Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của morphine trong khoang dưới nhện từ tháng 10/2010 đến tháng 03/2011 tại khoa GMHS và khoa Sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định Thiết kế nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, tiến cứu. Phương pháp nghiên cứu: So sánh tác dụng và thời gian giảm đau, tác dụng không mong muốn và chỉ số Apgar của hai nhóm sản phụ được gây tê tủy sống để mổ lấy thai bằng bupivacaine 0,5% 9mg + sufentanil 2,5mcg + morphine 0,1mg và bupivacaine 0,5% 9mg + sufentanil 2,5mcg. Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi, chiều cao, cân nặng giữa hai nhóm nghiên cứu gồm tổng cộng 60 bệnh nhân. Thời gian giảm đau hoàn toàn và thời gian tính đến lúc sản phụ yêu cầu liều giảm đau đầu tiên trong nhóm A và B lần lượt là 9,2 ± 4,6 giờ, 17,8 ± 4,8 giờ và 2,7 ± 0,9 giờ, 4,4 ±1,3 giờ. Thời gian giảm đau hoàn toàn sau mổ của nhóm A dài hơn nhóm B (p<0,05) và thời gian tính đến lúc sản phụ yêu cầu liều giảm đau đầu tiên của nhóm A cũng dài hơn nhóm B (p<0,0001). Không có sự khác biệt về tỷ lệ ngứa giữa hai nhóm nhưng nhóm A có tỷ lệ buồn nôn và nôn cao hơn có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào bị suy hô hấp ở mẹ cũng như ở trẻ sơ sinh. Kết luận: Liều morphine 0,1mg dùng trong khoang dưới nhện là liều thích hợp cho giảm đau trong vòng 24 giờ sau mổ lấy thai.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của morphine trong khoang dưới nhện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 209
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU MỔ LẤY THAI
CỦA MORPHINE TRONG KHOANG DƯỚI NHỆN
Nguyễn Trung Cường*, Nguyễn Thị Thanh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ lấy thai của morphine trong khoang dưới nhện
từ tháng 10/2010 đến tháng 03/2011 tại khoa GMHS và khoa Sản bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Thiết kế nghiên cứu: Thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng, tiến cứu.
Phương pháp nghiên cứu: So sánh tác dụng và thời gian giảm đau, tác dụng không mong muốn và chỉ số
Apgar của hai nhóm sản phụ được gây tê tủy sống để mổ lấy thai bằng bupivacaine 0,5% 9mg + sufentanil
2,5mcg + morphine 0,1mg và bupivacaine 0,5% 9mg + sufentanil 2,5mcg.
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tuổi, chiều cao, cân nặng giữa hai nhóm nghiên cứu gồm tổng
cộng 60 bệnh nhân. Thời gian giảm đau hoàn toàn và thời gian tính đến lúc sản phụ yêu cầu liều giảm đau đầu
tiên trong nhóm A và B lần lượt là 9,2 ± 4,6 giờ, 17,8 ± 4,8 giờ và 2,7 ± 0,9 giờ, 4,4 ±1,3 giờ. Thời gian giảm đau
hoàn toàn sau mổ của nhóm A dài hơn nhóm B (p<0,05) và thời gian tính đến lúc sản phụ yêu cầu liều giảm đau
đầu tiên của nhóm A cũng dài hơn nhóm B (p<0,0001). Không có sự khác biệt về tỷ lệ ngứa giữa hai nhóm
nhưng nhóm A có tỷ lệ buồn nôn và nôn cao hơn có ý nghĩa thống kê. Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào
bị suy hô hấp ở mẹ cũng như ở trẻ sơ sinh.
Kết luận: Liều morphine 0,1mg dùng trong khoang dưới nhện là liều thích hợp cho giảm đau trong vòng 24
giờ sau mổ lấy thai.
Từ khóa: morphine, giảm đau, khoang dưới nhện, mổ lấy thai.
ABTRACT
EVALUATION OF ANALGESIA EFFECTIVENESS
OF INTRATHECAL MORPHINE FOR CESAREAN SECTION
Nguyen Trung Cuong, Nguyen Thi Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 209 ‐ 213
Objectives: To evaluate the analgesia effectiveness of intrathecal morphine for patients undergoing cesarean
section from October 2010 to March 2011 in Nhân Dân Gia Định Hospital.
Type of study: Randomized clinical trials, prospective.
Methods: To compare analgesia effectiveness and painless time, side‐effect and Apgar score for two spinal
anesthesia protocols, bupivacaine 0.5% 9mg + sufentanil 2.5mcg + morphine 0.1mg (group A) and bupivacaine
0.5% 9mg + sufentanil 2.5mcg (group B) in cesarean section.
Results: There are no significant differences in age, height and weight among 2 groups with 60 patients.
The time of complete analgesia and the mean time to first requirement of analgesics arerespectively 9.2 ± 4.6
hours,17.8 ± 4.8 hours (group A) and 2.7 ± 0.9 hours, 4.4 ± 1.3 hours (group B). The mean duration of analgesia
and the time to first requirement of analgesics in group A (with morphine) are significantly longer (p<0.05) than
group B (without morphine). The pruritus ratio in group A is not significantly different than group B but
postoperative nausea and vomiting significantly frequent in group A. No respiratory side‐effect recorded in
mother and infant.
* Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trung Cường, ĐT: 0918045257 Email: ngtrungcuong@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 210
Conclusions: The dose of 0.1mg intrathecal morphine is the reasonable dose for post‐cesarean section
analgesia during the first 24 hours.
Key words: morphine, analgesia, intrathecal, cesarean section.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc đau chu phẫu tối ưu là tối quan
trọng trong sự thành công của việc phục hồi ở
mức trung hạn và dài hạn. Nguyên tắc này cũng
áp dụng cho phụ nữ sau mổ lấy thai. Tuy nhiên,
điều trị đau sau mổ lấy thai đặt ra những thách
thức khác cho người bác sĩ thực hành lâm sàng.
Đặc biệt hơn, bệnh nhân sản khoa có những đặc
điểm khác với các bệnh nhân ngoại khoa tổng
quát. Đó là sự tiếp xúc của trẻ sơ sinh với thuốc
giảm đau qua sữa mẹ và bệnh nhân cần sớm có
lại sự tự chủ và hoạt động tự thân để chăm sóc
con của họ. Khi điều tra về những gì sản phụ sợ
và mong muốn sau mổ lấy thai, đau chính là
yếu tố liên quan nhiều nhất(10). Đau sau mổ có
thể làm cho bệnh nhân mất nhiều khả năng
chăm sóc con, ảnh hưởng không tốt lên mối
quan hệ mẹ ‐ con vừa được thiết lập(4).
Từ lúc phát hiện thụ thể thuốc phiện trong
não và tủy sống, việc sử dụng thuốc phiện trong
khoang dưới nhện trở nên phổ biến để giảm
đau. Vô cảm trong sản khoa là lĩnh vực ứng
dụng giảm đau bằng thuốc phiện trong khoang
dưới nhện nhiều nhất, đặc biệt với mổ lấy thai(9).
Việc kết hợp 2 loại thuốc phiện là sufentanil và
morphine với thuốc tê trong gây tê tủy sống có
thể kết hợp các lợi điểm khởi phát nhanh, giảm
khó chịu trong mổ, tăng chất lượng vô cảm
trong mổ, giảm lượng thuốc tê sử dụng của
sufentanil với tác dụng giảm đau kéo dài của
morphine. Đây là yếu tố đưa đến việc tiến hành
nghiên cứu này nhằm chứng minh vai trò của
thuốc phiện nói chung và morphine nói riêng
trong giảm đau sau mổ lấy thai. Mục tiêu nghiên
cứu được đặt ra gồm có:
‐ Đánh giá hiệu quả giảm đau trong vòng 24
giờ với morphine trong khoang dưới nhện.
‐ Xác định mức độ và tỉ lệ tác dụng phụ khi
dùng morphine trong khoang dưới nhện
Trên các bệnh nhân được mổ lấy thai tại
bệnh viện Nhân Dân Gia Định.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên có nhóm chứng. Đối tượng nghiên
cứu là sản phụ được mổ lấy thai với điều kiện có
thai đủ tháng, thỏa mãn điều kiện gây tê tủy
sống, tình trạng sức khỏe ASA I hoặc II (theo
phân độ của American Society of
anesthesiologists) và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phác đồ nghiên cứu được Hội Đồng Khoa
Học của bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho
phép thực hiện. Cỡ mẫu nghiên cứu được chọn
là 30 trường hợp cho mỗi nhóm (tổng cộng 60
bệnh nhân) dựa theo lý thuyết giới hạn trung
tâm (cỡ mẫu từ 30 trở lên được tính là mẫu lớn).
Tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
sẽ được khám tiền mê, đánh giá ASA, phân
thành 2 nhóm bằng phương pháp ngẫu nhiên:
‐ Nhóm A: Bệnh nhân được gây tê tủy sống
bằng bupivacaine 0,5% 9mg + sufentanil 2,5mcg
+ morphine 0,1mg.
‐ Nhóm B: Bệnh nhân được gây tê tủy sống
bằng bupivacaine 0,5% 9mg + sufentanil 2,5mcg.
Bệnh nhân được truyền dịch tinh thể 500ml
trước khi gây tê. Vị trí gây tê là khoảng liên đốt
sống thắt lung L3 – L4. Bệnh nhân được tiến
hành phẫu thuật mổ lấy thai, theo dõi tại phòng
hồi tỉnh và khoa Sản. Các biến số nghiên cứu ghi
nhận bao gồm tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ định
và thời gian phẫu thuật, điểm đau sau mổ
(thang điểm Visual Analogue Scale – VAS), thời
gian giảm đau sau mổ (thời gian bệnh nhân có
điểm đau VAS = 0), thời gian tính đến khi dùng
liều thuốc giảm đau đầu tiên, tác dụng phụ (tụt
huyết áp, buồn nôn và nôn ói, ngứa) và điểm
Apgar của trẻ sơ sinh. Bệnh nhân trong cả 2
nhóm nghiên cứu sẽ được điều trị giảm đau
toàn thân khi điểm đau VAS > 3 với paracetamol
đường tĩnh mạch phối hợp với ketorolac (và
tramadol) nếu cần.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 211
Biến số định tính sẽ được trình bày dưới
dạng tỷ lệ %. Biến số định lượng sẽ được trình
bày dưới dạng số trung bình và độ lệch chuẩn.
Số liệu thu thập được xử lý bằng máy vi tính với
phần mềm SPSS 15.0 trên hệ điều hành
Window. Các số trung bình sẽ được so sánh
bằng phép kiểm t (t‐Test), các tỷ lệ sẽ được so
sánh bằng phép kiểm bình phương (chi‐
square).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu, có tất cả 60 bệnh
nhân được phẫu thuật mổ lấy thai với 2 phác đồ
vô cảm trên.
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của dân số nghiên cứu
Nhóm A
(n = 30)
Nhóm B
(n = 30) p
Tuổi trung bình (năm) 28,4 ± 4,6 28,7 ± 6,0 0,8
Chiều cao (cm) 154,8 ± 5,5 154,9 ± 5,3 0,3
Cân nặng (kg) 61,1 ± 7,9 64,3 ± 6,2 0,08
Bảng 2. Tác dụng phụ trong mổ
Nhóm A
Trường hợp (%)
Nhóm B
Trường hợp (%)
p
Tụt huyết áp 15 (50%) 18 (60%) > 0,05
Nôn ói 0 1 (3%) 0,2
Ngứa 0 0
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
khi so sánh trung vị của liều thuốc Ephedrine sử
dụng trong các trường hợp tụt huyết áp của
nhóm A (3mg) và nhóm B (6mg).
Thời gian phẫu thuật trung bình cùa nhóm
A và nhóm B tương đương nhau, lần lượt là 45 ±
12,3 phút và 47,7 ± 9,8 phút (p = 0,4). Chỉ định
phẫu thuật chủ yếu là bất xứng đầu chậu, chiếm
tổng cộng 22/60 trường hợp (36,7%).
Tác dụng giảm đau
Bảng 3. Thời gian giảm đau sau mổ
Nhóm A Nhóm B p
Thời gian điểm đau VAS =
0 (giờ) 9,2 ± 4,6 2,7 ± 0,9 < 0,0001
Thời gian tính đến liều
thuốc giảm đau đầu tiên
(giờ)
17,8 ± 4,8 4,4 ± 1,2 <0,0001
Nhóm A có điểm đau thấp hơn so với
nhóm B. Mức độ đau khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa hai nhóm vào các thời điểm 2, 4,
8 và 12 giờ sau mổ.
Biểu đồ 1. Mức độ đau hậu phẫu theo từng thời
điểm
Bảng 4. Tỷ lệ sử dụng thuốc giảm đau sau mổ
Nhóm A Nhóm B p
Không 6 (20%) 0
Paracetamol 23 (76,6%) 23 (76,7%) 0,004
Paracetamol và
Ketorolac 1 (3,3%) 7 (23,3%)
Tác dụng phụ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không ghi
nhận trường hợp suy hô hấp nào trên sản phụ.
Bảng 5. Tác dụng phụ (ngứa và buồn nôn, nôn ói
sau mổ)
Nhóm A Nhóm B p
Ngứa 7 (23,3%) 4 (13,3%) 0,2
Buồn nôn, nôn
ói sau mổ 5 (16,7%) 0 0,02
Nhóm A (morphine) có tỷ lệ buồn nôn, nôn
ói sau mổ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm B (p < 0,05). Tác dụng phụ ngứa và buồn
nôn, nôn ói sau mổ đều ở mức thấp và tự giới
hạn, không cần can thiệp điều trị.
Điểm Apgar của trẻ sơ sinh
Bảng 6. Điểm Apgar của trẻ sơ sinh
Nhóm A Nhóm B p
Apgar 1 phút 8 ± 0,2 7,9 ± 0,3 0,5
Apgar 5 phút 9 9
Trị số Apgar trung bình của hai nhóm
nghiên cứu đều ở trong mức giới hạn an toàn.
Không ghi nhận trường hợp nào bị suy hô hấp
sau sinh.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 212
BÀN LUẬN
Hai nhóm nghiên cứu có đặc điểm về tuổi,
chiều cao và cân nặng tương đương nhau. Chỉ
định phẫu thuật chủ yếu là bất xứng đầu chậu,
phù hợp với phương pháp vô cảm gây tê tủy
sống. Thời gian phẫu thuật cũng không khác
nhau giữa hai nhóm và ở mức trung bình.
Chúng tôi cũng không ghi nhận than phiền của
phẫu thuật viên về phương pháp vô cảm.
Tỷ lệ tụt huyết áp trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với tác giả Demiraran Y(2)
và Ögun CO(13), có thể giải thích do sự khác
biệt về thể tích dịch truyền trước khi gây tê và
liều ephedrine sử dụng. Bệnh nhân bị tụt
huyết áp trong nghiên cứu này có đáp ứng rất
tốt với ephedrine liều thấp trong mổ và có
huyết áp ổn định sau mổ, phù hợp với kết luận
của tác giả Karaman K cho rằng bệnh nhân
gây tê tủy sống với morphine và sufentanil có
huyết động ổn định(8) và Ginosar Y cho rằng
liều bupivacaine 9mg là liều ít gây tụt huyết áp
thứ nhì sau liều 6mg(6).
Thời gian giảm đau sau mổ của nhóm A
(morphine trong khoang dưới nhện) kéo dài hơn
nhiều so với nhóm B (không có morphine). Tác
giả Girgin NK và Karaman K cũng ghi nhận thời
gian giảm đau sau mổ của morphine trong
khoang dưới nhện là 16,3 và 19,5 giờ(8,7), tương
đương với kết quả của chúng tôi là 17,8 giờ.
Đồng thời, chúng tôi ghi nhận morphine trong
khoang dưới nhện mang lại hiệu quả giảm đau
rõ rệt hơn so với nhóm chứng tại các thời điểm
2, 4,8 và 12 giờ. Morphine sử dụng trong nghiên
cứu của chúng tôi là loại tan nhiều trong nước,
đòi hỏi thời gian tiềm phục dài hơn nhưng tác
dụng cũng kéo dài hơn. Lavand’homme cho
rằng morphine trong khoang dưới nhện có thể
có tác dụng giảm đau đến 27 giờ và liều 0,1 –
0,2mg có tác dụng giảm đau tốt trong khi liều
lớn hơn 0,2mg không mang lại hiệu quả cao
hơn(10). Việc kết hợp 2 loại thuốc phiện là
sufentanil và morphine trong khoang dưới nhện
mang lại tác dụng giảm đau toàn diện và kéo
dài hơn so với chỉ sử dụng sufentanil.
Bảng 7. So sánh tỷ lệ không dùng thêm thuốc giảm
đau khác
Tỷ lệ không dùng thêm thuốc giảm đau nào
khác trong nghiên cứu cùa chúng tôi ở mức
trung bình, có thể giải thích qua liều morphine
khác nhau hoặc phác đồ điều trị đau khác nhau.
Bệnh nhân trong nhóm B (không dùng
morphine) có tỷ lệ sử dụng 2 thuốc giảm đau là
paracetamol và ketorolac cao hơn hẳn nhóm A.
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy liều
lượng morphine 0,1mg trong khoang dưới nhện
là liều hợp lý và hiệu quả cho giảm đau sau mổ
lấy thai.
Chúng tôi cũng không ghi nhận trường hợp
sản phụ nào bị suy hô hấp sau mổ. Suy hô hấp
muộn là một trong những tác dụng phụ đáng
ngại nhất của morphine trong khoang dưới
nhện. Tác giả Girgin NK nghiên cứu các liều
morphine khác nhau dùng trong khoang dưới
nhện để vô cảm và giảm đau sau mổ lấy thai cho
thấy không có suy hô hấp nếu dùng liều thấp
dưới 0,4 mg(7). Như vậy, liều 0,1 mg Morphine
trong khoang dưới nhện mà chúng tôi sử dụng
là an toàn để giảm đau sau mổ lấy thai.
Bảng 8. So sánh tỷ lệ ngứa và buồn nôn, nôn ói do
morphine trong khoang dưới nhện
Tác giả Tỷ lệ ngứa
Tỷ lệ buồn
nôn, nôn ói Ghi chú
Terajima(14) 55% 27% Morphine 0,2mg + Bupivacaine
Ögun(13) 64% 24% Morphine 0,15% + Bupivacaine
Dualé(3) 14,4% 6,7% Morphine 0,075% + Bupivacaine + Sufentanil
Loane(11) 84,4% 51,5% Morphine 0,1mg + Bupivacaine + Fentanyl
Nguyễn Văn
Minh(12) 50% 25%
Morphine 0,1mg +
Bupivacaine
Chúng tôi 23,3% 16,7% Morphine 0,1mg + Bupivacaine + Sufentanil
Nghiên cứu phân tích gộp của Gehling và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 213
Tryba cho thấy nguy cơ tương đối cùa ngứa khi
dùng morphine liều < 0,3mg trong khoang dưới
nhện là 1,8 và nguy cơ tương đối của buồn nôn
và nôn ói là 1,4 và 2,9(5). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tác dụng phụ ngứa và buồn nôn, nôn
ói có tỷ lệ và mức độ trung bình, triệu chứng
lâm sàng tự giới hạn, không cần can thiệp điều
trị.
Thang điểm Apgar của trẻ sơ sinh trong
nghiên cứu của chúng tôi ở trong mức giới hạn
bình thường và tương đương với các nghiên cứu
của Ögun CO(13), Karaman S(8),Barkshire K(1)
vàTerajima K(14). Tác giả Karaman S cũng chứng
minh rằng việc thêm Sufentanil hoặc Morphine
vào thuốc tê để gây tê tủy sống giúp giảm đau
sau mổ lấy thai tốt mà không gây tác dụng phụ
trên trẻ sơ sinh(8). Kết quả của chúng tôi chứng
minh được tính an toàn của Morphine (cũng
như Sufentanil) liều 0,1mg trong khoang dưới
nhện để giảm đau sau mổ lấy thai.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về việc sử
dụng morphine trong khoang dưới nhện để
giảm đau sau mổ lấy thai cho thấy morphine
trong khoang dưới nhện có hiệu quả giảm đau
rất tốt trong mổ lấy thai, hiệu quả kéo dài 17,8 ±
4,8 giờ. Morphine 0,1 mg trong khoang dưới
nhện là phương pháp giảm đau an toàn trong
mổ lấy thai do không ghi nhận tác dụng phụ
nặng và thang điểm Apgar của trẻ sơ sinh trong
giới hạn bình thường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
1. Barkshire K, Russell R, Burry J et Popat M (2001). “A
comparison of bupivacaine‐fentanyl‐ morphine with
bupivacaine‐fentanyl‐diamorphine for caesarean section under
spinal anaesthesia. Int J Obstet Anasth, 10, pp.4‐10.
2. Demiraran Y, Ozdemir I, Kocaman B and Yucel O (2006).
“Intrathecal sufentanil (1,5mcg) added to hyperbaric
bupivacaine (0,5%) for elective cesarean section provides
adequate analgesia without need for pruritus”. J Anesth, 20,
pp.274‐278.
3. Dualé C, Frey C, Bolandard F et al (2003). “Epidural versus
intrathecal morphine for postoperative analgesia after
Caesarean section”. Br J Anaesth, 91(5), pp.690‐694.
4. Gadsden J, Hart S and Santos AC (2005). “Post‐cesarean
delivery analgesia”. Anesth Analg, 101, pp.S62‐S69.
5. Gehling M and Tryba M (2009). “Risks and side‐effects of
intrathecal morphine combined with spinal anesthesia: a meta‐
analysis”. Anaesthesia, 64, pp.643‐651.
6. Ginosar Y, Mirikatani E, Drover D et al (2004). “ED50 and ED95
of intrathecal hyperbaric bupivacaine coadministered with
opioids for cesarean delivery”. Anesthesiology, 100, pp.676‐682.
7. Girgin NK, Gurbet A, Turker G et al (2008). “Intrathecal
morphine in anesthesia for cesarean delivery: dose‐response
relationship for combination of low‐dose intrathecal morphine
and spinal bupivacaine”. J Clin Anesth, 20, pp.180‐185.
8. Karaman S, Kocabas S, Uyar M et al (2006). “The effects of
sufentanil or morphine added to hyperbaric bupivacaine in
spinal anaesthesia for Caesarean section”. Eur J Anaesthesiol, 23,
pp.285‐291.
9. Lane S, Evans P, Arfeen Z and Misra U (2005). “A comparison
of intrathecal fentanyl and diamorphine as adjunts in spinal
anaesthesia for Caesarean section. Anaesthesia, pp.453‐457.
10. Lavand’homme P (2006). “Postcesarean analgesia: effective
strategies and association with chronic pain”. Curr Opin
Anaesthesiol, 19, pp.244‐248.
11. Loane H, Preston R, Douglas MJ et al (2012). “A randomized
controlled trial comparing intrathecal morphine with
transversus abdominis plane block for post‐cesarean delivery
analgesia”. Int J Obstet Anesth, 21, pp.112‐118.
12. Nguyễn Văn Minh, Hồ Khả Cảnh, Trần Văn Phùng, Ngô Dũng
(2005). “Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ của morphine
tủy sống trong mổ lấy thai” (Small dose of intrathecal morphine
for post‐cesarean analgesia), trong “Narrowing the gaps In
anesthesia” 14th ASEAN Congress Of Anesthesiologist, trang 178.
13. Ögun CÖ, Kirgiz EN, Duman A et al (2003). “Comparison of
intrathecal isobaric bupivacaine‐morphine and ropivacaine‐
morphine for Caesarean delivery”. Br J Anaesth, 90 (5), pp.659‐
664.
14. Terajima K, Onodera H, Kobayashi M et al (2003). “Efficacy of
intrathecal mosphine for analgesia following elective cesarean
section: comparison with prevous delivery”. J Nippon Med Sch,
70 (4), pp.327‐333.
Ngày nhận bài báo: 15/8/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2012
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2013