Vùng biển tỉnh Phú Yên có hình thái địa hình địa mạo với nhiều đầm, vịnh, bãi cát xen với
mũi đá nhô sát ra biển và khá nhạy cảm với những tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh
của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng. Do đó, chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
(Coastal Vulnerability Index) được áp dụng để đánh giá khả năng tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên,
trong hai trường gió mùa điển hình Đông Bắc và Tây Nam góp phần vào công tác quản lý tổng hợp
đới bờ. Chỉ số CVI được tính dựa trên 6 biến số sau: địa mạo, độ dốc (%), tốc độ xói lở/bồi tụ trung
bình năm (m/năm), độ cao sóng trung bình (m), độ cao triều trung bình (m), tốc độ thay đổi mực
nước biển dâng tương đối (mm/năm). Dựa vào giá trị của CVI tính được cho từng đoạn bờ cụ thể
trong mùa gió Đông Bắc trong khoảng 2,58 đến 32,66; mùa gió Tây Nam từ 2,58 đến 28,28, đường
bờ biển tỉnh Phú Yên được chia thành 5 mức độ dễ bị tổn thương là: rất thấp, thấp, trung bình, cao
và rất cao.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 10/06/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
DOI: 10.15625/vap.2019.000128
252
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ DỄ BỊ TỔN THƢƠNG BỜ BIỂN TỈNH PHÚ YÊN
Bùi Minh Chung
1,2
, Phạm Bá Trung2, Ngô Minh Thiện1
1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM,
Email:buiminhchung14@gmail.com
2
Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Email: batrungpham@gmail.com, nmthien@hcmus.edu.vn
TÓM TẮT
Vùng biển tỉnh Phú Yên có hình thái địa hình địa mạo với nhiều đầm, vịnh, bãi cát xen với
mũi đá nhô sát ra biển và khá nhạy cảm với những tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh
của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng. Do đó, chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
(Coastal Vulnerability Index) được áp dụng để đánh giá khả năng tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên,
trong hai trường gió mùa điển hình Đông Bắc và Tây Nam góp phần vào công tác quản lý tổng hợp
đới bờ. Chỉ số CVI được tính dựa trên 6 biến số sau: địa mạo, độ dốc (%), tốc độ xói lở/bồi tụ trung
bình năm (m/năm), độ cao sóng trung bình (m), độ cao triều trung bình (m), tốc độ thay đổi mực
nước biển dâng tương đối (mm/năm). Dựa vào giá trị của CVI tính được cho từng đoạn bờ cụ thể
trong mùa gió Đông Bắc trong khoảng 2,58 đến 32,66; mùa gió Tây Nam từ 2,58 đến 28,28, đường
bờ biển tỉnh Phú Yên được chia thành 5 mức độ dễ bị tổn thương là: rất thấp, thấp, trung bình, cao
và rất cao.
Từ khóa: Chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển, xói lở, bồi tụ, Phú Yên.
1. GIỚI THIỆU
Phú Yên là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài khoảng 189 km, hình thái
địa hình địa mạo với nhiều đầm, vịnh, các bãi ngang nằm xen mũi đá nhô sát ra biển. Vùng bờ này
tương đối nhạy cảm với những tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Hiện nay, việc đánh
giá mức độ tổn thương bờ biển bằng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (Coastal Vulnerability
Index – CVI) đã được áp dụng tại nhiều khu vực trên thế giới [5], [6] cùng với sự trợ giúp rất đắc
lực và hiệu quả của công cụ viễn thám và GIS. Trên cơ sở đó, phương pháp trên được áp dụng để
nghiên cứu mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên góp phần phục vụ cho công tác quản lý
tổng hợp đới bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng hiện tại và tương lai.
2. PHƢƠNG PHÁP
2.1. Phƣơng pháp chỉ số mức độ dễ bị tổn thƣơng bờ biển
Đây là một chỉ số sử dụng để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (Coastal
Vulnerability Index – CVI). CVI được tính toán dựa trên điểm trọng số của từng đoạn bờ cụ thể với
6 biến số tương ứng được chia theo các cấp độ tổn thương khác nhau [5]: (a) địa mạo, (b) độ dốc
(%), (c) tốc độ xói lở/bồi tụ bờ (m/năm), (d) độ cao sóng trung bình (m), (e) độ cao triều trung bình
(m), (f) tốc độ thay đổi mực nước biển dâng tương đối (mm/năm) bằng công thức sau (theo Thieler
và Hammar-Klose, 2001):
CVI = √ (1)
2.2. Phƣơng pháp viễn thám và GIS
Trong phương pháp này, sử dụng các ảnh vệ tinh thu thập được từ phần mềm Google Earth,
các loại bản đồ và phần mềm GIS (Mapinfo 15.0, ArcGis 10.6) để trích xuất, giải đoán đường bờ,
sau đó tính toán tốc độ xói lở/bồi tụ bờ trong giai đoạn từ năm 2002 – 2019 bằng công cụ DSAS 5.0
trong phần mềm Arcgis [4] cho từng đoạn bờ. Độ dốc bờ khu vực nghiên cứu được tính toán bằng
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
253
công cụ Vertical Mapper 3.7 trong phần mềm Mapinfo dựa trên bản đồ nền là bản đồ địa hình đáy
ven biển tỉnh Phú Yên và kết quả khảo sát đo sâu địa hình đáy bằng máy đo sâu Lowrance LMS-
525CD khu vực đầm Cù Mông, một phần bãi Long Thủy, bãi Môn. Độ cao sóng trung bình phân
loại cho từng khu vực bờ biển theo kết quả tính toán phân bố đặc trưng sóng tại vùng biển Phú Yên
[2]; độ cao triều trung bình là 1,5-2,0 m (mức độ dễ bị tổn thương cao); tốc độ biến đổi mực nước
biển dâng tương đối tỉnh Phú Yên nằm trong khu vực ven biển Nam Trung Bộ theo kịch bản biến
đổi khí hậu 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường [1] là 5,6 mm/năm (mức độ dễ bị tổn thương rất
cao). Từ đó, kết hợp các dữ liệu thuộc tính và không gian của các đoạn bờ dưa trên 6 biến số để
thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ cho việc tính toán chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
(CVI) toàn khu vực nghiên cứu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đoạn bờ biển tỉnh Phú Yên dài 189 km, ở phía Bắc tỉnh bờ biển khúc khuỷu, tạo nên những
đầm, vịnh như đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài. Phía Nam tỉnh chủ yếu là bãi ngang với
các cồn cát dọc ven biển, riêng từ chân núi bãi Gốc (Hoà Tâm) đến Hòn Nưa có mũi Nạy và vịnh
nước sâu Vũng Rô, nằm ở cực nam tỉnh. Dọc bờ biển từ bắc xuống nam có 5 cửa lạch từ 3 sông
chính và 2 đầm chảy ra biển đó là: Cửa đầm Cù Mông; cửa Tiên Châu (sông Cái), cửa Lễ Thịnh
(đầm Ô Loan), cửa Đà Rằng (sông Đà Rằng), cửa Đà Nông (sông Bàn Thạch). Đoạn bờ biển Phú
Yên đặc trưng bởi các tích tụ cửa sông tạo thành các bãi cát tích tụ biển kéo dài, tương đối thẳng, độ
dốc lớn. Phía sau các bãi này là các thành tạo tích tụ biển kiểu val bờ và đụn cát cao, kéo dài dọc
theo đường bờ và các bãi cát hiện đại. Phần lớn chiều dài bờ biển là các bãi cát (bãi Tuy Hoà, Tuy
Hoà – Phú Lâm), bãi có chiều dài lớn nhất là 15-20 km (bãi Tuy Hoà – Phú Lâm), trung bình 5 – 8
km, thành phần chủ yếu là cát từ cát thô đến cát nhỏ. hình thái địa mạo vùng ven bờ biển Phú Yên
chủ yếu được phân loại các kiểu bờ sau: bờ cấu tạo bằng đá (mức độ tổn thương rất thấp như khu
vực đầm Cù Mông; xã An Chấn); bờ cát (mức độ tổn thương rất cao tại các bãi biển như bãi Tuy
Hòa, bãi Xuân Hải); bờ trong khu vực đầm (đầm Cù Mông, đầm Ô Loan), cửa sông (cửa Đà Rằng,
cửa Đà Nông) ở mức độ tổn thương cao. Khu vực có bờ trong đầm, vịnh đã và đang được khai thác
để nuôi thủy sản gần như ít biến động được đánh giá ở mức độ dễ bị tổn thương trung bình theo
biến số tốc độ biến đổi bờ.
Vùng biển ven bờ tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng đặc trưng của 2 trường gió mùa điển hình là
Đông Bắc (hướng sóng NE) và Tây Nam (hướng sóng chính SE) với độ cao triều trung bình là 1,5-
2,0 m (mức độ dễ bị tổn thương cao), cho nên chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) của
tỉnh Phú Yên được tính toán theo 2 mùa gió với đặc trưng sóng khác nhau cho từng đoạn bờ tương
ứng theo kết quả phân tích ở trên và được chia ra 5 cấp mức độ dễ bị tổn thương là rất thấp, thấp,
trung bình, cao và rất cao.
Trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc, kết quả tính được chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
(CVI) toàn bộ bờ có giá trị từ 2,58 đến 32,66. Với mức độ dễ bị tổn thương rất thấp (2,58-6,32)
chiếm 81% (Đầm Cù Mông, vịnh Vũng Rô); thấp (6,32-10,32) chiếm 10 % (bãi Xuân Hải, bãi Vinh
Hòa – Từ Nham); trung bình (10,33-14,61) chiếm 6 % (phía bắc bãi Long Thủy, cửa Tiên Châu);
cao (14,61-20,41) chiếm 1% (bãi An Hải, cửa sông Đà Rằng); rất cao (20,41-32,66) hầu như chiếm
tỷ lệ rất nhỏ (cửa sông Đà Rằng) (Hình 1).
Thời kỳ gió mùa Tây Nam, chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) có giá trị từ 2,58
đến 28,28. Với mức độ dễ bị tổn thương rất thấp (2,58-4,47) chiếm 78% (từ Mũi Điện tới vịnh
Vũng Rô, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan); thấp (4,48-7,07) chiếm 13% (phía nam bãi Xuân Hải, bãi
Hòa Hiệp); trung bình (7,07-11,54) chiếm 6 % (phía nam bãi Long Thủy, bãi Gốc); cao (11,55-
15,81) chiếm 3% (bãi Tuy Hòa, cửa sông Đà Rằng, khu vực cửa Đà Nông); rất cao (15,81-28,28)
chiếm tỷ lệ rất nhỏ (cửa sông Đà Rằng) (Hình 2).
Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019
254
4. KẾT LUẬN
Bằng việc sử dụng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ biển (CVI) đã phân loại ra 5 mức độ tổn
thương khác nhau theo 2 trường gió mùa điển hình Đông Bắc và Tây Nam của bờ biển Phú Yên là
rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao. Các đoạn bờ bãi An Hải, bãi Long Thủy, bãi biển từ cửa Đà
Rằng đến cửa Đà Nông đều có mức độ dễ bị tổn thương từ thấp đến rất cao do các khu vực này có
cấu tạo bờ chủ yếu là cát, chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố thủy động lực. Các đoạn bờ cấu tạo
bằng đá, cũng như bờ trong các đầm, vịnh như vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô, đầm Ô Loan có mức
độ dễ bị tổn thương từ thấp tới rất thấp (chiếm phần lớn độ dài đường bờ trong khu vực khoảng trên
50%). Các kết quả này đã phản ánh một cách chi tiết mức độ dễ bị tổn thương bờ biển tỉnh Phú Yên
dưới tác động của các yếu tố ngoại sinh và nội sinh. Từ đó, có thể thấy rằng, phương pháp này có
thể áp dụng cho nhiều vùng bờ biển khác nhau, phục vụ cho công tác quản lý tổng hợp đới bờ ở
hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, để tăng mức độ tin cậy và chính xác của kết quả tính toán, cần thiết
tiến hành nhiều đợt khảo sát đo đạc, khảo sát ngoài thực địa trong khu vực nghiên cứu về các yếu tố
như địa mạo, địa hình đáy biển ven bờ, độ cao sóng, độ cao triều.
Lời cảm ơn
Bài báo đã sử dụng một số dữ liệu của đề tài VAST 05/05-18-19 do Thạc sỹ Phạm Bá Trung
làm chủ nhiệm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí và điều kiện vật chất để hoàn thành nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016. Kịch bản biến đổi khí hậu 2016. Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi
trường và bản đồ Việt Nam.
[2]. Lê Đình Mầu, Bùi Hồng Long, 2003. Đặc điểm phân bố các đặc trưng sóng tại vùng biển ven bờ tỉnh
Phú Yên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 3(3), tr. 32-46.
[3]. Vũ Văn Phái, Dương Tuấn Ngọc, Bùi Quang Dũng, 2011. Sử dụng chỉ số mức độ dễ bị tổn thương bờ
biển nghiên cứu biến đổi đường bờ biển tỉnh Bình Thuận. Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn
quốc lần thứ V, Quyển 3: Địa lý, Địa chất và Địa vật lý biển. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà
Nội, tr. 159-164.
[4]. Emily A. Himmelstoss, Rachel E. Henderson, Meredith G. Kratzmann, Amy S. Farris. 2018. Digital
Shoreline Analysis System (DSAS) version 5.0 User Guide – An ArcGIS extension for calculating
shoreline change. U.S Geological Survey Open-File Report 2018-1179.
[5]. Thieler E.R. and Hammar-Klose E.S., 2001. Coastal Vulnerability to Sea-level Rise: A Preliminary
database for the U.S. Atlantic and Gulf of Mexico coast. https://pubs.usgs.gov/dds/dds68/
[6]. Vasilis KOTINAS, Niki EVELPIDOU, Anna KARKANI, Miltiadis POLIDOROU. Modelling Coastal
Erosion. Hellenic republic National and Kapodistrian University of Athens.
Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”
255
Hình 1. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
CVI trong mùa gió Đông Bắc (hướng sóng NE).
Hình 2. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương bờ biển
CVI trong mùa gió Tây Nam (hướng sóng SE).
ASSESSMENT OF COASTAL VULNERABILITY IN PHU YEN PROVINCE
Bui Minh Chung
1,2
, Pham Ba Trung
2
, Ngo Minh Thien
1
1
University of Science, VNU-HCM, Email: buiminhchung14@gmail.com
2
Institute of Oceanography,
Vietnam Academy of Science and Technology
Email: batrungpham@gmail.com, nmthien@hcmus.edu.vn
ABSTRACT
The coastal area of Phu Yen province has diverse forms with many marshes, bays, sandy
beaches and the rocky heads jutting into the sea and they are quite vulnerable to the impacts of
exogenous and endogenous factors of climate change such as sea-level rise. Therefore, the Coastal
Vulnerability Index (CVI) is used to assess the coastal vulnerability of Phu Yen province in the
northeast and southwest monsoon periods. CVI is calculated based on the following 6 variables:
geomorphology, coastal slope (%), shoreline erosion/accretion rates (m/year), relative sea-level
change (mm/year), mean significant wave height (m) and mean tide range (m). Based on the value
of CVI calculated for each specific section of shoreline in the Northeast monsoon season in the
range of 2.58 to 32.66; Southwest monsoon season from 2.58 to 28.28, the shoreline of Phu Yen
province is divided into five vulnerability classes of very low, low, moderate, high and very high.
Keywords: Coastal vulnerability index, erosion, accretion, Phu Yen.