Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát hiẹu quả của Dexmedetomidine trong an thần cho b ̂ ệnh nhân được thực hiện
nọi soi đại tràng từ 01/01/2010 đến 30/09/2010 tại khoa Tha ̂ m dò chức na ̆ ng, B ̆ ệnh viện Nhân dân Gia Định.
Thiết kế nghiên cứu: thực nghiẹm lâm s ̂ àng có nhóm chứng, tiến cứu.
Phuơ ng pháp nghiên cứu: ̛ so sánh tác dụng an thần, giảm đau, tác dụng phụ, mức độhài lòng của bác sĩ và
bẹnh nhân giữa hai phác đồ Dexmedetomidine và Midazolam ̂ – Fentanyl trong nội soi đại tràng.
Kết quả: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử dụng Dexmedetomidine trong thủ thuật nội soi đại
tràng với liều 0,25 μg/kg có tác dụng an thần, chống lo âu tương đương phối hợp Midazolam – Fentanyl, có tính
giảm đau nhung kém ho ̛ n phối hợ ̛ p Midazolam – Fentanyl, ổn định huyết động học và ít ảnh hưởng hô hấp khi so
với Midazolam – Fentanyl. Mức độkhó khan và thời gian thực hi ̆ ện thủ thuật tương đương đối với hai phác đồ
Dexmedetomidine và Midazolam – Fentanyl. Cả hai phác đồ đều mang lại mức độhài lòng cao đối với bệnh nhân
và bác sĩ.
Kết luạn:̂ Dexmedetomidine là một lựa chọn dùng an thần mức trung bình cho thủ thuật nội soi đại
tràng. Cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu trên những liều lượng khác nhau và phối hợp Dexmedetomidine
với thuốc khác.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả an thần và giảm đau của Dexmedetomidine trong thủ thuật nội soi đại tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 300
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ AN THẦN VÀ GIẢM ĐAU
CỦA DEXMEDETOMIDINE TRONG THỦ THUẬT NỘI SOI ĐẠI TRÀNG
Hoàng Quốc Thắng*, Nguyễn Thị Thanh*, Nguyễn Ngọc Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát hiệu quả của Dexmedetomidine trong an thần cho bệnh nhân được thực hiện
nội soi đại tràng từ 01/01/2010 đến 30/09/2010 tại khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Thiết kế nghiên cứu: thực nghiệm lâm sàng có nhóm chứng, tiến cứu.
Phương pháp nghiên cứu:so sánh tác dụng an thần, giảm đau, tác dụng phụ, mức độ hài lòng của bác sĩ và
bệnh nhân giữa hai phác đồ Dexmedetomidine và Midazolam – Fentanyl trong nội soi đại tràng.
Kết quả: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc sử dụng Dexmedetomidine trong thủ thuật nội soi đại
tràng với liều 0,25 μg/kg có tác dụng an thần, chống lo âu tương đương phối hợp Midazolam – Fentanyl, có tính
giảm đau nhưng kém hơn phối hợp Midazolam – Fentanyl, ổn định huyết động học và ít ảnh hưởng hô hấp khi so
với Midazolam – Fentanyl. Mức độ khó khăn và thời gian thực hiện thủ thuật tương đương đối với hai phác đồ
Dexmedetomidine và Midazolam – Fentanyl. Cả hai phác đồ đều mang lại mức độ hài lòng cao đối với bệnh nhân
và bác sĩ.
Kết luạn̂: Dexmedetomidine là một lựa chọn dùng an thần mức trung bình cho thủ thuật nội soi đại
tràng. Cần thiết có thêm nhiều nghiên cứu trên những liều lượng khác nhau và phối hợp Dexmedetomidine
với thuốc khác.
Từ khóa: an thần, giảm đau, nội soi đại tràng, Dexmedetomidine.
ABSTRACT
EVALUATION OF SEDATION AND ANALGESIA OF DEXMEDETOMIDINE IN COLONOSCOPY
Hoang Quoc Thang, Nguyen Thi Thanh, Nguyen Ngoc Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 300 - 305
Objective: To evaluate the efficacity of Dexmedetomidine in sedation for patients undergoing colonoscopy
from January 1st, 2010 to September 30th, 2010 in Function Research Depatment, Nhân Dân Gia Định
Hospital.
Type of study: Randomized clinical trials, prospective.
Methods: To compare sedation, analgesia, side-effect and satisfaction of clinician and patient for two
sedation protocols, Dexmedetomidine and Midazolam – Fentanyl in colonoscopy.
Results: My study shows that Dexmedetomidine used in colonoscopy with dose 0,25 μg/kg has the same
sedation and anxiolytic effects but reduces less pain than Midazolam – Fentanyl combination. The hemodynamic
of Demedetomidine protocol is stable and the respiratory side – effect is less than Midazolam – Fentanyl
combination.The difficulty and the procedural time are similar for two protocols, Dexmedetomidine and
Midazolam – Fentanyl combination.Both two protocols have the high satisfaction of the clinicians and patients.
Conclusion: Dexmedetomidine is an option for moderate (conscious) sedation for colonoscopy. We need
more studies realized for the different doses and combination of Dexmedetomidine with another drugs for
colonoscopy.
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ** Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: Ths. Hoàng Quốc Thắng, ĐT: 0903614858 Email: hoangquocthang@pnt.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 301
Key words: sedation, analgesia, colonoscopy, Dexmedetomidine
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nội soi đại tràng là thủ thuật xâm lấn có giá
trị cao trong chẩn đoán và can thiệp bệnh lý đại
tràng(3). An thần trong nội soi đại tràng giúp
bệnh nhân giảm lo âu, giảm đau và góp phần
giúp thủ thuật thành công. An thần trong nội
soi đại tràng rất thay đổi và chưa thống nhất(12).
Phác đồ an thần phổ biến nhất trong nội soi đại
tràng hiện nay là Midazolam (Benzodiazepines)
với Fentanyl (nhóm á phiện), tuy nhiên, vẫn còn
tồn tại một số bất lợi như giảm độ bão hòa Oxy
máu hoặc biến chứng tim mạch(5).
Dexmedetomidine là loại thuốc đồng vận
chọn lọc thụ thể α2 adrenergic trung ương mới
được ứng dụng trong thực hành gây mê hồi sức.
Thuốc có tác dụng an thần, chống lo âu, giảm
đau, ức chế giao cảm theo liều sử dụng, không
gây suy hô hấp mà vẫn đảm bảo sự hợp tác của
bệnh nhân(8). Dere K và cộng sự chứng minh
Dexmdetomidine có tác dụng tốt khi dùng an
thần trong nội soi đại tràng(6).
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về
an thần cho bệnh nhân khi thực hiện nội soi đại
tràng. Phác đồ phối hợp Midazolam - Fentanyl
vẫn phổ biến cho bệnh nhân trong nội soi đại
tràng. Vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên cứu
này với mục tiêu so sánh tác dụng an thần -
giảm đau; các tác dụng phụ; mức độ hài lòng
của bệnh nhân và bác sĩ nội soi của phác đồ
Dexmedetomidine với phối hợp Midazolam –
Fentanyl trong thủ thuật nội soi đại tràng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng
có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu là những
bệnh nhân được nội soi đại tràng tại khoa Thăm
dò chức năng, bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
Phác đồ nghiên cứu được Hội Đồng Khoa
Học của bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho
phép thực hiện. Cỡ mẫu nghiên cứu được tính
theo công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên
cứu thử nghiệm lâm sàng, với công thức(2) :
m (mỗi nhóm) = c x [π1(1 – π1) + π2(1 –
π2)]/(π1 – π2)2
Trong đó, m là cỡ mẫu của mỗi nhóm
nghiên cứu, c = 10,5 khi chọn mức sai lầm α =
5% và độ mạnh là 90%, π1 là tỷ lệ thành công
của phác đồ chứng và π2 là tỷ lệ thành công của
phác đồ nghiên cứu.
Tác giả Cohen LB và cs đã đưa ra tỷ lệ an
thần thành công ở mức trung bình trong nội soi
đại tràng với Midazolam là 21%(4). Chúng tôi
chọn giá trị cải thiện trên lâm sàng khi tỷ lệ
thành công cao hơn từ 40% trở lên, như vậy tỷ lệ
thành công dự kiến của nhóm nghiên cứu với
Dexmedetomidine là từ 61% trở lên.
Theo công thức trên, chúng tôi có m = 26,49
cho mỗi nhóm. Như vậy chúng tôi có thể chọn
số đối tượng nghiên cứu cho mỗi nhóm là 27.
Như vậy cỡ mẫu tổng cộng theo công thức là n =
54. Chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu trên 60
bệnh nhân chia làm hai nhóm, một nhóm sử
dụng an thần với Dexmedetomidine, một nhóm
sử dụng Midazolam - Fentanyl trong nội soi đại
tràng (cỡ mẫu bằng 30 được xem là cỡ mẫu lớn,
theo lý thuyết giới hạn trung tâm).
Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
sẽ được khám tiền mê, đánh giá ASA, phân
thành 2 nhóm bằng phương pháp ngẫu nhiên
theo tổ hợp (Permuted Block Randomization):
Nhóm 1: Bệnh nhân sẽ được an thần bằng
Dexmedetomidine với liều bolus 0,25 μg/kg
truyền tĩnh mạch trước khi thực hiện nội soi
đại tràng.
Nhóm 2: Bệnh nhân sẽ được an thần bằng
Midazolam 20 μg/kg và Fentanyl 2 μg/kg trước
khi thực hiện nội soi đại tràng.
Sau 15 phút, tất cả các bệnh nhân sẽ được
tiến hành nội soi đại tràng với máy nội soi
Olympus CV 180. Trước, trong và sau khi thực
hiện thủ thuật, bệnh nhân được thở O2 liên tục
qua mũi, được theo dõi các chỉ số mạch, huyết
áp không xâm lấn, SpO2, nhịp thở, mức độ an
thần. Tất cả các biến số nghiên cứu được ghi vào
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 302
phiếu thu thập số liệu soạn sẵn. Mức độ lo lắng,
đau, khó chịu, hợp tác của bệnh nhân và khó
khăn của thủ thuật được tính theo thang điểm
VAS (Visual Analogue Scale). Mức độ hài lòng
của bệnh nhân và bác sĩ nội soi tính theo tỷ lệ %.
Biến số định tính sẽ được trình bày dưới
dạng tỷ lệ %. Biến số định lượng sẽ được trình
bày dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn.
Số liệu thu thập được xử lý bằng máy vi tính với
phần mềm SPSS 15.0 trên hệ điều hành
Window. Các số trung bình sẽ được so sánh
bằng phép kiểm t (t-Test), các tỷ lệ sẽ được so
sánh bằng phép kiểm bình phương (chi-
square).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, có tất cả 60
bệnh nhân tham gia được nội soi đại tràng với
hai phác đồ an thần nêu trên.
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của dân số nghiên cứu
Dexmedetomidine
(n = 30)
Midazolam –
Fentanyl (n = 30)
Nam 11 (36.7%) 9 (30%)
Nữ 19 (63,3%) 21 (70%)
Tuổi trung bình
(năm)
45,9 ± 14,4 50,7 ± 12,6
Chiều cao (cm) 158,6 ± 6,2 157,3 ± 8,1
Cân nặng (kg) 52,4 ± 8,9 55,2 ± 8,1
ASA1 9 (30%) 5 (16,7%)
ASA2 21 (70%) 25 (83,3%)
Các đặc điểm về an thần và giảm đau
Bảng 2. Đặc điểm an thần và giảm đau của hai phác
đồ nghiên cứu
Dexmedetomi
dine
Midazolam
– Fentanyl
Mức độ lo
lắng trung
bình (VAS)
Trước khi dùng
thuốc
8,5 ± 1,4 7,7 ± 2,2
Sau khi dùng
thuốc
3,2 ± 1,2 3,1 ± 0,8
Mức độ đau (VAS) 5,0 ± 1,7 3,8 ± 1,8
Độ an thần
(Ramsay)
Độ 1 0 0
Độ 2 2 (6,7%) 4 (13,3%)
Độ 3 23 (76,7%) 20 (66,7%)
Độ 4 5 (16,6%) 6 (20%)
Dexmedetomidine và phối hợp Midazolam
– Fentanyl đều có tác dụng an thần tương
đương nhau. Tuy nhiên, khi tiến hành nội soi
đại tràng, đa số các bệnh nhân đều cảm nhận
được thủ thuật, 96,7% (29 bệnh nhân) đối với
nhóm Dexmedetomidine và 93,3% (28 bệnh
nhân) đối với nhóm Midazolam – Fentanyl.
Các đặc điểm về huyết động học và hô hấp
Bảng 3. Thay đổi mạch (lần/phút) theo thời gian
Thời điểm 0 5ph 10p
h
15p
h
20p
h
25p
h
30p
h
35p
h
40p
h
45p
h
Nhóm
Dexmedeto
midine
77,
2
75,
4
74,9 72,5 73,2 73,3 74 75,3 77,1 78,4
Nhóm
Midazolam
– Fentanyl
84 82,
4
78,6 77,5 76,3 77,5 79,9 81,4 81,7 82,4
Bảng 4. Thay đổi huyết áp trung bình (mmHg) theo
thời gian
Thời điểm 0 5ph 10p
h
15p
h
20p
h
25p
h
30p
h
35p
h
40p
h
45p
h
Nhóm
Dexmedeto
midine
86 84,
1
83,9 84,7 84 84,9 84,6 85,2 85,8 84
Nhóm
Midazolam
– Fentanyl
79,
8
81,
7
80,7 80,8 81,3 81 80,2 80,1 80,7 80,9
Bảng 5. Thông số hô hấp của bệnh nhân
Dexmedetomidine Midazolam – Fentanyl
Nhịp thở 20,5 ± 0,5 20,5 ± 0,3
SpO2 97,7 ± 0,1 97,8 ± 0,2
Bệnh nhân trong hai nhóm nghiên cứu có
tình trạng huyết động và hô hấp ổn định tương
đương nhau.
Thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng
– Tác dụng phụ
Bảng 6. Thời gian tiềm phục và thời gian tác dụng
(phút)
Dexmedetomidine Midazolam –
Fentanyl
Thời gian tiềm phục 11 ± 3,3 4,9 ± 1,3*
Thời gian tác dụng 37,2 ± 6,9 29,3 ± 7,4**
Dexmedetomidine có thời gian tiềm phục và
thời gian tác dụng dài hơn so với phối hợp
Midazolam – Fentanyl (*,**: p < 0,001, t-Test)
Bảng 7. Các tác dụng phụ ghi nhận trong nghiên
cứu
Dexmedetomidine Midazolam – Fentanyl
Nhịp chậm 6 (20%) 5 (16,7%)
Nôn ói 1 (3,3%) 1 (3,3%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 303
Giảm SpO2 0 1 (3,3%)
Tỷ lệ nhịp tim chậm tương đương nhau và
chỉ đuợc ghi nhận khi bắt đầu nội soi đại tràng.
Chúng tôi ghi nhận 1 trường hợp giảm SpO2
đến giá trị 88% và cải thiện khi thực hiện thông
đường thở.
Đặc điểm về nội soi đại tràng
Bảng 8. Các đặc điểm của thủ thuật nội soi đại tràng
Dexmedetomidine
Midazolam –
Fentanyl
Mức độ hợp tác của
BN (VAS)
8,0 ± 1,6 8,1 ± 2,1
Mức độ khó của thủ
thuật (VAS)
3,5 ± 1,8 4,1 ± 2,4
Thời gian thực hiện
nội soi (phút)
8,9 ± 2,6 9,5 ± 4,3
Tỷ lệ thành công 29/30 (96,7%) 28/30 (93,3%)
Mức độ hài lòng
của BN
90,7% 94,3%
Mức độ hài lòng
của BS nội soi
85,7% 86%
Bệnh nhân trong cả hai nhóm nghiên cứu có
mức độ hợp tác tốt. Thủ thuật nội soi đại tràng
có mức độ khó thấp, thời gian thủ thuật ngắn và
tỷ lệ thành công cao. Bệnh nhân và bác sĩ nội soi
đều có mức độ hài lòng cao đối với thủ thuật.
BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy Dexmedetomidine liều 0,25 μg/kg và phối
hợp Midazolam – Fentanyl đều làm giảm lo âu
tốt trên bệnh nhân nội soi đại tràng. Mức độ lo
âu trước thủ thuật trước và sau thủ thuật ở
nhóm Dexmedetomidine là 8,5 ± 1,4 và 3,2 ± 1,2
(p < 0,001) và ở nhóm Midazolam – Fentanyl là
7,7 ± 2,2 và 3,1 ± 0,8 (p < 0,001). Đáp ứng với lo
lắng và stress trước thủ thuật ngoại khoa và
phẫu thuật sẽ gây tăng tiết cortisol, adrenaline,
noradrenaline, dopamine, prolactin, IL-6, TNF-
α, C-reactive protein, leptin(17).
Dexmedetomidine tác động lên thụ thể α2 trước
synape tại hệ thần kinh trung ương, làm giảm
tiết noradrenaline và ức chế hoạt tính giao cảm
tại vị trí sau synape, giúp giảm lo âu tốt(8). Tác
giả Trevisani L và cộng sự chứng minh rằng khả
năng hợp tác của bệnh nhân tỷ lệ nghịch với
mức lo lắng(15). Như vậy, Dexmedetomidine góp
phần hỗ trợ sự hợp tác của bệnh nhân khi làm
thủ thuật.
Mức độ đau của bệnh nhân khi nội soi ở
nhóm Midazolam – Fentanyl là 3,8 ± 1,8 và của
nhóm Dexmedetomidine là 5,0 ± 1,7 (p < 0,05).
Kết quả này cho thấy Dexmedetomidine ở liều
0,25 μg/kg không ưu việt hơn phối hợp
Midazolam – Fentanyl về đặc tính giảm đau. Cơ
chế ức chế tiết noradrenaline tại hệ thần kinh
trung ương, gián đoạn đường dẫn truyền đau
của Dexmedetomidine khác với Fentanyl, một
thuốc á phiện mạnh tác động lên thụ thể , và
tại nhiều vị trí(14). Ngoài ra, tác dụng đồng vận
của Benzopdiazepines (Midazolam), mặc dù ở
nồng độ rất thấp, với thuốc á phiện(10) cũng giúp
lý giải kết quả nghiên cứu này. Điều này cho
thấy cần nghiên cứu thêm về Dexemdetomidine
với các liều lượng khác nhau và phối hợp với
các thuốc khác.
Về độ an thần, Dexmedetomidine cho tác
dụng an thần trung bình (83,3% độ Ramsay 2 và
3) tương đương phối hợp Midazolam – Fentanyl
(80% độ Ramsay 2 và 3). Đa số bệnh nhân cảm
nhận được thủ thuật, đây vẫn là điểm yếu của
an thần mức trung bình (còn tri giác) trong thủ
thuật ngoại khoa. Tác giả Nguyễn Trung Cường
và cộng sự đã chứng minh Midazolam –
Fentanyl kém hơn Propofol về mặt cảm nhận
của bệnh nhân khi nội soi tiêu hóa(11). Điều này
chứng tỏ Dexmedetomidine liều 0,25 μg/kg
không ưu việt hơn Propofol, một thuốc mê tĩnh
mạch cực ngắn, về mặt cảm nhận của bệnh
nhân. Nghiên cứu này của chúng tôi lần đầu
thực hiện với Dexmedetomidine, từ đó đặt ra
vấn đề nghiên cứu sâu hơn về liều lượng của
thuốc này cũng như kết hợp với Propofol trong
nội soi đại tràng.
Các thông số huyết động học của cả hai
nhóm nghiên cứu đều ổn định. Không ghi nhận
các biến động lớn về huyết áp. Chúng tôi ghi
nhận 6 trường hợp (20%) nhịp tim chậm trong
nhóm Dexmedetomidine và 5 trường hợp khác
(16,7%) trong nhóm Midazolam – Fentanyl. Tuy
nhiên, không có trường hợp nào giảm thấp hơn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 304
50 lần/phút và chỉ xuất hiện khi nội soi đại
tràng. Nội soi đại tràng có thể làm nhịp tim
chậm thông qua phản xạ vagal(16). Kết quả
nghiên cứu của Jalowiecki P và cộng sự cho thấy
Dexmedetomidine liều 1 μg/kg gây nhịp tim
chậm dưới 40 lần/phút cho 2/19 bệnh nhân và
giảm huyết áp dưới 50% giá trị ban đầu trong
4/19 bệnh nhân(9). Nghiên cứu của chúng tôi sử
dụng liều thấp hơn nên bệnh nhân ổn định về
huyết động học.
Tỷ lệ nôn ói tương đương trong 2 nhóm
nghiên cứu (1 trường hợp mỗi nhóm) và có
thể giải thích bằng tác dụng phụ của
Dexmedetomidine cũng như Fentanyl. Giảm
SpO2 chỉ gặp trong nhóm Midazolam –
Fentanyl với 1 trường hợp (3,3%). Có nhiều
nguyên nhân gây giảm SpO2 trong nội soi đại
tràng như do thuốc an thần, cơ hoành bị đẩy
lên cao do bơm hơi vào đại tràng, chức năng
hô hấp kém hoặc sau phản xạ vagal(18). Trong
đó, phối hợp Benzodiazepines và thuốc á
phiện có thể gây giảm mạnh độ bão hòa Oxy
máu động mạch3. Kết quả cho thấy
Dexmedetomidine liều 0,25 μg/kg an toàn hơn
về hô hấp cho bệnh nhân, phù hợp với minh
chứng của Ebert J và cộng sự(7).
Dexmdetomidine liều 0,25 μg/kg có thời
gian tiềm phục (11 ± 3,3 phút) và tác dụng (37,2
± 6,9 phút) dài hơn Midazolam – Fentanyl (4,9 ±
1,3 phút và 29,3 ± 7,4 phút). Nội soi đại tràng là
thủ thuật thực hiện trong thời gian ngắn, có thể
về trong ngày nên Dexmdetomidine có thể phù
hợp với các bệnh nhân trong phòng chờ thủ
thuật và có thể kết hợp với các thuốc an thần tác
dụng ngắn khác.
Bệnh nhân trong nghiên cứu này có mức độ
hợp tác tốt khi nội soi đại tràng, một lợi ích của
an thần còn tri giác. Tỷ lệ thành công chung là
57/60 = 95%, trong nhóm Dexmedetomidine là
29/30 = 96,7%, nhóm Midazolam – Fentanyl là
28/30 = 93,3%. Cả 3 trường hợp thất bại khi ống
soi không đến được manh tràng đều do tổn
thương dạng bướu gây hẹp lòng đại tràng.
Nghiên cứu nội soi đại tràng không dùng thuốc
an thần của Aljebreen AM cho tỷ lệ thành công
chỉ là 67%(1). Sporea I và cộng sự thống kê cho
thấy tỷ lệ nội soi đại tràng thành công có liên
quan đến việc tăng sử dụng an thần và giảm
đau khi làm thủ thuật(13). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng chứng tỏ độ khó của thủ thuật
cũng ở mức thấp trong cả hai nhóm và thời gian
thực hiện ngắn. Điều này chứng tỏ an thần
trong nội soi đại tràng với Dexmedetomidine
hay Midazolam – Fentanyl giúp thủ thuật dễ
dàng hơn và có tỷ lệ thành công cao hơn.
Bệnh nhân trong nghiên cứu có mức độ hài
lòng cao (trung bình 90,7% trong nhóm
Dexmedetomidine và 94,3% trong nhóm
Midazolam – Fentanyl). Midazolam – Fentanyl
có tác dụng đồng vận(10) và tính giảm đau tốt
hơn Dexmedetomidine nhưng sự khác biệt về
mức độ hài lòng không có ý nghĩa thống kê (p =
0,1). Mức độ hài lòng trung bình của bác sĩ nội
soi là 85,7% trong nhóm Dexmedetomidine và
86% trong nhóm Midazolam – Fentanyl (p =
0,95). Như vậy, Dexmedetomidine mang lại mức
hài lòng cao cho cả bệnh nhân lẫn bác sĩ thực
hiện nội soi.
Nghiên cứu của chúng tôi còn một số hạn
chế như chưa thực hiện mù đôi, cỡ mẫu còn
nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn, chưa so sánh
các liều Dexmedetomidine khác nhau cũng như
kết hợp với các thuốc khác.
KẾT LUẬN
Phác đồ Dexmedetomidine liều 0,25 μg/kg
trong nội soi đại tràng có tác dụng an thần có
hợp tác, ổn định huyết động học, chống lo âu
tương đương, giảm đau kém hơn nhưng an toàn
trên hô hấp hơn phối hợp Midazolam –
Fentanyl. Dexmedetomidine liều 0,25 μg/kg ít
gây tác dụng phụ, giúp thủ thuật nội soi đại
tràng có tỷ lệ thành công cao và mức độ hài lòng
cao của cả bệnh nhân và bác sĩ nội soi. Nghiên
cứu sâu hơn về các liều lượng khác nhau cũng
như kết hợp Dexmedetomidine với các thuốc
khác là cần thiết để tìm ra cách sử dụng tốt nhất
trong nội soi đại tràng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 305
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aljebreen AM (2004). “The completeness rate of colonoscopy in
a cohort of unsedated patient”. Saudi J Gastroenterol. 10 (3), pp.
150-154.
2. Chan YH (2003). “Randomised controlled trials (RCTs) – Sample
size: The magic number?”. Singapore Med J. 44 (4), pp.172-174.
3. Cinar K, Yakut M, Ozden A (2009). “Sedation with midazolam
versus midazolam plus meperidine for routine colonoscopy: A
prospective, randomized, controlled study”. Turk J Gastroenterol.
20 (4), pp.271-275.
4. Cohen LB, Hightower CD, Wood DA et al (2004). “Moderate
level sedation during endoscopy: a prospective study using low-
dose propofol, meperidine/fentanyl, and midazolam”.
Gastrointest Endosc. 59 (7), pp.795-803.
5. Demiraran Y, Korkut E, Tamer A et al (2007). “The comparison
of dexmedetomidine and midazolam used for sedation of
patients during upper endoscopy: A prospective, randomized
study”. Can J Gastroenterol. 21 (1), pp.25-29.
6. Dere K, Sucullu I, Budak ET et al (2010). “A comparison of
dexmedetomidine versus midazolam for sedation, pain and
hemodynamic control, during colonoscopy under conscious
sedation”. Eur J Anaesthesiol. 27 (7), pp.648-652.
7. Ebert TJ, Hall JE, Barney JA et al (2000). “The effects of
increasing plasma concentrations of Dexmedetomidine in
humans”. Anesthesiology. 93, pp.382-394.
8. Gertler R, Brown HC, Mitchell DH, Silvius EN (2001).
“Dexmedetomidine: a novel sedative-analgesic agent”. BUMC.
14 (1), pp.13-21.
9. Jalowiecki P, Rudner R, Gonciarz M et al (2005). “Sole use of
dexmedetomidine has limitied utility for conscious sedation
during