Đánh giá nồng độ Estradiol ở bệnh nhân nữ động kinh

Mục tiêu: Định lượng, so sánh nồng độ estradiol (E2), estradiol tự do (FE2), nồng độ sex hormone binding globulin (SHBG) và albumin ở nhóm bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh so với nhóm người bình thường. Mối liên quan giữa nồng độ estradiol với SHBG và albumine ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Estradiol máu của bệnh nhân nữ bị động kinh với một số đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu, có nhóm chứng, thực hiện ở 31 phụ nữ, tuổi từ 16 đến 45, bị bệnh động kinh và 30 phụ nữ bình thường. Nồng độ estradiol, SHBG và albumin được định lượng vào giữa giai đoạn nang trứng và giữa giai đoạn hoàng thể. Kết quả: Có mối tương quan thuận giữa tuổi với thời gian khởi phát và thời gian bị bệnh; có mối tương quan nghịch giữa tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian bị bệnh. 27,8% bệnh nhân nữ khởi phát bệnh động kinh lúc dậy thì. Nồng độ estradiol giai đoạn nang trứng là 126,92 pmol/l ± 10,11, giai đoạn hoàng thể là 291,24 pmol/l ± 48,72. Nồng độ estradiol tự do giai đoạn nang trứng là 0,71 pmol/l ± 0,22, giai đoạn hoàng thể là 1,42 pmol/l ± 0,34. Nồng độ SHBG giai đoạn nang trứng là 66,80 ng/ml ± 5,76, giai đoạn hoàng thể là 70,76 ng/ml ± 6,08. Nồng độ albumine là 43,42 g/l ± 0,63. Không có sự tương quan về nồng độ estradiol với tuổi khởi phát, thời gian bị bệnh của bệnh nhân nữ bị động kinh; Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ. Kết luận: Ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh thường có nồng độ estradiol và estradiol tự do thấp hơn trong khi nồng độ SHBG cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường. Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá nồng độ Estradiol ở bệnh nhân nữ động kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 102 ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ ESTRADIOL Ở BỆNH NHÂN NỮ ĐỘNG KINH Lê Văn Tuấn*, Phạm Hồng Đức** TÓM TẮT Mục tiêu: Định lượng, so sánh nồng độ estradiol (E2), estradiol tự do (FE2), nồng độ sex hormone binding globulin (SHBG) và albumin ở nhóm bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh so với nhóm người bình thường. Mối liên quan giữa nồng độ estradiol với SHBG và albumine ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh. Đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Estradiol máu của bệnh nhân nữ bị động kinh với một số đặc điểm lâm sàng bệnh động kinh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu, có nhóm chứng, thực hiện ở 31 phụ nữ, tuổi từ 16 đến 45, bị bệnh động kinh và 30 phụ nữ bình thường. Nồng độ estradiol, SHBG và albumin được định lượng vào giữa giai đoạn nang trứng và giữa giai đoạn hoàng thể. Kết quả: Có mối tương quan thuận giữa tuổi với thời gian khởi phát và thời gian bị bệnh; có mối tương quan nghịch giữa tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian bị bệnh. 27,8% bệnh nhân nữ khởi phát bệnh động kinh lúc dậy thì. Nồng độ estradiol giai đoạn nang trứng là 126,92 pmol/l ± 10,11, giai đoạn hoàng thể là 291,24 pmol/l ± 48,72. Nồng độ estradiol tự do giai đoạn nang trứng là 0,71 pmol/l ± 0,22, giai đoạn hoàng thể là 1,42 pmol/l ± 0,34. Nồng độ SHBG giai đoạn nang trứng là 66,80 ng/ml ± 5,76, giai đoạn hoàng thể là 70,76 ng/ml ± 6,08. Nồng độ albumine là 43,42 g/l ± 0,63. Không có sự tương quan về nồng độ estradiol với tuổi khởi phát, thời gian bị bệnh của bệnh nhân nữ bị động kinh; Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ. Kết luận: Ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh thường có nồng độ estradiol và estradiol tự do thấp hơn trong khi nồng độ SHBG cao hơn so với nhóm phụ nữ bình thường. Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ. Từ khóa: Động kinh, cơn co giật, estradiol, SHBG ABSTRACT ASSESS LEVELS OF ESTRADIOL IN FEMALE PATIENTS WITH EPILEPSY Le Van Tuan, Pham Hong Duc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 102 - 108 Objective: Quantitative, comparable levels of estradiol (E2), free estradiol (FE2), the concentration of sex hormone binding globulin (SHBG) and albumin in female patients with epilepsy compared with the controls group. The relationship between the concentration of estradiol to SHBG and albumine in female patients with epilepsy. Evaluate the relationship between blood levels of Estradiol of female patients with epilepsy with some clinical characteristics of epilepsy. Methods: cross-sectional study, prospective with, the control group, performed in 31 women, aged 16 to 45 with epilepsy and 30 normal women. Concentrations of estradiol, SHBG and albumin was determined between the follicular phase and between the luteal phase. Results: There is a positive correlation between age and time of onset and duration of illness; negative * Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh ** Khoa Nội thần kinh–Bệnh viện 30/4 Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Phạm Hồng Đức ĐT: 0906272979 Email: bsduc@benhvien304.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 103 correlation between age of onset of disease and duration of disease. 27.8% of female patients the onset of epilepsy at puberty. Follicular phase estradiol concentration was 126.92 pmol/l ± 10.11, luteal phase is 291.24 pmol/l ± 48.72. Free estradiol concentrations follicular phase was 0.71 pmol/l ± 0.22, luteal phase is 1.42 pmol/l ± 0.34. SHBG concentrations follicular phase was 66.80 ng/ml ± 5.76, luteal phase was 70.76 ng/ml ± 6.08. Albumine concentration was 43.42 g/l ± 0.63. No correlation of estradiol levels with age of onset, duration of illness of female patients with epilepsy; There is no difference in estradiol levels between different types of seizures, frequency of seizures, causes of epilepsy and between the treatment of epilepsy in women. Conclusion: estradiol and free estradiol were lower, whereas SHBG levels were higher in the epilepsy patients than in the controls. However, estradiol, free estradiol and SHBG levels were not different between groups of patients categorized according to SFS, causes of epilepsy and between the treatment of epilepsy in women. Keywords: Epilepsy, seizures, estradiol, SHBG ĐẶT VẤN ĐỀ Động kinh là tình trạng bệnh lý ở não đặc trưng bởi sự phóng lực quá mức và đồng thời của các neuron ở não, biểu hiện lâm sàng bởi những cơn đột ngột, nhất thời và lặp lại(15). Phụ nữ bị bệnh động kinh ngoài sự đối mặt với những thử thách như cơn co giật khó lường trước, nguy cơ của tổn thương liên quan đến cơn giật, thành kiến xã hội còn phải đối mặt với các thay đổi sinh lý khác như mang thai, nguy cơ bất thường thai nhi, rối loạn chức năng tình dục, chu kỳ kinh nguyệt và các rối loạn nội tiết tố sinh sản(10. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tần suất và mức độ nặng của cơn co giật có thể thay đổi cùng với những biến đổi của những hocmon steroid giới tính do buồng trứng tiết ra. Ở Việt Nam hiện chưa có một nghiên cứu nào về nồng độ hormone giới tính ở bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh. Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để “Đánh giá nồng độ Estradiol ở bệnh nhân nữ động kinh”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu, có nhóm chứng Nhóm bệnh 31 bệnh nhân nữ tuổi từ 16 đến 45, bị bệnh động kinh đang điều trị tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tâm thần Tp.Hồ Chí Minh, khoa Khám bệnh, Bệnh viện 30/4, từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 9 năm 2011. Tiêu chuẩn đưa vào: bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh, có chu kỳ kinh nguyệt đều trong 3 tháng gần nhất; có thời gian bị bệnh từ 06 tháng trở lên, đã được điều trị hoặc chưa được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có kèm theo bệnh nội tiết, bệnh trao đổi chất; cắt bỏ buồng trứng trước đó; đang có thai nghén hoặc cho con bú; đã kết thúc có thai hoặc cho con bú dưới một năm; kinh nguyệt không đều; các liệu pháp nội tiết trong 6 tháng trước đó; sử dụng các loại thuốc can thiệp chức năng dưới đồi-tuyến yên và/hoặc với steroid tổng hợp, chuyển hóa trừ các thuốc chống động kinh. Nhóm chứng 30 phụ nữ bình thường, tuổi từ 16 đến 45, không không có các đặc điểm trong tiêu chuẩn loại trừ của nhóm bệnh. Chúng tôi hỏi bệnh sử, tiền sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán, phân loại động kinh. Định lượng nồng độ estradiol, SHBG, albumin máu hai lần trong một chu kỳ kinh nguyệt, đó là vào giữa giai đoạn nang và giữa giai đoạn hoàng thể ở cả 2 nhóm người bình thường và nhóm bệnh động kinh. Nồng độ estradiol tự do được tính theo công thức(2): [Estradiol pmol/l]/[(3,14 x 108 x SHBG nmol/l) + (4,21 x 104 x Albumin g/l + 1)]. Xử lý số liệu Phần mềm SPSS 16.0 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 104 KẾT QUẢ: Độ tuổi trung bình 27,39 ± 8,53 tuổi, độ tuổi trẻ nhất là 16, lớn nhất là 44 tuổi. Tuổi khởi phát bệnh trung bình(năm): 16,03 ± 8,89. Thời gian bị bệnh trung bình (năm): 11,35 ± 7,45. Bệnh khởi phát lúc dậy thì (năm): 12 (27,8%). Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa tuổi và độ tuổi khởi phát bệnh động kinh, với R = 0,620, P = 0,0001. Có sự tương quan thuận, mức độ tương quan trung bình giữa tuổi và thời gian bị bệnh, R = 0,376. Có sự tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian bị bệnh, với R = 0,489, P= 0,005. Tần số cơn động kinh (seizure frequency score - SFS) được chia làm 4 nhóm: SFS1 khi không có cơn động kinh trong 1 tháng, SFS2 khi có 1 cơn/tháng; SFS3 khi có dưới 4 cơn/tháng; SFS4 khi có từ 5 cơn/tháng trở lên Kết quả, SFS1 (n = 1), SFS2 (n = 3), SFS3 (n = 10), SFS4 (n = 17). SFS trung bình: 3,39 Nồng độ estradiol trong giai đoạn nang ở nhóm phụ nữ bị bệnh động kinh là 126,92 pmol/l, trong khi nồng độ estradiol trong giai đoạn này ở nhóm phụ nữ bình thường là 190,90 pmol/l ± 5,62. Nồng độ estradiol trong giai đoạn hoàng thể ở nhóm phụ nữ bị bệnh động kinh là 291,23 pmol/l, nồng độ estradiol trong giai đoạn này ở nhóm phụ nữ bình thường là 495,21 pmol/l ± 20,07, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001. Nồng độ estradiol tự do trong máu ở giai đoạn nang trứng của nhóm phụ nữ bị bệnh động kinh là 0,709 pmol/l thấp hơn đáng kể so với nồng độ estradiol tự do trong máu ở giai đoạn nang trứng của nhóm phụ nữ bình thường là 1,365 pmol/l, p < 0,0001. Nồng độ estradiol tự do trong máu ở giai đoạn hoàng thể của nhóm bị bệnh động kinh là 1,42 pmol/l trong khi ở nhóm người bình thường là 3,307 pmol/l, p < 0,0001. Giai đoạn nang trứng, nồng độ SHBG của nhóm phụ nữ bị bệnh động kinh là 66,80 pg/ml, SHBG của nhóm phụ nữ bình thường là 44,79pg/ml, p < 0,0001. Giai đoạn hoàng thể nồng độ SHBG của nhóm bệnh nhân nữ bị bệnh động kinh là 70,75 pg/ml, của nhóm phụ nữ bình thường là 48,12 pg/ml, p < 0,0001. Bảng 1: Nồng độ estradiol, SHBG, albumin giai đoạn nang trứng và giai đoạn hoàng thể Nhóm bệnh (n=31) Nhóm chứng (n=30) p Tuổi (năm) 27,39 24,32–30,45 25,20 24,38 – 26,02 > 0,05 BMI (kg/m 2) 19,12 18,72–19,52 19,29 18,61 – 19,97 > 0,05 E2 nang trứng(pmol/l) 126,92 116,81-137,04 190,90 185,28–196,52 <0,0001 E2 hoàng thể (pmol/l) 291,24 242,5 –339,95 495,21 475,14–515,27 <0,0001 E2 tự do nang trứng(pmol/l) 0,71 0,49–0,93 1,37 1,31–1,41 <0,0001 E2 tự do hoàng thể (pmol/l) 1,42 1,08–1,76 3,31 3,12–3,49 <0,0001 SHBG nang trứng (pg/ml) 66,80 61,04–72,57 44,79 43,28–46,30 <0,0001 SHBG hoàng thể (pg/ml) 70,76 64,68 – 76,83 48,12 46,48 – 49,75 <0,0001 Albumin (g/l) 43,42 42,79 – 44,06 44,27 43,52 – 45,02 > 0,05 Nồng độ estradiol, nồng độ estradiol tự do ở cả hai giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 4 nhóm theo bảng tần số cơn động kinh. So sánh giữa các nhóm không thấy sự khác biệt về nồng độ estradiol ở cả hai giai đoạn với tần số cơn động kinh, p > 0,05. Bảng 2: Nồng độ estradiol với tần số cơn động kinh SFS 1 (n = 1) SFS 2 (n = 3) SFS 3 (n = 10) SFS 4 (n = 17) p E2 nang trứng (pmol/l) 139,62 114,92 ± 15,61 136,69 ± 36,52 122,55 ± 22,98 0,50 E2 hoàng thể (pmol/l) 312,98 186,27 ± 18,70 324,05 ± 158,08 289,18 ± 126,79 0,49 FE2 nang trứng (pmol/l) 0,57 0,69 ± 0,16 0,62 ± 0,14 0,78 ± 0,81 0,45 FE2 hoàng thể (pmol/l) 1,11 0,95 ± 0,13 1,33 ± 0,55 1,42 ± 0,93 0,72 Nồng độ estradiol, nồng độ estradiol tự do được chia thành các nhóm theo loại cơn động Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 105 kinh, so sánh giữa các nhóm chúng tôi không thấy có sự khác biệt về nồng độ estradiol và estradiol tự do trong các loại cơn động kinh ở cả hai giai đoạn, p > 0,05. Bảng 3: Nồng độ estradiol theo loại cơn động kinh Loại cơn E2 nang trứng (pmol/l) E2 hoàng thể (pmol/l) FE2 nang trứng (pmol/l) FE2 hoàng thể (pmol/l) Cơn co cứng co giật (n = 11) 130,98 ±35,96 305,21 ±123,42 0,91 ±1,00 1,69 ±1,35 Cơn tăng trương lực (n = 1) 167,20 487,00 0,82 2,21 Cơn vắng ý thức (n = 2) 130,41 ± 44,67 403,25 ± 306,53 0,56 ± 0,15 1,35 ± 0,72 Cơn cục bộ đơn giản (n = 2) 115,36 ± 7,97 192,11 ± 8,93 0,54 ± 0,01 0,86 ±0,02 Cơn cục bộ phức tạp (n = 1) 132,93 177,00 0,79 1,01 Cơn cục bộ toàn thể hóa (n = 14) 121,58 ± 20,16 272,59 ± 117,60 0,59 ± 0,13 1,26 ± 0,59 P 0,68 0,33 0,87 0,72 Nồng độ estradiol trung bình được tính theo phương pháp điều trị, trong đó nhóm đơn trị liệu có 10 bệnh nhân, nhóm đa trị liệu có 21 bệnh nhân. Kết quả, không có sự khác biệt đáng kể nào về nồng độ estradiol trong nhóm đơn trị liệu so với nhóm đa trị liệu ở cả hai giai đoạn nang và giai đoạn hoàng thể, P > 0,05. Bảng 4: Nồng độ estradiol theo phương pháp điều trị Đơn trị liệu (n = 10) Đa trị liệu (n = 21) p E2 nang trứng(pmol/l) 123,83 ± 19,08 128,39 ± 31,14 0,67 E2 hoàng thể (pmol/l) 261,41±141,80 305,44±129,46 0,39 FE2 nang trứng(pmol/l) 0,92 ± 1,04 0,61 ± 0,15 0,17 FE2 hoàng thể (pmol/l) 1,57 ± 1,46 1,35 ± 0,56 0,53 Không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các loại cơn động kinh, tần số cơn động kinh, nguyên nhân gây bệnh động kinh và giữa các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở phụ nữ. BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, tuổi dậy thì trung bình là 13, tuổi dậy thì sớm nhất là 8 tuổi, lớn nhất là 15 tuổi. Tỷ lệ có cơn động kinh khởi phát năm dậy thì là 27,8%. Điều này có thể giải thích do ở tuổi dậy thì, nồng độ estrogen (chủ yếu là estradiol) tăng cao trong máu. Đã có nhiều nghiên cứu về Estrogen với bệnh động kinh, kết quả của nhiều nghiên cứu ngày càng chắc chắn rằng estrogen là chất gây co giật (proconvulsant). Estrogen là các hormone steriod của buồng trứng làm thay đổi tính dẫn truyền của màng tế bào, sinh hợp protein và hình thái thần kinh. Tác dụng chính là tăng estrogen ảnh hưởng tới khả năng xảy ra co giật. Các nghiên cứu về estrogen đã cung cấp bằng chứng rằng nó tạo ra các triệu chứng co giật(8,18). Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy có mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa tuổi và độ tuổi khởi phát bệnh động kinh. Có sự tương quan thuận, mức độ tương quan trung bình giữa tuổi và thời gian bị bệnh. Có sự tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian bị bệnh. Một số nghiên cứu trước đây(2,11), cũng nhận thấy có mối tương quan thuận giữa tuổi với thời gian khởi phát và thời gian bị bệnh; có mối tương quan nghịch giữa tuổi bắt đầu bị bệnh và thời gian bị bệnh. Nồng độ estradiol, estradiol tự do ở cả giai đoạn nang trứng và giai đoạn nang hoàng thể thấp hơn đáng kể so với nhóm phụ nữ bình thường, p < 0,0001. Trong khi nồng độ SHBG ở cả hai giai đoạn nang trứng và nang hoàng thể của nhóm phụ nữ bị bệnh động kinh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nồng độ SHBG của nhóm phụ nữ bình thường, P < 0,0001. Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Carlo Andrea Galimberti (2008) và nghiên cứu của Giovanni Murialdo và cộng sự (2009)(2,11). Các nồng độ hormone steroid giới tính bị thay đổi ở phụ nữ sử dụng các thuốc chống động kinh (AEDs), do AEDs thay đổi enzyme cytochorom P450 của gan. Enzyme này làm tăng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Nội Khoa II 106 chuyển hóa các steroid giới tính và tăng sự gắn hormone vào các globulin tương ứng. Phụ nữ sử dụng AEDs ảnh hưởng cytochrom P450 như phenytoid, carbamazepin, phenobarbital có sự giảm rõ rệt estradiol và androgen sinh ra từ buồng trứng và thượng thận so với những người sử dụng các AEDs không ảnh hưởng tới enzyme này như gabapentin. Valproate ức chế enzyme này do đó làm tăng nồng độ androgen(6,9,12). Mặt khác, AEDs có thể nhắm mục tiêu một số nền ảnh hưởng đến nồng độ hormone, bao gồm cả tuyến nội tiết ngoại vi, gan và mô mỡ. Lâm sàng nổi bật nhất và có liên quan đến ảnh hưởng của thuốc chống động kinh trên chức năng nội tiết là tình dục và chức năng sinh sản(4,17). Thuốc chống động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và điều chỉnh hành vi tình dục ở phụ nữ. Các thuốc có tác dụng kích hoạt men (ví dụ: Phenobarbital (PB), Phenytoin (PHT) và carbamazepine – CAR) làm tăng SHBG kéo theo sự giảm của các steroid sinh dục tự do(17) ở cả nam giới và phụ nữ. Điều này cũng phù hợp trong nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ bệnh nhân sử dụng các loại thuốc Phenobarbital, Phenytoin, carbamazepine và Oxcarbamazepine là 24 trường hợp chiếm 77,42% làm tăng SHBG kéo theo sự giảm estradiol tự do. Các thuốc ức chế men như valproic acid, có thể tác động tăng cân và tăng tiết androgen bằng cách ức chế chuyển đổi testosterone thành estradiol. Điều này gia tăng cũng là nguy cơ cho buồng trứng đa nang ở phụ nữ và có thể gây tăng tiết insulin(13,14). Carbamazepine có thể có lợi cho phụ nữ với tăng tiết androgen(16). Thay thế acid valproic (VPA) bởi lamotrigine có thể có kết quả bình thường hóa các chu kỳ kinh nguyệt. Đáng chú ý, một số AED có thể làm thay đổi sự trao đổi chất testosterone, estradiol và/hoặc dihydrotestosterone hoặc 3α-diol(1,7). Như chúng ta đã biết, estrogen là hormone steriod của buồng trứng làm thay đổi tính dẫn truyền của màng tế bào, sinh hợp protein và hình thái thần kinh. Tác dụng chính là tăng estrogen làm ảnh hưởng tới khả năng xảy ra co giật. Estrogen làm giảm sự nhập bào của calcium và CI ở thụ thể màng GABA-A, làm giảm ức chế gián tiếp GABA và là một agonist ở thụ thể glutamate thuộc hippocapus, tăng tính kích thích. Estrogen làm thay đổi mã mRNA đối với enzyme decarboxylase acid glutamic, giảm sinh tổng hợp GABA và cụ thể GABA-A. Estrogen cũng làm tăng sự phân nhánh vì vậy làm tăng tính kích thích ở khe synap thần kinh của hippocampus. Tác động kích thích cơn co giật của estrogen đã được chứng minh bằng các thí nghiệm trên động vật và quan sát trên phụ nữ bị động kinh. Tính chất và tần số co giật ở phụ nữ bị động kinh có thể thay đổi ở tuổi dậy thì, trong suốt chu kì kinh nguyệt, trong suốt thai kì và tuổi mãn kinh. Ngoài ra, rối loạn nội tiết sinh sản liên quan trục hạ đồi – yên được thấy trong động kinh. Những động vật động kinh thí nghiệm có rối loạn hormone phóng thích ganadotropin hạ đồi. Còn ở phụ nữ, có đến 50% phụ nữ động kinh có bất thường về nồng độ và sự phóng thích theo chu kỳ của ganadotropin tuyến yên, hormone của hoàng thể(3,5). Trong máu estradiol được gắn kết chủ yếu với SHBG và một phần nhỏ gắn kết với albumin, khi đến mô đích estradiol được giải phóng dưới dạng tự do. Vì vậy nếu nồng độ SHBG và albumin thấp có thể ảnh hưởng đến nồng độ estradiol và estradiol tự do. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ SHBG ở nhóm bệnh nhân nữ mắc bệnh động kinh cao hơn đáng kể với nồng độ SHBG của nhóm phụ nữ bình thường và nồng độ albumin hai nhóm không khác nhau. Điều đó giải thích thêm rằng nồng độ estradiol ở nhóm bệnh nhân bị bệnh động kinh thấp không phải do nguyên nhân của SHBG và albumin. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích những dữ liệu về nồng độ estradiol trong Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 107 các phân nhóm theo SFS. Kết quả, chúng tôi không tình thấy có sự khác biệt nào về nồng độ estradiol ở cả hai giai đoạn nang trứng và giai đoạn hoàng thể với tần số cơn động kinh. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Carlo Andrea Galimberti (2008), nghiên cứu của Giovanni Murialdo (2009)(2,11). Do đó, nồng độ estradiol ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh động kinh thấp hơn nhóm phụ nữ bình thường có lẽ do sự có mặt của bệnh động kinh với các thuốc chống động kinh chứ không phải do tần số cơn động kinh nhiều hay ít. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ estradiol giữa các nguyên nhân và giữa các loại cơn động kinh. Tuy nhiên, khi phân tích estradiol của từng nguyên nhân và từng loại cơn động kinh với nồng độ estradiol của nhóm phụ nữ bình thường chúng tôi thấy có sự giảm thấp nồng độ estradiol ở mỗi nhóm phụ nữ bị bệnh động kinh, P < 0,0001. KẾT LU
Tài liệu liên quan