Từ thực tiễn những năm đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới, sau khi công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, mặc dù được đánh giá, công
nhận theo yêu cầu của Bộ tiêu chí; tuy vậy, xã đạt chuẩn vẫn chưa thật sự khởi sắc,
còn thiếu chiều sâu và tính bền vững, quá trình thực hiện phát hiện ra những bất cập và
khá nhiều vấn đề chưa thể hiện được sâu hơn, rõ hơn ở từng hộ gia đình, trong cộng
đồng thôn xóm, nhiều bất cập cũ chưa được giải quyết, một số bất cập mới lại xuất
hiện như: hiện tượng phát triển vườn hộ một cách tùy tiện, thiếu quy hoạch; chuồng
trại chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, vị trí bất hợp lý; tình trạng
bê tông hóa, gạch hóa với những bức tường đặc; đường thiếu cây bóng mát, thiếu rãnh
tiêu thoát nước, thiếu hệ thống điện chiếu sáng đường làng, nền đường hẹp; cảnh quan
môi trường chưa được quan tâm; các hoạt động văn hóa, thể thao ít được phát huy,.
Đặc biệt vai trò chủ thể của người dân chưa được thể hiện rõ, thiếu chủ động, sự gắn
kết trong thôn xóm chưa được nâng lên,.xây dựng nông thôn mới chưa trở thành việc
làm thường xuyên gắn với những nhu cầu thiết thực của người dân
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả đạt được và rút ra kinh nghiệm chỉ đạo trong xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu tại tỉnh Hà Tĩnh những năm qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
119
UBND TỈNH HÀ TĨNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ RÚT RA KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO
TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHU DÂN CƢ NÔNG THÔN MỚI KIỂU
MẪU, VƢỜN MẪU TẠI TỈNH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM QUA
Từ thực tiễn những năm đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới, sau khi công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, mặc dù được đánh giá, công
nhận theo yêu cầu của Bộ tiêu chí; tuy vậy, xã đạt chuẩn vẫn chưa thật sự khởi sắc,
còn thiếu chiều sâu và tính bền vững, quá trình thực hiện phát hiện ra những bất cập và
khá nhiều vấn đề chưa thể hiện được sâu hơn, rõ hơn ở từng hộ gia đình, trong cộng
đồng thôn xóm, nhiều bất cập cũ chưa được giải quyết, một số bất cập mới lại xuất
hiện như: hiện tượng phát triển vườn hộ một cách tùy tiện, thiếu quy hoạch; chuồng
trại chăn nuôi không đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, vị trí bất hợp lý; tình trạng
bê tông hóa, gạch hóa với những bức tường đặc; đường thiếu cây bóng mát, thiếu rãnh
tiêu thoát nước, thiếu hệ thống điện chiếu sáng đường làng, nền đường hẹp; cảnh quan
môi trường chưa được quan tâm; các hoạt động văn hóa, thể thao ít được phát huy,...
Đặc biệt vai trò chủ thể của người dân chưa được thể hiện rõ, thiếu chủ động, sự gắn
kết trong thôn xóm chưa được nâng lên,...xây dựng nông thôn mới chưa trở thành việc
làm thường xuyên gắn với những nhu cầu thiết thực của người dân.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới tiến tới xã nông thôn mới kiểu mẫu
theo phương châm “thôn vững, xã chắc”, đảm bảo xây dựng nông thôn mới toàn diện,
phát triển bền vững, gắn phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường, bảo tồn gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa vùng nông thôn và nhằm khắc phục những tình trạng nói
trên, Ban Chỉ đạo nông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh có chủ trương xây
dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu.
Trước hết, Hà Tĩnh chỉ đạo thí điểm xây dựng 5 Khu dân cư NTM kiểu mẫu và
240 Vườn mẫu đại diện cho 3 vùng sinh thái. Sau một năm triển khai thực hiện, tỉnh đã
tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét, thuyết
phục và được người dân hồ hởi, phấn khởi tham gia và ý thức rõ vai trò chủ thể của
mình. Để triển khai trên diện rộng, UBND tỉnh đã ban hành Bộ Tiêu chí và bổ sung
yêu cầu Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu vào bộ tiêu chí đánh giá xã
đạt chuẩn và Hà Tĩnh xem đây là tiêu chí 20 trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời
ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng khu dân cư mẫu, vườn mẫu. Giai đoạn đầu
(2014-2016), đối với xã phấn đấu đạt chuẩn trong năm và năm kế tiếp, hỗ trợ 300 triệu
đồng/1 khu dân cư NTM kiểu mẫu; 20 triệu đồng/01Vườn mẫu (mỗi xã 10 vườn),
phần vốn hỗ trợ chủ yếu cho các nội dung ưu tiên như: quy hoạch, làm hàng rào xanh,
hỗ trợ giống cây, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất (hệ thống tưới tiết
kiệm, chế phẩm sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...). Hiện nay, tỉnh đã ban hành
chính sách thưởng theo kết quả đầu ra, mỗi Khu dân cư NTM kiểu mẫu đạt chuẩn
thưởng 300 triệu đồng, mỗi Vườn mẫu đạt chuẩn thưởng 5 triệu đồng.
Chủ trương xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nhanh
chóng được người dân hưởng ứng, tự giác tham gia và trở thành phong trào có sức lan
tỏa nhanh, trên diện rộng. Từ xây dựng mô hình điểm, đến nay Hà Tĩnh có 1.719/1.755
120
(chiếm 98%) thôn triển khai xây dựng, trên 11.300 vườn triển khai thực hiện, trong đó
có 283 Khu dân cư, 3.382 vườn mẫu đạt chuẩn; nhiều Khu dân cư kinh tế phát triển, môi
trường tốt, cảnh quan đẹp, văn hóa được bảo tồn và phát huy, đã trở thành vùng quê
"Trù Phú - An lành", tiêu biểu như: thôn Sơn Bình - xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc;
thôn Yên Mỹ - xã Cẩm Yên, thôn Tân An - xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên; thôn Liên
Nhật - xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh; thôn Hà Thanh, Đoài Phú - xã Tượng Sơn,
huyện Thạch Hà; thôn Phong Giang - xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân; thôn Nam Trà,
Đông Trà - xã Hương Trà, huyện Hương Khê; thôn Châu Nội, Thông Tự - xã Tùng
Ảnh, huyện Đức Thọ thôn Bắc Châu, xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh; thôn Chế Biến - xã
Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn; thôn Hương Phố - xã Đức Hương, huyện Vũ Quang...
Từ khi việc xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu trở thành
yêu cầu bắt buộc đối với các xã được công nhận đạt chuẩn và đến nay đã trở thành ước
muốn, ước nguyện của người dân, thành phong trào tự giác và đã được những kết quả
nổi bật đó là:
1. Chuyển biến nhanh về nhận thức: Người dân đã nhận thức được việc xây
dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu nói riêng và xây dựng nông thôn
mới nói chung là làm cho chính mình và chủ động thực hiện; ý thức của người dân
chuyển biến rõ rệt, tích cực tham gia các nội dung, công việc như: chỉnh trang nhà ở,
các công trình phụ trợ, công trình chăn nuôi, xây dựng hàng rào xanh, chỉnh trang
vườn hộ phát triển kinh tế vườn, bảo vệ môi trường và các công việc thực hiện ở cộng
đồng thôn xóm,... Xây dựng nông thôn mới từ yêu cầu đã trở thành nhu cầu, từ hy
vọng đã trở thành khát vọng, từ phải làm nay muốn được làm.
2. Xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu là điều kiện tốt
nhất để người dân thực hiện được vai trò chủ thể của mình, từ đó người dân luôn chủ
động và phát huy cao tính sáng tạo của chính mình.
3. Kinh tế phát triển nhất là kinh tế vườn hộ được được nâng lên một cách rõ rệt,
nhiều vườn đã cho hiệu quả kinh tế cao góp phần nâng cao thu nhập; thay đổi được tập quán
của người dân từ sản xuất truyền thống tự cung tự cấp sang tư duy sản xuất theo hướng
hàng hóa, kết nối với thị trường; khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng đất vườn và tận
dụng được lao động nhàn rỗi; đến nay, có trên 1.200 vườn doanh thu từ 500 triệu đồng/năm
trở lên, trong đó có 261 vườn doanh thu trên 1 tỷ đồng trên năm.
4. Môi trường được cải thiện đáng kể: Công tác vệ sinh môi trường có chuyển
biến tích cực, dần hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư: đa số
hộ dân đã có thu gom, phân loại rác tại hộ, có thùng đựng rác công cộng, có tổ thu
gom rác thải hoạt động có hiệu quả và hiện nay đã có các mô hình điểm về thu gom,
xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn có tính khả thi; môi trường sống trong mỗi gia
đình, vườn hộ, cộng đồng được cải thiện rõ rệt, góp phần quan trọng tạo nên những
vùng quê là "nơi đáng sống hơn";
5. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy, bước đầu hình
thành nét văn hóa cộng đồng nông thôn mới văn minh, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao ngày càng được tổ chức hoạt động thường xuyên hơn; chất
lượng gia đình văn hóa, làng văn hóa được nâng lên; ý thức văn hóa ngày càng cao,
đại đa số người dân ứng xử văn minh, lịch sự;
6. Ý thức chấp hành các quy ước, hương ước, pháp luật được nâng lên, mối
quan hệ đoàn kết xóm làng ngày càng gắn kết hơn;
121
7. Cán bộ sâu sát hơn, có trách nhiệm hơn, học hỏi qua thực tế được nhiều hơn
và được dân tin yêu hơn; các tổ chức đoàn thể chính trị xã phát huy cao hơn vai trò,
trách nhiệm của mình và có nhiều hoạt động thiết thực hơn; dân tin tưởng hơn vào sự
lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền;
8. Thu hút được nhiều nguồn lực xã hội hóa để thực hiện các nội dung trong
xây dựng nông thôn mới, nhất là thu hút được nhiều nguồn lực hơn từ con em xa quê
khi mỗi trở về quê hương chứng kiến được quê hương mình ngày cành giàu đẹp, văn
minh hơn (ngân sách bỏ ra ít, nhưng hiệu quả mang lại rất lớn, tránh thất thoát; thu hút
được nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực từ chính cộng đồng người dân);
9. Tạo được phong trào thi đua sôi nổi, mô hình Khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn
mẫu lan tỏa nhanh, rộng, đi vào chiều sâu; tạo ra phương pháp cách làm mới trong xây
dựng nông thôn mới “xây dựng nông thôn mới từ nhà, ra vườn, ra cộng đồng dân cư”;
10. Chính xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu làm cho
nông thôn mới phải liên tục, không ngừng phát triển, vì phải làm hàng ngày, càng ngày
càng phải nâng cấp hơn tạo nên xã đạt chuẩn nông thôn mới vừa đảm bảo sự vững bền,
vừa có chiều sâu và luôn phát triển.
Từ những kết quả bước đầu, để tạo phong trào thi đua sâu, rộng, tiếp tục tạo sự
lan tỏa trong toàn tỉnh, đầu năm 2017, Hà Tĩnh đã phát động Cuộc thi Khu dân cư
nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, với quy mô lớn, được tổ chức từ cấp xã, cấp
huyện đến cấp tỉnh được đông đảo công động dân cư và người dân hưởng ứng: có trên
1.000 thôn và gần 17.000 vườn hộ tham gia dự thi, đã tạo ra một không khí thi đua sôi
nổi, hào hứng với sức lan tỏa sâu rộng đến tận hộ gia đình và thôn xóm trên toàn tỉnh,
đã có 620 thôn, 1.608 vườn hộ đạt giải cuộc thi cấp xã; 124 thôn, 427 vườn hộ đạt giải
cuộc thi cấp huyện và 34 thôn, 183 vườn hộ đạt giải cuộc thi cấp tỉnh. Thông qua cuộc
thi phát hiện ra những nhân tố, những điển hình tiêu biểu, đó là những khu dân cư
nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đạt chuẩn hoàn thiện hơn để định hướng cho tầm
nhìn, chủ trương thực hiện trong thời gian tới; phát hiện ra những cách làm hay những
kinh nghiệm tốt, những mô hình điển hình chính đó là bài học chung cho tỉnh trong tổ
chức thực hiện và thông qua cuộc thi đã làm tốt công tác tuyên truyền để người dân
biết được mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu,
vườn mẫu và người dân thấy được mô hình Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn
mẫu trong thực tế thuyết phục, trở thành điểm tham quan học tập vì vậy tạo sự lan tỏa
nhanh hơn, tuyên truyền hiệu quả hơn từ đó người dân chủ động tham gia, thực hiện tốt vai
trò chủ thể của chính mình trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Qua thực tiễn, Hà Tĩnh xin chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu rút ra trong
quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, Vườn mẫu:
1. Phải có bộ tiêu chí, kèm theo hướng dẫn chi tiết dễ hiểu, dễ làm làm cơ sở để
thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện, Hà Tĩnh đã ban hành bộ tiêu chí: xã kiểu mẫu;
thôn kiểu mẫu; vườn kiểu mẫu... và bổ sung vào Bộ tiêu chí xã nông thôn mới thực
hiện trên địa bàn tỉnh (trở thành yêu cầu bắt buộc trong công nhận xã đạt chuẩn: Hà
Tĩnh yêu cầu tất cả các thôn đều phải triển khai xây dựng, xã đạt chuẩn NTM phải có
02 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, các thôn còn lại đạt tối thiểu 60%; xã đạt
chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu phải có 100% số thôn phải đạt chuẩn).
2. Phải xây dựng mô hình mẫu thuyết phục của các nội dung (như tuyến đường
mẫu, đường điện mẫu, vườn mẫu...) và mẫu hình toàn Khu dân cư để tuyên truyền và
122
là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp, cách làm, cách thức tổ chức thực
hiện giữa các địa phương.
3. Cán bộ các cấp, các ngành phải luôn đồng hành với xã, với thôn trong quá
trình thực hiện, có phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, đoàn thể theo từng
nội dung, tiêu chí; công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để hỗ trợ người dân, cộng
đồng, giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Mỗi
người dân phải nhận thức và phát huy tốt vai trò chủ thể, tự giác thực hiện ngay từ gia
đình đến cộng đồng thôn xóm.
4. Hà Tĩnh gắn kết chặt chẽ giữa Tái cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông
thôn mới. Xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu với trọng tâm là
phát triển mạnh kinh tế vườn đã giải được một phần bài toán khó trong Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp.
5. Cần có chính sách hỗ trợ, cơ chế thưởng theo kết quả đầu ra tạo động lực lớn
cho các địa phương thực hiện; khuyến khích, ghi nhận các sáng tạo...
6. Công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn phải chuyên sâu và đa dạng về hình
thức với nhiều cách thức tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích thiết
thực của việc xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu, Vườn mẫu, huy động sự tham gia
đóng góp cả về trí tuệ, công sức và nguồn lực của người dân. Tạo được phong trào thi
đua nhà nhà với nhau, tổ liên gia với nhau, thôn với nhau
7. Tăng cường tổ chức tham quan học tập; giao lưu, tọa đàm thực tế giữa các
địa phương là hoạt động mang lại hiệu quả một cách nhanh nhất. Sơ, tổng kết phải đúc
rút những bài học kinh nghiệm để xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm theo từng
thời kỳ. Các địa phương cũng tổ chức đánh giá theo chuyên đề, lựa chọn các nhân tố
điển hình để nhân rộng, có bổ sung phù hợp với thực tế của địa phương (như huyện
Nghi Xuân bổ sung thêm tiêu chí “Có Câu lạc bộ dân ca Ví Giặm” vào Bộ Tiêu chí
Khu dân cư mẫu) và định kỳ tổ chức các cuộc thi tạo phong trào thi đua rộng khắp và
ngày càng đi vào chiều sâu.
Song song với việc xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu,
Hà Tĩnh xác định rõ xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới chỉ là bước đầu và
mục đích không phải để được công nhận đạt chuẩn mà quan trọng là phải luôn nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân, vì vậy các xã phải luôn nổ lực phấn đấu,
không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, đặc biệt là tiêu chí 20-Khu dân cư nông
thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu.
Với quan điểm chỉ đạo của tỉnh xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ
chính trị quan trọng hàng đầu, thường xuyên và lâu dài, với thực tiễn “dừng lại là rớt
chuẩn, chuyển biến chậm sẽ bị bỏ lại phía sau” xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu phải
là xu thế tất yếu hướng tới của các xã đã đạt chuẩn. Trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh
sẽ ưu tiên hơn nữa mục tiêu xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu đạt chuẩn
(so với mục tiêu xã đạt chuẩn), đồng thời các cơ chế, chính sách sẽ được xây dựng và
ưu tiên thực hiện theo mục tiêu này. Xây dựng các Khu dân cư NTM kiểu mẫu, Vườn
mẫu sẽ tạo tiền đề vững chắc cho việc duy trì, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nông thôn mới tại các xã; tạo ra xã đạt chuẩn NTM thuyết phục hơn, là cơ
sở quan trọng để Hà Tĩnh phấn đấu có nhiều xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện
nông thôn mới kiểu mẫu và Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 một
cách thiết thực, bền vững.
123
Nhân Hội nghị, tỉnh Hà Tĩnh xin đề xuất:
(1). Từ thực tiễn xây dựng Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu ở Hà
Tĩnh và một số tỉnh, Trung ương cần xem xét đưa nội dung xây dựng Khu dân cư nông
thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu vào một nội dung yêu cầu khi đánh giá các xã đạt chuẩn
nông thôn mới (có thể thành một tiêu chí riêng hay một chỉ tiêu trong 19 tiêu chí).
(2). Cơ chế về quản lý đầu tư và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở tại Khu dân
cư cần phải thông thoáng và trao quyền quyết định cho cộng đồng dân cư chủ động,
hạn chế tối đa việc thực hiện theo dự án.
(3). Cần phải sớm phát động Cuộc thi Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu,
vườn mẫu toàn quốc./.