Mục tiêu: mục tiêu của nghiên cứu này xác định các yếu tố dịch tễ bệnh động kinh trẻ em <15 tuổi tại Tỉnh
Hậu Giang (từ 2004 - 2009), tỷ lệ các thể lâm sàng của bệnh động kinh cũng như tỷ lệ và kết quả điều trị.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang theo dõi 140 bệnh động kinh trẻ em <15 tuổi từ năm 2004 đến
tháng 5/2009.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 140 bệnh nhân động kinh (tuổi 11-15, nam: nữ= 1.2:1) ở tỉnh Hậu Giang.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng phân loại: động kinh cục bộ chiếm 26,5%, động kinh cục bộ phức tạp chiếm 2,9%.
Cơn co cứng co giật chiếm tỉ lệ nhiều nhất 49,3%. Điện não đồ (EEG) ngoài cơn phát hiện 69,3% có sóng động
kinh. Bệnh nhân điều trị thuốc phenobarbital chiếm 98,6%, trong khi phenobarbital phối hợp với thuốc chống
động kinh khác chiếm tỉ lệ 25,7% và 9,7% đơn trị liệu bằng Valproate Na. Kết luận: Công tác điều trị và quản lý
tốt đối với bệnh nhân động kinh phải được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt phải có
sự quan tâm các Cấp ủy và ủy ban tại địa phương. Dự án Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cần phải tăng
nguồn kinh phí để dự toán mua thuốc chống tâm thần thế hệ mới: Na Valproat, Topiramate để cấp phát cho trẻ
bệnh động kinh thay dần thuốc chống động kinh cổ điển (Phenobarbital, Phenyltoin ) nhằm giảm biến chứng.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả quản lý điều trị, chăm sóc bệnh động kinh trẻ em dưới 15 tuổi tại cộng đồng tỉnh Hậu Giang (2004-2009), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 680
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐIỀU TRỊ,
CHĂM SÓC BỆNH ĐỘNG KINH TRẺ EM DƯỚI 15 TUỔI
TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH HẬU GIANG (2004- 2009)
Vũ Anh Nhị*, Nguyễn Xuân Khôi**
TÓM TẮT
Mục tiêu: mục tiêu của nghiên cứu này xác định các yếu tố dịch tễ bệnh động kinh trẻ em <15 tuổi tại Tỉnh
Hậu Giang (từ 2004 - 2009), tỷ lệ các thể lâm sàng của bệnh động kinh cũng như tỷ lệ và kết quả điều trị.
Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang theo dõi 140 bệnh động kinh trẻ em <15 tuổi từ năm 2004 đến
tháng 5/2009.
Kết quả: Chúng tôi nghiên cứu 140 bệnh nhân động kinh (tuổi 11-15, nam: nữ= 1.2:1) ở tỉnh Hậu Giang.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng phân loại: động kinh cục bộ chiếm 26,5%, động kinh cục bộ phức tạp chiếm 2,9%.
Cơn co cứng co giật chiếm tỉ lệ nhiều nhất 49,3%. Điện não đồ (EEG) ngoài cơn phát hiện 69,3% có sóng động
kinh. Bệnh nhân điều trị thuốc phenobarbital chiếm 98,6%, trong khi phenobarbital phối hợp với thuốc chống
động kinh khác chiếm tỉ lệ 25,7% và 9,7% đơn trị liệu bằng Valproate Na. Kết luận: Công tác điều trị và quản lý
tốt đối với bệnh nhân động kinh phải được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt phải có
sự quan tâm các Cấp ủy và ủy ban tại địa phương. Dự án Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cần phải tăng
nguồn kinh phí để dự toán mua thuốc chống tâm thần thế hệ mới: Na Valproat, Topiramate để cấp phát cho trẻ
bệnh động kinh thay dần thuốc chống động kinh cổ điển (Phenobarbital, Phenyltoin) nhằm giảm biến chứng.
Từ khóa: điều trị, tỉnh Hậu Giang.
ABSTRACT
AN EVALUATION OF THE MANAGEMENT EFFECTS IN TREATMENT OF EPILEPSY CHILDREN
HEALTH CARE COMMUNITY IN HAU GIANG PROVINCE (2004-2009)
Vu Anh Nhi, Nguyen Xuan Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 680 - 685
Background: It was the aim of this study to determine the factors of patient’s seizures epidemiology less
than 15 years old in Hau Giang Province (from 2004 to 2009), the incidence of clinical seizures, as well as
treatment outcome.
Methods: One hundred-forty patients’seizure less than 15 years old were reviewed retrospectively, cross-
sectional study in Haäu Giang Province.
Results: A total of 140 epilepsy patients (age range 11-15 years, M:F =1.2 :1) were studied in Hau Giang
Province. Based on seizure symptomatology cases could be classified: 26.5% Of the partial seizures, and complex
partial seizures for 2.9%. Tonic-clonic seizures were the commonest of the generalized seizures, accounting for
49.3% of all cases. The routine EEG outside of periods findings the percentage of classifiable seizures: 69.3% of
wave epilepsy. The patients were on phenobarbitone about 98.6%, while combination orther anticonvultion drugs
25.7% and 9.3% were on monotherapy with Vaproat Na.
Conclusions: the management and possible treatment patient's seizures must be transmitted declare our
* Bộ môn Thần Kinh, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Trung tâm Phòng Chống Bệnh Xã Hội – Hậu Giang
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Xuân Khôi ĐT: 0908412224 Email: bskhoihaugiang@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 681
expanded population, special that must be concerned by the local government. The project protect program
mental health need to increase expense sources buying new generation drugs: Na Valprate, Topiramate.. to issue
patients and replace classical anticonvultion drugs (phenobarbital, Phenyltoin...) in order to reduce
complications.
Keywords: treatment, Hau Giang province
ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh được định nghĩa là bệnh lý ở não,
đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức và đồng
thời của các neuron tế bào thần kinh ở não (cục
bộ hoặc lan tỏa) biểu hiện lâm sàng bằng những
cơn đột ngột nhất thời có khuynh hướng lập lại,
tính chất chu kỳ. Nguy cơ bệnh động kinh ở trẻ
là rất cao, 50% cơn xuất hiện dưới 10 tuổi và tỷ lệ
này giảm nhanh theo tuổi(4) trẻ em có tỉ lệ bệnh
động kinh nhiều hơn người lớn.
Tỉ lệ bệnh mới 0,036-0,04% dân mỗi năm,
động kinh 2/3 bắt đầu sớm ở trẻ em. Ở Việt
Nam theo điều tra dịch tễ 10 bệnh rối loạn tâm
thần thường gặp của Chương trình CS SKTT
cộng đồng thì tỉ lệ mắc bệnh động kinh là
0,35% dân số(6). Hậu Giang là một trong những
Tỉnh được Ngành Tâm thần TW đưa Dự án
Bảo vệ sức khoẻ Tâm thần cộng đồng quản lý
bệnh động kinh tại cộng đồng từ khi chia tách
tỉnh đến nay. "Đánh giá hiệu quả quản lý điều
trị, chăm sóc bệnh động kinh trẻ em tại cộng
đồng tỉnh Hậu Giang" là thách thức lớn nhất
cho công tác phòng chống bệnh xã hội nên đề
tài này cần phải được nghiên cứu. Từ những
vấn đề thực tế trên, công trình nghiên cứu này
nhằm đánh giá lại hiệu quả quản lý, điều trị,
chăm sóc bệnh động kinh trẻ em <15 tuổi tại
cộng đồng của tỉnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ em có độ tuổi dưới 15 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu
Tất cả các bệnh án được chẩn đoán xác định
động kinh đã được theo dõi và điều trị tại tỉnh
Hậu Giang từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 05
năm 2009.
Mô tả cắt ngang:
Tất cả các bệnh án xác định động kinh vào
thời điểm tháng 06 năm 2009 tại tỉnh Hậu Giang.
Điều tra xã hội học
Phỏng vấn theo phiếu bệnh án để xác định
bệnh động kinh.
Địa điểm nghiên cứu
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Phương pháp xử lý số liệu
Cỡ mẫu nghiên cứu
Theo công thức điều tra mô tả cắt ngang, cỡ
mẫu là:
Z21- 2
a x p x (1-p)
N =
d2
Trong đó:
N: cỡ mẫu cần nghiên cứu
Z: hệ số giới hạn tin cậy
a: mức ý nghĩa thống kê, với a = 95% ta có Z1- 2
a =
1,96
p: tỉ lệ ước tính các nghiên cứu trước đó.
Vì chưa rỏ nên lấy p = 0,9
d: độ chính xác (hay là sai số cho phép) d 2 = 0,0025
Ta được N= 138, chúng tôi chọn N= 140 trẻ.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân động kinh đang lập hồ sơ
quản lý điều trị tại tỉnh Hậu Giang.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân nghi ngờ bị động kinh hoặc mới
bị động kinh lần đầu chưa được lập hồ sơ
quản lý.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 682
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Tất cả bệnh nhân động kinh trẻ em từ 0 đến
< 15 tuổi hiện nay đang được quản lý từ cơ sở
đến tỉnh (có danh sách kèm theo) theo chương
mục tiêu BVSKTT tỉnh Hậu Giang sẽ được tiến
hành khám và thu thập số liệu bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp từ thân nhân hoặc
bệnh nhân có sự thống nhất của gia đình, cán bộ
phụ trách chương trình theo bộ câu hỏi.
- Địa điểm khám: Hẹn thân nhân và bệnh
nhân đến tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn được
cán bộ chuyên trách tâm thần khám và ghi nhận
theo bảng câu hỏi, bệnh án quản lý tại cơ sở đó để
ghi nhận đúng theo bảng câu hỏi đặt ra.
- Các số liệu được xử lý bằng phần mềm
thống kê SPSS 11.5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Dịch tễ học
Giới tính
Chúng tôi nhận thấy trong nhóm khảo sát
trẻ nam nhiều trẻ nữ, tỷ lệ nam/ nữ :1,59/1.
Theo Trần Thu Hương (1996) tỷ lệ mắc bệnh
nam là 62%(11), theo Ngô Thị Kim Nhung tỷ lệ
nam/ nữ là 1,17(5), theo Lê Thị Khánh Vân (2003)
nam chiếm 53,29% và nữ chiếm 46,71%(3), theo
Phạm Quỳnh Diệp là 1,40(7), theo Nguyễn Bá
Hiền là1,16(6).
Theo Endziniene (Lithuania) thì tỷ lệ
nam/nữ là 1,29/1(1), theo Sidenvall (Sweden) nam
là 51% và nữ là 49%(9).
Nghiên cứu của chúng tôi nói chung phù
hợp so với các tác giả nói trên, đa số ghi nhận
rằng tỷ lệ trẻ nam mắc bệnh cao hơn trẻ nữ.
Tuổi
Trong nhóm khảo sát ghi nhận trẻ động kinh
dưới 15 tuổi cho thấy, trẻ từ 0 - 5 tuổi chiếm tỷ lệ
14,3%, từ 6-10 tuổi chiếm 30,7% và trên 10 tuổi là
55%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi gần
phù hợp với nghiên cứu của Phạm Quỳnh Diệp,
khác với một số tác giả khác có thể là do đối
tượng nghiên cứu khác nhau.
Về địa chỉ
Mặc dù nhiệm vụ chính của chúng tôi là
khám điều trị, quản lý cho các trẻ động kinh cư
ngụ tại tỉnh Hậu Giang, nhưng có đến 83,6%
nhóm khảo sát có địa chỉ tại nông thôn bởi vì
tỉnh chúng tôi là vùng nông thôn sâu.
Hoàn cảnh kinh tế
Trong nhóm khảo sát của chúng tôi số bệnh
nhân có hoàn cảnh kinh tế mức trung bình đủ ăn
và nghèo thiếu chiếm tỷ lệ 82,8%. Kết quả này
gần phù hợp với kết quả của Phạm Quỳnh Diệp
(2002) là 86,8%(7), Nguyễn Bá Hiền (2006) là
89,25%(6), của Dương Hữu Lễ (2006) 96,8%(2). Kết
quả này cũng phù hợp với nhận định của các tác
giả Shorvon S. D (1996)(10).
Trình độ học vấn
Về trình độ học vấn nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy, tỷ lệ không biết chữ là 1,4%, cấp 1 là
52,1%. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
của Phạm Quỳnh Diệp (2005)(7), Dương Hữu Lễ
(2006)(2). Nhóm trình độ thấp không biết chữ đến
cấp 1 chiếm tỷ lệ 53,5%. Đây cũng có thể là hậu
quả do bệnh động kinh gây ra làm ảnh hưởng
đến khả năng học tập, cho nên chúng ta cần
phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh nhân
động kinh để cho các trẻ có điều kiện học tập
sau này.
Các đặc điểm lâm sàng
Thời điểm xuất hiện cơn
Trong nhóm khảo sát thời điểm cơn chỉ xảy
ra trong sinh hoạt bình thường là 67,1%%, lúc
ngủ là 13,6%, cơn xảy ra mọi lúc 15,7%. Theo
nghiên cứu của Đặng Văn Thông (2008) xảy ra
ban ngày chiếm 17,53%, cơn xảy ra bất kể ngày
đêm là 24,70% và lúc tỉnh giấc là 4,38%. Cơn xảy
ra lúc thức (gồm cơn chỉ xảy ra vào ban ngày và
cơn xảy ra bất kể ngày đêm) là 78,09%(2).
Theo Hopkins ghi nhận 50% trường hợp
xuất hiện cơn trong giấc ngủ, 1/3 xảy ra ngay khi
thức và chỉ có 1/6 xảy ra ban ngày(10).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 683
Tỷ lệ xuất hiện cơn lúc thức và ban ngày
theo chúng tôi và các tác giả trong nước tương
đối phù hợp và cao hơn một số tác giả nước
ngoài. Điều này có thể do điều kiện chăm sóc
sức khỏe từng nước khác nhau làm cho cơn co
giật vào ban đêm lúc ngủ đôi khi bị bỏ qua
không ghi nhận được.
Tình trạng ý thức trong cơn
Theo ghi nhận của chúng tôi có 47,1% trẻ rối
loạn ý thức trong cơn, Đặng Văn Thông (2008)
có 88,45% trẻ bị rối loạn ý thức trong cơn(2).
Theo Lê Thị Khánh Vân trẻ bị rối loạn ý thức
trong cơn chiếm 76,19%(3). Điều này phù hợp với
kết quả nghiên cứu chung vì một số cơn cục bộ
toàn thể hóa thứ phát sẽ gây rối loạn ý thức của
trẻ giống như trong cơn toàn thể.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần giống
và khác với hai tác giả nói trên có thể là do đối
tượng nghiên cứu khác nhau.
Phân loại cơn động kinh
Loại cơn động kinh Của tôi
Phạm
Q.Diệp
Lê Văn
Tuấn
Đặng
Văn
Thông
Cơn cục bộ đơn giản 7,9% 17,4% 21,3% 11,16%
Cơn cục bộ phức tạp 15,7% 10,1% 31,2% 7,17%
Cơn cục bộ toàn thể
hóa 2,9% 17,4% 19,6% 7,17%
Cơn vắng ý thức 5% 5,2% 0,5% 24,30%
Cơn giật cơ toàn thể 7,9% 3,3% 2,2% 6,37%
Cơn co giật toàn thể 0,7% 6,2% 3,8% 1,2%
Cơn co cứng toàn thể 6,4% 11,4% 2,7% 3,98%
Cơn co cứng - co giật
toàn thể 49,3% 29,8% 12% 10,76%
Cơn mất trương lực 3,6% 3,2% 1,1% 27,89%
Cơn không phân loại 0,7% 0,5% 5,5% 4,38%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cơn động
kinh cục bộ có 26,5% các trường hợp trong đó
cơn động kinh đơn giản có 7,9% các trường hợp;
cơn động kinh phức tạp có 22 trẻ (15,7%) các
trường hợp; cơn cục bộ phức tạp toàn thể hóa có
4 (2,9%) các trường hợp trong đó cơn co cứng- co
giật chiếm 69 (49,3%) và cơn toàn thể dạng khác
là 22,9%, còn lại là cơn động kinh không phân
loại chiếm (0,7%) trường hợp.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với kết quả của các tác giả nghiên cứu
khác:
-Nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiền (2006) cho
thấy cơn toàn thể chiếm 48,76%, trong đó cơn co
cứng co giật là 29,75%, cơn cục bộ là 47,11% cơn
không phân loại là 4,13%(6).
Cận lâm sàng
Điện não đồ
Đo điện não đồ ngoài cơn.
Theo khảo sát của chúng tôi chỉ có 97 trường
hợp được đo điện não đồ, còn lại 43 trường hợp
không đo điện não. Nên kết quả của 97 trường
hợp thì có 76 trẻ (78,4%) trẻ có điện não đồ biểu
hiện sóng động kinh, 21 trẻ (21,6%) trẻ có động
kinh điện não bình thường không điển hình
sóng động kinh. Theo Phạm Quỳnh Diệp thì
sóng động kinh điển hình là 56,3%, điện não có
bất thường không điển hình động kinh là 28,5%
và bình thường là 15,2%(7). Theo Lê Thị Khánh
Vân thì sóng động kinh điển hình là 52,6%, bất
thường không điển hình động kinh là 32,24% và
bình thường là 15,13%(3).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối
phù hợp với đa số tác giả. Tỷ lệ hình ảnh sóng
động kinh điển hình trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đối cao chiếm 78,4% có bất
thường sóng động kinh so với số trẻ bị động
kinh trong nhóm nghiên cứu đã được đo điện
não có thể do trẻ đều được đo điện não ngoài
cơn khi bệnh trẻ khá rõ ràng, còn các trường hợp
khác không đo được chiếm tỷ lệ 30,7% nên trong
khảo sát của chúng tôi còn hạn chế.
Điều trị
Trong các dạng phối hợp thuốc, thường
dùng là: Valproat Na+ Phenyltoin 36 trẻ
(25,7%); Phenobarbital + Valproat Na 13 trẻ
(9,3%); Phenobarbital + Diazepam có 8
trẻ(5,7%); Phenobarbital + Carbamazepin có 4
trẻ (2,9%); còn các dạng phối hợp khác giá trị
không đáng kể.
Theo Phan Việt Nga thì tỷ lệ cắt cơn sau 6
tháng điều trị chiếm 59,17%(8). Theo Phạm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 684
Quỳnh Diệp sau một tháng điều trị thì tỷ lệ hết
cơn chiếm 47,2%, giảm > 50% chiếm 35,3%, giảm
< 50% là 15,8%, không tăng giảm cơn chiếm
1,7%(7). Theo Lê Thị Khánh Vân, sau 2 tuần đánh
giá kết quả điều trị ghi nhận 54,61% cắt cơn,
34,21% giảm cơn và 7,89% có tần số cơn cũ hoặc
tăng hơn(3)
Quản lý bệnh nhân động kinh
Tuân thủ điều trị
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, số
bệnh nhân tuân thủ theo hướng dẫn điều trị
chiếm tỷ lệ 65,7%. Số bệnh nhân không tuân thủ
khá cao chiếm tỷ lệ 34,3%. Lý do do không tuân
thủ điều trị mà nguyên nhân chủ yếu là do gia
đình sợ uống lâu dài ảnh hưởng đến trí nhớ của
sáu này, tự động giảm liều hay ngưng cho uống
khi hết cơn co giật, khi xảy ra cơn thì lại uống
tiếp tục, tự thay thế thuốc do kinh nghiệm người
khác được truyền miệng, hay mượn toa thuốc
của người khác tự mua uống không theo một
phác đồ điều trị nào cả nên làm thất bại trong
điều trị, gia tăng tần số tái phát cơn. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi so với Dương Hữu Lễ
có gần tương tự nhau như: tuân thủ điều trị là
59,8%, không tuân thủ điều trị là 40,2%. Với
nghiên cứu Lê Quốc Nam và cs tuân thủ điều trị
là 82,1%, không đều và bỏ trị chiếm 17,8%.
Phạm Quỳnh Diệp và cs điều trị đều chiếm
79,1% và không đều chiếm 20,9%. Như vậy ta
thấy rằng ở tuyến địa phương tuân thủ điều trị
hạn chế so với tuân thủ điều trị ở tuyến Trung
Ương, có lẽ do điều kiện kinh tế, ý thức người
dân nông thôn khác với thành thị và giao thông
đi lại rất phức tạp nên cơn tái phát trong cộng
đồng rất cao.
Thời gian quản lý bệnh nhân động kinh
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy thời
gian quản lý bệnh < 1 tháng là 0,7%, 1- 3 tháng là
3,6%, từ 6 – 12 tháng là 7,1%, 12-24 tháng là
22,1%, 24- 36 tháng là 32,9%, từ 36 tháng trở lên
là 18,6%.
Quản lý thuốc tại nhà
Chúng tôi nhận thấy khi lãnh thuốc về nhà
uống, có 116 trường hợp bệnh nhân tự quản lý
thuốc điều trị chiếm tỉ lệ 58,3%, còn lại 41,7% là
người nhà quản lý thuốc uống hằng ngày cho
bệnh nhân.
Trong trường hợp quản lý động kinh, bệnh
tái khám được lãnh thuốc theo định kỳ từ 15-
30 ngày với số lượng thấp nhất từ 15- 20 viên
Phenobarbital hoặc Valproate Natri. Với số
lượng thuốc này, nếu bệnh nhân có vấn đề về
tâm thần, giữ thuốc tự lấy uống rất dễ xảy ra
trường hợp uống quá liều thậm chí uồng thuốc
tự tử, nếu người nhà quản lý thì an toàn
nhưng lại dễ quên cho uống thuốc đúng giờ.
Đây là vấn đề rất khó khăn trong quản lý bệnh
nhân động kinh.
Thời gian tái phát cơn động kinh
Trong 199 trường hợp, thời gian tái phát cơn
ĐK < 24 giờ có 4 trường hợp chiếm tỉ lệ thấp
nhất 2%, nếu tính từ 30 ngày trở lại chiếm 26,6%,
nhiều nhất thời gian tái phát cơn từ 30 ngày đến
< 1 năm chiếm 42,7%, thời gian tái phát cơn từ 1
năm trở lên chiếm 28,7%. Điều này chúng tôi
nhận thấy một số trường hợp có động kinh
kháng trị, không đáp ứng với điều trị mặc dù
phối hợp nhiều loại thuốc. Có một số trường
hợp > 3 năm không có cơn thậm chí nhiều
trường hợp > 5 năm không có cơn, sau khi có chỉ
định ngưng thuốc nhưng bệnh nhân vẫn xin tiếp
tục điều trị với liều thấp nhất.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 140 trường hợp động kinh
trẻ em đã được khám và quản lý tại y tế cơ sở
tuyến Huyện và Xã thuộc tỉnh Hậu Giang,
chúng tôi có kết luận như sau:
Về mặt lâm sàng dựa vào bảng phân loại
cơn năm 1981, tỷ lệ phân loại cơn như sau
Cơn động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ 26,4%
trong đó cơn cục bộ phức tạp toàn thể hóa chiếm
tỷ lệ thấp nhất (2,90%); trong đó cơn co cứng - co
giật chiếm tỷ lệ cao 49,3%; động kinh không
phân loại chiếm tỷ lệ 0,7%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 685
Về dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ
Tỷ lệ trẻ bệnh động kinh nam/nữ 5,6/1. Tuổi
trung bình trong nhóm khảo sát là 8,89, trong đó
tỷ lệ nhóm tuổi từ 11-< 15là 55%. Số trẻ có hoàn
cảnh kinh tế khó khăn đủ sống chiếm 82,80%. Tỷ
lệ phát bệnh cơn động kinh đầu tiên từ 6-< 9 tuổi
chiếm 30,7%. Tiền căn trong gia đình có cha mẹ
bị động kinh chiếm tỷ lệ cao 30%.
Về kết quả điều trị
Tỷ lệ sử dụng thuốc phenobarbital là phổ
biến và khá cao chiếm 98,6% kết hợp các thuốc
kháng động kinh khác trong đó có kết hợp với
phenyltoin chiếm tỷ lệ 25,7%, Vaproat Na 13 trẻ
chiếm tỷ lệ 9,3%, còn các phối hợp thuốc không
đáng kể.
Thực hiện đo EEG trong cơn chiếm tỷ lệ
54,3%, đo ngoài cơn chiếm tỷ lệ 69,3%.
KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu chúng tôi còn rất nhiều hạn chế,
nhưng dựa vào kết quả thu được xin đưa ra một
vài ý kiến có tính chất tham khảo:
- Cần tăng cường hơn nữa về kinh phí, nhân
lực và nâng cao trình độ hiểu biết về động kinh
cho cán bộ ở tuyến cơ sở bằng mọi biện pháp
như: hội thảo, tập huấn, mở lớp chuyên đề về kỹ
năng khám, phát hiện quản lý bệnh động kinh.
- Cùng với cán bộ xã phường, các cấp chính
quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể
tuyên truyền kiến thức về động kinh sâu rộng
trong quần chúng nhân dân về cách phòng
chống và tạo điều kiện giúp đỡ bệnh nhân khó
khăn về kinh tế bằng nhiều hình thức như mua
thẻ bảo hiểm, cấp sổ hộ nghèo và vận động các
nhà hảo tâm đóng góp vật chất để các trẻ có điều
kiện tiếp cận với các phương tiện chẩn đoán
hiện đại và các thuốc mới.
- Có một chương trình cụ thể về công tác
quản lý bệnh động kinh bằng những bước đi cụ
thể cho phù hợp tuyến cơ sở như về chẩn đoán,
cận lâm sàng, điều trị và quản lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berg BO. (1996). Principle of child neurology Mc Graw Hill
Health Professions Division, PP. 287-303.
2. Dương Hữu Lễ (2006). Tình hình quản lý động kinh tại huyện
Châu Thành Tỉnh Tiền Giang năm 2005. Luận án tốt nghiệp
CK II năm 2007
3. Lê Thị Khánh Vân (2004). Đặc điểm bệnh động kinh tại bệnh
viện Nhi Đồng II năm 2002-2003. Luận án tốt nghiệp BS
chuyên khoa II.
4. Lê Văn Tuấn (2002). Dịch tễ học động kinh, Chẩn đoán và
điều trị bệnh động kinh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh, tr.171-184.
5. Ngô Thị Kim Nhung (1998). Bệnh động kinh tại BV Nhi Đồng
II. Luận án Chuyên khoa II.
6. Nguyễn Bá Hiền (2006). Đặc điểm lâm sàng, điện não ngoài
cơn Động kinh trẻ em dưới 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng I.
Luận văn tốt nghiệp Cao học
7. Phạm Quỳnh Diệp. Lâm Xuân Điền, Phạm Thị Hồng Nhung
(2002). Các thể lâm sàng trên trẻ em khám tại Trung Tâm Sức
khỏe tâm thần TP. Hồ Chí Minh. Y học TP. Hồ Chí Minh, Đại
học Y Dược Tp. HCM, phụ bản 6(3), tr. 70-76
8. Phan Việt Nga (2002). Nghiên cứu chẩn đoán và theo dõi kết
quả điều trị động kinh toàn thể ở trẻ em từ 6-15 tu