Mặc dù là hoạt động khá mới tại thị trường Việt Nam nhưng M&A
(mua bán sáp nhập doanh nghiệp) đã thu hút được một lượng lớn các
nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả tập trung phác thảo những nét
cơ bản và đặc trưng nhất của các thương vụ M&A trong vòng 20 năm
trở lại đây, xoay quanh số lượng, giá trị và một số khía cạnh khác
như vấn đề đổi mới sáng tạo hay vai trò của các nhà tạo lập chính
sách. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu vẫn còn dư địa tương đối
lớn và việc đánh giá hiệu quả của các thương vụ M&A đang nằm
trong số cần được khai phá. Tính đến tháng 3/2018, nhóm nghiên
cứu chưa tìm thấy công trình nào thực sự dành trọng tâm đánh giá
hiệu quả các thương vụ M&A tại Việt Nam trên diện rộng. Thực tế
này có thể được lý giải do đặc thù của việc đánh giá một hoạt động
kinh doanh không thể tiến hành trong ngắn hạn. Cụ thể, đối với các
thương vụ mua bán sáp nhập, để mang tính tổng quát và đại diện,
thì số lượng thương vụ phải đủ lớn. Hơn thế nữa, các thương vụ phải
hoàn tất với thời gian đủ dài để kết luận trở nên xác đáng hơn. Trong
bài viết, tác giả lựa chọn các thương vụ diễn ra từ 2003 đến 2018,
với thời gian đánh giá ít nhất là trên một năm cho mỗi thương vụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tỷ lệ cổ phần chuyển nhượng trong
thương vụ là dưới 35%, khả năng thành công của thương vụ đó thấp
hơn nhiều so với trường hợp nếu sở hữu một lượng cổ phần đủ để
đạt quyền phủ quyết trong doanh nghiệp bên bán. Thêm vào đó, các
thương vụ sáp nhập có khả năng thành công cao hơn các thương vụ
mua lại và nếu bên mua là công ty nội địa thì tỷ lệ thành công cao
hơn bên mua là công ty ngoài Việt Nam.
8 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau mua bán sáp nhập tại Việt Nam 2005- 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 192- Tháng 5. 2018
Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sau
mua bán sáp nhập tại Việt Nam 2005- 2016
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
Lương Minh Hà
Nguyễn Minh Chi
Ngô Trần Vân Khanh
Ngày nhận: 19/03/2018 Ngày nhận bản sửa: 02/04/2018 Ngày duyệt đăng: 23/04/2018
Mặc dù là hoạt động khá mới tại thị trường Việt Nam nhưng M&A
(mua bán sáp nhập doanh nghiệp) đã thu hút được một lượng lớn các
nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác giả tập trung phác thảo những nét
cơ bản và đặc trưng nhất của các thương vụ M&A trong vòng 20 năm
trở lại đây, xoay quanh số lượng, giá trị và một số khía cạnh khác
như vấn đề đổi mới sáng tạo hay vai trò của các nhà tạo lập chính
sách. Tuy nhiên, khoảng trống nghiên cứu vẫn còn dư địa tương đối
lớn và việc đánh giá hiệu quả của các thương vụ M&A đang nằm
trong số cần được khai phá. Tính đến tháng 3/2018, nhóm nghiên
cứu chưa tìm thấy công trình nào thực sự dành trọng tâm đánh giá
hiệu quả các thương vụ M&A tại Việt Nam trên diện rộng. Thực tế
này có thể được lý giải do đặc thù của việc đánh giá một hoạt động
kinh doanh không thể tiến hành trong ngắn hạn. Cụ thể, đối với các
thương vụ mua bán sáp nhập, để mang tính tổng quát và đại diện,
thì số lượng thương vụ phải đủ lớn. Hơn thế nữa, các thương vụ phải
hoàn tất với thời gian đủ dài để kết luận trở nên xác đáng hơn. Trong
bài viết, tác giả lựa chọn các thương vụ diễn ra từ 2003 đến 2018,
với thời gian đánh giá ít nhất là trên một năm cho mỗi thương vụ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu tỷ lệ cổ phần chuyển nhượng trong
thương vụ là dưới 35%, khả năng thành công của thương vụ đó thấp
hơn nhiều so với trường hợp nếu sở hữu một lượng cổ phần đủ để
đạt quyền phủ quyết trong doanh nghiệp bên bán. Thêm vào đó, các
thương vụ sáp nhập có khả năng thành công cao hơn các thương vụ
mua lại và nếu bên mua là công ty nội địa thì tỷ lệ thành công cao
hơn bên mua là công ty ngoài Việt Nam.
Từ khóa: M&A; mua bán- sáp nhập doanh nghiệp; hiệu quả sau
M&A
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
50 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 192- Tháng 5. 2018
1. Tổng quan nghiên cứu về M&A tại Việt
Nam
&A (merger and acquisition)
được hiểu một cách tổng quát
là các hoạt động tái cấu trúc
doanh nghiệp có sự tham gia
của ít nhất hai công ty; kết quả
là tạo nên những thay đổi đáng kể về mặt quản
trị, vận hành kinh doanh của các bên tham gia.
Nếu theo hệ quả pháp lý, có thể chia M&A
bao gồm các thương vụ mua lại, sáp nhập và
hợp nhất. Còn nếu căn cứ vào phạm vi lãnh
thổ, M&A gồm M&A nội địa và M&A xuyên
quốc gia. Ngoài ra, phân loại M&A còn có thể
dựa vào loại tài sản chuyển nhượng (M&A tài
sản/M&A nguồn vốn). Động cơ của M&A khá
đa dạng nhưng tựu chung, giá trị cộng hưởng
luôn là đích đến của hầu hết các thương vụ.
Trong lĩnh vực còn khá mới như M&A tại Việt
Nam, các nghiên cứu chuyên sâu mới chỉ xuất
hiện trong vòng 10 năm trở lại đây. Nghiên
cứu của Vương Quân Hoàng, Nguyễn Thị Châu
Hà, Trần Trí Dũng (2009) được coi là bước đi
khai phá đầu tiên. Trong bài viết, các tác giả
tập trung rà soát hơn 252 thương vụ M&A diễn
ra giữa khoảng thời gian 1990- 2009 chia theo
bên mua, bên bán, giá trị thương vụ, tỷ lệ cổ
phần nắm giữ, ngành nghề. Theo đó, bức tranh
sơ bộ về tình hình M&A tại một nền kinh tế
mới nổi trước khủng hoảng tài chính 2008 đã
được phác họa với những nét đặc trưng nhất,
nổi bật nhất. Các tác giả chỉ ra rằng, đa phần
các thương vụ M&A tại Việt Nam trong giai
đoạn này mang tính chất thân thiện, với giá trị
dưới 5 triệu USD là chủ yếu. Trong công trình
này, các tác giả cũng đã chỉ ra những kết quả
thành công- thất bại của các thương vụ M&A
dựa trên kết quả chào mua, thương lượng giữa
các bên. Một tỷ lệ rất cao các thương vụ đàm
phán thành công, trong đó nếu bên mua là
người nước ngoài thì tỷ lệ thành công là cao
nhất, trong khi khả năng thất bại sẽ cao hơn nếu
thương vụ có bên mua là người Việt Nam mua
công ty nước ngoài. Năm 2006 cũng là năm ghi
nhận có nhiều thương vụ M&A diễn ra thành
công nhất trong giai đoạn kể trên. Năm 2013,
Vương Quân Hoàng, N. Napier và D.E. Samson
có công trình nghiên cứu một khía cạnh khá
đặc sắc trong M&A, đó chính là yếu tố đổi mới
sáng tạo. Các tác giả tìm thấy các dấu hiệu khá
rõ rệt về việc các bên tham gia M&A để theo
đuổi thương hiệu và tài sản trong khi yếu tố đổi
mới sáng tạo (innovation) lại khá hạn chế, mặc
dù sáng tạo cũng là một thành tố quan trọng để
bên mua- bán tham gia một thương vụ M&A.
Dù chưa thực sự bao quát hiệu quả hoạt động
sau M&A tại Việt Nam, những công trình trên
đã đặt những nền móng đầu tiên cho nghiên cứu
thực nghiệm về M&A doanh nghiệp giai đoạn
1990- 2009.
Ở một giác độ nghiên cứu khác, công trình của
Tran Lan Thu (2014) nghiên cứu tổng quan về
đặc trưng hoạt động M&A tại Việt Nam và tìm
kiếm câu trả lời cho động cơ và nguyên nhân
các công ty thực hiện M&A cũng như việc bán
của công ty mục tiêu có đem lại giá trị cho cổ
đông của nó trong giai đoạn 2010- Quí 1/2013.
Với việc sử dụng nghiên cứu sự kiện trên mẫu
là các công ty niêm yết trên HNX và HSX, tác
giả có cơ sở để xem xét tác động của thương vụ
tới giá cổ phiếu công ty. Cụ thể, nếu có thông
tin M&A xuất hiện, nó sẽ có tác động tích cực
lên giá cổ phiếu của công ty mục tiêu trong
ngắn hạn. Tuy vậy, do hạn chế về dữ liệu nên
tác giả chưa tìm ra được con số cụ thể cho lợi
ích mà cổ đông bên bán nhận được qua việc giá
cổ phiếu tăng khi có sự kiện M&A xảy ra.
Tìm kiếm các yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả
hoạt động M&A cũng là một hướng nghiên cứu
đã được khai thác xuyên suốt thời gian qua.
Trong đó, Viet P.Q (2015) là một công trình
định danh những đặc trưng nổi bật của M&A tại
Việt Nam. Với phương pháp tổng hợp số liệu
và phân tích truyền thống, tác giả chỉ ra những
yếu điểm cơ bản của thị trường M&A Việt Nam
bao gồm luật pháp và vấn đề minh bạch thông
tin. Từ đó, nghiên cứu đã gợi ý một số giải
pháp phù hợp nhằm phát triển hoạt động này,
bao gồm cải thiện luật pháp, thương hiệu doanh
nghiệp, chiến lược M&A, quản trị công ty hậu
M&A
Trong khi đó, nhóm tác giả Hosseini, J. C.,
Thu, N. K., & Trang, N. T. T. (2017) lại chú
trọng phân tích nhóm các thương vụ M&A
có đối tác nước ngoài (inbound M&A) là bên
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
51Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018
mua giai đoạn 2008- 2015. Các thống kê chỉ ra
những xu hướng đầu tư chủ yếu của nhà đầu tư
nước ngoài vào các công ty Việt Nam, trong đó
nhấn mạnh lĩnh vực bất động sản và tài chính
ngân hàng với tư cách là những ngành nghề hấp
dẫn trong điều kiện nền kinh tế đang hồi phục
sau khủng hoảng 2008. Yếu tố chính sách cởi
mở làm cho thị trường trở nên hấp dẫn hơn với
nhà đầu tư nước ngoài trong khi những chậm
trễ trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước lại kìm hãm đà tăng trưởng của dòng
vốn M&A vào Việt Nam.
Nhìn chung, các nghiên cứu về M&A giai đoạn
từ những năm 2000 trở lại đây khá bao quát,
đem lại những nhận thức tổng quan và giá trị
của thị trường M&A tại Việt Nam thời gian
qua, nhất là về giá trị và số lượng thương vụ,
các đặc tính theo từng làn sóng, từng thời kỳ.
Tuy nhiên, việc đánh giá một cách khái quát
hiệu quả hoạt động này tại Việt Nam còn chưa
có các công trình dày công nghiên cứu. Việc đề
cập tới hầu như chỉ qua các bài báo, các bản tin
về từng thương vụ đơn lẻ. Từ đó, bức tranh về
M&A tại Việt Nam chưa thể đầy đủ. Chính vì
vậy, nhóm tác giả hy vọng rằng những kết quả
trong bài viết sẽ đem lại giá trị nhận thức nhất
định về khoảng trống nghiên cứu này. Phần
2 của bài viết là mô tả về số liệu và các kết
quả thu được, kết luận và những điểm hạn chế
nghiên cứu được trình bày trong phần 3.
2. Đánh giá hiệu quả các thương vụ M&A
tại Việt Nam 2005- 2016
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thống kê theo từng thương vụ
có dữ liệu công bố trong giai đoạn 2003- 2018.
Đây là giai đoạn M&A bắt đầu được chú ý như
là một trong các phương pháp gia tăng quy mô
và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp tại
Việt Nam, cùng với sự ra đời của hàng loạt
các văn bản Luật và dưới Luật nhằm mở rộng
cơ hội cho nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước
ngoài. Việc ban hành các văn bản như Luật
Doanh nghiệp (2005), Luật Cạnh tranh (2004),
Luật Đầu tư chứng khoán (2006) đã mở rộng
cánh cửa cho các doanh nghiệp phát triển, bao
gồm doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp
ngoại, từ đó làn sóng M&A tại Việt Nam phát
triển mạnh mẽ hơn. Trong bài viết này, nhóm
sử dụng các phân tích mô tả số liệu thông
thường và phương pháp so sánh sai khác tỷ lệ
thông qua kiểm định Fisher (Fisher exact test).
Kiểm định Fisher (Fisher exact test) xem xét
bảng tần suất 2x2 trong đó thể hiện sự khác
biệt giữa hai nhóm tỷ lệ/kết quả (outcome). Giả
thiết H
0
cho rằng không có sự khác biệt trong
hai nhóm kết quả. Nếu kết quả kiểm định đạt
với p-value nhỏ cùng với khoảng tin cậy hẹp
thì có căn cứ để bác bỏ H
0
. Tức là, sự khác
biệt giữa hai nhóm kết quả trong Bảng 2x2 đã
kiểm định là có ý nghĩa về mặt thống kê. Mức
ý nghĩa thông dụng là 5% (p-value< 0,05) và
10% (p-value< 0,1). Kiểm định này được cho
là có cùng tính chất với kiểm định Khi bình
phương (Chi-squared test) về sự khác biệt giữa
hai nhóm tỷ lệ nhưng cho kết quả chính xác
hơn. Mặt khác, kiểm định Fisher cũng phù hợp
với các bảng tần suất trong đó có ít nhất một
giá trị nhỏ hơn 5. Với sự ra đời của hàng loạt
phần mềm kinh tế lượng, dễ dàng thực hiện
kiểm định Fisher thông qua SPSS, STATA,
EVIEWS Trong bài viết, các tác giả dùng
phần mềm miễn phí R.
2.2. Dữ liệu
Để đánh giá một thương vụ tác động tích cực,
tiêu cực hay không rõ ràng lên hoạt động kinh
doanh sau M&A là việc không hề dễ dàng,
nhất là trong dài hạn. Để có các thương vụ
trong bảng số liệu sử dụng của bài viết, các tác
giả thu thập tin tức được công bố công khai
trên các phương tiện thông tin đại chúng như
báo cáo tài chính, các trang báo điện tử. Các
thương vụ được đánh giá là có dấu hiệu “tích
cực” (positive) nếu như đáp ứng được các tiêu
chí nhất định về hoạt động kinh doanh (doanh
thu/lợi nhuận được cải thiện: tăng doanh thu,
lợi nhuận trong các năm quan sát), chênh lệch
dương giữa giá bán- giá mua và việc thoái vốn,
thời gian nắm giữ cổ phần đem lại khoản lãi
lớn và các thông tin liên quan khác. Ngược
lại, một thương vụ sẽ được đánh giá là có hiệu
quả không tốt (“tiêu cực”- negative) nếu giá
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
52 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 192- Tháng 5. 2018
chuyển nhượng lại phần đã mua nhỏ hơn giá
mua ban đầu (ví dụ: HSBC- Bảo Việt), chỉ hợp
tác trong vòng vài năm sau đó nhanh chóng
thoái vốn (như Mobifone- AVG) hoặc công
ty kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ tiêu lợi
nhuận, thị phần giảm) như Petro Vietnam-
Oceanbank Phần còn lại được xếp vào nhóm
“không rõ ràng” (mix) (như Masan- Vissan,
Kinh Đô- Eximbank). Mặc dù
việc đánh giá từng thương vụ
tương đối chủ quan nhưng khi số
lượng thương vụ càng lớn, tính
khách quan sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, một trong những tiêu
chí để lựa chọn thương vụ đánh
giá là thông tin phải có thể tiếp
cận được trong một khoảng thời
gian đủ dài (trên 1 năm); điều này
hạn chế đáng kể lượng số liệu thu
thập mặc dù số thương vụ M&A
tại Việt Nam hàng năm lên tới vài
trăm.
Với cách làm đó, nhóm tác giả
thu thập được 82 thương vụ có
thể đưa vào phân tích trong bài
viết này. Hình 1 mô tả sơ bộ về
số lượng thương vụ phân bố theo
năm (1a), phân bổ theo năm các
thương vụ theo tỷ lệ cổ phần
chuyển nhượng (1b), phân bố
các thương vụ theo tỷ lệ cổ phần
chuyển nhượng (1c) và phân bổ
tỷ trọng bên mua- bán theo loại
hình doanh nghiệp (1d) bao gồm:
công ty nước ngoài (foreign),
công ty niêm yết (listed), công ty
nhà nước (SOE) và các loại hình
khác (other).
Hình 1(d) cho thấy, đối tượng
(Target) của M&A trong mẫu chủ
yếu là công ty niêm yết, chiếm
54%, còn lại là công ty nước
ngoài (8%), công ty nhà nước
(SOE-11%) và các loại hình khác
(27%). Các công ty bên mua
(Acquirer) chủ yếu là nước ngoài
(54%), công ty niêm yết (37%)
và còn lại là các loại hình khác.
Thống kê trong nghiên cứu của Vương Quân
Hoàng và các cộng sự (2009) cũng cho kết quả
tương tự, chủ yếu bên mua của 252 thương vụ
M&A giai đoạn 1990- 2009 là các đối tác nước
ngoài.
2.3. Kết quả
Hình 1 (a). Số lượng thương vụ thống kê theo năm giai
đoạn 2003- 2018
Hình 1 (b). Tỷ lệ % cổ phần M&A được chuyển nhượng
theo các thương vụ 2003-2018
Hình 1(c). Số lượng thương vụ theo tỷ lệ cổ phần nắm giữ
giữa các bên
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
53Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018
Trong số 82 thương vụ thu thập được của giai
đoạn 2003- 2018, có 42 thương vụ có dấu hiệu
tích cực trong kết quả kinh doanh và hoạt động
của các công ty tham gia; 28 thương vụ có các
kết quả tiêu cực và số còn lại (12) thể hiện
không rõ ràng.
Hiệu quả của các thương vụ M&A tại Việt Nam
qua số liệu thống kê được trong giai đoạn này
ở mức khá khiêm tốn 51%; con
số này có thể xem là tương ứng
với tỷ lệ thành công của M&A
bình quân trên thế giới- khoảng
50% (Koi-Akrofi, G. Y., 2016)
nói chung. Trước đó, đại diện
Vina Capital tại Việt Nam cũng
nhận định tỷ lệ thất bại trong các
thương vụ sáp nhập còn tương
đối cao, khoảng 50%. Nguyên
nhân là do “không tìm được tiếng
nói chung trong định giá doanh
nghiệp, trong việc nắm quyền
điều hành, sắp xếp lại nhân sự”
(Nguyệt Thương, 2010).
○ Theo loại hình thương vụ
Trong số 82 thương vụ M&A, có 75 thương vụ
mua lại (acquisition) và 7 thương vụ sáp nhập
(merger). Số lượng thương vụ sáp nhập ít hơn
thương vụ mua lại có thể phản ánh một thực tế
là các thương vụ mua lại thường chứa đựng các
điều khoản thương lượng không phức tạp bằng
các thương vụ sáp nhập, hơn nữa quy định về
M&A ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự rộng
cửa để tiến hành M&A theo phương thức sáp
nhập mà bên mua là đối tác nước ngoài- đối
tượng có khả năng tham gia M&A với nguồn
lực tài chính mạnh mẽ.
Kết quả tính toán ở Bảng 2 cho thấy, trong
các thương vụ sáp nhập, tỷ lệ có dấu hiệu tích
cực là khoảng 86% trong khi ở các loại hình
mua lại, tỷ lệ này tương ứng là 48%. Mặc dù
kỳ vọng của các cổ đông khi thực hiện M&A
luôn là tìm kiếm giá trị cộng hưởng, hay giá trị
tích hợp lớn hơn so với các doanh nghiệp riêng
rẽ, nhưng thực tế khả năng không đạt được kỳ
vọng lại rất cao.
Để kết luận sự sai khác tỷ lệ này có ý nghĩa
thống kê hay không, nhóm sử dụng kiểm định
Fisher. Ở mức ý nghĩa 10%, khoảng tin cậy
95% (0,719; 306,011) và Odds ratio = 6,37;
có cơ sở thống kê để nhận định rằng trong giai
đoạn này, các thương vụ sáp nhập có tỷ lệ thành
công cao hơn các thương vụ mua lại.
○ Theo đối tượng thực hiện thương vụ (nội địa/
nước ngoài)
Hình 1(d). Tỷ trọng bên mua- bên bán trong các thương
vụ M&A giai đoạn 2003- 2018
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Bảng 1. Thống kê hiệu quả hoạt động M&A
đối với doanh nghiệp giai đoạn 2003- 2018
Kết quả
đánh giá
Không
rõ ràng
(mix)
Tiêu cực
(negative)
Tích cực
(positive)
Tổng
số
Số thương
vụ 12 28 42 82
Tỷ lệ 15% 34% 51% 100%
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Bảng 2. Hiệu quả hoạt động M&A 2003-
2018 phân theo phương thức thực hiện
thương vụ
Số lượng
thương vụ
Tỷ lệ (%)
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Mua lại 39 36 52% 48%
Sáp nhập 1 6 14% 86%
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
54 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 192- Tháng 5. 2018
Việc chia các công ty bên mua/bán thành công
ty nội địa (domestic) và công ty nước ngoài
(foreign) không làm mất tính tổng quát và sai
lệch bản chất của thương vụ khi đánh giá.
Công ty bên mua (acquirer):
Ở Bảng 3, tỷ lệ thành công của thương vụ có
bên mua nước ngoài là 40% trong khi ở các
thương vụ có bên mua nội địa cao hơn (64%).
Kiểm định Fisher ủng hộ sự sai khác này, nghĩa
là có cơ sở để khẳng định nếu bên mua là các
công ty nội địa thì khả năng thành công thương
vụ cao hơn so với bên mua là đối tác nước
ngoài, với mức ý nghĩa 5% (p-value=0,029;
khoảng tin cậy 95% (1,021; 7,378) và Odds
ratio = 2,69.
Yếu tố văn hóa và các quy định của Chính phủ
có thể là những nguyên nhân chính giúp lý
giải thực trạng không mấy thành công của các
công ty nước ngoài khi tham gia vào thị trường
Việt Nam qua con đường M&A. Trong đó, sự
khác biệt về văn hóa làm ảnh hưởng đến hiệu
quả vận hành sau M&A, còn những quy định
về chính sách (đặc biệt là giới hạn về tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức
tín dụng Việt Nam) lại khiến cho việc tham gia
điều hành của bên mua trong công ty mục tiêu
bị hạn chế, dẫn tới việc đạt các mục tiêu trước
M&A không được như kỳ vọng. Thực tế này
cũng ủng hộ kết quả đánh giá dựa trên tỷ lệ sở
hữu mô tả ở phần sau.
Nếu chia hiệu quả theo phía bên bán (công ty
mục tiêu-target firms):
Theo Bảng 4, tỷ lệ thương vụ phát triển theo
chiều hướng tốt của bên bán là công ty nước
ngoài cao hơn các thương vụ có bên bán là
công ty nội địa. Cụ thể, 78% thương vụ bên
bán là nước ngoài thành công trong giai đoạn
2003- 2018 trong khi chỉ có 48% thương vụ bên
bán nội địa đem lại các kết quả tích cực trong
khoảng thời gian này. Các thương vụ bên bán là
công ty nước ngoài mặc dù diễn ra với số lượng
ít vì thực sự tiềm năng các công ty Việt Nam
còn hạn chế (vốn, kinh nghiệm, khả năng tiếp
cận thị trường nước ngoài), các thương vụ
được liệt kê đều là những thương vụ điển hình.
Trong số đó, có thể kể đến các tên tuổi như
BIDV- PIBBank (Campuchia), Vinamilk- Diary
Driftwood, FPT Telecom- RWE IT Slovakia
Kiểm định Fisher cho p-value=0,156, 95% CI
= (0,025;1,530) và Odds ratio = 0,267. Mặc
dù khoảng tin cậy 95% tương đối hẹp nhưng
vì p-value lớn (0,156) chưa có cơ sở thống kê
khẳng định sự khác biệt trên là có ý nghĩa. Nói
cách khác, chưa thể kết luận bên mua mục tiêu
là công ty nước ngoài hay nội địa sẽ giúp cho
thương vụ M&A tại Việt Nam thành công hơn.
○ Theo tỷ lệ cổ phần chuyển nhượng
Tỷ lệ cổ phần chuyển nhượng có ý nghĩa rất lớn
Bảng 4. Hiệu quả M&A theo công ty mục
tiêu giai đoạn 2003- 2018
Công ty
bên bán
Số lượng
thương vụ Tỷ lệ (%)
Tích
cực
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Nước ngoài 7 2 78% 22%
Nội địa 35 38 48% 52%
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
Bảng 3. Hiệu quả M&A theo nhóm công ty
bên mua nội địa- nước ngoài giai đoạn 2003-
2018
Số lượng
thương vụ
Tỷ lệ (%)
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Nước ngoài 26 17 60% 40%
Nội địa 14 25 36% 64%
Nguồn: Nhóm Tác giả tổng hợp
Bảng 5. Hiệu quả thương vụ M&A theo tỷ lệ
cổ phần chuyển nhượng
Tỷ lệ cổ
phần
chuyển
nhượng
Số lượng
thương vụ
Tỷ lệ (%)
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Không rõ
ràng hoặc
tiêu cực
Tích
cực
Trên 35% 26 36 42% 58%
Dưới 35% 14 6 70% 30%
Nguồn: Nhóm Tác giả tổng hợp
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
55Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 192- Tháng 5. 2018
trong việc bên mua có quyền kiểm soát và các
lợi ích đối với công ty bên bán.
Có một sự chênh lệch rất rõ ràng giữa tỷ lệ các
thương vụ thành công nếu chia theo lượng cổ
phần nắm giữ. Nếu tỷ lệ mua lại dưới 35%, tỷ
lệ thành công chỉ khoảng 30%, trong khi đó nếu
bên mua sở hữu lượng cổ phần lớn hơn 35% cổ
phần của bên bán thì tỷ lệ gặt hái được các dấu
hiệu tích cực trong mẫu thống kê lên tới 58%.
Sai khác này về mặt thống kê có mức ý nghĩa
5% nếu thực hiện kiểm định Fisher (p-value =
0,039; 95% CI = (0,086;1,012) và Odds rat