Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những giải pháp quản lý góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quy trình kiểm định chất lượng giáo
dục, tự đánh giá được xác định là bước quan trọng nhất, đánh giá ngoài là bước
quan trọng tiếp theo.
Hoạt động đánh giá ngoài trường mầm non được thực hiện sau khi nhà
trường hoàn thành tự đánh giá và hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường được Sở
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chấp nhận. Sở GDĐT sẽ thành lập đoàn đánh giá
ngoài đến trường để khảo sát, đánh giá và xác định mức độ trường mầm non đáp
ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; đề nghị công nhận
hoặc không công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Để việc đánh giá ngoài trường mầm non hiệu quả, trung thực, chính xác,
khách quan, thành viên đoàn đánh giá ngoài cần phải hiểu được mục đích, nắm được
quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài, từ đó vận dụng vào các hoạt động khi tiến hành
đánh giá ngoài trường mầm non. Tài liệu này được xây dựng với mục đích đó
42 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá ngoài trường mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC
CHO TRẺ MẦM NON
MODULE 3
ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRƯỜNG MẦM NON
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non)
TÀI LIỆU BỔ TRỢ
2
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3
B. MỤC TIÊU 4
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
D. CÁC HOẠT ĐỘNG 5
Hoạt động 1. Thảo luận các nội dung sau: ......................................................... 5
Hoạt động 2. Thảo luận các nội dung sau: ......................................................... 8
Hoạt động 3. Thảo luận về nội dung sau: ........................................................ 31
Hoạt động 4. Bài tập thực hành ....................................................................... 33
3
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Kiểm định chất lượng giáo dục là một trong những giải pháp quản lý góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quy trình kiểm định chất lượng giáo
dục, tự đánh giá được xác định là bước quan trọng nhất, đánh giá ngoài là bước
quan trọng tiếp theo.
Hoạt động đánh giá ngoài trường mầm non được thực hiện sau khi nhà
trường hoàn thành tự đánh giá và hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường được Sở
Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chấp nhận. Sở GDĐT sẽ thành lập đoàn đánh giá
ngoài đến trường để khảo sát, đánh giá và xác định mức độ trường mầm non đáp
ứng các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục; đề nghị công nhận
hoặc không công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Để việc đánh giá ngoài trường mầm non hiệu quả, trung thực, chính xác,
khách quan, thành viên đoàn đánh giá ngoài cần phải hiểu được mục đích, nắm được
quy trình, kỹ thuật đánh giá ngoài, từ đó vận dụng vào các hoạt động khi tiến hành
đánh giá ngoài trường mầm non. Tài liệu này được xây dựng với mục đích đó.
Nội dung của module:
Module đánh giá ngoài trường mầm non trang bị cho học viên những kiến
thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tiến hành các hoạt động đánh giá trường mầm
non bao gồm:
1. Mục đích của hoạt động đánh giá ngoài trường mầm non.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên đoàn đánh giá ngoài.
3. Quy trình thực hiện khi đánh giá ngoài trường mầm non và các sản
phẩm cụ thể trong từng bước của quy trình.
4. Sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá ngoài và hoạt động thanh tra
trường mầm non.
Thời gian học tập: 45 tiết (Lý thuyết: 15 tiết; thảo luận, thực hành: 15
tiết; tự nghiên cứu: 15 tiết).
Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc,
nghiên cứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành.
4
Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng
đi học cho trẻ mầm non.
Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học
cho trẻ mầm non.
B. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Người học được cung cấp các kiến thức về:
- Mục đích đánh giá ngoài trường mầm non; số lượng, cơ cấu thành phần,
tiêu chuẩn và nhiệm vụ của thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non;
- Quy trình và cách thức thực hiện từng bước của quy trình đánh giá ngoài
trường mầm non; những điểm lưu ý khi thực hiện mỗi bước trong quy trình;
- Sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá ngoài và hoạt động thanh tra
trường mầm non.
2. Kỹ năng
Người học được rèn các kỹ năng:
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá về báo cáo tự đánh giá của trường mầm
non và các tư liệu liên quan;
- Xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động đánh giá ngoài;
- Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm; tổ chức, điều hành, phối hợp các
hoạt động đánh giá ngoài;
- Phân tích, nhận xét, đánh giá về báo cáo sơ bộ, bạn nhận xét kết quả
nghiên cứu tiêu chí, kết quả nghiên cứu hồ sơ, phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo
đánh giá ngoài.
3. Thái độ
Người học có điều kiện để phát triển đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tác
phong của người làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non:
trung thực, khách quan, minh bạch, dân chủ.
5
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày
07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục trường mầm non, Hà Nội.
2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 Hướng
dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội.
3. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Tài liệu tập huấn tự đánh giá trường mầm non, Hà Nội.
4. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/ 2014 về việc hướng dẫn
xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng, Hà Nội.
5. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Tài liệu tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội.
6. Nguyễn Đại Dương (2013), “Đánh giá ngoài trường mầm non”, Tạp chí
Giáo dục Mầm non, Số 2, Hà Nội.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Thảo luận các nội dung sau:
1. Khái niệm đánh giá ngoài trường mầm non? Đánh giá ngoài trường
mầm non nhằm mục đích gì? Điều kiện để trường mầm non được đăng ký đánh
giá ngoài?
2. Số lượng thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non? Tiêu chuẩn
của thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non?
3. Nhiệm vụ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài trường mầm non?
6
Thông tin phản hồi:
1. Khái niệm đánh giá ngoài trường mầm non
Đánh giá ngoài trường mầm non là hoạt động đánh giá của cơ quan quản
lý nhà nước nhằm xác định mức độ đạt được tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục của trường mầm non.
2. Mục đích của đánh giá ngoài trường mầm non
- Đoàn đánh giá ngoài có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá và xác định mức độ
trường mầm non đáp ứng yêu cầu của các tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng giáo dục;
- Tư vấn, khuyến nghị các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo
dục đối với nhà trường;
- Đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường mầm non đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục.
3. Điều kiện để trường mầm non được đăng ký đánh giá ngoài
- Hoạt động giáo dục ít nhất 3 năm;
- Kết quả tự đánh giá của trường đạt từ cấp độ 1 trở lên theo quy định tại
Điều 22, Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình,
chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
4. Đoàn đánh giá ngoài trường mầm non
Đoàn đánh giá ngoài trường mầm non do Giám đốc Sở GDĐT ra quyết định
thành lập. Đoàn đánh giá ngoài có từ 5 đến 7 thành viên.
4.1. Thành phần đoàn đánh giá ngoài
- Trưởng đoàn là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường mầm non hoặc
cán bộ của Phòng GDĐT, Sở GDĐT hoặc trưởng khoa, phó trưởng khoa mầm
non của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Thư ký và các thành viên khác là cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm
non, cán bộ của Phòng GDĐT, Sở GDĐT, giảng viên khoa giáo dục mầm non
của trường sư phạm thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
7
4.2. Tiêu chuẩn của các thành viên đoàn đánh giá ngoài
Các thành viên đoàn đánh giá ngoài có tư cách đạo đức tốt, trung thực và
khách quan; trước đây và hiện nay không làm việc tại trường mầm non được
đánh giá ngoài; có ít nhất 5 năm công tác trong ngành giáo dục; có kinh nghiệm
triển khai đánh giá chất lượng giáo dục; am hiểu về giáo dục mầm non; đã hoàn
thành chương trình đào tạo, tập huấn về đánh giá ngoài do Bộ GDĐT tổ chức.
5. Nhiệm vụ của các thành viên đoàn đánh giá ngoài
5.1. Trưởng đoàn
Trưởng đoàn điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài theo quy
trình đánh giá ngoài:
- Xây dựng kế hoạch làm việc của đoàn. Kế hoạch làm việc phải được Sở
GDĐT phê duyệt;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn;
- Chỉ đạo việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá,
báo cáo kết quả khảo sát tại trường mầm non và báo cáo đánh giá ngoài;
- Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với trường mầm non về kết quả
khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đối với trường mầm non;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu, khiếu nại
hoặc chất vấn của cơ quan quản lý giáo dục, của trường mầm non được đánh giá
ngoài và của xã hội;
- Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và
chuyển về Sở GDĐT để lưu trữ sau khi kết thúc đánh giá ngoài.
5.2. Thư ký
Thư ký giúp trưởng đoàn triển khai các hoạt động đánh giá ngoài: Thực
hiện các nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công (xây dựng kế hoạch làm việc,
tập hợp các hồ sơ, tài liệu, ghi biên bản tiến trình làm việc của đoàn, viết các
báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài,...).
8
5.3. Thành viên khác của đoàn
Thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn
theo phân công của trưởng đoàn.
Đoàn đánh giá ngoài phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến nội dung
công việc và kết quả đánh giá trước khi thông báo kết quả đánh giá ngoài cho
trường mầm non.
Hoạt động 2. Thảo luận các nội dung sau:
1. Công tác chuẩn bị của đoàn đánh giá ngoài trường mầm non?
2. Các bước của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non? Cách thức
thực hiện từng bước của quy trình đánh giá ngoài trường mầm non? Những lưu
ý khi thực hiện từng bước trong quy trình?
Thông tin phản hồi:
1. Công tác chuẩn bị của đoàn đánh giá ngoài trường mầm non
1.1. Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, trưởng đoàn
tổ chức họp đoàn để:
- Thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn (Kế hoạch làm việc của đoàn do
Trưởng đoàn dự kiến; được chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện sau khi họp đoàn);
- Trưởng đoàn đánh giá ngoài chuyển hồ sơ đánh giá cho các thành viên
của đoàn. Hồ sơ gồm: Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài; Kế hoạch làm
việc của đoàn; Báo cáo tự đánh giá của trường mầm non (có thể bằng bản mềm)
và các văn bản khác có liên quan.
9
1.2. Mẫu kế hoạch làm việc của đoàn đánh giá ngoài
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
TRƯỜNG ....................................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 20
KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
I. MỤC ĐÍCH
1. Xác nhận tính xác thực và khách quan của báo cáo tự đánh giá theo các tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Khảo sát, đánh giá và xác định mức độ Trường đáp ứng các tiêu chí
trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
3. Đề nghị công nhận hoặc không công nhận Trường .... đạt tiêu chuẩn
chất lượng giáo dục.
II. NỘI DUNG
1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện
2. Khảo sát sơ bộ
Thời gian Nội dung Thực hiện
3. Khảo sát chính thức
Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
Ngày, tháng, năm Nội d
ng Thực hiện
5. Lấy ý kiến phản hồi của trường về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện
10
6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài
Ngày, tháng, năm Nội dung Thực hiện
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
.......................................................................................................................................................
DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Nơi nhận:
- Sở GDĐT (để b/c);
- Đoàn ĐGN (để th/h);
- Trường được ĐGN;
- Lưu hồ sơ.
...., ngày.... tháng năm 20...
TRƯỞNG ĐOÀN
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non và cách thức thực hiện
từng bước của quy trình
2.1. Quy trình đánh giá ngoài trường mầm non
- Bước 1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
- Bước 2. Khảo sát sơ bộ
- Bước 3. Khảo sát chính thức
- Bước 4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
- Bước 5. Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh
giá ngoài
- Bước 6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài.
2.2. Cách thức thực hiện từng bước của quy trình đánh giá ngoài
trường mầm non
2.2.1. Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
2.2.1.1. Làm việc cá nhân
Trong thời gian 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đánh giá, thành viên
của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan:
11
Thành viên đoàn đánh giá ngoài đọc báo cáo tự đánh giá của trường mầm
non và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm định chất
lượng giáo dục, các văn bản khác có liên quan để nhận xét, đánh giá về hình thức,
nội dung của báo cáo tự đánh giá, đưa ra các ý kiến đề xuất với đoàn đánh giá
ngoài về những vấn đề cần thảo luận.
Các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về kiểm định chất
lượng giáo dục cần nghiên cứu: Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường
mầm non; Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 Hướng
dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non; Công văn số
1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/ 2014 về việc hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý
tìm minh chứng;
Văn bản có liên quan cần nghiên cứu: Thông tư số 01/2011/TT-BNV
ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật t rình bày
văn bản hành chính.
- Viết báo cáo sơ bộ:
Báo cáo sơ bộ có các nội dung: Nhận xét chung (về hình thức trình bày,
văn phong, chính tả); Nhận xét về nội dung; Những tiêu chí chưa đánh giá
đúng, chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ; Đề xuất với đoàn đánh
giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm.
12
- Mẫu báo cáo sơ bộ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SƠ BỘ
Người viết: ..........................................................................................................................................................
Đơn vị công tác: ...............................................................................................................................................
Điện thoại: ...............................................E mail: ..........................................................................................
Trường được đánh giá ngoài....................................................................................................................
1. Nhận xét chung
a) Hình thức trình bày, cấu trúc:.............................................................................................................
b) Văn phong, chính tả:................................................................................................................................
2. Nhận xét về nội dung:.......................................................................................... ................................
3. Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá
đầy đủ:...................................................................................................................................................................
4. Đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm
...............................................................................................................................................................................
, ngày tháng năm 20....................
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
2.2.1.2. Làm việc tập trung
Sau khi có đủ báo cáo sơ bộ của tất cả thành viên, đoàn đánh giá ngoài
làm việc tập trung từ 1 đến 2 ngày để nghiên cứu hồ sơ đánh giá.
Đoàn thực hiện các công việc sau:
- Trao đổi, thảo luận về báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn;
- Phân công nghiên cứu sâu một số tiêu chí cho mỗi thành viên: Mỗi
thành viên trong đoàn viết một bản nhận xét về các tiêu chí được phân công;
Bản nhận xét của từng thành viên gửi trưởng đoàn để chuyển cho các thành viên
khác trong đoàn trao đổi, thảo luận. Bản nhận xét về các tiêu chí có các nội dung
13
chính: Điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng, kết quả đánh giá,
những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng, những
yêu cầu đối với trường để chuẩn bị cho khảo sát chính thức.
- Mẫu bản nhận xét về các tiêu chí:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN NHẬN XÉT VỀ CÁC TIÊU CHÍ
Người viết: ...............................................................................................................................
Đơn vị công tác: ....................................................................................................................
Điện thoại: ................................................. Email: ..............................................................
Trường được đánh giá ngoài...........................................................................................
TIÊU CHUẨN.......................................................................................................................
Tiêu chí: .....................................................................................................................................
a) .....................................................................................................................................................
b) .....................................................................................................................................................
c) .....................................................................................................................................................
1. Điểm mạnh (đánh giá việc xác định điểm mạnh của trường và ý kiến
đề xuất) .................................................................................................................................................................
2. Điểm yếu (đánh giá việc xác định điểm yếu của trường và ý kiến đề
xuất) ................................................................................................................................... ....................................
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng (đánh giá việc xác định kế hoạch cải
tiến chất lượng của trường và ý kiến đề xuất)..
4. Kết quả đánh giá
- Nhận xét về kết quả đánh giá của trường:
- Trường tự đánh giá:
- Đánh giá của thành viên đoàn ĐGN:
5. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh
chứng
...........................................................................................................................................................................................
6. Những yêu cầu đối với trường để chuẩn bị cho khảo sát chính thức
.................................................................................................................................................................................
(Đánh giá lần lượt đến hết tiêu chí được phân công theo cấu trúc trên)
, ngày tháng năm 20
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
14
- Các thành viên viết phiếu đánh giá tiêu chí:
Phiếu đánh giá tiêu chí có các nội dung chính: điểm mạnh; điểm yếu; kế
hoạch cải tiến chất lượng; những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ
sung minh chứng; đánh giá tiêu chí.
Mẫu Phiếu đánh giá tiêu chí:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 20
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Người viết: .................................................................................................................
Đơn vị công tác: .......................................................................................................
Điện thoại: .......................................... Email: .........................................................
Trường được đánh giá ngoài.................................................................................
Tiêu chuẩn:................................................................................................................
Tiêu chí: ...............................................................