Đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM

Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát trên báo cáo thường niên của 135 doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM còn rất thấp, trung bình chỉ đạt 21,3%. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả cũng đưa ra các hàm ý chính sách và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 67 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN SÀN UPCOM Trịnh Thị Hợp1 1Trường Đại học An Giang Thông tin chung: Ngày nhận bài: 29/05/2017 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 06/07/2017 Ngày chấp nhận đăng: 04/2018 Title: Assessing the level of voluntary information disclosuring in annual reports of enterprises on Upcom Keywords: Voluntary information disclosure, enterprises, UPCoM Từ khóa: Công bố thông tin tự nguyện, doanh nghiệp, UPCoM ABSTRACT The purpose of this study is to assess the level of voluntary information disclosuring of enterprises listed on UPCoM. The author used quantitative research methods based on a survey of annual reports of the 135 companies on UPCoM. The study results show that voluntary information disclosuring of enterprises on upcom is very low, with an average rate of only 21.3 percent. Based on the research results, the author also proposes some policy implications and solutions to enhance the level of voluntary information disclosuring of enterprises on UPCoM. TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát trên báo cáo thường niên của 135 doanh nghiệp trên sàn UPCoM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM còn rất thấp, trung bình chỉ đạt 21,3%. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tìm được, tác giả cũng đưa ra các hàm ý chính sách và kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trên sàn UPCoM. 1. GIỚI THIỆU Vấn đề công bố thông tin (CBTT) trên thị trường chứng khoán (TTCK) luôn là một vấn đề quan trọng được nhiều đối tượng quan tâm như nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, các nhà nghiên cứu... Đặc biệt là CBTT tự nguyện (CBTTTN) ngày càng được quan tâm nhiều hơn do CBTT bắt buộc chưa đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người sử dụng. Thông tin của các công ty đại chúng công bố chủ yếu trình bày trên các báo cáo, trong đó báo cáo thường niên (BCTN) là một trong những báo cáo quan trọng nhất, không chỉ là bức tranh tổng quát trình bày về các hoạt động trong quá khứ mà còn thể hiện các thông tin mang tính định hướng tương lai dưới nhiều góc cạnh, từ tài chính, quản trị đến các thông tin trách nhiệm xã hội Việc CBTT trên các BCTN không chỉ mang tính bắt buộc theo pháp luật mà còn thể hiện tính tự nguyện của nhà quản lý. Đã có nhiều nghiên cứu trước đây tiến hành nghiên cứu về vấn đề CBTT trên TTCK, nhưng đối tượng nghiên cứu hầu hết là các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) hoặc TP. HCM (HOSE). Trong khi đó vấn đề minh bạch hóa thông tin của các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCoM đang là vấn đề cấp bách thì chưa có đề tài nào khai thác. Xuất phát từ những thực trạng trên tác giả nhận thấy cần thiết thực hiện đề tài này. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 68 2. Cơ sở lý thuyết 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước Nghiên cứu Voluntary Disclosure Information in the Annual Reports of Non Financial Listed Companies: The Case of Vietnam được Tạ Quang Bình thực hiện năm 2012. Mục tiêu của nghiên cứu này là thiết lập danh mục thông tin tự nguyện (TTTN) cần công bố và đánh giá mức độ CBTTTN của các công ty niêm yết phi tài chính tại Việt Nam. Tác giả đã thiết lập một danh sách các mục TTTN cần công bố dựa trên các nghiên cứu trước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Sau đó, danh sách được đối chiếu lại với Thông tư 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về CBTT trên TTCK tại Việt Nam để loại ra các mục thông tin là bắt buộc phải công bố. Tiếp theo, danh sách này được gửi đến cho các chuyên gia để chọn ra các mục TTTN cần thiết công bố. Một danh sách cuối cùng các mục TTTN được thiết lập là 72 mục và nhóm thành 6 nhóm lớn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ CBTTTN của các công ty niêm yết còn rất thấp, tương tự với một số nước đang phát triển khác. Juhmani (2013) đã tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố và mức độ tiết lộ TTTN của các công ty niêm yết tại Bahrain. Mẫu nghiên cứu chính thức là 41 công ty niêm yết, dữ liệu được thu thập trên BCTN của các công ty này năm 2010. Để đo lường mức độ CBTTTN, tác giả sử dụng phương pháp chỉ số CBTT, danh sách các mục CBTTTN gồm 34 khoản mục được xây dựng dựa trên Luật Công ty Bahrain. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố có ảnh hưởng đến CBTTTN là quyền sở hữu của cổ đông không kiểm soát, quy mô công ty và đòn bẩy tài chính. Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) cũng đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của các doanh nghiệp (DN) niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng khảo sát trên BCTN của 106 DN niêm yết trên HOSE. Kết quả phân tích chỉ ra 3 nhân tố: (1) Quy mô; (2) Loại hình sở hữu có yếu tố nước ngoài; (3) Lợi nhuận có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của các DN niêm yết trên HOSE. Qua tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy có 2 dòng nghiên cứu: (1) là đánh giá mức độ CBTTTN của các công ty niêm yết và (2) tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ CBTTTN của các công ty niêm yết. Trong bài nghiên cứu này, tác giả đi theo dòng nghiên cứu thứ nhất, trên cơ sở kế thừa phương pháp nghiên cứu trước để kiểm định lại với đối tượng là các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sàn UPCoM tại Việt Nam. 2.2 Lý thuyết về công bố thông tin tự nguyện CBTTTN là việc trình bày các thông tin nằm ngoài quy định bắt buộc, bao gồm thông tin kế toán và các thông tin khác mà nhà quản lý cho là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.Việc này nhằm mục đích giảm bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý – nhà đầu tư và cung cấp thông tin nhằm giải thích yêu cầu của các bên liên quan khác (Meek & cs., 1995). 2.2.1 Nội dung thông tin tự nguyện cần công bố Ở mỗi quốc gia, văn bản quy định thông tin bắt buộc phải công bố trên TTCK không giống nhau, theo đó TTTN cần công bố cũng khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, nội dung thông tin tự nguyện mà tác giả nhắm tới là tất cả thông tin nằm ngoài quy định bắt buộc phải công bố trong BCTN của các DN trên sàn UPCoM chiếu theo quy định hiện hành là Thông tư 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong thực tế đã có nhiều nghiên cứu thực hiện thiết lập nội dung các mục TTTN cần công bố tại Việt Nam như: Tạ Quang Bình (2012), Nguyễn Thị Thu Hảo (2015), Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa danh mục nội dung TTTN cần công bố trên BCTN của Tạ Quang Bình (2012) làm cơ sở ban đầu cho việc thiết lập nội dung TTTN của tác giả. Theo đó, danh mục nội dung TTTN cần công bố của Tạ Quang Bình (2012) đã thiết lập gồm 72 khoản mục thông tin chia làm 6 nhóm thông tin cơ bản như sau: An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 69 Thứ nhất là nhóm “Thông tin chung về DN” gồm 14 mục thông tin, tiêu biểu như: sứ mệnh của DN, thị phần, vị thế cạnh tranh, mạng lưới tiếp thị, phương pháp kiểm soát chất lượng, đóng góp của DN cho nền kinh tế quốc gia, vấn đề quan trọng trong năm Thứ hai là nhóm “Thông tin ủy ban kiểm toán” gồm 7 mục thông tin, điển hình như: số lượng thành viên ủy ban kiểm toán, trình độ của các thành viên trong ủy ban kiểm toán, vai trò của ủy ban kiểm toán Thứ ba là nhóm “Thông tin tài chính” gồm 7 mục thông tin, nổi bật như thông tin tài chính DN qua 3 năm gần nhất, thông tin giá cổ phiếu, ảnh hưởng của lạm phát lên báo cáo tài chính, biến động của ngoại tệ Thứ tư là nhóm “Thông tin dự báo” gồm 12 mục thông tin, các thông tin quan trọng phải kể đến như: kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, kế hoạch mở rộng tiếp thị và phân phối, dự báo chi phí nghiên cứu và phát triển, dự báo doanh số bán hàng trong tương lai, dự báo lợi nhuận trong tương lai Thứ năm là nhóm “Thông tin nhân viên, trách nhiệm xã hội và chính sách môi trường” gồm 17 mục thông tin. Về cơ bản nhóm thông tin này chủ yếu trình bày các mục thông tin về chế độ chính sách đối với người lao động như: thù lao, thưởng, đào tạo, phúc lợi, an toàn lao động Cuối cùng là nhóm “ Thông tin về ban giám đốc” gồm 15 mục thông tin. Theo đó, các thông tin liên quan về ban giám đốc quan trọng cần tự nguyện công bố như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, cổ phần nắm giữ trong DN, thù lao được hưởng, cách thức trả thù lao, tài khoản hiện tại 2.2.2 Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện Để đo lường mức độ thông tin được công bố có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên để đo lường mức độ CBTT nói chung và CBTTTN nói riêng thì phương pháp chỉ số CBTT được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng. Chỉ số CBTT là một danh sách các khoản mục được lựa chọn, những thông tin có thể được công bố trên báo cáo của công ty (Marston & cs., 1991). Danh mục thông tin công bố có thể bao gồm cả thông tin bắt buộc và/hoặc các mục TTTN. Nó có thể bao gồm thông tin báo cáo trong một hoặc nhiều phương tiện CBTT của công ty như: BCTN, báo cáo tạm thời, quan hệ nhà đầu tư Trong bản thân phương pháp chỉ số CBTT lại có 2 cách sử dụng khác nhau là cho điểm trọng số và không cho điểm trọng số (Cooke T.E, 1989). Những nhà nghiên cứu ủng hộ phương pháp cho điểm trọng số vì họ cho rằng mỗi mục thông tin có tầm quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, việc cho điểm trọng số là tùy thuộc vào bản thân người nghiên cứu. Những người ủng hộ cho phương pháp không cho điểm trọng số giả định là các mục thông tin có tầm quan trọng như nhau đối với người dùng thông tin. Phương pháp này được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như: Juhmani (2013), Sweiti and Attayah (2013) 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện Nghiên cứu này dùng chỉ số CBTT không trọng số để đo lường mức độ CBTTTN của các DN trên sàn UPCoM. Trong đó, khoản mục được công bố gán giá trị là "1", không công bố gán giá trị là "0" và chỉ số CBTTTN cho từng DN được tính theo công thức sau: 𝑌𝑌𝑌𝑌 = 1 𝑛𝑛 �(dij)𝑛𝑛 𝑖𝑖=0 Trong đó : Yj : Chỉ số CBTTTN của DN thứ j (0 ≤ Yj ≤1) dij : Khoản mục thông tin i được DN j công bố n : Số mục thông tin tối đa công bố Trong đó, danh mục các TTTN cần công bố được tác giả xây dựng như sau: Bước 1: Trên cơ sở kế thừa danh mục TTTN cần công bố của Tạ Quang Bình (2012), tác giả loại ra những thông tin không phổ biến với hầu hết các DN tại Việt Nam hiện nay. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 70 Bước 2: Danh mục được đối chiếu với Thông tư 52/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn CBTT trên TTCK đang có hiệu lực thi hành năm 2015. Mục đích là loại ra những thông tin đã quy định là bắt buộc phải công bố trên BCTN, do danh mục CBTTTN của Tạ Quang Bình được xây dựng dựa trên Thông tư 09/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính đã được thay thế bởi Thông tư 52/2012/TT- BTC của Bộ Tài chính. Bước 3: Thêm vào những thông tin quan trọng, cụ thể là nhóm "thông tin môi trường và trách nhiệm xã hội", nên được tự nguyện công bố trong năm 2015. Những thông tin này quy định bắt buộc công bố trong TT 155/2015/TT-BTC, nhưng thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2016. Cuối cùng một danh mục chỉ số CBTTTN chính thức gồm 45 khoản mục chia làm 6 nhóm thông tin được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Danh mục chỉ số công bố thông tin tự nguyện STT Mục thông tin tự nguyện cần công bố A Thông tin chung về DN 1 Tuyên bố sứ mệnh của DN 2 Thị phần của DN 3 Thuận lợi và khó khăn của DN 4 Môi trường kinh doanh (kinh tế, chính trị, pháp luật...) 5 Tuyên bố vị thế cạnh tranh của DN trong ngành 6 Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng 7 Giải thưởng đạt được của DN 8 Đóng góp của DN cho nền kinh tế quốc gia 9 Vấn đề quan trọng trong năm 10 Bình luận về các mối quan hệ quan trọng của DN 11 Các yếu tố về văn hóa DN B Thông tin tài chính 12 Tóm tắt các dữ liệu tài chính trong ít nhất 3 năm gần nhất 13 Thông tin giá thị trường của cổ phiếu 14 Chính sách thanh toán cổ tức 15 Ảnh hưởng của lãi suất đến kết quả kinh doanh 16 Ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả kinh doanh C Thông tin dự báo/kế hoạch 17 Kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh 18 Kế hoạch tiếp thị và kế hoạch mở rộng hệ thống phân phối 19 Kế hoạch nghiên cứu và phát triển 20 Kế hoạch đầu tư, xây dựng cơ bản 21 Dự báo tỷ lệ chia cổ tức một/nhiều năm tới An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 71 22 Dự báo doanh số bán hàng/doanh thu trong một/nhiều năm tới 23 Dự báo lợi nhuận/khả năng sinh lời trong một/nhiều năm tới D Thông tin ban điều hành 24 Kinh nghiệm của ban giám đốc 25 Kinh nghiệm của kế toán trưởng 26 Lợi ích của kế toán trưởng trong các DN cạnh tranh 27 Lợi ích của ban giám đốc trong các DN cạnh tranh 28 Phân tích của việc xác định tiền công của ban giám đốc E Thông tin về chính sách, chế độ đối với người lao động 29 Chính sách tuyển dụng 30 Số lượng lao động thời điểm cuối năm của ít nhất 2 năm gần nhất 31 Phân loại lao động theo trình độ 32 Thông tin về chính sách lương, thưởng cho người lao động 33 Thu nhập bình quân đối với người lao động trong năm 34 Các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động 35 Các chương trình phát triển kỹ năng mềm cho người lao động 36 Chi phí đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, phát triển kỹ năng mềm cho người lao động 37 Chính sách nhằm đảm bảo sức khẻo, an toàn cho người lao động 38 Phúc lợi của người lao động 39 Dữ liệu về tai nạn lao động nơi làm việc F Thông tin liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội 40 Tình hình quản lý nguồn nguyên vật liệu trong năm 41 Tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm 42 Tiêu thụ nước trong năm 43 Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường 44 Các chương trình bảo vệ môi trường 45 Các hoạt động đầu tư cho cộng đồng và phát triển cộng đồng 3.2 Chọn mẫu Đối tượng nghiên cứu là BCTN năm 2015 của các DN trên sàn UPCoM được đăng tải trên website hnx.vn. Để mẫu nghiên cứu được nhất quán, kết quả nghiên cứu chính xác hơn, tác giả loại ra các DN lên sàn sau ngày 31/12/2015. Ngoài ra, tác giả cũng loại ra các DN thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm. Vì ngoài việc tuân thủ Luật Chứng khoán, quy định quản trị công ty, các DN này còn phải hoạt động theo Luật Tổ chức Tín dụng và những luật có liên quan khác. Phương pháp chọn mẫu: tác giả chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên. An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 72 Kích thước mẫu: do kích thước tổng thể đám đông (số lượng công ty trên sàn UPCoM năm 2015) đã biết nên nghiên cứu này áp dụng công thức xác định kích thước mẫu của Slovin (1960) như sau: 𝒏𝒏 = 𝑵𝑵 𝟏𝟏+𝑵𝑵(𝒆𝒆)𝟐𝟐 Trọng đó: - n: kích thước mẫu - N=tổng thể mẫu (đã biết) - e: sai số tiêu chuẩn (do nhà nghiên cứu chọn, thường chọn nhỏ hơn 10%) 3.3 Phương pháp nghiên cứu Thu thập dữ liệu: dựa vào danh mục chỉ số CBTTTN đã thiết lập, tác giả đối chiếu với BCTN để cho điểm và tính ra tổng số TTTN được công bố của các DN trong mẫu nghiên cứu, sau đó tính ra mức độ CBTTTN của từng DN. Xử lý dữ liệu: để đánh giá mức độ CBTTTN của các DN trên sàn UPCoM, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Trên cơ sở kết quả thống kê mô tả, tác giả sử dụng phương pháp suy diễn để đưa ra các hàm ý chính sách và kiến nghị nhằm nâng cao mức độ CBTTTN của các DN trên sàn UPCoM. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Mô tả về mẫu nghiên cứu Bảng 2. Bảng mô tả tóm tắt mẫu nghiên cứu Số DN giao dịch chứng khoán trên UPCoM đến 31/12/2015 254 Số DN thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm 4 Số DN không công bố BCTN trên website 15 Số DN còn lại trong tổng thể mẫu 235 Áp dụng công thức tính cỡ mẫu Slovin (1960): Mẫu của tổng thể còn lại là N= 235, tác giả chọn sai số tiêu chuẩn e = 5,6%; từ đó tính ra cỡ mẫu n =135,29 lấy n =135. Theo đó, tác giả lựa chọn ngẫu nhiêu 135 BCTN của 135 DN trên sàn UPCoM năm 2015 trong tổng số 235 DN để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. 4.2 Đánh giá về tình hình công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Việc CBTT trên BCTN của các DN trên sàn UPCoM còn nhiều hạn chế: nhiều DN không công bố BCTN trên website của sàn giao dịch chứng khoán; hình thức trình bày BCTN của nhiều DN chưa đúng theo biểu mẫu mà Bộ Tài chính đã ban hành, ví dụ như đảo lộn trật tự các khoản mục, tự thêm bớt các khoản mục nhiều DN còn chưa công bố đầy đủ các thông tin bắt buộc trên BCTN, ví dụ như các thông tin về các chỉ số tài chính, thông tin về cơ cấu cổ đông. Mức độ CBTTTN của các DN trên BCTN năm 2015 được tóm tắt trong Bảng 3. Bảng 3. Thống kê mô tả mức độ công bố thông tin tự nguyện Chỉ tiêu Mức độ CBTTTN (%) Giá trị nhỏ nhất 2,20 Giá trị lớn nhất 51,10 Giá trị trung bình 21,30 Độ lệch chuẩn 10,10 An Giang University Journal of Science – 2018, Vol. 19 (1), 67 – 75 73 Từ Bảng 3 cho thấy, mức độ CBTTTN của các DN còn rất thấp, DN có mức độ CBTTTN thấp nhất là 2,20% và cao nhất cũng chỉ ở mức 51,10%, mức độ CBTTTN trung bình của các DN chỉ ở mức 21,3%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2015) khi nghiên cứu về mức độ CBTTTN của các DN niêm yết trên HOSE, cụ thể mức độ CBTTTN theo nghiên cứu này thấp nhất là 3%, cao nhất là 59% và trung bình đạt 23,2%. Bảng thống kê 4 sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về mức độ CBTTTN của các DN: Bảng 4. Phân loại mức độ công bố thông tin tự nguyện Loại DN Số lượng DN Tỷ lệ (%) Mức độ CBTTTN < 10% 22 16,30 10 ≤ Mức độ CBTTTN < 20% 37 27,41 20 ≤ Mức độ CBTTTN < 30% 44 32,59 30 ≤ Mức độ CBTTTN < 40% 29 21,48 40 ≤ Mức độ CBTTTN < 52% 3 2,22 Tổng 135 100% Từ Bảng 4 cho thấy, các DN có mức độ CBTTTN ở mức từ 20% đến dưới 30% chiếm tỷ lệ cao nhất và các DN có mức độ CBTTTN từ 40 đến dưới 52% chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 2,22% DN nằm trong nhóm có mức độ CBTTTN cao nhất này, đây là một con số rất thấp. Qua đây cho thấy, đa số các DN có mức độ CBTT từ 10% đến dưới 30%. Nếu đánh giá mức độ CBTTTN của các DN theo nhóm thông tin công bố, vậy thì nhóm thông tin nào được các DN công bố nhiều nhất? Bảng thống kê số 5 sau đây sẽ trả lời cho chúng ta về câu hỏi này. Bảng 5. Phân loại tình hình công bố thông tin tự nguyện theo nhóm thông tin Loại thông tin % Công ty công bố Thông tin chung về DN 10,80 Thông tin tài chính 5,56 Thông tin dự báo/kế hoạch 31,64 Thông tin ban điều hành 20,15 Thông tin liên quan đến người lao động 30,23 Thông tin liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội 24,94 Qua Bảng 5 cho chúng ta thấy, nhóm thông tin dự báo/kế hoạch, đặc biệt thông tin về doanh thu/sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận tương lai là 2 thông tin được nhiều DN công bố nhất. Lý do có thể là đây chỉ là những con số dự báo nên việc nó có hợp lý hay không cũng khó có thể kiểm chứng, vậy thì các DN không ngại khi đưa ra doanh thu, lợi nhuận dự báo đẹp mắt để thu hút nhà đầu tư và các đối tượng liên quan khác. Bên cạnh đó, nhóm các thông tin như “Thông tin liên quan đến người lao động” và “Thông tin liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội” cũng được nhiều DN công bố. Lý do vì các thông tin này ít nhạy cảm đối với đối thủ cạnh tranh cũng như với nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Nhóm “Thông tin tài chính” và “Thông tin chung về DN” được ít DN công bố nhất. Thông tin tài chính được ít DN công bố là điều không khó hiểu, từ trước tới nay thông tin tài An Giang University Journal of Science – 2018, Vol.
Tài liệu liên quan