Đánh giá hiện trạng, đề xuất hướng sử dụng và dự báo thế biến đổi môi trường nước của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã kéo theo những vấn đề môi trường phức tạp có chiều hướng gia tăng, xuất phát từ công tác quản lý, bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo và nguyên nhân chính đến từ hoạt động sản xuất, ý thức của con người. Bài báo này trình bày về hiện trạng môi trường nước, đánh giá công tác quản lý và đề xuất biện pháp sử dụng nước cho người dân trên địa bàn, đồng thời dự báo xu thế biến đổi môi trường của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Qua khảo sát cho thấy tình hình sử dụng nước ở địa bàn huyện chưa ổn định, người dân vẫn phải lo lắng cho việc sử dụng nước của mình. Chưa an tâm về chất lượng nguồn nước giếng, nước mặt ở địa bàn huyện. Dựa trên những vấn đề đã nêu, đề xuất được các biện pháp quản lý – kỹ thuật đảm bảo sức khỏe người dân, bảo vệ được nguồn nước và cung cấp nước sạch phục vụ cho mọi nhu cầu của người dân trên địa bàn và thiết kế được hệ thống nhỏ xử lý nước giếng ngầm cho từng khu dân cư, cụm dân cư. Dự báo được đến năm 2025, lượng nước cấp cho mỗi người dân khu vực nông thôn và thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom lần lượt là 50 lít và 100 lít (theo TCXDVN 33:2006), đảm bảo lượng nước sạch cần thiết cho người dân khu vực.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiện trạng, đề xuất hướng sử dụng và dự báo thế biến đổi môi trường nước của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
440 Đ NH G H ỆN TRẠNG, ĐỀ ẤT HƯỚNG SỬ DỤNG VÀ DỰ B THẾ B ẾN ĐỔ TRƯỜNG NƯỚC CỦ H ỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI Tạ Trung Kiên, Hồ Thị Thu Thúy, Huỳnh Lê Tân Phú, Võ Thành Đạt Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lâm Vĩnh Sơn TÓM TẮT Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đã kéo theo những vấn đề môi trường phức tạp có chiều hướng gia tăng, xuất phát từ công tác quản lý, bảo vệ môi trường còn lỏng lẻo và nguyên nhân chính đến từ hoạt động sản xuất, ý thức của con người. Bài báo này trình bày về hiện trạng môi trường nước, đánh giá công tác quản lý và đề xuất biện pháp sử dụng nước cho người dân trên địa bàn, đồng thời dự báo xu thế biến đổi môi trường của huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Qua khảo sát cho thấy tình hình sử dụng nước ở địa bàn huyện chưa ổn định, người dân vẫn phải lo lắng cho việc sử dụng nước của mình. Chưa an tâm về chất lượng nguồn nước giếng, nước mặt ở địa bàn huyện. Dựa trên những vấn đề đã nêu, đề xuất được các biện pháp quản lý – kỹ thuật đảm bảo sức khỏe người dân, bảo vệ được nguồn nước và cung cấp nước sạch phục vụ cho mọi nhu cầu của người dân trên địa bàn và thiết kế được hệ thống nhỏ xử lý nước giếng ngầm cho từng khu dân cư, cụm dân cư. Dự báo được đến năm 2025, lượng nước cấp cho mỗi người dân khu vực nông thôn và thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom lần lượt là 50 lít và 100 lít (theo TCXDVN 33:2006), đảm bảo lượng nước sạch cần thiết cho người dân khu vực. Từ khóa: dự báo, hiện trạng môi trường nước, nước sạch, quản lý - kỹ thuật, thiết kế hệ thống xử lý nước ngầm. 1 GIỚI THIỆU Trảng Bom là một huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Đồng Nai. Huyện có diện tích là 325,41 km2, dân số hiện nay khoảng 198.510 người, có ưu thế về vị trí địa lý nằm trên trục Quốc lộ 1, giáp thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, có tài nguyên phong phú [2]. Hiện nay Trảng Bom là một trong những huyện có tốc độ phát triển công nghiệp và tăng trưởng kinh tế cao so với các huyện trong tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước cấp ở huyện chủ yếu là nước giếng chiếm 70%, nước máy chỉ có 20% còn 10% là hộ dân vừa sử dụng nước giếng – nước mặt, nước máy – nước giếng, dùng cho ăn uống, sinh hoạt [2]. Có các xã cung cấp cho sản xuất Công – Nông nghiệp. Các hộ dân sử dụng nước giếng để sinh hoạt, vào mùa khô có một vài khu vực không có nước để sử dụng, một số nơi vẫn còn có đủ để sử dụng sinh hoạt hằng ngày nhưng không đủ cho sản xuất nông nghiệp [6]. Qua khảo sát cho thấy tình hình sử dụng nước ở địa bàn huyện chưa ổn định, người dân còn lo lắng cho việc sử dụng nước chưa an tâm về chất lượng nguồn nước giếng, nước mặt ở địa bàn huyện [5]. Công tác quản lý của cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. 441 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Giới thiệu về tình hình tài nguyên môi trường nước trên địa bàn huyện. Thu thập, tổng hợp số liệu và đánh giá tình hình sử dụng nước của các xã. Khảo sát, điều tra về tình hình sử dụng nước tại các xã trong huyện, thông qua việc phát phiếu điều tra để tìm hiểu tình hình sử dụng nước tại các khu vực, người dân đang sử dụng nguồn nước như thế nào, chất lượng nguồn nước có đảm bảo cho sức khỏe của người dân không. Đề xuất hướng sử dụng nước một cách hợp lý. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp luận Điều tra hiện trạng về tình hình sử dụng nước tại một số địa phương thuộc địa bàn huyện Trảng Bom. Đánh giá chất lượng nguồn nước, tình hình thiếu nước. Dựa vào hiện trạng, diễn biến của môi trường nước, các dữ liệu mội trường nước trên cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đề xuất các giải pháp cung cấp nước, hướng sử dụng nước cho người dân ở các địa phương. Đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm thực hiện công tác quản lý môi trường đạt hiệu quả. 2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là giải pháp đánh giá được thực tế và có tầm quan trọng. Phương pháp này có thể đánh giá hiện trạng cung cấp và chất lượng nước một cách r rệt. Căn cứ theo thông tin, số liệu và bản đồ huyện để xác định cụ thể vùng nghiên cứu. Hình 1. Bản đồ các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Trảng Bom 2.2.3 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp này đánh giá tình hình chung của hiện trạng sử dụng nước của huyện. Do đó, việc thu thập các tài liệu liên quan là hết sức cần thiết: - Tài liệu của Phòng tài nguyên Môi trường của huyện. 442 - Tài liệu của Sở Tài nguyên Môi trường của tỉnh Đồng Nai. - Tài liệu của Chi cục Bảo vệ Môi trường của tỉnh Đồng Nai. - Hiện trạng sử dụng nước của các khu vực điều tra. - Tiến hành khảo sát: đi đến từng hộ dân. 2.3.4 Phương pháp điều tra xã hội học Đây là phương pháp điều tra thông tin dưới dạng phiếu điều tra. - Xây dựng phiếu điều tra: bao gồm các phần: nguồn cấp, chất lượng nguồn cấp, lưu lượng - Tiến hành điều tra: việc điều tra được tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân theo các nội dung trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước. 2.3.5 Quy trình thực hiện Hình 2. Sơ đồ phương pháp thực hiện 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 3.1 Hiện trạng môi trường nước mặt Toàn huyện có 3 hồ chứa lớn là hồ Sông Mây, hồ Thanh Niên, hồ 3/2, ngoài ra còn hồ Bàu Hàm (hồ suối Dâm) và một phần hồ Trị An và một số sông như sông Buông, sông Thao cùng nhiều nhánh suối nhỏ như suối Đá, suối Tre, Tuy nhiên, phần diện tích của hồ Trị n nằm trong khu vực huyện là tương đối nhỏ, khoảng 1% so với diện tích chung của hồ và không sử dụng với mục đích cấp nước – thoát nước cho khu vực. Bảng 1. Diễn biến chất lượng nước sông giai đoạn 2006 – 2010 (từ dưới hồ Trị n đến các nhánh sông khác) Th ng số Đơn ị Nồng độ chất nhiễm (Cột A2) QCVN 08- MT:2015/BTNMT 2006 2007 2008 2009 2010 DO mg/l 7,2 6,4 5,1 6,0 6,1 ≥5 BOD5 mg/l 5 3 4 4 4,5 6 443 Th ng số Đơn ị Nồng độ chất nhiễm (Cột A2) QCVN 08- MT:2015/BTNMT 2006 2007 2008 2009 2010 COD mg/l 7 8 12 10 10,7 15 TSS mg/l 9 26 61 17 27,1 30 N-NH3 mg/l 0,05 0,1 0,28 0,14 0,1 0,3 N-NO2 mg/l 0,004 0,011 0,016 0,006 0,007 0,05 Fe tổng mg/l - 3,2 4,75 1,78 3,24 1 Nguồn Sở Tài Nguy n ôi Trư ng tỉnh ồng Nai, năm 2008 Nhận xét: từ năm 2006 – 2010, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng vào một thời điểm quan trắc vẫn phát hiện ô nhiễm do các chất hữu cơ. Vào mùa mưa hàng năm, lượng phù sa từ thượng nguồn đổ về gây ra hiện tượng nước sông bị đục, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) và sắt tổng (Fe) vượt quy chuẩn môi trường quy định. Bảng 2. Diễn biến chất lượng nước hồ Trị An năm 2006 – 2010 Th ng số Đơn ị Nồng độ chất nhiễm (Cột A2) QCVN 08- MT:2015/BTNMT 2006 2007 2008 2009 2010 DO mg/l 6,1 5,9 5,8 6,1 6,3 ≥5 BOD5 mg/l 5 4 4 5 6 6 COD mg/l 8 11 9 12 11 15 TSS mg/l 15 48 35 44 56 30 N-NH3 mg/l 0,05 0,09 0,11 0,16 0,07 0,3 N-NO2 mg/l 0,007 0,012 0,025 - 0,013 0,05 Fe tổng mg/l 1,17 1,25 - - 2,4 1 Nguồn Sở Tài Nguy n ôi Trư ng tỉnh ồng Nai, năm 2008 Hình 3. Biểu đồ diễn biến thông số DO của hồ Trị n giai đoạn 2006 – 2010 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 2006 2007 2008 2009 2010 DO QCVN 444 Hình 4. Biểu đồ diễn biến thông số BOD5 của hồ Trị n giai đoạn 2006 – 2010 Hình 5. Biểu đồ diễn biến thông số COD của hồ Trị n giai đoạn 2006 – 2010 Hình 6. Biểu đồ diễn biến thông số TSS của hồ Trị n giai đoạn 2006 – 2010 Nhận x t qua kết quả quan trắc từ năm 2006 – 2010, nhìn chung chất lượng nước hồ Trị n đạt mục đích sử dụng cấp nước sinh hoạt nếu có biện pháp xử lý phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột 2. Đối với nồng độ các chất độc hại như các kim loại nặng (As, Pb, Cd, Cr6+, Hg), hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất trừ cỏ đều rất thấp, hầu như không phát hiện. 3.2 Hiện trạng môi trường nước ngầm Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2006 đến năm 2010, hiện trạng chất lượng nước dưới đất khá ổn định (hầu hết các thông số hóa lý đề thấp hơn QCVN 09-MT:2015/BTNMT). Tuy nhiên chỉ tiêu vi sinh trong nước dưới đất lại rất cao, vượt từ 70 – 833 lần. Nguyên nhân vượt tiêu chuẩn thường là do các giếng đào va giếng khoan lấy mẫu không được bảo quản hợp vệ sinh. Tại các vị trí có mẫu nước dưới đất bị nhiễm vi sinh cao cần có phương án ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ mạch dưới đất hiệu quả nhằm tránh dích bệnh nhất là các bệnh do vo sinh, ký sinh trùng truyền nhiễm. 0 2 4 6 8 2006 2007 2008 2009 2010 BOD5 QCVN 0 5 10 15 2006 2007 2008 2009 2010 COD QCVN 0 20 40 60 2006 2007 2008 2009 2010 TSS QCVN 445 Bảng 3. Diễn biến chất lượng nước dưới đất trên địa bàn (năm 2006 – 2009) Th ng số Giá trị 2006 2007 2008 2009 QCVN 09- MT:2015/BTNMT pH TB 6,7 - 6,7 6,4 5,5 – 8,5 Độ màu TB 21,8 - - - - Độ cứng TB 121 - 73,5 83,7 500 NO3 - TB 15,7 - 4,6 - 15 Cl- TB 26,1 - 11,7 21,2 250 SO4 2- TB 18,7 - - - 400 Phenol TB 0,011 - 3,4 - 0,001 Fe TB 1,2 - - - 5 Hg TB <0,0005 - - - 0,001 Cd TB <0,0005 - - - 0,005 As TB - - - - 0,05 Tổng Coli orm TB - - - - 3 Nguồn Tài liệu tham khảo của Sở Tài Nguy n ôi Trư ng tỉnh ồng Nai, năm 2008 Nhận xét: kết quả phân tích mẫu nước tại một giếng khoan tại địa phương cho thấy chất lượng nước ngầm đã bắt đầu giảm. 3.3 Hiện trạng môi trường nước theo từng khu vực 3.3.1 iện ạng i ường nư ại hị t ấn ảng Bom Thị trấn Trảng Bom là trung tâm hành chính và kinh tế của huyện Trảng Bom. Trong những năm qua thị trấn ngày càng phát triển. Song song với đó là những tác động không nhỏ đến môi trường. Trong đó, ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông, mực nước ngầm ngày càng hạ thấp, chất thải rắn sinh hoạt và tình trạng nước thải không được thu gom và xử lý là những vấn đề môi trường nổi bật của thị trấn. Bảng 4. Khu vực huyện Trảng Bom – công trình Q01007 – xã Thanh Bình: Chỉ tiêu ph n tích Đơn ị Kết quả QCVN 09- MT:2015/BTNMT pH - 7,62 5,5 – 8,5 Độ cứng mg/l 125 – 127,5 500 Tổng khoáng mg/l 250 – 310 - Tổng sắt mg/l 0,24 – 1,24 5 Hàm lượng Clorua mg/l 17,73 – 19,5 250 Nitrate NO3 mg/l 29,7 – 44,82 15 Phenol mg/l 0,00475 0,001 446 Nhận xét: độ pH thuộc loại axit yếu đến trung tính với độ pH vào mùa khô tăng lên vào mùa mưa là 7,62 phù hợp cho mục đích sinh hoạt. Nước tại khu vực này thuộc loại nước nhạt, tổng khoáng hóa nằm trong khoảng 250 – 310 mg/l. Hàm lượng sắt tương đối nhỏ từ 0,24 – 1,24 mg/l nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng với hàm lượng Nitrat cao từ 29,7 mg/l và tăng lên vào mùa mưa đến 44,82 mg/l. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng đều nhỏ và nằm trong giới hạn cho phép. Nước ngầm: Qua khảo sát, so chưa có hệ thống cấp nước đô thị nên tất cả các hộ dân tại thị trấn đều sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt. Nước ngầm được các hộ khai thác bằng các giếng khoan hoặc giếng đào, độ sâu khoảng 20 – 30 m. Lưu lượng nước trong một giếng đủ cung cấp cho người dân sinh hoạt trong mùa mưa và mùa khô. 3.3.2 iện ạng i ường nư ng nông thôn 3.3.2.1 Nước mặt Bảng 5. Mẫu nước mặt ao sau nhà hộ Tăng Văn Miếng (421/11 Ấp Tân Thành) Chỉ tiêu ph n tích Đơn ị Kết quả (Cột B2) QCVN 08- MT:2015/BTNMT pH 7,31 5,5 - 9 Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 mgO2/l 26 25 Nhu cầu oxi hóa học COD mgO2/l 98 50 Chất rắn lơ lửng SS mg/l 77 100 Ammoniac N-NH3 mg/l 0,49 0,9 Nitrate N-NO3 mg/l 0,53 15 Dầu mỡ tổng cộng mg/l KPH 1 Sắt tổng cộng Fetc mg/l 2,65 2 Tổng coli orms KL/100ml 4,4x103 10.000 Nguồn Sở Tài Nguy n ôi Trư ng tỉnh ồng Nai, năm 2008 Hình 7. Kết quả một số chỉ tiêu mẫu nước mặt tại ao hộ Tăng Văn Miêng (ấp Tân Thành, xã Thanh Bình) Nhận x t qua kết quả phân tích, mẫu nước ao sau nhà hộ Tăng Văn Miêng đã bị ô nhiễm, với các chỉ tiêu như BOD5, COD, sắt tổng cộng vượt tiêu chuẩn cho phép. Qua khảo sát thấy rằng nơi đây là nguồn tiếp nhận nước thải chăn nuôi sau lắng. 0 50 100 150 1 2 3 COD QCVN 08:2015 447 Nhận xét chung: ở khu vực nông thôn, các nguồn nước mặt thường là nguồn tiếp nhận các loại nước thải sinh hoạt, chăn nuôi từ hộ gia đình, do đó nguồn nước mặt này cũng có một số đặc tính của nước thải như hàm lượng BOD, COD và vi sinh cao. Đặc biệt, nó còn là nơi chứa các vi trùng gây bệnh, nơi sinh sống của một số loài gây hại là nguồn lây lan dịch bệnh cho con người và gia súc. 3.3.2.2 Nước ngầm Bảng 6. Kết quả quan trắc nước ngầm huyện Trảng Bom năm 2006 Ký hiệu mẫu pH Độ cứng NO3 - Fe Coliforms mgCaCO3/L mg/L mg/L MPN/100mL N-NN-TB2 6,4 157 148 <0,1 7,5x10 N-NN-TB3 7,3 230 0,34 2,61 2,4x102 N-NN-TB4 7,1 85,9 0,42 0,37 1,5x10 Nguồn ết uả uan tr c môi trư ng tr n địa bàn tỉnh ồng Nai năm 2006 Nhận xét: theo kết quả quan trắc môi trường năm 2006, 03 mẫu nước ngầm tại HTB được lấy tại 3 xã: Bắc Sơn, Sông Trầu và Đồng Hòa cho thấy chất lượng nước còn khá tốt. Ngoài trừ chỉ tiêu coli orms vượt tiêu chuẩn, các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. 3.3.3 iện ạng i ường nư ại h ị h inh h i Nguồn nước không chỉ phục vụ mục đích sinh hoat mà còn phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí. Các khu du lịch tại huyện đều gắn liền với các nguồn nước như khu du lịch thác Giang Điền có thác Giang Điền, sân gôn có hồ Sông Mây sau đây là kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu du lịch Giang Điền và nước Hồ Sông Mây. Bảng 7. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Sông Mây và thác Giang Chỉ tiêu ph n tích Đơn ị Kết quả (Cột B2) QCVN 08- MT:2015/BTNMT Thác Giang Điền Hồ Sông Mây pH - 7,68 7,83 5,5 – 9,0 COD mgO2/l 9 128 50 BOD5 mgO2/l 1 31 25 TDS mg/l 57 144 - Amoniac N-NH3 mg/l KPH (<0,04) 2,20 0,9 Nitrate N-NO3 mg/l 2,44 0,10 15 Tổng Coli orms MPN/100ml 2,9x104 4x103 10.000 Nguồn Sở Tài Nguy n ôi Trư ng tỉnh ồng Nai, năm 2008. 448 Nhận x t - Mẫu nước tại thác Giang Điền : các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn trừ chỉ tiêu coliforms. - Mẫu nước tại hồ Sông Mây : trừ coliforms, N-NO3 và pH, các chỉ tiêu còn lại đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước tại Hồ Sông Mây ô nhiễm chủ yếu từ nước thải hoạt động công nghiệp, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên hồ và nước thải sinh hoạt của các hộ dân xung quanh. 3.3.4 iện ạng i ường nư ở gh Trang Nước ngầm khu vực nghĩa trang, nghĩa địa bị ô nhiễm chủ yếu là do nước rò rỉ từ các khu mộ ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại Nghĩa Trang liệt sỹ Chỉ tiêu ph n tích Đơn ị Kết quả QCVN 09-MT:2015/BTNMT pH - 5,77 5,5 – 8,5 Tổng rắn hòa tan mg/l 19 1500 Sắt tổng cộng Fetc mg/l KPH (<0,05) 5 Nitrate NO3 mg/l 2,47 15 Amoniac mg/l KPH (<0,05) - Nguồn Sở Tài Nguy n ôi Trư ng tỉnh ồng Nai, năm 2008 Nhận x t mẫu nước có chỉ tiêu pH thấp, các chỉ tiêu khác đều đạt tiêu chuẩn cho phép. 3.3.5 iện ạng i ường nư ại h ng nghiệ ạ ế Các khu công nghiệp chủ yếu sài nước giếng để giảm bớt chi phí. t quan tâm đến quá trình cấp nước chủ yếu quan tâm đến xử lý nước thải trong công ty thải ra. Các trạm y tế thì sự dụng nước máy đã đạt tiêu chuẩn. 3.4 Đánh giá đề xuất giải pháp sử ụng nước 3.4.1 Đ nh giá chung Qua tình hình điều tra cho thấy nguồn nước cấp ở huyện chủ yếu là nước giếng chiếm 70%, nước máy chỉ có 20% còn 10% là hộ dân vừa sử dụng nước giếng – nước mặt, nước máy – nước giếng, dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Có các xã cung cấp cho sản xuất Công – Nông nghiệp. Qua khảo sát cho thấy tình hình sử dụng nước ở địa bàn huyện chưa ổn định cho lắm, người dân vẫn phải lo lắng cho việc sử dụng nước của mình. Chưa an tâm về chất lượng nguồn nước giếng, nước mặt ở địa bàn huyện. 449 3.4.2 Đề xuất giải pháp 3.4.2.1 Biện pháp quản lý - Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ tầng nước ngầm. - Tiết kiệm nguồn nước máy, không sử dụng nước lãng phí tránh thất thoát nước. - Súc rửa đường ống dẫn nước để nâng cao chất lượng nguồn nước. - Quản lý nguồn nước xả thải ra để bảo nguồn nước cấp. Đồng thời nâng cao ý thức của những hô dân sống gần các nhánh sống. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước cấp. Công tác quản lý nguồn nước mặt và nước ngầm cần được các cấp các ngành quan tâm. - Phải có một cơ chế tài chính (giá cước) phù hợp với chỉ thị số 40/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý và phát triển cấp nước độ thị. Hiện nay giá nước sinh hoạt của nhiều địa phương còn thiếu bất cấp, thiếu hợp lý. - Cần phải đảm bảo về công tác khảo sát nguồn nước sát với thực tế, dự báo về các biến động về nguồn nước để kịp thời phòng chống. - Cần kiểm tra chất lượng nguồn nước theo định kỳ. - Quy hoạch và phát triển mạng lưới cấp nước trên toàn huyện. - Cần đạo tạo nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất bảo đảm được nguồn nước máy đầu ra theo đúng tiêu chuẩn cấp nước. 3.4.2.2 Biện pháp kỹ thuật Đa số nước giếng ở huyện đều nhiễm ph n, chỉ có một số sử dụng nước máy. Nên nếu có chi phí ta nên thiết lập các hệ thống xử lý nước nhỏ ở từng hộ dân, khu dân cư, cụm dân cư, lập các đường ống cấp thoát nước để cung cấp nước cho người dân và thu hồi xử lý nước thải. Còn những đường ống nước cấp cũ phải tu sửa lại để tránh tình trạng thất thoát nước. Thiết kế các hệ thống xử lý nhỏ cho từng khu dân cư, cụm dân cư: - Để loại bỏ sắt trong nước ta có thể sử dụng các phương pháp làm thoáng, loại bỏ sắt bằng hóa chất, sử dụng các phương pháp làm thoáng như giàn mưa. Phương pháp này cần kết hợp với làm thoáng qua hạt lọc xúc tác và chất oxy hóa cao để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra còn có các hệ thống làm thoáng khác: làm thoáng bằng máng tràn, máy nén khí, - Ta có thể sử dụng một số công nghệ sau : 450 Hình 8. Hệ thống xử lý nước giếng ngầm 3.5 Dự báo xu thế biến đổi m i trường nước Tổng hợp từ báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội HTB – tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2025, mục tiêu chủ yếu là 98% hộ dân dùng nước sạch. Nước thải đô thị chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Dự báo đến năm 2025, nước cấp cho người dân thị trấn Trảng Bom là mỗi người một ngày trung bình tiêu thụ khoảng 100 lít (theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, ngành cấp thoát nước). Lượng nước thải lấy bình quân bằng 80% lượng nước cấp. Như vây lượng nước sinh hoạt năm 2025 trên toàn thị trấn dự tính là: Bảng 9. Dự kiến tổng lượng nước sinh hoạt của thị trấn Trảng Bom Nội dung Thị trấn Trảng Bom Dân số (người) 60.732 Định mức sử dụng nước (lít/người.ngày) 100 Lượng sử dụng dự kiến (m3/ngày) 6.073,2 Lượng nước thải dự kiến (m3/ngày) 4.859 Do nước thải từ các khu công nghiệp chiếm đa số trong tổng lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như tiêu thụ công nghiệp do đó ở phần này chỉ dự tính tải lượng và nồng độ ô nhiễm từ các khu công nghiệp. Định mức cấp nước theo quy hoạch cho 1 ha đất công nghiệp là 40 m3/ngày. Dự báo đến năm 2025, nước cấp cho người dân tại khu vực nông thôn Huyện Trảng Bom là mỗi người một ngày trung bình tiêu thụ khoảng 50 lít. Lượng nước thải bình quần bằng 80% lương nước cấp. Như vây lượng nước thải sinh hoạt năm 2025 trên toàn thị trấn dự tính là: Giếng Giàn mưa Lắng Lọc Bể chứa Cấp nước Hóa chất Khử trùng bằng Clo 451 Bảng 10. Dự kiến tổng lượng nước sinh hoạt khu vực nông thôn đến năm 2025 Nội dung Khu vực nông thôn Dân số (người) 188.007 Định mức sử dụng nước (lít/người.ngày) 50 Lượng sử dụng dự kiến (m3/ngày) 9.400 Lượng nước thải dự kiến (m3/ngày) 7.520 Dự kiến tổng số lượng du khách đến các khu du lịch trên địa bàn HTB vào năm 2025 là 780.000 người. Với chủ yếu là loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với cấm trại. Theo tiêu chuẩn, mỗi khách du lịch sẽ sử dụng 45 lít/ngày, thì lượng nước thải thu lại khoảng 76 m3/ngày. 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Qua điều tra, nguồn nước sạch cho huyện Trảng Bom còn rất hạn chế đa số hộ dân phải sử dụng nguồn nước giếng có nhiễm lượng ph n. Tình trạng thiếu nước máy còn ở một số nơi cần thiết, phải mua nướ
Tài liệu liên quan