại nặng.
[15] Nguyễn Xuân Hoàn và cộng sự (2015). Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải giết mổ dựa vào độc tính
tác động trên chỉ thị sinh học D. magna, Tạp chí Đại học Công nghiệp 6, pp. 72-77.
[16] Nguyễn Xuân Hoàn và Nguyễn Khánh Hoàng (2018). Đánh giá độc tính một số nước thải công
nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang dựa vào đáp ứng của động vật vi giáp xác. Tạp chí Khoa học
công nghệ và Thực phẩm 16 (1) (2018), pp. 30-37.
[17] Nguyễn Xuân Hoàng và cộng sự (2015). Đánh g