Đánh giá kết quả thực hiện dự án môi trường giao thông công cộng không khói thuốc lá tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Khói thuốc lá không chỉ gây hại sức khỏe cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người hít thuốc lá thụ động. Do đó giảm tỷ lệ hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động là một trong những việc làm hết sức cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả thực hiện dự án môi trường giao thông công cộng không khói thuốc lá tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, quan sát tại các địa điểm đã chọn và phỏng vấn trực tiếp hành khách bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu: So với khảo sát đầu kỳ, tỷ lệ hút thuốc lá tại các bến xe/ga/sân bay có giảm (69,4% so với 63,8%). Tỷ lệ đội thực thi yêu cầu người hút thuốc ngưng hút tăng gấp 3 lần (8,4% so với 26,7%). Bảng “Không hút thuốc” được nhìn thấy ở các bến xe/ga/sân bay tăng từ 66% lên 80,2%, trên các phương tiện giao thông công cộng 75,4% lên 83,4% trong khảo sát cuối kỳ. Thuốc lá được bày bán tại các bến xe/sân bay đã giảm xuống so với khảo sát đầu kỳ. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hút thuốc và không hút thuốc trong hiểu biết về tác hại của thuốc lá cũng như thái độ và hiểu biết về lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng. Kết luận: Nhân viên và hành khách đã có nhận thức tốt hơn về tác hại của thuốc lá và lợi ích của môi trường không khói thuốc.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả thực hiện dự án môi trường giao thông công cộng không khói thuốc lá tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  141 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN MÔI TRƯỜNG GIAO THÔNG  CÔNG CỘNG KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Đặng Văn Chính*, Hồ Hữu Tính*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Khói thuốc lá không chỉ gây hại sức khỏe cho người hút mà còn ảnh hưởng đến những người  hít thuốc lá thụ động. Do đó giảm tỷ lệ hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động là một trong những việc làm hết sức  cần thiết.  Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả thực hiện dự án môi trường giao thông công cộng không khói thuốc  lá tại Thành phố Hồ Chí Minh.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, quan sát tại các địa điểm đã chọn và phỏng vấn trực tiếp  hành khách bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.  Kết quả nghiên cứu: So với khảo sát đầu kỳ, tỷ lệ hút thuốc lá tại các bến xe/ga/sân bay có giảm (69,4% so  với 63,8%). Tỷ lệ đội thực thi yêu cầu người hút thuốc ngưng hút tăng gấp 3 lần (8,4% so với 26,7%). Bảng  “Không hút thuốc” được nhìn thấy ở các bến xe/ga/sân bay tăng từ 66% lên 80,2%, trên các phương tiện giao  thông công cộng 75,4% lên 83,4% trong khảo sát cuối kỳ. Thuốc lá được bày bán tại các bến xe/sân bay đã giảm  xuống so với khảo sát đầu kỳ.  Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm hút thuốc và không hút thuốc trong hiểu biết về tác hại của  thuốc lá cũng như thái độ và hiểu biết về lệnh cấm hút thuốc nơi công cộng.  Kết  luận: Nhân viên và hành khách đã có nhận  thức  tốt hơn về  tác hại của  thuốc  lá và  lợi  ích của môi  trường không khói thuốc.  Từ khóa: Kiến thức; thái độ; thực hành; nghị định cấm hút thuốc lá nơi công cộng.  ABSTRACT  KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF PUBLIC SMOKING BAN AT PUBLIC  TRANSPORTATION SITES IN HO CHI MINH CITY  Dang Van Chinh, Ho Huu Tinh    * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 141 – 147  Background: Smoking  is not only harmful  to smokers’ health but also affect  those who  involuntarily  inhale smoke . Therefore, it is necessary to reduce the proportion of smoking and passive smoking.  Objectives: To evaluate the results of the project “smoking free environment in public transportation in  Ho Chi Minh City”.  Method:  This was  a  cross‐sectional  survey  based. Data were  collected  by  face‐to‐face  interviews  and  observation by using a questionnaire and an observational check list.   Results: Compared with  the  first  survey,  the  smoking proportion  at  stations  reduced  from 69,4%  to  63,8%  .  The  proportion  ofthe  enforcement  staff    reminding  smokers  not  to  smokeincreased  three  times  (26,7% vs.8,4%).The proportion of non‐smoking signs at stations and on public transportverhicles increased  from 66% to 80.2% and from 75,4% to 83,4%, respectively. The amount of cigarette for sale at stations or  airports  decreased.  There  was  statisticallysignificant  difference  between  non‐smokers  and  smokers  about  * Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: TS. Đặng Văn Chính   ĐT: 0908414986      Email: cdang2004@yahoo.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 142 knowledge of smoking harm, as well as knowledge and attitude of public smoking ban.  Conclusion:  In general,  the project activities were performed well  though  there were still   some weak  points. Staff and passengerswere more aware of smoking harm and benefits from smoking free environment.  Key words: knowledge; attitude; practice; public smoking ban  ĐẶT VẤN ĐẾ  Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá ở  nam giới cao nhất  trên  thế giới, với 56,1% nam  giới và 1,8% nữ giới hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc lá  thụ  động  tại  nơi  làm  việc  là  49%  và  71%  ở  nhà.Theo WHO nếu không có các biện pháp can  thiệp kịp  thời, đến năm 2020 sẽ có 10% dân số  Việt Nam chết vì liên quan đến khói thuốc lá(3).  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh  là  trung  tâm  thương mại lớn và có dân số đông dân nhất Việt  Nam  với  trên  7  triệu  người(2).  53%  nam  giới  Thành phố Hồ Chí Minh hút thuốc lá, và nữ giới  là 2%. Mức độ sử dụng phương tiện giao thông  công  cộng  đến  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh  cả  đường bộ và đường thủy ước tính đạt 400 triệu  lần/năm. Ga Sài Gòn chuyên chở 1,1 triệu hành  khách mỗi năm với trung bình 10 chuyến ra vào  mỗi ngày. Số hành khách đến sân bay Tân Sơn  Nhất có  thể đạt 15  triệu mỗi năm. Lượng hành  khách đến bến xe miền Đồng và miền Tây có thể  lên đến 20 triệu mỗi năm với khoảng 2500 xe cho  mỗi bến (1). Tình trạng hút thuốc lá tại các bến xe  hay trên các phương tiện giao  thông công cộng  hiện nay vẫn còn khá phổ biến.  Nhằm thực hiện việc giảm thiểu tác hại của  hút  thuốc  lá,  tháng 01/2011, Viện Vệ Sinh Y Tế  Công  Cộng  (VVSYTCC)  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh hợp tác cùng Tổ chức Bloomberg thực hiện  triển khai dự  án “Môi  trường giao  thông  công  cộng không khói thuốc lá tại Thành phố Hồ Chí  Minh” kéo dài 02 năm (01/2011 – 12/2012). Mục  đích của dự án là xem xét tình hình hút thuốc lá  hiện  tại,  việc  thực  thi  các  chính  sách  cấm  hút  thuốc lá tại các đầu mối giao thông như bến xe,  bến  tàu,  sân  bay  và  trên  các phương  tiện giao  thông công cộng như xe bus, xe khách, taxi, tàu  lửa, máy  bay  và  tiến  hành  các  hoạt  động  can  thiệp cần thiết.  Hoạt động của dự án bao gồm thành lập các  nhóm  thực  thi  tại  các  đầu mối  giao  thông  để  tuyên  truyền nhắc nhở về hành vi hút  thuốc  lá  của các hành khách, tài xế, phụ xe. Dán các bảng  cấm hút thuốc lá, sticker, áp phích, nội quy cấm  hút  thuốc  lá  ở  các  cơ  quan  trực  thuộc  Sở  giao  thông vận  tải Tp.HCM và trên các phương  tiện  giao  thông  công  cộng. Tuyên  truyền  thực hiện  môi trường làm việc không khói thuốc lá tại tất  cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở giao thông  vận tải Tp.HCM.  Để  đánh  giá  hiệu  quả  dự  án  sau  hai  năm  thực hiện, chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát  cuối dự án  tại các đầu mối giao  thông như sân  bay  Tân  Sơn  Nhất,  ga  Sài  Gòn,  bến  xe Miền  Đông và bến xe Miền Tây.  Mục tiêu  Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành đối  với quy  định  cấm hút  thuốc  của người dân  sử  dụng phương tiện giao thông công cộng tại sân  bay  Tân  Sơn  Nhất,  ga  Sài  Gòn,  bến  xe Miền  Đông và bến xe Miền Tây.  So sánh kết quả của cuộc đánh giá cuối kỳ so  với đầu kỳ để xác định hiệu quả dự án mang lại.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cắt ngang. Phỏng vấn 792 hành  khách bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Quan sát tại các  địa điểm đã chọnđể đánh giá sự tuân thủ của họ  với các yêu cầu của chương  trình, quan sát các  biển  hiệu  không  hút  thuốc,  và  ghi  nhận  bằng  chứng của việc hút thuốc trong các khu vực cấm  hút thuốc.   Tại mỗi đơn vị: sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài  Gòn, bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây, tiến  hành phỏng vấn 298 hành khách chia đều cho các  khu vực như: phòng chờ, căn tin, phòng bán vé,  phòng khởi hành. Thu  thập  số  liệu 3 ngày/tuần  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  143 (thứ hai, thứ tư và thứ bảy hoặc chủ nhật) và thu  thập 3 buổi/ngày (buổi sang, trưa và tối).  Dữ  liệu  sau  khi  thu  thập  được  nhập  liệu  bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng phần  mềm Stata. Số liệu được thống kê mô tả so sánh  giữa cuộc khảo sát lần đầu và lần cuối để mô tả  những thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi  đối với tác hại của hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ  động  tuân  thủ  quy  định  cấm  hút  lá  nơi  công  cộng cũng như các hoạt động của dự án.  KẾT QUẢ  Đặc tính mẫu trong đánh giá cuối kỳ  Bảng 1: Đặc tính mẫu của hành khách sử dụng  phương tiện giao thông công cộng tại 4 đơn vị  Đặc tính Kỳ đầu Kỳ cuối n (%) n (%) Tuổi 18-34 481 (60,7) 495 (62,5) 35-54 223 (28,2) 236 (29,8) 55-77 88 (11,1) 61 (7,7) Tổng 792 (100,0) 792 (100,0) Gới tính Nam 525 (66,3) 495 (62,5) Nữ 267 (33,7) 297 (37,5) Tổng 792 (100,0) 792 (100,0) Trình độ học vấn* ≤ Tiểu học 57 (7,2) 58 (7,3) Trung học cơ sở 178 (22,5) 140 (17,7) Trung học phổ thông 237 (29,9) 189 (23,9) ≥Cao đẳng nghề 320 (40,4) 405 (51,1) Tổng 792 (100,0) 792 (100,0) * p<0.05: chi‐squared test.  Không có sự khác biệt thống kê trong độ tuổi  và giới  tính của các hành khách trong đánh giá  kỳ đầu và kỳ  cuối. Tuy nhiên,  các hành khách  trong đánh giá cuối kỳ có học vấn cao hơn trong  so với đánh giá năm 2011.  Bảng 2: Kiến thức về tác hại của thuốc lá đối với sức  khỏe của hành khách  Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ n (%) n (%) Kiến thức tác hại của thuốc lá đến sức khỏe Có 748 (94,4) 772 (97,5) Không 44 (5,6) 20 (2,5) Tổng 792 792 Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ Kiến thức về các bệnh do hút thuốc lá Bệnh phổi 734 (98,1) 765 (99,1) Ung thư 671 (89,7) 678 (87,8) Tim mạch 536 (71,7) 562 (72,8) Đột quỵ 493 (65,9) 484 (62,7) Cao huyết áp 493 (65,9) 490 (63,5) Khác 29 (3,9) 33 (4,3) Tổng 748 772 Hút thuốc lá thụ động có hại cho sức khỏe Có 724 (91,4) 763 (96,3) Không 68 (8,6) 29 (3,7) Tổng 792 792 So sánh mức độ tác hại của hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động Hút thuốc lá thụ động 410 (56,6) 479 (62,8) Tương tự nhau 153 (21,1) 170 (22,3) Hút thuốc lá 134 (18,5) 105 (13,8) Không ý kiến 27 (3,8) 9 (1,2) Tổng 724 763 So với đánh giá đầu kỳ, trong đánh giá cuối  kỳ có sự gia tăng mức độ hiểu biết về tác hại của  hút  thuốc đối với sức khỏe  (97,5% so với. 94,4)  và tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với sức  khỏe (96,3% so với. 91,4%). Tuy nhiên, không có  sự khác biệt giữa đánh giá đầu kỳ và cuối kỳ về  kiến thức những bệnh do thuốc lá gây nên như  bệnh phổi (99,1% so với 98,1%), ung thư (79,4%  so  với  89,7%),  bệnh  tim  mạch  (72,8%  so  với  71,7%),  đột  quỵ  (62,7%  so  với  65,9%),  và  cao  huyết áp (63,5% so với 65,9%).  Bảng 3: Thái độ đối với việc hút thuốc lá nơi công cộng  Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ n (%) n (%) Người hút thuốc để người khác hít phải khói thuốc của mình Không chấp nhận được 748 (94,4) 752 (94,9) Không ý kiến 32 (4,1) 22 (2,8) Chấp nhận 12 (1,5) 18 (2,3) Tổng 792 (100,0) 792 (100,0) Mọi người cần được bảo vệ khỏi hút thuốc lá thụ động Chấp nhận 770 (97,2) 774 (97,7) Không chấp nhận 29 (2,8) 18 (2,3) Tổng 792 (100,0) 792 (100,0) Hầu hết những người trả lời đều không chấp  nhận việc để người khác hít phải khói  thuốc  lá  do mình hút (94,4% năm 2011 so với 94,9% năm  2012). Một  tỷ  lệ  tương  tự  những  người  trả  lời  (97,2% so với 97,7%) hoàn toàn đồng ý việc cần  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 144 thiết phải bảo vệ mọi người tránh khỏi hút thuốc  lá thụ động.  Bảng 4: Thái độ đối với quy định cấm hút lá nơi công cộng  Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ n (%) n (%) Biết về quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng 715 (90,3) 719 (90,8) Hành động khi người bên cạnh hút thuốc lá Bỏ đi chỗ khác, bật quạt hoặc mở cửa sổ 316 (53,5) 271 (41,9) Yêu cầu ngưng hút/ đi nơi khác hút thuốc 203 (34,3) 281 (43,5) Không làm gì 94 (15,9) 91 (14,1) Khác 2 (0,3) 3 (0,5) Mức độ ủng hộ quy định cấm hút thuốc tại nơi công cộng Hoàn toàn không 26 (3,3) 12 (1,5) Đồng ý một phần 47 (5,9) 30 (3,8) Không biết 124 (15,7) 153 (19,3) Đồng ý 104 (13,1) 189 (23,9) Hoàn toàn đồng ý 491 (62) 408 (51,5) Mức độ ủng hộ phạt tiền đối với người hút thuốc nơi công cộng Hoàn toàn không 163 (20,6) 83 (10,5) Đồng ý một phần 104 (13,1) 155 (19,6) Không biết 112 (14,1) 153 (19,3) Đồng ý 93 (11,7) 112 (14,1) Hoàn toàn đồng ý 320 (40,4) 289 (36,5) Người hút thuốc nơi công cộng có chấp nhận nộp phạt khi bị phạt Có 302 (38,1) 454 (57,3) Không 692 (61,9) 338 (42,7) Bảng 4  cho  thấy hầu hết những người  trả  lời đều biết về quy định cấm hút  thuốc  lá nơi  công cộng. Có sự gia tăng tỷ lệ yêu cầu người  hút thuốc lá ngưng hút thuốc hoặc yêu cầu đi  ra chỗ khác để hút  thuốc  trong đánh giá cuối  kỳ so với đầu kỳ: 43,5% so với 34,3. Hơn 75%  người  trả  lời  đồng  ý  với  quy  định  cấm  hút  thuốc  lá  nơi  công  cộng  và  hơn  50%  đồng  ý  phạt  tiền những người hút  thuốc  lá nơi  công  cộng. Có  sự  gia  tăng  tỷ  lệ người  trả  lời nghĩ  rằng những người hút thuốc  lá nơi công cộng  sẽ  chấp  nhận  nộp  phạt  khi  bị  phạt  là  57,3%  trong  đánh  giá  cuối  kỳ  so  với  38,1%  so  với  đánh giá đầu kỳ.  Bảng 5: Tình trạng hút thuốc lá trên các phương tiện  giao thông công cộng  Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ n (%) n (%) Nhìn thấy bảng “Không hút thuốc” trên các phương tiện giao thông công cộng trong lần đi gần nhất? Có 597 (75,4) 664 (83,8) Không 195 (24,6) 128 (16,2) Có nhìn thấy người hút thuốc lá trên các phương tiện giao thông công cộng trong lần đi gần nhất? Có 275 (39,4) 247 (31,2) Không 517 (60,6) 545 (58,8) Ai hút thuốc trên các phương tiện giao thông công cộng trong lần đi gần nhất? Hành khách 262 (95,3) 215 (87,0) Lái xe 43 (15,6) 26 (10,5) Phụ xe 18 (6,6) 6 (2,5) Người hút thuốc lá có bị yêu cầu ngưng hút thuốc? Có 142 (51,6) 128 (51,8) Không 133 (48,4) 119 (48,2) Ai là người yêu cầu ngưng hút thuốc? Hành khách 84 (59,2) 36 (28,1) Lái xe 42 (29,6) 49 (38,3) Phụ xe 29 (20,4) 43 (33,6) Người được phỏng vấn có hút thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng trong lần đi gần nhất 39 (19,4) 15 (10,3) Bán thuốc lá trên các phương tiện giao thông công cộng Có 92 (11,6) 50 (6,3) Không 700 (88,4) 742 (93,7) Tỷ  lệ người  trả  lời nhìn  thấy bảng “Không  hút thuốc” trên các phương tiện giao thông công  cộng mà  họ  sử  dụng  gần  đây  cao  hơn  so  với  khảo  sát  đầu  kỳ:  83,4%  so  với  75,4%. Hầu  hết  những người hút thuốc  lá trên các phương  tiện  giao  thông  công  cộng  là  hành  khách  (95,3%  trong  khảo  sát  đầu  kỳ  và  87%  trong  khảo  sát  cuối kỳ).   Tỷ  lệ  hút  thuốc  lá  của  tài  xế  và  phụ  xe  là  13%, thấp hơn khảo sát đầu kỳ (22,2%).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  145 Hơn một nữa những người hút thuốc lá trên  các phương tiện giao thông công cộng được yêu  cầu ngưng hút  thuốc và  tỷ  lệ này không  có  sự  khác biệt trong 2 lần khảo sát. 6,3% người trả lời  cho biết có nhìn thấy thuốc lá được bán trên các  phương tiện giao thông công cộng, tỷ lệ này giảm  so với khảo sát đầu kỳ (11,6%). Tỷ lệ người được  phỏng vấn có hút thuốc lá trên phương tiện giao  thông công cộng trong khảo sát cuối kỳ thấp hơn  so với khảo sát cuối kỳ (19,4% so với 10,3%).  Bảng 6: Hút thuốc lá tại các bến xe/ga/sân bay  Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ n (%) n (%) Hành kháchtrả lời có hút thuốc lá tại các bến xe/ga/sân bay Có 116 (57,7) 74 (50,7) Không 85 (42,3) 72 (49,3) Hành khách trả lời thấy có người hút thuốc lá tại các xe/ga/sân bay Có 550 (69,4) 505 (63,8) Không 242 (30,6) 287 (36,2) Hành khách trả lời thấy có lực lượng thực thi nhắc nhở người đang hút thuốc lá tại các bến xe/ga/sân bay Có 46 (8,4) 135 (26,7) Không 504 (91,6) 370 (73,3) Có bảng “Không hút thuốc” tại các bến xe/ga/sân bay Có 523 (66,0) 635 (80,2) Không 269 (34,0) 157 (19,8) Bán thuốc lá tại các bến xe/ga/sân bay Có 601 (75,9) 542 (68,4) Không 191 (24,1) 250 (31,6) So với khảo sát đầu kỳ, tỷ lệ hút thuốc lá tại  các bến xe/sân bay có giảm (69,4% so với 63,8%).  Tỷ  lệ  đội  thực  thi  yêu  cầu  người  hút  thuốc  ngưng hút thuốc đã tăng lên gấp 3 lần (8,4% so  với  26,7%). Tỷ  lệ  các  bảng  “Không hút  thuốc”  được nhìn thấy ở các bến xe/sân bay tăng từ 66%  trong khảo sát đầu kỳ  lên 80,2% trong khảo sát  cuối kỳ. Tỷ  lệ người  trả  lời nhìn  thấy  thuốc  lá  được  bày  bán  tại  các  bến  xe/sân  bay  đã  giảm  xuống  so với khảo  sát  đầu kỳ. Tuy nhiên, vẫn  còn 2/3 người trả lời quan sát thấy có bán thuốc  lá ở nơi này.  Bảng 7: Sự khác biệt về kiến thức và thái độ tác hại  hút thuốc lá và quy định cấm hút thuốc lá giữa người  có hút thuốc và không hút thuốc  Đặc tính Đầu kỳ Cuối kỳ Hút thuốc Không hút Hút thuốc Không hút n (%) n (%) n (%) n (%) Nhận thức tác hại hút thuốc lá Có 182 (90,6) 566 (95,8)* 134 (91,8) 638 (98,8)* Không 19 (9,4) 25 (4,2) 12 (8,2) 8 (1,2) Nhận thức có quy định cấm hút thuốc nơi công cộng Có 184 (91,5) 531 (89,8) 133 (91,1) 586 (90,7) Không 17 (8,5) 60 (10,8) 13 (8,9) 60 (9,3) Thái độ đối với quy định cấm hút thuốc nơi công cộng Hoàn toàn không 23 (11,4) 3 (0,51)* 5 (3,4) 7 (1,1)* Không đồng ý một phần 28 (13,9) 19 (3,2) 18 (12,3) 12 (1,9) Không ý kiến 41 (20,4) 83 (14) 60 (41,1) 93 (14,4) Đồng ý 32 (15,9) 72 (12,2) 13 (8,9) 176 (27,2) Đồng ý hoàn toàn 77 (38,3) 414 (70,1) 50 (34,3) 358 (55,4) *: p <0.01  Bảng 7 cho  thấy có sự khác biệt giữa nhóm  hút thuốc và không hút thuốc trong hiểu biết về  tác hại của thuốc lá cũng như thái độ và hiểu biết  về  lệnh cấm hút  thuốc nơi công cộng. Hầu hết  những người hút thuốc và không hút thuốc đều  có  kiến  thức  tốt  về  tác  hại  của  thuốc  lá.  Tuy  nhiên ở nhóm không hút  thuốc sự hiểu biết về  tác hại của thuốc lá cao hơn nhóm hút thuốc. Sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p<0.001).  Không có sự khác biệt nào  trong nhận  thức về  lệnh cấm hút  thuốc nơi công cộng ở nhóm hút  thuốc và không hút  thuốc. Ở nhóm không hút  thuốc tỷ lệ ủng hộ lệnh cấm hút thuốc nơi công  cộng cao hơn nhóm hút thuốc.  BÀN LUẬN  Nghiên cứu được  tiến hành bao gồm 2 giai  đoạn đầu kỳ và cuối kỳ với tổng cộng 1582 hành  khách và nhân viên giao thông công cộng được  chọn tại 4 điểm giao thông công cộng tại thành  phố Hồ Chí Minh. Không có sự khác biệt thống  kê về  tuổi giới ở những người  tham gia phỏng  vấn đầu kỳ và cuối kỳ.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 146 So với khảo sát đầu kỳ, tỷ lệ tham gia phỏng  vấn  trả  lời hút  thuốc  có hại  cho  sức khỏe, hút  thuốc gây ra nhiều bệnh và hút thuốc thụ động  cũng có tác hại như người hút thuốc cao hơn tuy  nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống  kê. Tỷ lệ hiểu biết về tác hại của hút thuốc vượt  mục tiêu ban đầu của dự án.  Các thông điệp về từ bỏ thuốc lá như tờ rơi,  video  và  đài  phát  thanh  đã  được  công  bố  và  phân phối  cho hành khách nhưng  có  lẽ không  làm tăng kiến thức và thái độ của hành khách về  tác hại của  thuốc  lá, bởi vì kiến  thức của họ về  tác  hại  của  thuốc  lá  gây  ra  các  vấn  đề  về  sức  khỏe đã rất cao. Sự hiểu biết sâu sắc về  tác hại  nghiêm  trọng  của  thuốc  lá  có  thể  làm  thay  đổi  hành vi của người hút thuốc  lá trong mối quan  hệ giữa bản thân và gia đình của họ.  Không có sự khác biệt đáng kể về hiểu biết  của  người  tham  gia  phỏng  vấn  về  tác  hại  của  thuốc lá, các bệnh do thuốc lá gây ra và nguyên  nhân gây ra ung thư trước và sau can thiệp. Hầu  hết người tham gia phỏng vấn (97,5%) biết rằng  hút thuốc gây ra các vấn đề sức khỏe và đồng ý  rằng tất cả mọi người cần được bảo vệ khỏi hút  thuốc lá thụ động.  Tỷ  lệ nhận  thức về  lệnh cấm hút  thuốc nơi  công cộng chiếm tỷ lệ cao và tương tự nhau giữa  hai cuộc khảo sát (90%). Tuy nhiên, số người hút  thuốc  nơi  công  cộng  được  yêu  cầu  dập  thuốc  ngay, hoặc yêu cầu đến nơi khác đề hút chiếm tỷ  lệ  rất  cao  trong  đánh  giá  này  cao  hơn  so  với  đánh giá đầu kỳ.  Có khoảng một nửa người được hỏi đồng ý  phạt  tiền  đối  với  hành  vi  hút  thuốc  nơi  công  cộng  trong cả 2 cuộc khảo sát. Tuy nhiên,  tỷ  lệ  cho rằng người vi phạm sẽ chấp nhận nộp phạt  chiếm tỷ lệ cao hơn trong khảo sát cuối kỳ.  So sánh với kết quả trước can thiệp, đánh giá  này cho thấy có tỷ lệ hút thuốc thấp hơn ở hành  khách,  tài  xế  và  phụ  xe  trong  các  phương  tiện  giao thông công cộng. Ngoài ra, có nhiều tài xế và  phụ xe yêu cầu hành khách dừng hút thuốc trên  phương tiện giao thông công cộng của mình.  So  với  kết  quả  điều  tra  đầu  kỳ,  tỷ
Tài liệu liên quan