Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Khái niệm dự án đầu tư: Theo giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, dự án đầu tư (về nội dung) là tổng thể các hoạt động được dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, được sắp xếp theo một kế hoạch chặt chẽ có thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định. Dự án đầu tư được thể hiện dưới hình thức là một tập hồ sơ tài liệu trình bày rất chi tiết, rõ ràng và hệ thống các hoạt động được thực hiện với các nguồn lực, chi phí, sẽ được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ để đạt được những kết quả cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định.

docx7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỪ CÁC NGUỒN VỐN KHÁC NHAU, HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Dự án đầu tư  Khái niệm dự án đầu tư: Theo giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước, dự án đầu tư (về nội dung) là tổng thể các hoạt động được dự kiến với nguồn lực và chi phí cần thiết, được sắp xếp theo một kế hoạch chặt chẽ có thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm mục đích thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định. Dự án đầu tư được thể hiện dưới hình thức là một tập hồ sơ tài liệu trình bày rất chi tiết, rõ ràng và hệ thống các hoạt động được thực hiện với các nguồn lực, chi phí, sẽ được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ để đạt được những kết quả cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu về kinh tế xã hội nhất định. Các yếu tố của dự án đầu tư: Một dự án đầu tư cần có các yếu tố cơ bản nhất định như sau: Các mục tiêu của dự án: Được đề cập đến với hai góc độ chính là góc độ của nhà đầu tư và góc độ của xã hội. Với các nhà đầu tư và doanh nghiệp thì mục tiêu chính là lợi nhuận. Với xã hội thì có rất nhiều mục tiêu như: tạo thêm việc làm, tăng cường các sản phẩm và dịch vụ xã hội, bảo vệ môi trường, Hay có thể nói, đó là kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và xã hội; Các hoạt động, giải pháp đồng bộ về tổ chức, kinh tế và kỹ thuật để thực hiện mục tiêu của dự án; Nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động và chi phí về các nguồn lực đó gồm vật lực, tài lực, nhân lực, công nghệ và thông tin; Nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án; Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án; Thời gian và địa điểm thực hiện các hoạt động của dự án: Dự án đầu tư có giới hạn về thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cũng như không gian thực hiện dự án. Ngoài ra, một dự án đầu tư rất cần đảm bảo tính khả thi và cần đáp ứng thêm một số yêu cầu cơ bản khác như: Tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất. Phân loại dự án đầu tư: Có nhiều dạng dự án và tùy theo tiêu chí khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau về dự án đầu tư. Trong đó, các tiêu chí thường thấy như sau: Căn cứ vào chủ thể khởi xướng: Dự án cá nhân, tập thể, quốc gia và liên quốc gia hay quốc tế. Căn cứ vào thời gian: Dự án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Căn cứ vào tính chất hoạt động của dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ, thương mại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội. Căn cứ vào quy mô: Dự án lớn và dự án nhỏ. Căn cứ vào mức độ chi tiết của nội dung dự án gồm 2 loại: Dự án tiền khả thi và dự án khả thi. Căn cứ vào sự phân cấp quản lý dự án: Trong điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, chia các dự án đầu tư (không kể các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) thành: Dự án nhóm A, B, C. 1.1.2. Dự án CDM Khái niệm CDM: (Clean Development Mechanism) Cơ chế phát triển sạch là một cơ chế hợp tác quốc tế theo Nghị định thư Kyoto đã được Việt Nam ký ngày 03/12/1998 và phê chuẩn ngày 25/12/2002. Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế hợp tác nhằm giúp các nước công nghiệp hóa (Các Bên thuộc Phụ lục I của UNFCCC - Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đối khí hậu) [ Gồm các nước có nền công nghiệp hóa phát triển. Danh sách các Bên thuộc Phụ lục I của UNFCCC ] giảm thiểu chi phí trong việc đáp ứng chỉ tiêu giảm phát thải của mình bằng việc đạt được giảm phát thải với chi phí thấp nhất tại các nước khác, hơn là thực hiện giảm phát thải trong nước. Theo Nghị định thư, 3 cơ chế đó là: Mua bán quyền phát thải Quốc tế (IET); Đồng thực hiện (JI) và Cơ chế phát triển sạch (CDM). Theo nội dung của Nghị định thư Kyoto: “Cơ chế phát triển sạch cho phép các dự án giảm phát thải hỗ trợ phát triển bền vững ở các nước đang phát triển; thu được “các giảm phát thải được chứng nhận” (CERs) cho chủ dự án đầu tư”. CDM được quy định tại điều 12 của Nghị định thư Kyoto: “Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước công nghiệp được cho phép thực hiện dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển để nhận được CERs, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia đó. CDM sẽ thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và cho phép các nước phát triển đóng góp vào mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển”. Mục đích thực hiện CDM: CDM được thực hiện nhằm làm giảm sự phát thải khí nhà kính [Sáu loại khí nhà kính được nêu trong Nghị định thư Kyoto gồm: CO2 Carbon dioxide; CH4 Methane; N2O Nitrous oxide; HFCs Hydrofluorocarbon; PFCs Per-fluorocarbon; SF6 Sulphur Hexafluoride.] (nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái đất và biến đổi khí hậu hiện nay) trên phạm vi toàn cầu. Thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, tăng cường khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính dưới dạng “Các giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khái niệm dự án CDM: Dự án CDM thuộc loại dự án đầu tư, chủ yếu là đầu tư từ nước ngoài; do vậy, các dự án CDM tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (trong đó có Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư) Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Lĩnh vực xây dựng và thực hiện dự án CDM: Theo quy định chung của quốc tế, dự án CDM được xây dựng trong 15 lĩnh vực cơ bản sau: Sản xuất năng lượng; Chuyển tải năng lượng; Tiêu thụ năng lượng; Nông nghiệp; Xử lý, loại bỏ rác thải; Trồng rừng và tái trồng rừng; Công nghiệp hóa chất; Công nghiệp chế tạo; Xây dựng; Giao thông; Khai mỏ hoặc khai khoáng; Sản xuất kim loại; Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí); Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride; Sử dụng dung môi. Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết sẽ là dự án ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường; giảm bớt phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn. Tính đến nay, Việt Nam đã có 22 dự án được Ban điều hành CDM quốc tế xác nhận là dự án CDM. Tổng lượng giảm phát thải của các dự án này trong thời kỳ tín dụng là 13.143.901 tCO2e. Ở Việt Nam, các lĩnh vực có tiềm năng để xây dựng và thực hiện dự án CDM gồm: Khai thác và ứng dụng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng; Chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để giảm phát thải khí nhà kính; Thu hồi và sử dụng khí CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than để tiêu hủy hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt; Thu hồi và sử dụng khí đồng hành từ các hoạt động sản xuất dầu; Trồng rừng mới và tái trồng rừng Quy trình xây dựng dự án CDM: Quy trình để xây dựng dự án CDM gồm 7 bước như sơ đồ trang sau. Trong đó:  4 giai đoạn đầu được tiến hành trước khi chuẩn bị dự án; 3 giai đoạn sau được thực hiện trong suốt thời gian thực hiện dự án. 1.1.3. Hiệu quả dự án - Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả của dự án nói chung thường được xem xét về các mặt: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội. Hiện nay vấn đề môi trường của các dự án ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn do những quan ngại về tác động, ảnh hưởng xấu và không mong muốn của dự án tới môi trường. Vậy nên, hiệu quả về môi trường cũng được xem là một chỉ tiêu khá quan trọng khi đánh giá hiệu quả dự án. Giáo trình Hiệu quả và Quản lý dự án Nhà nước đã đưa ra một số khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện cụ thể, nhất định. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét riêng về khía cạnh kinh tế của vấn đề. Nó mô tả mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà chủ thể nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi ích kinh tế đó. Biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủ thể và mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Hiệu quả tài chính (hay còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp) là hiệu quả kinh tế chỉ xét trong phạm vi riêng một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Hiệu quả tài chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hiệu quả tài chính chỉ liên quan đến thu chi có liên quan trực tiếp. Hiệu quả kinh tế xã hội (hay còn được gọi là hiệu quả kinh tế quốc dân) là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể được hưởng hiệu quả này là toàn bộ xã hội mà người đại diện là Nhà nước. Vì vậy, những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả kinh tế xét theo quan điểm toàn bộ nền kinh tế. Như vậy, hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội đều là hiệu quả kinh tế (so sánh giữa lợi ích đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó) nhưng ở hai phạm vi khác nhau. Hiệu quả tài chính chỉ xem xét theo quan điểm doanh nghiệp và nhà đầu tư còn hiệu quả kinh tế xã hội được xem xét trên quan điểm toàn thể, của toàn xã hội. Do vậy, có những dự án mặc dù không đạt hiệu quả về tài chính nhưng vẫn được thực hiện do hiệu quả kinh tế xã hội đem lại là rất lớn. Hiệu quả dự án CDM nhìn chung giống như các dự án đầu tư khác cũng được xem xét về hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các dự án CDM nói chung đều rất chú trọng, quan tâm nhất và thường hướng đến sự phát triển bền vững về cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; đặc biệt là lợi ích to lớn mà các dự án CDM đem lại cho môi trường. Có người đã nhận xét: “Hiệu quả dự án CDM đem lại được xem như tảng băng chìm có phần nhìn thấy được rất nhỏ, còn phần chìm ở dưới rất nhiều mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy và đánh giá hết được”. Các dự án CDM có lợi ích vô cùng lớn phải kể đến đó là giúp các nước giảm bớt nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch (như than đá và đặc biệt là dầu mỏ); tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu gây ô nhiễm này. Điều này làm nhẹ bớt áp lực cũng như tiền đầu tư của các nước trong cuộc tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới, ít phát thải hơn. Các nước hiện đang hướng tới nguồn nhiên liệu thay thế như khí tự nhiên hoặc xây dựng các nhà máy nguyên tử, các đập thủy điện cực lớn. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, cả 3 biện pháp này đều có rủi ro rất cao và hậu quả cực kỳ thảm khốc cả về con người, kinh tế và môi trường khi xảy ra sự cố. Hơn nữa, nguồn nhiên liệu hóa thạch có hạn đang dần cạn kiệt từng ngày. Trong tương lai nếu không có nguồn nguyên nhiên liệu thay thế thích hợp, các nước dễ sẽ có tranh chấp về nhiên liệu và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt hơn rất nhiều. Như vậy, có thể nói dự án CDM sẽ đem lại viễn cảnh tương lai tươi sáng hơn cho sự phát triển chung của thế giới.
Tài liệu liên quan