Nghiên cứu này sẽ đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng từ đó đề
ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài
được thực hiện bằng hai phương pháp chính là phương pháp điều tra xã hội học thông qua
phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và phương pháp xử lý số liệu, phân tích
nhân tố thông qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy chưa đến 50% người tiêu dùng
TP.HCM trả lời đúng các câu hỏi về tiêu dùng xanh, Người tiêu dùng thực hiện tiêu dùng
xanh rất tích cực có đến 46,3% mua các sản phẩm xanh và 44,6% sử dụng điện, nước tiết
kiệm. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố, kết quả thu được hai nhóm nhân tố mới ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng đó là sức khoẻ và chi phí. Đồng thời
cũng xuất hiện hai nhóm nhân tố mới ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng khi mua
một sản phẩm đó là cách tiếp cận sản phẩm và bản chất sản phẩm. Từ đó, đề xuất các
phương án phù hợp để các nhà quản lý, nhà sản xuất cũng như Chính phủ có các chính sách
thúc đẩy tiêu dùng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung
7 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TP. Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
517
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
TP. HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC SIÊU THỊ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN
THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH
Đoàn Thị Bảo Trâm*, Thái Văn Nam
Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc: baotram1095@gmail.com
TÓM TẮT
Nghiên cứu này sẽ đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng từ đó đề
ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài
được thực hiện bằng hai phương pháp chính là phương pháp điều tra xã hội học thông qua
phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và phương pháp xử lý số liệu, phân tích
nhân tố thông qua phần mềm SPSS. Kết quả cho thấy chưa đến 50% người tiêu dùng
TP.HCM trả lời đúng các câu hỏi về tiêu dùng xanh, Người tiêu dùng thực hiện tiêu dùng
xanh rất tích cực có đến 46,3% mua các sản phẩm xanh và 44,6% sử dụng điện, nước tiết
kiệm. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố, kết quả thu được hai nhóm nhân tố mới ảnh hưởng
đến quyết định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng đó là sức khoẻ và chi phí. Đồng thời
cũng xuất hiện hai nhóm nhân tố mới ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng khi mua
một sản phẩm đó là cách tiếp cận sản phẩm và bản chất sản phẩm. Từ đó, đề xuất các
phương án phù hợp để các nhà quản lý, nhà sản xuất cũng như Chính phủ có các chính sách
thúc đẩy tiêu dùng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Từ khóa: Mua sắm xanh, Người tiêu dùng TP.HCM, Nhân tố ảnh hưởng, Quyết định mua,
Tiêu dùng xanh.
ASSESSMENT OF AWARENESS AND BEHAVIOR GREEN CONSUMPTION OF
CONSUMERS IN HO CHI MINH CITY AND PROPOSAL OF GREEN
CONSUMPTION PROMOTION
Doan Thi Bao Tram*, Thai Van Nam
Ho Chi Minh City University of Technology
*Corresponding author: baotram1095@gmail.com
ABSTRACT
This study aims to assess the awareness, green consumption behavior of consumers from that
proposed the appropriate solutions to promote green consumption in Ho Chi Minh City. The
topic was done by two methods including the method of sociological survey through direct
interview with questionnaires and method of processing data, factor analysis through SPSS
software. The obtained results showed that less than 50% of consumers in HCMC answered
questions about green consumption correctly. The consumers performed green consumption
very positively with 46,3% buying green products and 44,6% saving electricity, and water.
After analyzing factors, the results obtained two new factor groups including health and cost
that influence on the decision of buying green products of consumers. Besides, other two new
factor groups that also affect the decision of consumers when buying a product are how to
approach a product and the nature of product. Thence, proposing the suitable projects to
managers, manufacturers as well as government in order to have policies to promote green
consumption in Ho Chi Minh City in particular and Vietnam in general. to promote green
consumption in Ho Chi Minh City in particular and Vietnam in general.
Keywords: Green Procurement, HCMC Consumers, influencing factors, purchasing decision,
green consumption.
TỔNG QUAN
Tại Tp. Hồ Chí Minh, một bộ phận dân cư
vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử
dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử
dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp, không
có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
518
triển bền vững.
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường,
điều quan trọng nhất là con người phải thay
đổi được hành vi mua sắm và tiêu thụ của
mình. Tiêu dùng xanh hiện nay cũng đã
tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tăng trưởng
kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt
giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia
tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường
tiêu dùng và mua sắm xanh và nâng cao nhận
thức về môi trường có thể giúp cải thiện tình
trạng này. Việc tạo ra một xu hướng tiêu
dùng xanh tại Việt Nam và cụ thể ở một
thành phố đang phát triển như Tp.Hồ Chí
Minh sẽ cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan khác
của Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các
doanh nghiệp và nhất là người tiêu dùng
trong việc đưa việc sử dụng các sản phẩm
tiêu dụng xanh trở nên gần gũi hơn với người
tiêu dùng và phổ biến rộng hơn để làm thay
đổi ý thức thói quen của người tiêu dùng.
Hiện tại chưa có đề tài nào tại TP.HCM xác
định nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh của người tiêu dùng. Đề tài này
được nghiên cứu bằng cách đi khảo sát người
tiêu dùng tại các siêu thị từ đó tổng hợp kết
quả xác định các mối quan tâm mà người tiêu
dùng chú ý đến khi mua sản phẩm xanh đồng
thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định mua hàng của người tiêu dùng
TP.HCM.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra xã hội học: được
thực hiện dựa trên phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi (bao gồm 4 nhóm câu hỏi chính:
thông tin cá nhân, nhận thức, hành vi tiêu
dùng xanh, thói quen tiêu dùng). Được tiến
hành tại 10 siêu thị CoopMart (tập trung ở
các quận 1, 6, 10, 12, Phú Nhuận, Bình
Thạnh, Gò Vấp, Thủ Đức vì các quận này tập
trung phần lớn dân số tại TP.HCM), mỗi siêu
thị khảo sát 30 phiếu.
Phương pháp xử lý số liệu thống kê: sau
khi có được thông tin từ phiếu khảo sát, tiến
hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS,
phân tích nhân tố và ma trận xoay nhằm xác
định nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định
mua của người tiêu dùng.
Đối tượng nghiên cứu: khách mua hàng
ngẫu nhiên tại các hệ thống của siêu thị tại
TP.HCM, các cá nhân trên 18 tuổi sống tại
TP.HCM và đủ kiến thức.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Nhận thức và hành vi tiêu dùng sản phẩm
xanh của người tiêu dùng HCM
Bản khảo sát được gởi đến 296 đối tượng là
khách hàng tiêu dùng tại TP.HCM trong độ
tuổi từ 18 đến trên 60 tuổi. Có 34,1% đối
tượng trả lời là nam và 65,9% là nữ. Trong
đó độ tuổi từ 18-40 chiếm tới 71,6% với trình
độ cao đẳng/đại học đến 63,5% và có 64,5%
đã có gia đình. Đa số người khảo sát có công
việc thuộc lĩnh vực kinh doanh với 21,6% và
mức thu nhập trung bình từ 3- 8 triệu với
46,6%.
Nhận thức về tiêu dùng xanh, sản phẩm
xanh: Kết quả khảo sát, với các câu hỏi về
khái niệm phát triển bền vững, sản phẩm thân
thiện môi trường và ý nghĩa của nhãn năng
lượng so sánh ta có thể thấy có 114 người trả
lời đúng về khái niệm phát triển bền vững
chiếm 38,5% tổng số người khảo sát là 296
người, đối với khái niệm sản phẩm thân thiện
chỉ có 48 người chiếm 16,2% trả lời chính
xác khái niệm.
Có thể thấy khái niệm về phát triển bền vững
và sản phẩm thân thiện môi trường còn quá
mới mẻ đối với người tiêu dùng, số người trả
lời chính xác vẫn chưa cao dù đa số người
tiêu dùng có trình độ cao đẳng/đại học nhưng
vẫn chưa được hiểu rõ các khái niệm liên
quan đến môi trường, cho thấy việc phổ biến
các kiến thức về môi trường cần chú trọng
hơn nữa.
Về ý nghĩa của mức sao trên nhãn năng
lượng so sánh thì có 129 người chiếm 43,6%
trả lời chính xác tuy đa số người tiêu dùng trả
lời đúng nhưng ta có thể thấy phần lớn vẫn
chưa quan tâm về mức sao thể hiện trên nhãn
mặc dù nhãn năng lượng so sánh rất gần gũi
và dễ nhìn thấy trên các thiết bị điện trong
gia đình.
Với câu hỏi nhận biết các nhãn xanh, kết quả
được trình bày trong Bảng 1.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
519
Bảng 1. Kết quả nhận thức về các nhãn sinh thái của người tiêu dùng TP.HCM
NHÃN SINH THÁI
Biết đến % từng trường
hợp Tần số %
Nhãn xanh Việt Nam 75 19,8% 29,1%
Nhãn Năng lượng xác nhận 103 27,2% 39,9%
Nhãn Năng Lượng so sánh 104 27,4% 40,3%
Nhãn VietGap 97 25,6% 37,6%
Theo kết quả khảo sát, có 104 người biết đến
nhãn năng lượng so sánh chiếm 40,3% tổng
số người khảo sát, về nhãn năng lượng xác
nhận cũng rất nhiều người biết đến có 103
người chiếm 39,9% tổng số người khảo sát,
ngoài ra cũng có 97 người tiêu dùng chiếm
37,6% tổng số người khảo sát biết đến nhãn
VietGap. Vì chúng xuất hiện rất nhiều trong
cuộc sống hằng ngày. Còn về nhãn xanh Việt
Nam được ít người tiêu dùng biết đến chỉ 75
người chiếm 19,8% tổng số người khảo sát vì
hiện tại chỉ có khoảng 10 sản phẩm được
công nhận nhãn xanh nên người tiêu dùng rất
khó để tiếp cận sản phẩm.
Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu
dùng
Bảng 2. Kết quả về hành động tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TP.HCM
Tần số %Từng trường hợp
a 137 46,3%
b 113 38,2%
c 92 31,1%
d 100 33,8%
e 70 23,6%
f 114 38,5%
g 73 24,7%
h 132 44,6%
i 63 21,3%
j 49 16,6%
Tiêu dùng xanh gắn trực tiếp với rất nhiều ưu
tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng
trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi
trường. Tất cả đều nhằm vào việc nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Vì vậy, nghiên cứu cũng đã điều tra về việc
thực hiện tiêu dùng xanh của người tiêu dùng
TP. HCM. Kết quả cho thấy người tiêu dùng
thường thực hiện tiêu dùng xanh bằng việc
mua các sản phẩm nhãn xanh, nhãn tiết kiệm
năng lượng, thân thiện môi trường trong tiêu
dùng hàng ngày mặc dù giá của các sản phẩm
này cao hơn sản phẩm cùng loại (có 46,3%),
và việc sử dụng điện, nước tiết kiệm cũng
được người tiêu dùng thường xuyên thực
hiện (có 44,6%) đồng thời việc bỏ chất thải
sau sử dụng sản phẩm, dịch vụ đúng nơi qui
định cũng được người tiêu dùng chú tâm đến
(có 38,5%).
Ngoài ra người tiêu dùng TP.HCM cũng tích
cực tuyên truyền vận động người thân, người
xung quanh mua và sử dụng các sản phẩm,
dịch vụ xanh (có 38,5%). Sở dĩ người tiêu
dùng chú trọng đến việc mua và sử dụng các
sản phẩm tiết kiệm năng lượng vì nó gắn liền
với cuộc sống hằng ngày và việc tiết kiệm
điện, vì giá điện nước càng ngày tăng nên
người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những
sản phẩm này để sử dụng.[2]
Về các sản phẩm xanh mà người tiêu dùng sử
dụng, được trình bày trong Bảng 3. Những
sản phẩm xanh mà được người tiêu dùng sử
dụng nhiều như: đèn LED chiếu sáng (chiếm
38,6%), máy điều hòa tiết kiệm năng lượng
(chiếm 46,8%), máy nước nóng năng lượng
mặt trời (chiếm 44,7%), pin năng lượng mặt
trời (chiếm 29,5%), còn lại các sản phẩm
khác cũng chưa được sử dụng phổ biến.
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
520
Bảng 3. Kết quả về hành động sử dụng sản phẩm xanh của người tiêu dùng TP.HCM
SỬ DỤNG SẢN PHẨM XANH
Sử dụng Không sử dụng Tổng
Tần số % Tần số % Tần số %
295 99,7% 1 0,3% 296 100%
SỬ DỤNG SẢN PHẨM XANH
Sử dụng % từng
trường hợp Tần số %
a 132 18,3% 44,7%
b 87 12,1% 29,5%
c 87 12,1% 29,5%
d 138 19,2% 46,8%
e 114 15,8% 38,6%
f 32 4,4% 10,8%
g 61 8,5% 20,7%
h 69 9,6% 23,4%
Tổng 720 100,0%
Kênh truyền thông và sự sẵn lòng trả thêm để mua sản phẩm xanh
Bảng 4. Kênh truyền thông giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh
KÊNH TRUYỀN THÔNG
Biết đến Không biết Tổng
Tần số % Tần số % Tần số %
294 99,3% 2 0,7% 296 100%
Biết đến
% từng trường hợp Tần số %
a 124 18,0% 42,2%
b 142 20,7% 48,3%
c 167 24,3% 56,8%
d 49 7,1% 16,7%
e 86 12,5% 29,3%
f 36 5,2% 12,2%
g 34 4,9% 11,6%
h 42 6,1% 14,3%
i 7 1,0% 2,4%
Kênh truyền thông đóng vai trò rất quan
trọng trong việc đưa thông tin các sản phẩm
xanh đến gần hơn với người tiêu dùng. Vì
vậy, nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi nhằm điều
tra việc tiếp cận với sản phẩm xanh của
người tiêu dùng thông qua kênh truyền thông
chủ yếu nào, từ đó giúp các nhà sản xuất và
phân phối dễ dàng chọn lựa kênh truyền
thông để giúp người tiêu dùng biết đến sản
phẩm của mình.
Dựa theo kết quả khảo sát, phần lớn người
tiêu dùng đều biết đến sản phẩm xanh thông
qua quảng cáo trên ti vi (chiếm 42,2%), qua
báo chí (chiếm 48,3%), qua mạng internet
(chiếm 56,8%), mặc dù vậy vẫn có trường
hợp không biết đến các sản phẩm xanh (có 2
người chiếm 0,7% trên tổng số người khảo
sát là 296 người).
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
521
Bảng 5. Sự sẵn lòng mua sản phẩm xanh của
người tiêu dùng TP.HCM
SẴN LÒNG MUA
Tần số %
a 116 39,2
b 130 43,9
c 31 10,5
d 19 6,4
Giá cả luôn là một yếu tố quan trọng trong
quyết định mua hàng của người tiêu dùng,
mức sẵn sàng trả thêm 5-15% được phần lớn
người tiêu dùng lựa chọn,với tỷ lệ 43%. Tỷ lệ
người trả sẵn sàng trả thêm 30-50% và trên
50% là nhỏ.
Như vậy, sự nhạy cảm về giá cả cũng là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn
mua sản phẩm xanh, vì trên thực tế, chúng
thường có giá cao hơn so với các sản phẩm
thông thường,với tùy loại mặt hàng mà con
số chênh lệch có thể dao động từ 5% đến
100%, thậm chí nhiều mặt hàng lên đến
200% (thực phẩm hữu cơ)[5].
Phân tích nhân tố
Với câu hỏi: Mức độ quan trọng của việc
mua sắm “Xanh” đối với các yếu tố:
Điểm trung bình từng nhân tố được tình bày
trong Hình 1
Hình 1. Trung bình mức độ quan trọng của
việc mua sản phẩm xanh
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Kết
quả sau khi loại bỏ 2 yếu tố không phù hợp là
MSX3 và MSX7 cho thấy có 2 nhóm nhân tố
mới được trình bày trong Bảng 6
Bảng 6. Hai nhóm nhân tố mà người tiêu
dùng quan tâm đến khi mua thực hiện mua
sắm xanh
MSX1 0,831
Nâng cao độ an toàn
và sức khỏe cho người
dân và cộng đồng
MSX2 0,803
Giảm thiểu sử dụng
năng lượng và tài
nguyên thiên nhiên
MSX5 0,706
Nâng cao nhận thức về
bảo vệ môi trường
MSX6 0,868
Tiết kiệm chi phí mua
sắm và sử dụng
MSX4 0,787
Kích thích hình thành
thị trường mới đối với
vật liệu tái chế và gia
tăng việc làm
Gọi hai nhóm nhân tố mới là : sức khỏe và
chi phí. Vì vậy khi người tiêu dùng quyết
định mua một sản phẩm xanh điều họ quan
tâm đầu tiên chính là lợi ích cá nhân mà sản
phẩm đó mang lại cho họ (sức khoẻ, tiết
kiệm chi phí mua sắm), sau đó mới quan tâm
đến các vấn đề về môi trường.
Với câu hỏi: “Mức độ quan trọng của của
các yếu tố đến quyết định mua một sản
phẩm:”
Dựa trên bảng điểm trung bình từng nhân tố
ta có Hình 2
Hình 2. Trung bình mức độ quan trọng khi
quyết định mua một sản phẩm
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để
nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua sản phẩm của người tiêu dùng. Kết quả
sau khi loại bỏ 5 yếu tố không phù hợp là
QDM1, QDM5, QDM11, QDM13 và
QDM14 cho thấy có 2 nhóm nhân tố được
trình bày trong Bảng 7.
Bảng 7. Hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
việc mua sản phẩm của người tiêu dùng
QDM12 0,717
Thói quen mua
hàng/sử dụng
QDM6 0,711
Tư vấn của người
bán hàng
3.62
3.87 3.87
3.65
4.17
3.77
3.96
MSX1 MSX2 MSX3 MSX4 MSX5 MSX6 MSX7
ĐTB
3.49
3.97
3.57
3.69
3.92
3.58
3.58
4.16
4.34
3.71
3.93
3.65
3.88
1
0
1
2
3
4
5
Q
D
M
1
Q
D
M
2
Q
D
M
3
Q
D
M
4
Q
D
M
5
Q
D
M
6
Q
D
M
7
Q
D
M
8
Q
D
M
9
Q
D
M
1
0
Q
D
M
1
1
Q
D
M
1
2
Q
D
M
1
3
Q
D
M
1
4
ĐTB
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
522
QDM7 0,706
Chương trình
khuyến mãi của sản
phẩm
QDM10 0,684
Dễ dàng/ thuận tiện
mua được
QDM3 0,675
Hình thức quảng
cáo và bao bì/mẫu
mã
QDM4 0,600
Những người xung
quanh sử dụng sản
phẩm đó
QDM9 0,845
Chất lượng sản
phẩm
QDM8 0,748 Nguồn gốc xuất xứ
QDM2 0,729
Nhu cầu, ý định
riêng của cá nhân
Gọi hai nhóm nhân tố mới là: cách tiếp cận
sản phẩm và bản chất của sản phẩm.
Cụ thể là khi mua hàng người tiêu dùng sẽ
chọn các sản phẩm mà họ thường xuyên nhìn
thấy, nói cách khác là sản phẩm tiếp cận
người tiêu dùng bằng nhãn quan như chương
trình khuyến mãi, cách người tư vấn giới
thiệu sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc người
tiêu dùng đã thấy người xung quanh mình
từng sử dụng qua, hoặc dễ dàng mua được
Ngoài ra, khi người tiêu dùng quyết định
mua một sản phẩm cũng dựa vào bản chất
sản phẩm như người tiêu dùng đã sử dụng
qua một sản phẩm có chất lượng tốt, nguồn
gốc sản phẩm rõ ràng thì sản phẩm đó đã tạo
được lòng tin cho người tiêu dùng, từ đó có
thể trở thành nhu cầu, sở thích của người tiêu
dùng.
Sau khi phân tích nhân tố ta có được 4 nhân
tố chính tác động đến quyết định mua hang
của người tiêu dùng TP.HCM đó là: sức
khỏe, chi phí, cách tiếp cận sản phẩm và bản
chất của sản phẩm. Từ đó đề tài đã đề xuất
mốt số giải pháp đối với chính phủ, doanh
nghiệp, và người dân nhằm thúc đẩy tiêu
dùng xanh
Đề xuất giải pháp
Các giải pháp đối với chính phủ
Hoàn thiện các quy định trong xây dựng
các tiêu chí về tiêu dùng xanh, sản phẩm
xanh, nhãn sinh thái, thực hành xanh
Hỗ trợ, ưu đãi các doanh nghiệp trong việc
phát triển sản phẩm xanh
Đẩy mạnh hành vi sử dụng xanh
Học hỏi các quốc gia khác về các chính
sách tiêu dùng xanh như:
Nhật Bản đã ban hành bộ luật tái sử dụng bao
bì, thành lập mạng lưới tiêu dùng xanh nhằm
đưa thông tin và hướng dẫn người tiêu dung,
Hàn Quốc ban hành bộ luật khuyến khích
mua các sản phẩm và dịch vụ xanh, kết hợp
với thẻ tín dụng tạo ra một hệ thống khuyến
khích tiêu dùng xanh và đã thu hút được hơn
9 triệu người sử dụng.
Các đề xuất đối với doanh nghiệp
Đảm bảo chất lượng, giá cả sản phẩm.
Quảng bá về các sản phẩm thân thiện với
môi trường. Phát triển hệ thống phân phối,
tăng cường dịch vụ hậu mãi đối với các sản
phẩm xanh.
Chú trọng đến thương hiệu và nhãn sinh
thái.
Giải pháp từ phía người tiêu dùng
Nâng cao nhận thức người dân trong việc
bảo vệ môi trường.
Khuyến khích người dân sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trường.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát được thực hiện với 296
người tiêu dùng nhận thấy: chỉ 48 người
trong tổng số người khảo sát trả lời đúng về
khái niệm sản phẩm thân thiện môi trường
(chiếm 16,2%).
Người tiêu dùng thực hiện tiêu dùng xanh
bằng việc mua các sản phẩm nhãn xanh, nhãn
tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường
trong tiêu dùng hàng ngày mặc dù giá của
các sản phẩm này cao hơn sản phẩm cùng
loại (137 người chiếm 46,3%) và sử dụng
điện, nước tiết kiệm (114 người chiếm
38,8%).
Sản phẩm xanh được người tiêu dùng sử
dụng nhiều nhất đó là máy điều hoà tiết kiệm
năng lượng (138 người chiếm 46,8%), ngoài
ra máy nước nóng năng lượng mặt trời cũng
được sử dụng khá nhiều (132 người chiếm
44,7%).
Khi được hỏi kênh truyền thông nào giúp
người tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh thì
có đến 167 người (chiếm 56,8%) được biết
sản phẩm xanh thông qua mạng internet,
ngoài ra có 142 người (48,2%) biết qua báo
chí và quảng cáo trên tivi là 124 người
(42,2%).
Người tiêu dùng TP.HCM sẵn sàng mua các
Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học
523
sản phẩm xanh với giá cao hơn các sản phẩm
truyền thống với mức giá cao hơn từ 5-15%.
Sau khi phân tích kết quả khảo sát, xác định
được 4 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết
định mua của người tiêu dùng là: sức khỏe,
chi phí, cách tiếp cận sản phẩm và bản chất
của sản phẩm.
Từ đó nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp
về phía nhà nước, nhà sản xuất, phân phối và
về phía người tiêu dùng nhằm thúc đẩy tiêu
dùng xanh góp phần bảo vệ môi trường, phát
triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HOÀNG THỊ BẢO THOA. Luận văn Xu hướng tiêu dùng xanh trên Thế giới và hàm ý đối
với Việt Nam.Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1
(2016) 66-72.
NGUYỄN HỮU THỤ. Tham luận khoa học: Hành vi tiêu dùng xanh của người Hà Nội.
NGUYỄN THỊ DIỆU QUỲNH (2013). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng sản phẩm túi thân thiện môi trường của siêu thị Big C Huế, luận văn tốt nghiệp,
khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Kinh Tế.
SỔ TAY SẢN PHẨM XANH. Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
V