Đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán hoạt động dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - Tư

Quyết định một cuộc kiểm toán hoạt động được tiến hành thế nào tùy thuộc vào bản chất hoạt động của đối tượng kiểm toán. Quy trình này bắt đầu từ việc đánh giá rủi ro nhằm tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, vì trong kiểm toán hoạt động, rủi ro là sự kiện nếu chúng xảy ra sẽ có tác động tiêu cực tới tổ chức hoặc tới khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Tuy nhiên, hiện chưa có một lý thuyết chung thống nhất về đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán hoạt động tương tự như kiểm toán báo cáo tài chính đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nghiên cứu này thực hiện trên cơ sở tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý và thực hiện dự án PPP kết hợp với lý luận chung về kiểm toán hoạt động nhằm mục đích đề xuất hướng dẫn đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán hoạt động đối với dự án PPP. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được Khung Logic phát triển dự án PPP, mô hình đánh giá rủi ro và nguyên tắc vận dụng trọng yếu để thiết lập các mục tiêu, nội dung kiểm toán hoạt động phù hợp đối với từng dự án PPP trong từng thời kỳ.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán hoạt động dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - Tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 25Số 115 - tháng 5/2017 ñaùnh giaù ruûi ro vaø vaän DuÏng troÏng yeáu trong Kieåm toaùn hoaÏt ñoäng DöÏ aùn ñaÀu tö theo hình thöùc ñoái taùc coâng - tö TS. ĐặNG ANH TUấN* *Kiểm toán nhà nước khu vực IV Quyết định một cuộc kiểm toán hoạt động được tiến hành thế nào tùy thuộc vào bản chất hoạt động của đối tượng kiểm toán. Quy trình này bắt đầu từ việc đánh giá rủi ro nhằm tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, vì trong kiểm toán hoạt động, rủi ro là sự kiện nếu chúng xảy ra sẽ có tác động tiêu cực tới tổ chức hoặc tới khả năng đạt được mục tiêu của tổ chức đó. Tuy nhiên, hiện chưa có một lý thuyết chung thống nhất về đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán hoạt động tương tự như kiểm toán báo cáo tài chính đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nghiên cứu này thực hiện trên cơ sở tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý và thực hiện dự án PPP kết hợp với lý luận chung về kiểm toán hoạt động nhằm mục đích đề xuất hướng dẫn đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán hoạt động đối với dự án PPP. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được Khung Logic phát triển dự án PPP, mô hình đánh giá rủi ro và nguyên tắc vận dụng trọng yếu để thiết lập các mục tiêu, nội dung kiểm toán hoạt động phù hợp đối với từng dự án PPP trong từng thời kỳ. Từ khóa: rủi ro, trọng yếu, kiểm toán hoạt động, PPP Risk assessment and materiality application in the audit of investment project activities under public-private partnerships Deciding how a performance audit is conducted depends on the nature of the activities of an audit entity. This process starts with a risk assessment to focus on the most important issues, because in performance audit, the risk is an event, if occurs, will have a negative impact on the organization or to the possibility of achieving that organization’s goals. However, there is currently no uniform common theory of risk assessment and materiality application in performance audit which is similar to that of auditing financial statements especially in the field of auditing of investment projects in the Public Private Partnerships (PPP). This study is based on the synthesis of theory and practical experience in PPP project management and implementation combined with the general theory of performance audit for proposing guidelines for risk assessment and materiality application in performance auditing for PPP projects. The results of the study suggest the PPP Development Logical Framework, a risk assessment model, and principles of materiality application to establish appropriate performance audit objectives and content for each PPP project. key words: risk, materiality, performance audit, PPP 1. Giới thiệu Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư (PPP) được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công (Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015). Do đó, dự án PPP cũng thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Việt Nam. Trong kiểm toán báo cáo tài chính, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được gọi chung là rủi ro có sai sót trọng yếu đối với báo cáo tài chính và thông tin tài chính. Trong kiểm toán hoạt động dự án PPP, kiểm toán viên (KTV) cũng có thể phân loại rủi ro NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN26 Số 115 - tháng 5/2017 dự án PPP thành rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát hoặc theo từng khía cạnh mục tiêu của dự án là rủi ro hiệu quả đầu tư dự án, rủi ro hiệu lực dự án (tính bền vững và lợi ích của dự án). Rủi ro tiềm tàng là rủi ro mà tổ chức đó phải đối diện do chính bản chất của từng hoạt động, ví dụ rủi ro thay đổi chính sách ảnh hưởng đến dự án như rủi ro tỷ giá, lãi suất. Rủi ro kiểm soát là những khiếm khuyết hoặc hạn chế tồn tại mà hệ thống kiểm soát nội bộ không có khả năng phát hiện, ngăn ngừa, xử lý sai sót, điều chỉnh lại thực tế hoạt động theo các mục tiêu đề ra. Trong nghiên cứu này, mục tiêu đánh giá tính hiệu quả trong kiểm toán hoạt động chính là hiệu quả đầu tư (hiệu quả tài chính và kinh tế) và tính hiệu lực trong kiểm toán hoạt động chính là tính bền vững và lợi ích của dự án. Theo đó, rủi ro xác định hoặc rủi ro dự kiến có thể xảy ra được xem xét trong mối tương quan với tính hiệu quả đầu tư và tính hiệu lực của dự án PPP. 2. Các loại rủi ro chính trong dự án PPP Đặc thù của dự án PPP là mức độ rủi ro cao do thời gian thực hiện dự án kéo dài và có nhiều bên tham gia vào quan hệ đối tác, vì vậy, Nhà nước cần xác định, phân loại và phân bổ rủi ro theo cách tối ưu nhất. Theo Young và cộng sự (2009), có sáu nhóm rủi ro chính đối với dự án PPP (i) rủi ro chính trị, (ii) rủi ro tài chính; (iii) rủi ro xây dựng; (iv) rủi ro vận hành, bảo trì, (v) rủi ro thị trường, doanh thu, (vi) rủi ro pháp lý. Các loại rủi ro này đều là rủi ro tiềm tàng do chúng gắn với bản chất dự án PPP. Trong đó, hai loại rủi ro chính xuất phát từ phía Nhà nước là rủi ro chính trị và pháp lý, rủi ro thị trường, doanh thu chịu ảnh hưởng từ yếu tố kinh tế và rủi ro tài chính, rủi ro xây dựng, rủi ro vận hành, bảo trì thường khởi phát từ phía nhà đầu tư. Quản lý rủi ro trong thực hiện các dự án PPP cũng tương tự các quy trình quản lý rủi ro trong các lĩnh vực khác thường bao gồm 5 bước (ADB 2012) hình dưới: Hình 1.1. Quy trình quản lý rủi ro đối với dự án PPP Đối với loại hình kiểm toán truyền thống, hướng dẫn xác định và đánh giá rủi ro tại một số quốc gia, các tổ chức nghề nghiệp cũng tiếp cận dựa trên chiến lược và mô hình quản lý rủi ro của các bên tham gia dự án PPP. ISSAI 5240 Hướng dẫn kiểm toán rủi ro đối với các dự án PPP (ISSAI 5240, 2004) đề cập đến năm loại rủi ro chính liên quan chủ yếu tới vai trò quản lý nhà nước và quản lý dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gồm (i) quyết định đầu tư dự án PPP, (ii) trong việc lựa chọn nhà đầu tư; (iii) bảo vệ lợi ích của người dân (iv) theo dõi, giám sát quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan Nhà nước là một bên của đối tác; (v) Nhà nước phải chịu trách nhiệm khi dự án bị hủy hoặc tạm dừng. Tương tự, Kiểm toán quốc gia ấn độ yêu cầu KTV khi lập kế hoạch kiểm toán dự án PPP cần phải xác định các loại rủi ro tồn tại và tiềm tàng cũng như việc đạt được nguyên tắc công bằng và hiệu quả trong chia sẻ rủi ro giữa các bên đối tác (CAGI 2011). 3. Quy trình đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu để xác định mục tiêu và nội dung kiểm toán dự án PPP Có nhiều cách thức phân loại rủi ro khác nhau đối với dự án PPP tùy thuộc vào từng chủ thể như Nhà nước, nhà đầu tư, bên cho vay, chuyên gia. Trong loại hình kiểm toán truyền thống, quy trình đánh giá rủi ro thường bắt đầu bằng việc xác định rủi ro có thể ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin, báo cáo tài chính của dự án PPP cũng như rủi ro do không tuân thủ pháp luật ảnh hưởng trọng yếu đến việc thực hiện dự án, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước liên quan, việc thực hiện cam kết giữa các bên. Mặc dù, không có nhiều khác biệt so với loại hình kiểm toán truyền thống khi tiến hành đánh giá rủi ro. Đối với loại hình kiểm toán hoạt động, rủi ro được đánh giá nhằm hai mục đích chính (i) xác định mục tiêu kiểm toán hoạt động phù hợp với từng thời kỳ phát triển dự án và (ii) vận dụng trọng yếu để xác định nội dung kiểm toán. Quy trình xác định, đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu được thực hiện trong giai đoạn khảo sát sơ bộ nhằm xác định mục tiêu kiểm toán, phạm vi, nội dung kiểm toán và quyết định thời điểm kiểm toán thích hợp. Quy trình này thông thường bao gồm 5 bước chính (Hình 1.2): NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 27Số 115 - tháng 5/2017 Hình 1.2. Quy trình đánh giá rủi ro và vận dụng trọng yếu kiểm toán dự án PPP NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN28 Số 115 - tháng 5/2017 Bước 1: Xác định mục tiêu và mô hình logic phát triển dự án PPP Mục tiêu của bước này là đạt được sự hiểu biết đầy đủ các thông tin liên quan đến quá trình phát triển dự án PPP để có thể xác định các mục tiêu cũng như các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của dự án và biểu diễn thông tin đó qua Khung logic. Các thông tin cần thu thập bao gồm tình hình và kết quả triển khai dự án, khung chính sách, quy định pháp lý, thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, thông tin về quản lý rủi ro, các tài liệu, thông tin liên quan đến dự án PPP. Các thông tin này có thể được thu thập trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đề xuất dự án), báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, các giải pháp thực hiện (hình thức đầu tư), tài liệu hợp đồng, phương án tài chính và các tài liệu liên quan khác. Thông qua việc xác định mục tiêu và Khung logic phát triển dự án PPP, KTV sẽ xác định được các vấn đề cần lựa chọn đánh giá trong kiểm toán hoạt động. Khung logic Hình 1.3 mô tả sự cần thiết (nhu cầu) đầu tư dự án nói chung để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước hạn hẹp, việc thu hút khu vực tư nhân tham gia dự án công không những giúp giảm chi ngân sách Nhà nước, giảm nợ công mà còn tăng hiệu quả đầu tư công. Xuất phát từ vấn đề đầu tư và nhu cầu nguồn lực cho đầu tư phát triển, mục tiêu chung của dự án PPP dưới góc độ quản lý nhà nước thường là khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân, tăng hiệu quả giá trị đồng vốn đầu tư và các kết quả cụ thể đối với từng dự án PPP. Để đạt được các mục tiêu chung của dự án PPP, mỗi dự án cụ thể phải đạt được hiệu quả đầu tư (tài chính, kinh tế) và tính bền vững của dự án và lợi ích của dự án dưới góc độ quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã hội dưới góc độ quốc gia. Từ Khung logic phát triển dự án PPP, có thể nhận thấy, để dự án PPP đạt được lợi ích kinh tế - xã hội (Hộp tác động), trước hết dự án cần bền vững (Hộp kết quả). Để dự án PPP bền vững, trước hết nhà đầu tư phải đạt được hiệu quả đầu tư (tương quan giữa đầu ra và đầu vào). Theo đó, nếu thu thập thông tin và xác định được rủi ro liên quan đến bất kỳ yếu tố nào trong Khung logic phát triển dự án PPP cũng giúp KTV đánh giá hậu quả rủi ro ảnh hưởng đến từng yếu tố kết quả dự án PPP. Từ Khung logic phát triển dự án PPP, có thể xác định được ba khía cạnh đầu ra và kết quả cần phải đánh giá trong kiểm toán hoạt động. Đó là: - Tính kinh tế và tính hiệu quả trong kiểm toán hoạt động nói chung tương ứng với hiệu quả đầu tư trong Khung logic, được đánh giá thông qua chỉ số hiệu quả tài chính là giá trị hiện tại thuần tài chính (FNPV), Tỷ suất nội hoàn tài chính (FIRR) và các chỉ số hiệu quả kinh tế ENPV, EIRR, Tỷ suất lợi ích và chi phí kinh tế (EBCR). - Tính hiệu lực trong kiểm toán hoạt động nói chung được xem trên hai phương diện là đạt được mục tiêu dự án và tác động dự án. Trong dự án PPP, kết quả được đánh giá trong mối tương quan giữa đầu ra so với mục tiêu thể hiện trên hai phương diện (i) hiệu lực dự án (tính bền vững của dự án) và (ii) tác động của dự án thường là lợi ích kinh tế - xã hội đạt được trong đó gồm cả mức độ hài lòng của người dân. Vì vậy, trong nghiên cứu này, mục tiêu kiểm toán hoạt động nói chung đối với dự án PPP chính là hiệu quả đầu tư (tài chính, kinh tế) và hiệu lực của dự án chính là tính bền vững và tác động của dự án. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 29Số 115 - tháng 5/2017 Hình 1.3. Khung logic phát triển dự án PPP Bước 2: Xác định các loại rủi ro liên quan đến dự án PPP Trong bước này, KTV cần phải xác định tất cả rủi ro có thể xảy ra, sau đó thực hiện phân loại các rủi ro theo từng nhóm. Tuy nhiên, với mục đích là đánh giá rủi ro trong kiểm toán hoạt động, việc phân loại rủi ro nên được tiến hành theo các giai đoạn phát triển dự án PPP hoặc theo các khía cạnh đầu ra và kết quả đạt được của dự án (Hình 1.3). Ví dụ, phân loại rủi ro theo đầu ra và kết quả đạt được của dự án là (i) hiệu quả đầu tư (tương quan giữa đầu ra và đầu vào) và (ii) tính hiệu lực là sự bền vững của dự án (so sánh kết quả với mục tiêu). Liên quan đến quá trình phát triển dự án PPP, các loại rủi ro được tổng hợp và phân loại trong Bảng 1.1 Bảng 1.1: Rủi ro trong dự án PPP Rủi ro chính trị Trưng dụng công trình; Khả năng chi trả của Chính phủ; Thay đổi luật pháp và chính sách; Đối lập chính trị; Tham nhũng; Chậm phê duyệt; Sự cố chính trị bất khả kháng. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 115 - tháng 5/2017 Rủi ro tài chính Điều kiện kinh tế bất lợi; áp trần tỷ suất lợi nhuận; Mức tín nhiệm thấp; Mất khả năng trả nợ; Phá sản; Thiếu sự đảm bảo; Rủi ro tài trợ vốn; Khả năng cho vay của nhà tài trợ; Lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái dao động. Rủi ro xây dựng Thu hồi và bồi thường đất chậm; Chi phí xây dựng vượt trội; Chậm thời gian xây dựng; Thiếu nguyên liệu và lao động; Địa điểm dự án; Yếu kém của bên mời thầu; Sự cố xây dựng bất khả kháng. Rủi ro vận hành, bảo trì Chi phí vận hành và bảo trì vượt trội; Đơn vị vận hành năng lực yếu và năng suất vận hành thấp; Thiếu nguyên liệu; Sự cố bất khả kháng. Rủi ro thị trường, doanh thu Doanh số không đạt; Chính phủ áp trần lợi nhuận và thuế quan; Dự báo giá và cầu không chính xác; Cầu giảm; Rủi ro cạnh tranh; Sự cố bất khả kháng. Rủi ro pháp lý Quy trình phê duyệt dự án không công bằng; Can thiệp Nhà nước vào việc chọn nhà thầu tư nhân; Nhà nước kiểm soát quá chặt hoặc cản trở dự án; Thay đổi chế độ tài khoá; Nhà nước thay đổi phạm vi dự án; Luật pháp và chính sách không ổn định, hiệu lực thấp; Vi phạm các điều khoản hợp đồng; Thay đổi không báo trước về cơ chế nhượng quyền; Chấm dứt dự án sớm; Rủi ro luật pháp bất khả kháng. Nguồn: Young và cộng sự (2009) Sau khi xác định được từng loại rủi ro, KTV phải mô tả các rủi ro này theo cách nhất quán trong Bảng xác định rủi ro. Cấu trúc mô tả một loại rủi ro nhất quán nhất về mặt ý tưởng thường theo một cấu trúc chuẩn sau: Cấu trúc mô tả rủi ro = Vấn đề + Nguyên nhân+ Tác động Để mô tả một loại rủi ro theo cấu trúc chuẩn trên, KTV phải xác định vấn đề là gì, đâu là nguyên nhân cốt lõi và hậu quả tiềm tàng lớn nhất có thể xảy ra là gì. Ví dụ, mô tả rủi ro liên quan đến chi phí xây dựng dự án PPP (Bảng 1.2) Bảng 1.2. Bảng mô tả rủi ro dự án PPP Mục tiêu kiểm toán Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án PPP Chi phí xây dựng dự án PPP vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu (vấn đề) Đây là một ví dụ mô tả rủi ro nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu do đoạn mô tả cột bên không chứa đựng yếu tố nguyên nhân và tác động. Chi phí xây dựng thực tế của dự án PPP vượt tổng mức đầu tư (vấn đề) có thể dẫn đến dự án không đạt được tỷ suất sinh lời theo phương án tài chính được phê duyệt (tác động) Mô tả rủi ro cột bên có thể chấp nhận được bởi vì đã chỉ ra hậu quả tác động của rủi ro. Tuy nhiên, ngay cả khi không có đủ thông tin, KTV nên cố gắng xác định các nguyên nhân có thể của vấn đề. Chi phí xây dựng thực tế vượt tổng mức đầu tư (vấn đề) do dự án phải điều chỉnh, thay đổi thiết kế (nguyên nhân), dẫn đến khả năng dự án không đạt được tỷ suất sinh lời theo phương án tài chính được duyệt (tác động) Nội dung mô tả rủi ro cột bên đạt chất lượng bởi vì nguyên nhân và tác động đã được mô tả rõ ràng. Sau khi xác định được tất cả các loại rủi ro liên quan đến dự án PPP, KTV phải rà soát xem rủi ro nào liên quan và ảnh hưởng trọng yếu đến việc đạt được hiệu quả đầu tư cũng như tính khả thi của dự NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 115 - tháng 5/2017 án PPP. Các rủi ro này phải được mô tả trong Bảng phân tích rủi ro cùng với việc đánh giá xác suất xảy ra và tác động dự kiến. Bước 3: Phân tích và đánh giá rủi ro KTV phải thực hiện đánh giá rủi ro đã xác định từ bước 2. Để thực hiện được công việc này, KTV nên lập một Bảng phân tích rủi ro. Các rủi ro được đánh giá riêng biệt theo hai tiêu chí là khả năng có thể xảy ra và tác động dự kiến theo các mức độ (cao, trung bình, thấp). Tính chính xác trong phân tích rủi ro phụ thuộc vào chất lượng và độ tin cậy của thông tin và bằng chứng được sử dụng khi tiến hành phân tích. Tuy nhiên, khi thực hiện phân tích rủi ro, đòi hỏi KTV cũng phải sử dụng xét đoán chuyên môn phù hợp. Theo ECA (2013), KTV không nên quá tham vọng về mức độ chính xác của các phân tích đồng thời cũng không nên sử dụng quá nhiều thời gian đối với những rủi ro không trọng yếu. Khó khăn nhất đối với KTV trong quá trình đánh giá rủi ro là việc quyết định xác suất (khả năng xảy ra) của mỗi loại rủi ro đã được xác định bởi thông tin thường không đầy đủ. Khi ước tính khả năng xảy ra của một sự kiện, KTV chắc chắn phải dựa trên một giả định nào đó và phải được ghi chép lại trong hồ sơ kiểm toán. Các giả định này thường được xác định từ kết quả thực hiện các dự án trước dựa trên mô hình nhân - quả. Chẳng hạn, KTV sẽ tin khả năng xảy ra một loại rủi ro nào đó cao nếu có thông tin hoặc dấu hiệu cho thấy dự án PPP đang triển khai cũng gặp vấn đề tương tự như dự án trước đó. Trong nhiều trường hợp, việc ước tính khả năng xảy ra rủi ro khó thực hiện hơn, khi đó đòi hỏi KTV phải sử dụng tốt xét đoán chuyên môn có được từ kinh nghiệm thực tiễn của mình. Tiếp đến, KTV sẽ khảo sát để xác định tác động hoặc hậu quả có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của dự án PPP. Theo ECA (2013), KTV nên đánh giá mức cao, trung bình và thấp đối với xác suất xảy ra và tác động của từng loại rủi ro theo mô hình rủi ro (Bảng dưới): Đối với rủi ro ở mức trung bình (M) và mức cao (H), KTV phải kiểm tra các biện pháp đối phó của nhà quản lý. Việc kiểm tra này cho phép KTV đánh giá việc quản lý rủi ro của đơn vị ở mức độ nào. Liệu các chính sách, thủ tục, biện pháp quản lý rủi ro của đơn vị có thể giúp tránh, loại bỏ, giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của dự án PPP. Khác với dự án đầu tư thông thường, dự án PPP thường xuất hiện và tồn tại nhiều loại rủi ro hơn, nên quy trình quản lý rủi ro cũng được yêu cầu cao hơn. Theo đó, để đánh giá mức độ hữu hiệu trong quản lý rủi ro của đơn vị, KTV nên xem xét việc phân bổ rủi ro giữa các bên đối tác trong dự án theo Bảng ma trận Quản lý rủi ro (Bảng 1.3) Bảng 1.3. Ma trận Quản lý rủi ro Nội dung rủi ro Rủi ro cụ thể Bên chịu trách nhiệm Biện pháp đối phó rủi ro (Cao - Trung bình - Thấp)khu vực tư khu vực công Rủi ro địa điểm Thiết kế, xây dựng và chuyển nhượng Ưu đãi và tài chính Vận hành Thị trường Mạng lưới kinh doanh Quan hệ ngành và bất ổn dân sự Chính sách pháp luật Bất khả kháng Sở hữu tài sản Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á. NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 115 - tháng 5/2017 Nếu việc phân bổ rủi ro giữa khu vực công và khu vực tư đáp ứng được một nguyên tắc quan trọng trong phân bổ rủi ro là chia sẻ rủi ro tối ưu, không phải chuyển giao rủi ro tối đa. Theo nguyên tắc này, nhìn chung những rủi ro liên quan đến môi trường vĩ mô mà dự án hoạt động (rủi ro chính sách và pháp lý) cần được Nhà nước gánh chịu trong khi những rủi ro liên quan trực tiếp đến dự án (rủi ro thương mại, thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, tài chính) nên được chuyển giao cho khu vực tư nhân. Những rủi ro nằm ngoài khả năng kiểm soát của cả Nhà nước và tư nhân nên được chia sẻ bởi cả hai bên. Kết quả đánh giá việc phân bổ rủi ro giữa các bên nhằm chỉ ra mức đối phó rủi ro của các bên đối tác trong dự án (cao, trung bình, thấp) trong Bảng 1.3. Kết hợp giữa phân tích và đánh giá riêng biệt từng loại rủi ro giúp KTV xác định được mức độ rủi ro của từng loại rủi ro (cột 5, Bảng 1.4). Tiếp đến, KTV cần phải xác định mức rủi ro còn lại thông qua việc điều chỉnh khả năng xảy ra đối với