Đánh giá kết quả điều trị nong van trong hẹp van động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau nong van bằng bóng ở bệnh nhân hẹp van động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, bao gồm 38 bệnh nhân được nong van động mạch phổi từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2010 và theo dõi sau 1 năm từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2011. Kết quả: Về mặt dịch tễ học, trẻ được nong van có tuổi trung vị 22,5 tháng, nhóm tuổi sơ sinh chiếm tỉ lệ 2,6%, tỉ lệ nữ / nam: 1,37/1. Sau nong van 1 năm, có kết quả như sau: tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nặng giảm từ 10,5% xuống 0%, tỉ lệ bệnh nhân tím giảm từ 5,2% còn 2,6%. Trên X Quang phổi tỉ lệ bóng tim to giảm từ 57,9% còn 34,2%. Trên ECG tỉ lệ lớn thất phải giảm từ 71,1% còn 26,3%. Áp lực đỉnh thì tâm thu giữa thất phải và động mạch phổi đo trên thông tim giảm từ 67 ± 22,3 mmHg còn 21,5 ± 14,9 mmHg ngay sau nong. Trên siêu âm tim độ chênh áp tức thời qua van động mạch phổi giảm từ 71,3 ± 23,7 mmHg còn 31,1 ± 16,1 mmHg ngay sau nong, và tiếp tục giảm sau 1 năm còn 23,8 ± 16 mmHg. Sau nong van có 2 trường hợp thất bại (5,3%) và 2 trường hợp này có chỉ định phẫu thuật tim. Tuy nhiên tỉ lệ hở van động mạch phổi sau nong tăng từ 26,3% lên 48,7%. Kết luận: Tỉ lệ thành công sau thủ thuật là rất cao 94,7%, kể cả lứa tuổi sơ sinh, do đó đây là thủ thuật được chọn lựa đầu tiên trong điều trị hẹp van động mạch phổi trung bình và nặng. Tuy nhiên cần phải theo dõi nhiều năm sau nong van để đánh giá hở van động mạch phổi xảy ra.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị nong van trong hẹp van động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 70 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NONG VAN TRONG HẸP VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Nguyễn Huỳnh Phương Thùy*, Vũ Minh Phúc* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau nong van bằng bóng ở bệnh nhân hẹp van động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, bao gồm 38 bệnh nhân được nong van động mạch phổi từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2010 và theo dõi sau 1 năm từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2011. Kết quả: Về mặt dịch tễ học, trẻ được nong van có tuổi trung vị 22,5 tháng, nhóm tuổi sơ sinh chiếm tỉ lệ 2,6%, tỉ lệ nữ / nam: 1,37/1. Sau nong van 1 năm, có kết quả như sau: tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng nặng giảm từ 10,5% xuống 0%, tỉ lệ bệnh nhân tím giảm từ 5,2% còn 2,6%. Trên X Quang phổi tỉ lệ bóng tim to giảm từ 57,9% còn 34,2%. Trên ECG tỉ lệ lớn thất phải giảm từ 71,1% còn 26,3%. Áp lực đỉnh thì tâm thu giữa thất phải và động mạch phổi đo trên thông tim giảm từ 67 ± 22,3 mmHg còn 21,5 ± 14,9 mmHg ngay sau nong. Trên siêu âm tim độ chênh áp tức thời qua van động mạch phổi giảm từ 71,3 ± 23,7 mmHg còn 31,1 ± 16,1 mmHg ngay sau nong, và tiếp tục giảm sau 1 năm còn 23,8 ± 16 mmHg. Sau nong van có 2 trường hợp thất bại (5,3%) và 2 trường hợp này có chỉ định phẫu thuật tim. Tuy nhiên tỉ lệ hở van động mạch phổi sau nong tăng từ 26,3% lên 48,7%. Kết luận: Tỉ lệ thành công sau thủ thuật là rất cao 94,7%, kể cả lứa tuổi sơ sinh, do đó đây là thủ thuật được chọn lựa đầu tiên trong điều trị hẹp van động mạch phổi trung bình và nặng. Tuy nhiên cần phải theo dõi nhiều năm sau nong van để đánh giá hở van động mạch phổi xảy ra. Từ khóa: hẹp van động mạch phổi, nong van động mạch phổi bằng bóng, áp lực đỉnh thì tâm thu. ABSTRACT EVALUATE THE RESULTS OF BALLOON VALVULOPLASTY OF PULMONARY VALVE STENOSIS AT THE CHILDREN’S HOSPITAL N1 HCMC Nguyen Huynh Phuong Thuy, Vu Minh Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 70 - 78 Study objective: to evaluate the results of balloon valvulplasty of pulmonary valve stenosis at the Children Hospital N1 HCMC. Methods: A serial descriptive study was conducted in 38 patients who underwent balloon dilatation of pulmonary valve from 2009 December to 2010 August and after 1 year follow up from 2010 December to 2011 August. Results: For epidermiological factors, the median age was 25.5 months, neonates accounted for 2.6%, the female/male ratio was 1.37/1. After 1 year follow up, the proportion of severe malnutrition decreased from 10.5% to 0%, and the ratio of cyanosis reduced from 5.2% to 2.6%. On X-ray findinds, the proportion of cardiomegaly decreased from 57.9% to 34.2%, and on ECG the ratio of right ventricle hypertrophy reduced from 71.1% to * Khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Đồng 1 Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Huỳnh Phương Thùy, ĐT: 0988184480, Email: nguyenhuynhphuongthuy84@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 71 26.3% The peak systolic pressure gradients between the right ventricle and pulmonary artery obtained by cardiac catherization before and after vavuloplasty were 67 ± 22.3 mmHg and 21.5 ± 14.9 mmHg respectively. While the instantaneous pressure gradient estimated by Doppler echo reduced from 71.3 ± 23.7 mmHg to 31.1 ± 16.1 mmHg after balloon dilatation, and continue reduced after 1 year follow up (23.8 ± 16 mmHg). The unsuccessful rate was 5.3% and both 2 cases need surgery indication. The rate of pulmonary valve regurgitation increased from 26.3% to 48.7%. Conclusions: The results of balloon dilatation of the pulmonary valve are excellent, especially in neonates. Therefore balloon dilatation is the first choice in the management of moderate to severe stenosis of pulmonary valve. Further follow up studies should be undertaken to evaluate the significant of pulmonary regurgitation. Key words: pulmonary valve stenosis, balloon valvuloplasty, peak systolic pressure gradients. ĐẶT VẤN ĐỀ Tần suất bệnh tim bẩm sinh trên toàn thế giới hiện nay là khoảng 0,7 – 0,8% các trẻ ra đời còn sống. Tiến bộ trong nhiều lĩnh vực đã giúp sức rất nhiều trong quá trình chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh. Trong số các bệnh tim bẩm sinh trên thế giới thì hẹp van động mạch phổi chiếm tỉ lệ 8-12%, tại Việt Nam chiếm khoảng 10%. Đây là một tổn thương thực thể bẩm sinh gây nghẽn đường máu lên phổi. Tổn thương có thể tại van, dưới van (trong thất phải, tại phễu) hay trên van, nơi các nhánh. Thông tim can thiệp đã đóng góp rất lớn trên khía cạnh điều trị bệnh tim bẩm sinh này. Điều trị hẹp van động mạch phổi đơn thuần đã có nhiều bước tiến đáng kể từ phẫu thuật tim kín, phẫu thuật van ĐMP dưới ngừng tuần hoàn tạm thời, phẫu thuật với máy tim phổi nhân tạo, đến nong van động mạch phổi bằng bóng. Trong quá khứ thì việc điều trị tật tim bẩm sinh này ở dạng hẹp nặng chủ yếu là phẫu thuật. Năm 1951 Brock là người đầu tiên cắt van với kỹ thuật “bịt dòng máu vào” bằng cách kẹp 2 tĩnh mạch chủ và cắt xuyên van qua ĐMP, không cần tuần hoàn ngoài cơ thể. Phương pháp này cũng đem lại kết quả tốt trong vòng 1 - 3 tháng, 75% bệnh nhân giảm áp rõ rệt.Tuy nhiên kỹ thuật này có tính cấp cứu, mù, chỉ áp dụng ở hẹp van đơn thuần chưa có phản ứng nhiều vùng phễu, trong một số trường hợp suy tim nặng ở trẻ sơ sinh, và là một kỹ thuật có tính xâm lấn, chi phí cao, thời gian nằm viện lâu và có những biến chứng đáng kể sau phẫu thuật. Kể từ lúc thông tim ra đời đã giải quyết vấn đề điều trị hẹp van ĐMP cũng như làm giảm bớt các hạn chế do phẫu thuật gây ra. Nong van bằng bóng bắt đầu thực hiện năm 1980 do KAN thử nghiệm trên chó bằng phương pháp nong van bằng bóng qua da. Năm 1982 đã được Kan, Ladadidi, Wu triển khai dựa trên tính chất nở của bóng dưới áp lực căng mà không gây vỡ. Kết quả tức thì ngay sau thực hiện thủ thuật là giảm độ chênh áp qua động mạch phổi một cách ngoạn mục. Ở những bệnh nhân có triệu chứng cơ năng, gần như 100% bệnh nhân hết triệu chứng và cải thiện các chức năng. Tỷ lệ biến chứng của kỹ thuật này rất thấp, hầu hết trong các nghiên cứu đều không có những biến chứng nghiêm trọng nào xảy ra(8,18). Cùng với xu hướng trên thế giới thì Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong năm qua cũng đã thực hiện những ca thông tim đầu tiên, bao gồm nong van bằng bóng ở bệnh nhân hẹp van động mạch phổi. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mong muốn: Đánh giá hiệu quả sau nong van ĐMP ở những bệnh nhân hẹp van ĐMP được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Đánh giá kết quả sau nong van bằng bóng ở bệnh nhân hẹp van động mạch phổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Mục tiêu cụ thể Xác định đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng trước khi nong van của trẻ bị hẹp van ĐMP. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 72 So sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước nong van, ngay sau nong van và ≥ 1 năm sau nong van. Xác định tỉ lệ hẹp van ĐMP tồn lưu, tỉ lệ cần nong van lại, tỉ lệ cần phải phẫu thuật và tỉ lệ tử vong sau nong van. Nhận xét về các trường hợp còn hẹp van ĐMP tồn lưu sau nong van ≥ 1 năm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu: Trẻ được chẩn đoán hẹp van động mạch phổi đã được nong van tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Dân số nghiên cứu: Tất cả trẻ bị hẹp van động mạch phổi được nong van từ 12 - 2009 đến 8 - 2010 Cỡ mẫu: Tất cả những bệnh nhân thỏa tiêu chí chọn mẫu. Tiêu chí chọn mẫu: Bệnh nhi đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và được chẩn đoán hẹp van ĐMP đơn thuần bằng siêu âm (ít nhất 2 lần) với các đặc điểm: Trẻ > 1 tháng tuổi: có độ chênh áp qua van ĐMP > 40 mmHg Trẻ ≤ 1 tháng tuổi: trẻ hẹp van ĐMP mức độ nặng (độ chênh áp qua van ĐMP > 70 mmHg), có triệu chứng suy tim phải. Trẻ đã được tiến hành nong van động mạch phổi bằng bóng tại BV Nhi đồng 1. Tiêu chí loại trừ: Những bệnh nhân bỏ tái khám không theo dõi được. Xử lý và phân tích số liệu Công cụ thu thập số liệu: theo bệnh án mẫu soạn sẵn. Xử lý số liệu: Quản lý tài liệu tham khảo bằng phần mềm Endnote 9.0. Xử lý số liệu theo phần mềm thống kê SPSS 11.0. - Tính tỉ lệ % - Tính trung bình - Tính trung vị KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng trước khi nong van động mạch phổi Đặc điểm dịch tễ Tuổi: Tuổi trung bình 25 tháng ± 18,2 tháng; tuổi trung vị 22,5 tháng. Tuổi lớn nhất 60 tháng. Tuổi nhỏ nhất 2 tuần tuổi. Nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 12 tháng - < 5 tuổi (60,5%). Giới tính: Trong số 38 bệnh nhân trong nghiên cứu có 16 nam (42,1%) và 22 nữ (57,9 %). Tỉ lệ nữ / nam = 1,37/1. Lâm sàng Cân nặng và tình trạng dinh dưỡng Các bệnh nhân lúc nong van có cân nặng từ 2 kg – 19 kg, trung bình 9,5 ± 3,6 kg, bao gồm 19 BN (50%) không suy dinh dưỡng, 11 BN (28,9%) suy dinh dưỡng nhẹ, 4 BN (10,5%) suy dinh dưỡng vừa, 4 BN (10,5%) suy dinh dưỡng nặng. Bệnh lí tim mạch và các bệnh lý khác đi kèm Bảng 1: Bệnh tim bẩm sinh khác kèm theo (n = 38) Số BN Tỉ lệ % Hẹp van ĐMP đơn thuần 18 47,4 Kèm tồn tại lỗ bầu dục 8 21 Kèm còn ống động mạch 5 13,1 Kèm thông liên nhĩ 3 7,9 Kèm còn ống động mạch + lỗ bầu dục 2 5,3 Kèm còn ống động mạch + lỗ bầu dục + thông liên thất 1 2,6 Kèm thông liên thất + còn ống động mạch đã phẫu thuật 1 2,6 Theo kết quả trên thì tật tim bẩm sinh hay đi kèm với hẹp van ĐMP nhất trong nghiên cứu này là tồn tại lỗ bầu dục. Bảng 2: Các bệnh lý khác kèm theo Số bệnh nhân Tỉ lệ % Rubella bẩm sinh 3 7,9 Nhiễm trùng huyết – Sanh non – Sanh đôi con 1 1 2,6 Sanh non 1 2,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 73 Tím và SpO2 bệnh nhân trước nong van Có 2 BN tím, chiếm tỉ lệ 5,2% SpO2 trung bình 95,7 ± 6,2 %. Cận lâm sàng X Quang phổi Bóng tim to: 22 ca  57,9% Tuần hoàn phổi giảm: 29 ca  76,3% ECG: Lớn thất phải: 27 ca  71,1% Lớn nhĩ phải và thất phải: 1 ca  2,7% Siêu âm tim Bảng 3: Đặc điểm các trường hợp trên siêu âm tim (n = 38) Giá trị trung bình Đơn vị Đường kính vòng van ĐMP 10,5 ± 3,1 mm Đường kính thân ĐMP 14,1 ± 5,9 mm Vận tốc qua van ĐMP 4,1 ± 0,6 m/s Độ chênh áp qua van 71,3 ± 23,7 mmHg Số bệnh nhân Tỉ lệ % Vị trí hẹp van Tại van 32 84,2 Tại van, trên van 5 13,2 Tại van, trên van, dưới van 1 2,6 Tình trạng dãn sau hẹp 24 63,2 Mức độ hẹp van ĐMP Nhẹ 0 0 Trung bình 22 57,9 Nặng 16 42,1 Lớn thất phải 20 52,6 Lớn nhĩ phải 2 5,3 Hở van 3 lá 21 55,3 Mức độ hở van 3 lá 1/4 8 38,1 2/4 7 33,3 3/4 1 4,8 4/4 5 23,8 Hở van ĐMP 10 26,3 Bảng 4: Hình thái học van ĐMP trên siêu âm (n = 38) Số bệnh nhân Tỉ lệ % Van ĐMP hình vòm 26 68,5 Van ĐMP 3 lá, dầy, dính mép van 10 26,3 Van ĐMP thể loạn sản van 1 2,6 Van ĐMP 2 lá, dính mép van 1 2,6 Thông tim Bảng 5: Đặc điểm của các trường hợp hẹp van ĐMP trên thông tim (n = 38) Trung bình Đơn vị Trung bình Đơn vị Đường kính vòng van 12,3 ± 3,5 mm Áp lực thất phải 90,5 ± 22,8 mm Áp lực ĐMP 23,5 ± 8,9 mm Độ chênh áp qua van 67,0 ± 22,3 mmHg Đường kính bóng sử dụng 14,7 ± 3,3 mm Tỉ lệ ĐK bóng sử dụng / ĐK vòng van 1,2 ± 0,1 Số bệnh nhân Tỉ lệ % Vị trí hẹp van Tại van 32 84,2 Tại van, trên van 5 13,2 Tại van, trên van, dưới van 1 2,6 Tình trạng dãn sau hẹp 26 68,4 Mức độ hẹp van ĐMP Nhẹ 4 10,5 Trung bình 14 36,8 Nặng 20 52,6 So sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước khi nong van, ngay sau nong và trên 1 năm sau nong van Bảng 6: So sánh các đặc điểm lâm sàng, cận lậm sàng trước nong, ngay sau nong và sau nong van ≥ 1 năm (n = 38) Trước nong van Ngay sau nong van Sau nong van ≥ 1 năm Tuổi trung vị (tháng) 22,5 36,5 Tuổi trung bình (tháng) 25 ± 18,2 35,3 ± 18 Cân nặng trung bình (kg) 9,5 ± 3,6 12,2 ± 3,3 Suy dinh dưỡng Nhẹ 11 (28,9%) 10 (26,3%) Trung bình 4 (10,5%) 5 (13,2%) Nặng 4 (10,5%) 0 Chậm phát triển tâm vận 3 (7,9%) 3 (7,9%) Tím 2 (5,2%) 1 (2,6%) 1 (2,6%) SpO2 trung bình (%) 95,7 ± 6,2 98,6 ± 2,3 98,4 ± 5,2 X Quang phổi Bóng tim to 22 (57,9%) 13 (34,2%) Tuần hoàn phổi giảm 29 (76,3%) 12 (31,6%) ECG Lớn thất phải 27 (71,1%) 10 (26,3%) Lớn thất phải và nhĩ phải 1 (2,7%) 1 (2,7%) Rối loạn nhịp tim 0 3 (7,8%) 0 Siêu âm tim ĐK vòng van ĐMP (mm) 10,5 ± 3,1 10,8 ± 2,7 12 ± 3 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 74 Trước nong van Ngay sau nong van Sau nong van ≥ 1 năm Z score vòng van ĐMP -1,17 ± 1,54 - 0,98 ± 1,19 - 0,4 ± 1 ĐK thân ĐMP (mm) 14,1 ± 5,9 12,4 ± 4,8 13,1 ± 4,1 Z score ĐK thân ĐMP 0,8 ± 2,55 -0,11 ± 2,36 -0,1 ± 2,13 Dãn ĐMP sau hẹp 24 (63,2%) 9 (23,7%) Chênh áp qua van ĐMP (mmHg) 71,3 ± 23,7 31,1 ± 16,1 23,8 ± 16 Vị trí hẹp van Hẹp tại van 32 (84,2%) 13 (34,2%) Hẹp tại van, trên van 5 (13,2%) 5 (13,1%) Hẹp tại van, trên van, dưới van 1 (2,6%) 1 (2,6%) Mức độ hẹp van Không hẹp 0 9 (23,7%) 19 (50%) Nhẹ 0 19 (50%) 12 (31,6%) Trung bình 22 (57,9%) 9 (23,7%) 6 (15,8%) Nặng 16 (42,1%) 1 (2,6%) 1 (2,6%) Lớn thất phải 20 (52,6%) 7 (18,4%) Lớn nhĩ phải 2 (5,3%) Hở van ĐMP 10 (26,3%) 4 (10,5%) 18 (47,4%) Hở van 3 lá 21 (55,3%) 0 29 (76,3%) Mức độ 1/4 8 (38,1%) 15 (51,7%) Mức độ 2/4 7 (33,3%) 12 (41,4%) Mức độ 3/4 1 (4,8%) 1 (3,4%) Mức độ 4/4 5 (23,8%) 1 (3,4%) Thông tim ĐK vòng van ĐMP (mm) 12,3 ± 3,5 Z score vòng van ĐMP 0,16 ± 1,28 Dãn ĐMP sau hẹp 26 (68,4%) Vị trí hẹp van Hẹp tại van 32 (84,2%) 13 (34,2%) Hẹp tại van, trên van 5 (13,2%) 5 (13,1%) Hẹp tại van, trên van, dưới van 1 (2,6%) 1 (2,6%) Áp lực thất phải (mmHg) 90,5 ± 22,8 47,9 ± 20,2 Áp lực ĐMP (mmHg) 23,5 ± 8,9 26,3 ± 10,7 Chênh áp qua van ĐMP (mmHg) 67 ± 22,3 21,5 ± 14,9 Mức độ hẹp van Không hẹp 0 18 (47,4%) Nhẹ 4 (10,5%) 15 (39,5%) Trung bình 14 (36,8%) 5 (13,2%) Nặng 20 (52,6%) 0 Ngoài ra: 3 trường hợp rối loạn nhịp thoáng qua xảy ra lúc nong van: nhịp chậm xoang, block nhánh phải, block nhĩ thất độ III. 1 trường hợp tai biến vỡ bóng trong lúc nong van. Kết quả sau nong van ≥ 1 năm Hẹp ĐMP tồn lưu: Hẹp ĐMP tồn lưu khi độ chênh áp qua van ≥ 50 mmHg theo các tác giả Rao PS, Ricardo Munoz. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 36 ca (94,7%) chênh áp qua van < 50 mmHg, 2 ca (5,3%) có chênh áp qua van ≥ 50 mmHg. Trong đó 1 ca hẹp van ĐMP mức độ nặng và 1 ca hẹp mức độ trung bình. Nong van ĐMP lại: Không có trường hợp nào cần nong van ĐMP lại. Có chỉ định phẫu thuật: Có 2 trường hợp (5,3%) có chỉ định phẫu thuật. Lý do: 1 trường hợp hẹp tại van, trên van và dưới van ĐMP sau nong van ≥ 1 năm có độ chênh áp qua van ĐMP là 70 mmHg. Một trường hợp hẹp tại van kèm hẹp trên van ĐMP, tuy hẹp trên van tại ngay sát lá van nhưng bệnh nhân này có kèm theo loạn sản van ĐMP và chênh áp sau nong van 1 năm là 63 mmHg. Tử vong: Không có ca tử vong sau nong van ≥ 1 năm BÀN LUẬN Tuổi Tuổi trung vị là 22,5 tháng. Trong đó nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm 12 tháng - < 5 tuổi (60,5%). Đặc biệt trong nghiên cứu này còn có lứa tuổi < 1 tháng chiếm 2,6%, phản ánh khả năng thành công của nong van ĐMP ở nhóm sơ sinh. Theo BS Đỗ Quang Huân khi nghiên cứu 98 bệnh nhân tại Viện tim TP.HCM, tuổi trung bình 4,5 ± 6,3 tuổi (từ 2 tuần tuổi - 27 tuổi), trong đó nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 1 tháng – 12 tháng tuổi. Giới Tỉ lệ nữ / nam: 1,37/1. Trong nghiên cứu của tác giả Walid M.Hassan trên 90 bệnh nhân, tỉ lệ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nhi Khoa 75 nam / nữ: 1,19/1. Theo nghiên cứu của BS Đỗ Quang Huân trong 98 bệnh nhân có 53 nam tỉ lệ nam / nữ:1,17/1. Chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu trên không có sự khác biệt nhiều về phân bố tỉ lệ bệnh theo giới tính. Dinh dưỡng Trước nong van các bệnh nhân có cân nặng từ 2 -19 kg, trung bình 9,5 ± 3,6 kg. Trong đó có 4 BN (10,5%) suy dinh dưỡng nặng, 4 BN (10,5%) suy dinh dưỡng vừa, 11 BN (28,9%) suy dinh dưỡng nhẹ và 19 BN (50%) không suy dinh dưỡng. Trong 4 bệnh nhân suy dưỡng nặng, 4 bệnh nhân này đều có bệnh lý kèm theo: 2 bệnh nhân có Rubella bẩm sinh, 1 bệnh nhân tiền căn sanh non cân nặng lúc sinh thấp, 1 bệnh nhân sơ sinh bị nhiễm trùng huyết, sanh non, sanh đôi con thứ 1, cân nặng lúc sanh thấp. Chúng tôi nhận thấy các bệnh lí đi kèm này có ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trước nong van. Sau nong van 1 năm thì các bệnh nhân có cân nặng từ 7,5 -21 kg, trung bình 12,2 ± 3,3 kg, không còn bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng. Đặc điểm về tím và SpO2 Trước nong van chúng tôi có 2 BN (5,2%) tím và SpO2 < 90%, SpO2 trung bình 95,7 ± 6,2%. Sau nong van 1 năm còn 2,6% bệnh nhân tím. Tương tự kết quả của Đỗ Quang Huân, trước nong van có 46,9% bệnh nhân tím, sau nong van 6 tháng giảm còn 3,1%. Đặc đểm về tim bẩm sinh đi kèm Bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất trong hẹp ĐMP là PFO. Tỉ lệ hẹp ĐMP đơn thuần là 47,4%, nhưng tỉ lệ hẹp ĐMP + PFO là 28,9%. Trong nghiên cứu của Đỗ Quang Huân có 38/98 BN (38,8%) hẹp van ĐMP có kèm PFO. Kết quả các nghiên cứu trên cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này cũng phù hợp sinh lý bệnh của hẹp van ĐMP, khi tình trạng tắc nghẽn xảy ra làm phì đại thất phải làm tăng shunt phải – trái qua lỗ bầu dục nên tỉ lệ tồn tại lỗ bầu dục cao trong hẹp van ĐMP. Đặc diểm trên X Quang phổi Trước nong van trên X Quang phổi có 22 BN (57,9%) có bóng tim to, 29 BN (76,3%) có tuần hoàn phổi giảm. Sau nong van tỉ lệ bóng tim to giảm còn 13 BN (34,2%); giảm tuần hoàn phổi còn 12 BN (31,6%). Trong nghiên cứu của Đỗ Quang Huân sau nong van 6 tháng chỉ số tim / lồng ngực ≥ 0,55 giảm còn 39,8%,tỉ lệ giảm tuần hoàn phổi còn 13,3%. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Đặc điểm trên ECG Trong nghiên cứu này chúng tôi có 27 BN lớn thất phải (71,1%), 1 bệnh nhân lớn cả nhĩ phải và thất phải (2,7%), không có bệnh nhân lớn nhĩ phải đơn thuần. Trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Quang Huân có 91,8% có lớn thất phải; 7,2% lớn thất phải và nhĩ phải. Sau nong van 1 năm chúng tôi chỉ còn 10 BN (26,3%) có lớn thất phải, 1 BN (2,7%) lớn thất phải và nhĩ phải. Đặc điểm trên siêu âm tim Hình thái của lá van ĐMP trên siêu âm tim Trong nghiên cứu của chúng tôi có 26 BN (68,5%) van ĐMP hình vòm; 10 BN (26,3%) có van ĐMP van 3 lá, dầy, dính mép van; 1 BN (2,6%) có van 2 lá, dính mép van; 1 BN (2,6%) có loạn sản van. Kết quả này cũng phù hợp với các tác giả Joseh K. Perloff, Myung Park, Ricardo Munoz.., van ĐMP hình vòm điển hình là dạng hẹp van thường gặp nhất trong hẹp van ĐMP. Các dạng ít gặp hơn là van 2 lá, thiểu sản vòng van, loạn sản van, có dày dính mép van. Trong dạng hẹp van có van ĐMP hình vòm thường có dãn ĐMP sau hẹp, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi với tỉ lệ dãn sau hẹp thấy trên siêu âm là 63,2%. Chúng tôi còn ghi nhận 1 bệnh nhân có loạn sản van trên siêu âm. Theo tác giả Joseph thể loạn sản van thường gặp trong hội chứng Noonan, thể này ít gặp trong hẹp van ĐMP, khoảng 10%. Loạn sản van không phải là 1 chống chỉ định khi thông tim, tuy nhiên hiệu quả sau thông tim không cao như các thể khác chỉ 65%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Nhi Khoa 76 Đường kính vòng van ĐMP Trước nong van ĐK vòng van ĐMP 10,5 ± 3,1 mm, sau khi nong van tức thời đường kính vòng van ĐMP chưa thay đổi nhiều 10,8 ± 2,7 mm, nhưng sau 1 năm nong van đườn