Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự lành thương của phương pháp mở khí quản kiểu chữ U ngược.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 72 trường hợp mở khí quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
01/2011 đến tháng 7/2012.
Kết quả: Tai biến trong lúc phẫu thuật mở khí quản không có tai biến nặng, trong lúc phẫu thuật chảy máu
do chạm phải mạch máu của tuyến giáp 7%. Biến chứng trong thời gian đeo canule không có biến chứng nặng,
biến chứng nhiễm trùng 2,8%, chảy máu nhẹ và vừa 6,9%, tràn khí dưới da 2,8%, mô hạt phía trên lổ mở khí
quản 4,2%. Biến chứng sau rút canule: Sẹo hẹp ngay lổ mở khí quản 5,6%.
Kết luận: Thuận lợi của kiểu mở khí quản chữ U ngược, dễ đặt canule, dễ thay canule, ít bị sẹo hẹp lòng khí
quản so với các kiểu mở khí quản khác.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự lành thương của phương pháp mở khí quản kiểu chữ U ngược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 125
ĐÁNH GIÁ SỰ LÀNH THƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP MỞ KHÍ QUẢN
KIỂU CHỮ U NGƯỢC
Lê Thanh Phong*, Nguyễn Hữu Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá sự lành thương của phương pháp mở khí quản kiểu chữ U ngược.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 72 trường hợp mở khí quản tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
01/2011 đến tháng 7/2012.
Kết quả: Tai biến trong lúc phẫu thuật mở khí quản không có tai biến nặng, trong lúc phẫu thuật chảy máu
do chạm phải mạch máu của tuyến giáp 7%. Biến chứng trong thời gian đeo canule không có biến chứng nặng,
biến chứng nhiễm trùng 2,8%, chảy máu nhẹ và vừa 6,9%, tràn khí dưới da 2,8%, mô hạt phía trên lổ mở khí
quản 4,2%. Biến chứng sau rút canule: Sẹo hẹp ngay lổ mở khí quản 5,6%.
Kết luận: Thuận lợi của kiểu mở khí quản chữ U ngược, dễ đặt canule, dễ thay canule, ít bị sẹo hẹp lòng khí
quản so với các kiểu mở khí quản khác.
Từ khóa: Mở khí quản chữ U ngược.
ABSTRACT
HEALING ASSESSMENT OF TRACHEOTOMY STYLE REVERSED U
LeThanh Phong, Nguyen Huu Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 125 - 130
Objectives: Healing assessment of tracheotomy style reversed U.
Subject and method: Cross-sectional prospective study describes the surgical intervention in 72 cases
tracheotomy at Cho Ray Hospital from 01/2011 to 7/2012, we have concluded the following.
Results: Complications during open surgery without serious complications, during surgery bleeding due to
thyroid vascular 7%. Complications during wear cannula no serious complications, infectious complications
2.8%, 6.9% mild and moderate bleeding, subcutaneous emphysema 2.8%, particle size above the tracheal opening
hole 4.2%. Complications after withdrawal cannula: Scar narrow hole at open tracheal 5.6%.
Conclusion: Advantages of reverse the open trachea U type, easy to set cannula, rather cannula, less
scarring narrow trachea compared to other types of open airway.
Keyword: Tracheotomy style reversed U.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mở khí quản là một phẫu thuật cấp cứu khai
thông đường thở ở vùng cổ trong những trường
hợp tắc nghẽn đường hô hấp trên, nếu được
thực hiện nhanh chóng, chính xác kịp thời sẽ cứu
được bệnh nhân thoát chết, mở khí quản còn
được chì định hỗ trợ cho thở máy lâu ngày và
phòng ngừa khó thở trong các phẫu thuật như:
đầu, mặt, cổ, thần kinh,...
Có nhiều công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước cho thấy phẫu thuật mở khí quản có
những tai biến nguy hiểm dẫn đến tử vong hay
để lại những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến
sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh(7,Error! Reference
source not found.,1,2,3).
* Bệnh viện Đa Khoa Phước Long, Bạc liêu, ** Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: BS Lê Thanh Phong ĐT: 0949323233 Email: bsphongtmh@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 126
Hiện nay trên thế giới hai phương pháp mở
khí quản được thông dụng nhất đó là: mở khí
quản chuẩn và mở khí quản xuyên kim mù hay
qua nội soi.
Ở Việt Nam đa số tiến hành phương pháp
mở khí quản chuẩn, kỹ thuật mở khí quản chuẩn
rạch sụn khí quản có nhiều kiểu như chữ: +, T,
I,... mục đích đưa canule vào lòng khí quản
nhanh, ít tai biến và biến chứng.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy mở khí quản kiểu
chữ U ngược, đây là kiểu chỉnh sửa về kỹ
thuật. Qua thời gian theo dõi chúng tôi nhận
thấy lổ mở khí quản kiểu chữ U ngược thông
thoáng dễ đưa canule vào lòng khí quản và
thời gian chăm sóc thay canule dễ dàng hơn so
với các kiểu mở khác.
Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá sự lành thương của phương pháp mở
khí quản kiểu chữ U ngược”. Với mục tiêu nghiên
cứu:
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp
mở khí quản kiểu chữ U ngược.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Ghi nhận tai biến trong lúc mở khí quản.
2. Ghi nhận biến chứng trong thời gian đeo
canule.
3. Ghi nhận biến chứng sau rút canule.
4. Ghi nhận thuận lợi của kiểu mở khí quản
chữ U ngược.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả tiến cứu hàng loạt case.
Đối tương nghiên cứu
Những bệnh nhân nhập viện bệnh viện Chợ
Rẫy có chỉ định và được mở khí quản từ tháng
1/2011 đến tháng 7/2012.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân > 18 tuổi,
có chỉ định mở khí quản và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: Sẹo hẹp khí quản, U khí
quản, Mở khí quản lần 2.
Phương tiện nghiên cứu
Bộ dụng cụ mở khí quản.
Máy hút đàm.
Canule các cở.
Máy chụp hình canon 12.1.
Máy vi tính.
Tiến hành kỹ thuật
Bộc lộ sụn khí quản
Rạch sụn khí quản kiểu chữ U ngược, bật
mảnh sụn ra ngoài và xuống dưới
Khâu cố định mảnh sụn chữ U ngược vào
mô dưới da.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 127
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Tính chất mở khí quản
Vị trí mở khí quản
Thời gian đeo canule
Tai biến trong lúc mở khí quản
Chảy máu: Nhẹ tự cầm.
Tràn khí dưới da.
Tràn khí màng phổi.
Biến chứng trong thời gian đeo canule
Chảy máu.
Nhiễm trùng.
Tràn khí dưới da.
Tràn khí màng phổi.
Biến chứng sau rút canule
Theo dõi 6 tháng, hẹn tái khám 2 tuần, 1
tháng, 3 tháng, 6 tháng, nếu có triệu chứng khó
thở cho bệnh nhân soi khí quản ống mềm và
chụp CTScan hoặc MSCT).
Nội soi đánh giá sẹo hẹp:
+ Vị trí, hình dạng, kích thước, độ hẹp.
Thuận lợi của kiểu mở khí quản chữ U ngược
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tính chất và mục đích mở khí quản
Bảng 1: Tính chất và mục đích mở khí quản.
Số bệnh nhân
Tính chất Mục đích
Tần số Tỷ lệ (%)
Cấp cứu Tạo thông khí 7 9,7
Thở máy 28 38,9 Không cấp
cứu Hỗ trợ phẫu thuật khác 37 51,4
Tổng cộng 72 100
Trong nghiên cứu này mở khí quản cấp cứu
9,7%, ít hơn nhiều so với mở khí quản không cấp
cứu 90,3%, do tính đặc thù của bệnh viện Chợ
Rẫy mở khí quản hỗ trợ cho thở máy và phẫu
thuật khác rất nhiều.
Vị trí mở khí quản
Bảng 2: Vị trí mở khí quản.
Vị trí Tần số Tỷ lệ (%)
Trung bình 35 48,6
Thấp 37 53,4
Tổng cộng 72 100
Số bệnh nhân được mở khí quản ở vị trí
trung bình 48,6% và mở khí quản thấp 53,4%.
Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê
với p > 0,05.
Thời gian đeo canule
51.4%
26.4%
9.7%
8.3%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
<= 7 ngày 8-14 ngày 15-21 ngày 22-28 ngày
Biểu đồ 1: Thời gian đeo canule.
Thời gian đeo canule tùy theo mục đích mở
khí quản và tình trạng bệnh nhân sau mở khí
quản, thời gian đeo canule ít nhất 1 ngày và dài
nhất 28 ngày. Kết quả này cũng giống các tác giả
khác(5,Error! Reference source not found.,4).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 128
Tai biến trong lúc mở khí quản
93%
4.2%2.8% Không
Nhẹ
Trung bình
Trong lúc phẫu thuật chạm phải mạch máu
của tuyến giáp chảy máu nhẹ 4,2% và chảy
máu trung bình 2,8%. Không có tai biến 93%,
kết quả này cũng tương tự với các tác giả
Huỳnh Anh(5), Hoàng Quang Tú(4), Lê Xuân
Hiền(Error! Reference source not found.), Berrouschot J(2).
Biến chứng trong thời gian đeo canule
(Biến chứng sớm)
Biến chứng Tần số (n = 15) Tỷ lệ (%)
Nhiễm trùng 2 2,8
Chảy máu nhẹ 3 4,2
Chảy máu vừa 2 2,8
Tràn khí dưới da 2 2,8
Khó nuốt 2 2,8
Rơi canule 1 1,4
Sẹo phía trên 3 4,2
Tổng cộng 15 20,8
Thời gian đeo canule có biến chứng 15/72
trường hợp chiếm tỷ lệ 20,8%; kết quả này thấp
hơn so với các tác giả Nguyễn Phước Thịnh(6)
(2010) 46%, Lê Xuân Hiền(Error! Reference source not found.)
(2003) 34%; Sự khác biệt này có thể do kỹ thuật
mở khí quản kiểu chữ U ngược thông thoáng,
không chèn ép canule.
Biến chứng sau rút canule (Biến chứng
muộn)
4.2%
5.6%
1.4%
13.9%
0%
2%
4%
6%
8%
10%
12%
14%
Phía trên
lỗ MKQ
Tại lỗ
MKQ
Thành sau
KQ
Dưới lỗ
MKQ
Qua khảo sát bằng nội soi sẹo lòng khí
quản 25%, kết quả này thấp hơn so với các tác
giả Huỳnh Anh (5) (60%), Đặng Xuân Hùng(Error!
Reference source not found.) (50%), Lê Xuân Hiền(Error!
Reference source not found.) (40,5%). Riêng sẹo tại lỗ mở
khí quản của chúng tôi 5,6% tỷ lệ nầy thấp
hơn nhiều so với tác giả Quách Thị
Cần(7)(21,2%) Sự khác biệt trên có thể do kỹ
thuật mở khí quản của chúng tôi rạch khí
quản kiểu chữ U ngược còn các tác giả trên
rạch khí quản kiểu chữ +,T, I.
Các dạng sẹo hẹp
Dạng tổn thương Tần số Tỷ lệ (%)
Mô hạt 5 6,9
Mô sùi 1 1,4
Dạng vòng 10 13,9
Vòng-Sập sụn 1 1,4
Mô hạt-Vòng 1 1,4
Tổng cộng 18 25
Tổn thương dạng vòng chiếm 13,9%, do áp
lực bóng chèn tác động lên thành khí quản mọi
hướng bằng nhau trong một khoảng thời gian
dài thiếu máu nuôi, niêm mạc bị tổn thương, có
xu hướng tiến triển hẹp hướng tâm, do vậy chỗ
hẹp có dạng vòng.
Dạng tổn thương mô hạt 5 trường hợp chiếm
tỷ lệ 6,9% do quá trình đặt nội khí quản hay
canule của mở khí quản va chạm làm tổn thương
niêm mạc mọc hạt, và ít hơn là mô sùi chiếm tỷ
lệ 1,4%, mô sùi do lưng canula cọ xát thành sau
khí quản tạo mô sùi, đầu dưới ống nội khí quản
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng –Mắt 129
và canula chạm vào thành trước khí quản kích
thích niêm mạc, làm mô sùi phát triển.
Sập sụn chiếm 1,4% mảng sụn sập làm lòng
khí quản không còn hình tròn, dạng tổn thương
này do đầu dưới ống nội khí quản hay canula cọ
sát gây viêm nhiễm, hoại tử mất một phần
khung sụn khi rút ống thở sập sụn.
Thuận lợi của phương pháp kiểu chữ U
ngược
Dễ đặt canule trong lúc mở khí quản.
Dễ thay canule trong thời gian chăm sóc
Mảnh sụn chữ U ngược lật ra ngoài và xuống
dưới nên ít tạo sẹo hẹp lòng khí quản.
Hình dạng sẹo hẹp
Lổ mở khí quản thông thoáng ít bị chèn ép
nên ít bị sẹo hẹp lòng khí quản. Kết quả của
chúng tôi mở khí quản kiểu chữ U ngược sẹo
A. Mô hạt
Quách Thanh N, 24t
Số hồ sơ: 12007356
B. Mô hạt
Nguyễn Văn T, 52t
Số hồ sơ: 12030707
C. Mô hạt
Nguyễn Văn B, 73t
Số hồ sơ: 12015564
D. Mô hạt
Huỳnh Văn P, 46t
Số hồ sơ: 11034017
E. Dạng màng
Lê Văn A, 29t
Số hồ sơ: 12006095
F. Mô sùi
Phạm Thị Thùy T, 43t
Số hồ sơ: 11111210
G. Đáy bình
Hồng Phi P, 28t
Số hồ sơ: 11022742
H. Đáy bình
Hồng Phi P, 28t
Số hồ sơ: 11022742
I. Sập sụn
Nguyễn Thái M, 20t
Số hồ sơ: 11094610
J. Hẹp một phần
Nguyễn Thái M, 20t
Số hồ sơ: 11094610
K. Dạng vòng
Tiên Kiến L, 25t
Số hồ sơ: 12008141
L. Đồng hồ cát
Tiên Kiến L, 25t
Số hồ sơ: 12008141
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 130
hẹp ngay lổ mở khí quản 5,6% so với tác giả
Quách Thị Cần 21,2%.
Trường hợp lổ mở khí quản nhỏ hơn canule
thì rạch thêm mỗi bên cánh chữ U 0,5cm tạo
thành góc 150, lúc đó lổ mở khí quản rộng hơn
đặt canule dễ dàng.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 72 trường hợp mở khí quản
tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2011 đến
tháng 7/2012, chúng tôi có kết luận như sau:
1. Tai biến trong lúc phẫu thuật mở khí
quản: Không có tai biến nặng, trong lúc phẫu
thuật chảy máu do chạm phải mạch máu của
tuyến giáp 7%.
2. Biến chứng trong thời gian đeo canule:
Không có biến chứng nặng, biến chứng nhiễm
trùng 2,8%, chảy máu nhẹ và vừa 6,9%, tràn
khí dưới da 2,8%, mô hạt phía trên lổ mở khí
quản 4,2%.
3. Biến chứng sau rút canule: Sẹo hẹp ngay
lổ mở khí quản 5,6%.
4. Thuận lợi của kiểu mở khí quản chữ U
ngược: Dễ đặt canule, dễ thay canule, ít bị sẹo
hẹp lòng khí quản so với các kiểu khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beiderlinden M, Karl-Walz M, Sander A, et al (2000),
“complication of bronchoscopically guide percutaneous
dilational tracheostomy: beyond the learning curve”, Intensive
Care Med, 28, pp 59-62.
2. Berrouschot J, Oeken J, Steiniger L (1997), “Perioperative
complications of percutaneous dilational tracheostomy”
Laryngoscope, 107, pp 1544-1583.
3. Byhahn C, Wilke HJ, Halbig S, et al (2000), “percutaneous
tracheostomy: Ciaglia blue rhino versus the basic Ciaglia
technique of percutaneous dilational tracheostomy”, Anaesth
Analg, 91, pp 882-886.
4. Hoàng Quang Tú (2006), “Nghiên cứu so sánh hai phương pháp
mở khí quản thông thường và mở khí quản qua da trong hồi sức cấp
cứu”. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y Hà
nội 48-60.
5. Huỳnh Anh (2006), “Nghiên cứu biến chứng mở khí quản tại bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung ương”, Luận án tốt nghiệp chuyên
khoa II chuyên ngành Tai Mũi Họng. Đại học Y Hà Nội
6. Nguyễn Phước Thịnh (2010), “Nghiên cứu chỉ định và các biến
chứng sớm của mở khí quản tại Huế”. Luận án tốt nghiệp chuyên
khoa cấp II chuyên ngành Tai Mũi Họng. Đại học Y Dược Huế.
7. Quách Thị Cần (2008), “Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm
sàng sẹo hẹp thanh- khí quản mắc phải và đánh giá kết quả điều trị tại
bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương”. Luận án tốt nghiệp tiến sĩ
y học. Đại học Y Hà Nội.