Nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, tác giả đã dựa trên quá trình phân
tích, tổng hợp tài liệu, thông qua phiếu phỏng vấn, quan sát sư phạm, thống kê toán học để đánh
giá thực trạng thể lực chung của sinh viên. Từ đó lựa chọn ra 08 trò chơi vận động phù hợp đưa
vào thực nghiệm sư phạm trong các giờ dạy. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy thể lực chung của
sinh viên đã được cải thiện.
Từ khóa: Thể lực, trò chơi vận động, trò chơi, thể dục, thể lực sinh viên.
10 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập 183, số 07, 2018
Tập 183, Số 07, 2018
T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ
CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÂN VĂN – KINH TẾ
Môc lôc Trang
Hoàng Thị Phương Nga - Mô hình du lịch văn học “Làng Vũ Đại ngày ấy” 3
Phạm Thị Thu Hoài, Trần Thị Thanh - Tiếng lóng trong truyện về đề tài giáo dục của Văn Thành Lê 9
Ngô Thị Thanh Nga, Phạm Thị Hồng Vân - Vài nét về các phương thức thể hiện tình vợ chồng trong văn
học trung đại Việt Nam 15
Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Minh Sơn - Ý thức đối thoại của Nguyễn Ngọc Tư với văn học truyền thống thông
qua những nhân vật nữ trong tập truyện Không ai qua sông 21
Đặng Thị Thùy, Nguyễn Diệu Thương - Lô gích của các hiện tượng “phi lô gích” trong ca dao, tục ngữ
người Việt 27
Đinh Thị Giang - Những nhân tố ảnh hưởng đến lối sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 33
Nguyễn Diệu Thương, Nguyễn Thị Lan Hương - Phương thức tạo hàm ý trong tiểu phẩm trào phúng 39
Nguyễn Thu Quỳnh, Vì Thị Hiền - Từ ngữ chỉ đồ gia dụng trong tiếng Thái ở tỉnh Điện Biên 45
Nguyễn Thị Thu Oanh, Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Vị thế, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 và một số bài học kinh nghiệm 51
Đỗ Hằng Nga, Phạm Quốc Tuấn - Việc thu thuế trong làng xã qua tư liệu hương ước cải lương tỉnh Thái Nguyên 57
Lê Văn Hiếu - Hiệu quả hoạt động của mô hình “ban tuyên vận” xã, phường, thị trấn và “tổ tuyên vận” thôn, bản, tổ
dân phố ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay 63
Thái Hữu Linh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thanh Hà - Vai trò của hậu phương Bắc Thái trong cuộc
tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 69
Phạm Anh Nguyên - Sức hấp dẫn trong Hài đàm của Phan Khôi 73
Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Thị Mão, Nguyễn Tuấn Anh - Nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoại
khoá trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên hiện nay 79
Nguyễn Văn Dũng, Đào Ngọc Anh - Thực trạng thể chất của sinh viên không chuyên thể dục thể thao Trường
Đại hoc Sư phạm – Đại học Thái Nguyên 85
Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Bùi Thanh Thủy và cs - Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử
tuyển ở trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017 91
Nguyễn Thúc Cảnh - Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong giảng dạy cơ học cho
học sinh trung học phổ thông 97
Hà Thị Kim Linh, Chu Thị Bích Huệ - Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện
Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 105
Nguyễn Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Khánh Ly, Vũ Kiều Hạnh - Tăng cường sự tham gia của sinh viên
vào các hoạt động học tiếng Anh trong lớp học đông nhiều trình độ của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học
Y Dược – Đại học Thái Nguyên 111
Phạm Thị Huyền, Vũ Thị Thủy - Vận dụng phong cách nêu gương theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng
phong cách làm việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay 117
Đàm Quang Hưng - Thiết kế bài học khoa học lớp 4, lớp 5 theo hướng tìm tòi thực nghiệm 123
Hoàng Thị Thu Hoài - Những khó khăn trong việc dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên cho sinh viên chuyên
ngành điều dưỡng, trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và một số giải pháp đề xuất 129
Journal of Science and Technology
183(07)
N¨m 2018
Nguyễn Lan Hương, Văn Thị Quỳnh Hoa - Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng nói tiếng Anh của sinh
viên năm thứ nhất trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 135
Vũ Kiều Hạnh - Những yếu tố quyết định đến mức độ đọc hiểu của sinh viên năm thứ hai tại trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên 141
Nguyễn Thị Quế, Hoàng Thị Nhung - Hỏi đúng để tự học và học tập cộng tác thành công – hướng tới xây
dựng người học ngoại ngữ độc lập trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế 147
Ngô Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hoài Thu - Ứng dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm nâng cao chất
lượng dạy – học tiếng Việt cho học viên quốc tế tại Học viện Kỹ thuật Quân sự 153
Dương Văn Tân - Đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên 159
Bùi Thị Hương Giang - Nâng cao năng lực giao tiếp giao văn hóa trong dạy và học ngoại ngữ 165
Trần Hoàng Tinh, Nông La Duy, Phạm Văn Tuân - Xây dựng trung đội tự quản trong quản lý giáo dục tính
kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay 171
Trần Thị Yến, Khổng Thị Thanh Huyền - Sử dụng hình thức đọc chuyên sâu để nâng cao khả năng viết học
thuật cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh 177
Đỗ Thị Hồng Hạnh, Hoàng Mai Phương - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn 183
Trần Thùy Linh, Trần Lương Đức, Nguyễn Thị Thùy Trang - Cách tiếp cận của pháp luật cạnh tranh liên
minh châu Âu về hành vi lạm dụng mang tính trục lợi 189
Nguyễn Thị Thanh Hà, Phạm Việt Hương - Xây dựng bộ tiêu chí và chỉ số kinh tế phù hợp để đánh giá quản
lý rừng bền vững ở huyện Định Hóa 195
Đinh Thị Hoài - Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Học liệu Đại
học Thái Nguyên 201
Nguyễn Thị Thanh Xuân - Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ
khách sạn tại Thanh Hóa, Việt Nam 207
Dương Thị Tình - Đóng góp của xuất khẩu hàng hóa tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Yên Bái 213
Lê Minh Hải, Trần Viết Khanh - Phân tích tổ chức không gian lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên 219
Hà Văn Vương - Vận dụng lý thuyết Ecgônômi trong tổ chức môi trường làm việc tại văn phòng chi nhánh may
Sông Công II - Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG 227
Mai Anh Linh, Nguyễn Thị Minh Anh - Đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: nghiên
cứu thực nghiệm tại siêu thị Lan Chi, Thái Nguyên 233
Đinh Hồng Linh, Nguyễn Thu Nga, Nguyễn Thu Hằng - Sử dụng hàm Loga siêu việt để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam 239
Dương Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 159 - 163
159
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
TRONG PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Dương Văn Tân*
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nhằm đánh giá hiệu quả áp dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực chung cho sinh viên
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên, tác giả đã dựa trên quá trình phân
tích, tổng hợp tài liệu, thông qua phiếu phỏng vấn, quan sát sư phạm, thống kê toán học để đánh
giá thực trạng thể lực chung của sinh viên. Từ đó lựa chọn ra 08 trò chơi vận động phù hợp đưa
vào thực nghiệm sư phạm trong các giờ dạy. Kết quả sau thực nghiệm cho thấy thể lực chung của
sinh viên đã được cải thiện.
Từ khóa: Thể lực, trò chơi vận động, trò chơi, thể dục, thể lực sinh viên.
MỞ ĐẦU *
Phát triển thể lực chung là cơ sở, nền tảng để
tiếp tục nắm vững kỹ thuật - chiến thuật trong
tất cả hoạt động các môn thể thao. Trò chơi
vận động (TCVĐ) là một trong những
phương tiện hữu hiệu nhằm phát triển các tố
chất thể lực. TCVĐ có hình thức đa dạng, lôi
cuốn được sinh viên tham gia, có tác dụng
góp phần phát triển các tố chất vận động, tạo
hứng thú tập luyện, nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục thể chất và học tập các môn khoa
học khác. Vì vậy, vấn đề đặt ra cần đa dạng
hóa các loại hình bài tập trong giờ học môn
giáo dục thể chất tránh những nội dung, hoạt
động đơn điệu tăng hứng thú cho người học.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khái quát trò chơi vận động
TCVĐ là phương tiện của giáo dục thể chất, là
hoạt động có ý thức nhằm đạt được những kết
quả, những mục đích có điều kiện đã được đặt
ra. Trong khi thực hiện các nhiệm vụ của trò
chơi, mỗi người trong từng “vai trò” của mình
phải sử dụng các hoạt động như: nói, hát, trả
lời, đi, chạy, nhẩy, ném, vỗ, đập, leo... vv.
Trò chơi vận động là một hoạt động tập thể,
giáo dục cho sinh viên những đức tính tốt đẹp
như tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật
cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác.
Mỗi trò chơi vận động thường có những quy
tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức để đạt
* Tel: 0985017000; Email: tantdtttn@gmail.com
được mục đích lại rất đa dạng. Vì vậy, khi đã
tham gia trò chơi sinh viên thường vận dụng
hết khả năng về sức lực sự tập trung chú ý, trí
thông minh và sự sáng tạo của mình [1].
Thực trạng thể lực chung của sinh viên
năm thứ nhất (K53) trường Đại học Kỹ
thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên
(ĐHKTCN-ĐHTN)
Các tố chất thể lực được đánh giá bao gồm
sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và
mềm dẻo. Tác giả đã sử dụng các test đánh
giá thể lực của người Việt Nam đối chiếu với
tiêu chuẩn của chương trình “ Điều tra, đánh
giá tình trạng thể chất và xây dựng chỉ tiêu
thể lực chung của người Việt Nam giai đoạn
I, từ 6-20 tuổi”. Kết quả cho thấy thể lực của
47% sinh viên nam và 52% sinh viên nữ K53
trường ĐHKTCN – ĐHTN thấp hơn so với
tiêu chuẩn rèn luyện thể lực người Việt Nam.
Từ đó tác giả thấy rằng cần phải có phương
pháp tập luyện phù hợp nhằm nâng cao các tố
chất thể lực cho gần 1200 sinh viên K53 nói
riêng và sinh viên trường ĐHKTCN - ĐHTN
nói chung [2].
Qua nghiên cứu về lý luận và khảo sát việc sử
dụng TCVĐ trong giảng dạy của trường
ĐHKTCN – ĐHTN, tác giả đã lựa chọn được
8 trò chơi vận động được chia làm 2 nhóm
trong đó bao gồm: 4 trò chơi định hướng phản
xạ, khéo léo, tập trung chú ý và 4 trò chơi
phát triển các tố chất thể lực chung cho sinh
viên trường ĐHKTCN [3],[4].
Dương Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 159 - 163
160
Cụ thể danh sách các trò chơi được mô tả
trong bảng 1:
Sau khi đã xác định được 8 trò chơi phát triển
thể lực chung cho sinh viên K53 trường
ĐHKTCN - ĐHTN. Tác giả tiến hành thực
nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các
trò chơi đối với sự phát triển các tố chất thể
lực chung của sinh viên.
Bảng 1. Danh sách trò chơi vận động
TT
Trò chơi rèn luyện
định hướng phản
xạ, khéo léo và tập
trung chú ý
Trò chơi
phát triển
tố chất thể lực
1 Bóng qua hầm Mèo đuổi chuột
2 Bịt mắt bắt dê Kéo co
3 Lăn bóng tiếp sức Chạy tiếp sức
4 Bóng chuyền sáu Cướp cờ
Chọn ngẫu nhiên 02 nhóm trong đó 01 nhóm
thực nghiệm và 01 nhóm đối chứng, mỗi
nhóm có 30 sinh viên.
Tiến hành kiểm tra thể lực của sinh viên hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng các test
đánh giá thể lực của người Việt Nam trong
chương trình điều tra thể chất nhân dân. Kết
quả kiểm tra thể lực trước thực nghiệm không
có sự khác biệt hay nói cách khác, sự phát
triển các tố chất thể lực chung của hai nhóm
là tương đương nhau (bảng 2).
Sau khi lựa chọn nhóm thực nghiệm một cách
ngẫu nhiên với sinh viên, chúng tôi tiến hành
thực nghiệm với nội dung và kế hoạch như sau:
- Nhóm đối chứng thực hiện theo giáo án dạy
thông thường.
- Nhóm thực nghiệm, đưa thêm TCVĐ vào
giáo án giảng dạy.
Bảng 2. Thực trạng thể lực trước thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
TT Các chỉ tiêu và test
Nam Nữ
Nhóm đối
chứng (n=21)
Nhóm thực
nghiệm
(n=20) t P
Nhóm đối
chứng (n=9)
Nhóm thực
nghiệm
(n=10) t P
x σ x σ x σ x σ
1 Bật xa tại chỗ (cm) 192,4 15,01 198,3 14,07 0,431 > 0,05 146,7 14,34 145,74 15,13 0,375 > 0,05
2
Lực bóp tay thuận
(kg)
38,22 3,02 37,72 2,42 0,427 > 0,05 24,44 1,86 25,6 1,75 0,643 > 0,05
3 Dẻo gập thân (cm) 8,38 0,56 8,46 0,31 0,762 > 0,05 9,6 0,28 9,3 0,59 0,359 > 0,05
4
Chạy 30m XPC
(giây)
5,87 0,43 5,67 0,45 0,361 > 0,05 7,52 0,52 7,28 0,54 0,269 > 0,05
5
Chạy con thoi
410m (giây)
13,31 0,87 13,5 0,68 0,068 > 0,05 13,75 1,14 14,6 0,98 0,541 > 0,05
6
Nằm ngửa gập bụng
(số lần/30 giây)
15,12 1,22 15,5 1,26 0,456 > 0,05 12,71 1,22 13,24 1,42 0,965 > 0,05
7
Chạy tuỳ sức 5 phút
(m)
954,54 86,45 945,27 86,53 0,985 > 0,05 799,6 82,01 832,4 84,71 0,541 > 0,05
KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiệu quả áp dụng TCVĐ trong phát triển thể lực chung cho sinh viên K53 trường
ĐHKTCN - ĐHTN
Sau thời gian 30 tiết thực nghiệm sư phạm, tác giả đã tiến hành kiểm tra đánh giá về mặt thể lực
của nhóm sinh viên tham gia học tập chương trình thực nghiệm, đồng thời cũng tiến hành kiểm
tra thể lực của nhóm đối chứng đã chọn, là những sinh viên học tập theo chương trình giáo dục
thể chất thông thường. Kết quả như sau (bảng 3).
Qua bảng 3 cho thấy: Kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm
thực nghiệm có sự khác biệt ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P >0,05 [5].
Dương Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 159 - 163
161
Bảng 3. Thực trạng thể lực sau thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
TT
Các chỉ tiêu
và test
Nam Nữ
Nhóm đối chứng
(n=21)
Nhóm thực
nghiệm (n=20) t P
Nhóm đối
chứng (n=9)
Nhóm thực
nghiệm (n=10) t P
x σ x σ x σ x σ
1
Bật xa tại chỗ
(cm)
204,1 14,01 224,5 14,07 0,431 > 0,05 156,3 14,34 171,63 15,13 0,375 > 0,05
2
Lực bóp tay
thuận (kg)
43,01 4,02 46,25 2,42 0,427 > 0,05 28,56 1,86 32,8 1,75 0,643 > 0,05
3
Dẻo gập thân
(cm)
9,37 0,36 9,86 0,31 0,762 > 0,05 9,9 0,28 10,5 0,59 0,359 > 0,05
4
Chạy 30m
XPC (giây)
5,23 0,43 4,92 0,45 0,361 > 0,05 6,86 0,52 5,82 0,54 0,269 > 0,05
5
Chạy con
thoi 410m
(giây)
12,25 0,97 11,94 0,68 0,068 > 0,05 12,83 1,14 12,2 0,98 0,541 > 0,05
6
Nằm ngửa
gập bụng
(số lần/30
giây)
18,06 1,12 22,3 1,26 0,456 > 0,05 13,56 1,22 16,12 1,42 0,965 > 0,05
7
Chạy tuỳ sức
5 phút (m)
988,76 78,45 1012,21 86,53 0,985 > 0,05 846,7 82,01 912,3 84,71 0,541 > 0,05
Để có thể xác định rõ hơn hiệu quả của TCVĐ trong giờ dạy, chúng tôi tính mức độ tăng trưởng
các tố chất thể lực thông qua kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau thực nghiệm của hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng (bảng 4):
Bảng 4. Nhịp tăng trưởng các tố chất thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
TT Các chỉ tiêu test
Kết quả
Nam Nữ
Nhóm thực nghiệm
(n=20)
Nhóm đối chứng
(n=21)
Nhóm thực nghiệm
(n=10)
Nhóm đối chứng
(n=9)
Trị số tăng
trưởng
W (%)
Trị số tăng
trưởng
W (%)
Trị số tăng
trưởng
W (%)
Trị số tăng
trưởng
W (%)
1. Bật xa tại chỗ (cm) 26,2 12,4 11,7 6,0 25,89 16,3 9,6 6,3
2. Lực bóp tay thuận (kg) 9,03 21,5 4,79 11,8 7,2 24,6 4,12 15,5
3. Dẻo gập thân (cm) 1,04 11,3 0,99 11,15 1,2 12,1 0,3 3,07
4. Chạy 30m XPC (giây) 0,75 14,2 0,64 11,15 1,46 22,3 0,66 9,17
5. Chạy con thoi 410m (giây) 1,56 12,26 1,06 8,3 2,4 17,9 0,92 6,9
6.
Nằm ngửa gập bụng
(số lần/30 giây)
6,8 25,4 2,94 17,7 2,88 19,6 0,85 6,47
7. Chạy tùy sức 5 phút (m) 66,94 6,8 34,22 3,5 79,9 9,16 47,1 5,72
Qua số liệu thống kê ở bảng 4 cho thấy:
Sinh viên Nam nhóm thực nghiệm (W=14,8%) có mức tăng trưởng các tố chất thể lực tốt hơn so
với nhóm đối chứng (W=8,35%).
Sinh viên Nữ nhóm thực nghiệm (W=17,42%) có mức tăng trưởng các tố chất thể lực tốt hơn so
với nhóm đối chứng (W=7,59%).
Như vậy có thể thấy trò chơi vận động trong giờ học giáo dục thể chất đã phát huy tác dụng, thể
chất của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chứng theo tiêu chuẩn RLL (Run-length
limited) của người Việt.
Để xác định trình độ thể lực của sinh viên nhóm thực nghiệm sau thời gian thực nghiệm đạt được
ở mức nào so với mặt chung của toàn quốc, tác giả đã đối chiếu kết quả trên với tiêu chuẩn thể
lực người Việt Nam của chương trình điều tra thể chất nhân dân giai đoạn I, từ 6-20 tuổi (2001-
2002) đã đưa ra.
Dương Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 159 - 163
162
Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 5. Đối chiếu kết quả kiểm tra thể lực sau thực nghiệm với tiêu chuẩn thể lực
người Việt Nam của sinh viên nhóm thực nghiệm
TT
Các chỉ tiêu
và test
Giới tính x
Tiêu chuẩn thể lực người VN
Tốt
Trung
bình
Kém
1
Bật xa tại chỗ
(cm)
Nam
(n=20)
224,5 16,24 > 170 152 - 170 < 152
Nữ (n=10) 171,63 15,7 >158 142 - 158 <142
2
Lực bóp tay
thuận (kg)
Nam
(n=20)
46,25 3,22 >21,2 17,4 - 21,2 <17,4
Nữ (n=10) 32,8 2,14 >20,6 16,9 - 20,6 <16,9
3
Dẻo gập thân
(cm)
Nam
(n=20)
9,86 0,76 >8 3 - 8 <3
Nữ (n=10) 10,5 0,89 >9 3-9 <3
4
Chạy 30m XPC
(giây)
Nam
(n=20)
4,92 0,41 5,59
Nữ (n=10) 5,82 0,52 6,65
5
Chạy con thoi
410m (giây)
Nam
(n=20)
11,94 1,18 < 11,12
11,12 -
12,20
>12,20
Nữ (n=10) 12,2 1,09 <12,20
12,20-
12,29
>12,29
6
Nằm ngửa gập
bụng (số
lần/giây)
Nam
(n=20)
22,3 1,27 >18 13-18 <13
Nữ (n=10) 16,12 1,23 >15 10-15 <10
7
Chạy tuỳ sức 5
phút (m)
Nam
(n=20)
1012,21 95,03 >940 820-940 <820
Nữ (n=10) 912,3 87,6 >840 730-840 <730
KẾT LUẬN
Đề tài đã đánh giá được thực trạng thể lực
chung của sinh viên năm thứ nhất trường
ĐHKTCN-ĐHTN.
Thông qua nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn
được 08 trò chơi vận động nhằm góp phần
phát triển các tố chất thể lực chung cho sinh
viên K53 trường ĐHKTCN - ĐHTN.
Khi áp dụng các TCVĐ vào giảng dạy thì
mức tăng trưởng thể lực diễn ra mạnh hơn ở
các nhóm thực nghiệm. Điều đó chứng tỏ
TCVĐ đã có những hiệu quả nhất định đối
với sự phát triển thể lực chung của sinh viên.
ĐỀ XUẤT
Nhà trường tạo điều kiện để áp dụng kết quả
nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao chất
lượng học tập và thể lực cho sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì (1999), Giáo trình
trò chơi vận động, Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Dương Nghiệp Chí và Nguyễn Danh Thái
(chủ biên) (2003), Thực trạng thể chất người Việt
Nam từ 6 – 20 tuổi (thời điểm năm 2001), Nxb
TDTT, Hà Nội.
3. Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Thị Thủy (2018),
"Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên Đại
học Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học & Công
nghệ, 179 (03), tr. 127-131
4. Nguyễn Ngọc Bính, Nguyễn Văn Thanh,
Dương Tố Quỳnh (2017), "Lựa chọn môn học
giáo dục thể chất theo hướng sinh viên tự chọn của
trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Đại học Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học & Công
nghệ, 163 (03/1), tr. 99-104.
5. Hoàng Duy Tường (2018), "Giải pháp nâng cao
hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên", Tạp chí
Khoa học & Công nghệ, 179 (03), tr. 37-43.
Dương Văn Tân Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 183(07): 159 - 163
163
SUMMARY
AN ASSESSMENT OF THE EFFECTIVENESS IN APPLICATION OF GAMES
IN GENERAL PHYSICAL DEVELOPMENT FOR STUDENTS
AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF TECHNOLOGY
Duong Van Tan
*
TNU - University of Technology
To assess the effectiveness in application of games for general physical development for students
at Thai Nguyen Science and Technology University the author have analyzed, synthesized
literatures and information as well as used tools including surveys, observations and statistics...In
order to evaluate students' general physical status, the author finally selected 8 games that are
appropriate to be used in physical education lessons. Results show that students' general physical
strength has been greatly improved with the use of games in physical education.
Key words: physical strength, exercising games, games, students' physical development.
Ngày nhận bài: 17/5/2018; Ngày phản biện: 05/6/2018; Ngày duyệt đăng: 29/6/2018
* Tel: 0985017000; Email: tantdtttn@gmail.com
oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ
SOCIAL SCIENCE – HUMANITIES – ECONOMICS
Content Page
Hoang Thi Phuong Nga - Literature tourism model “the old Vu Dai village” 3
Pham Thi Thu Hoai, Tran Thi Thanh - Slang in Van Thanh Le's stories about education problems 9
Ngo Thi Thanh Nga, Pham Thi Hong Van - A brief description of the modes of expressing conjugal
sentiments in the Vietnam medieval literature 15
Nguyen Thi Tham, Nguyen Minh Son - The opposite view of Nguyen Ngoc Tu to Vietnamese traditional
literature via the main female characters in Khong ai