Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của sự phát triển các tổ
chức tài chính phi ngân hàng (NBFIs) tới ổn định tài chính ở Việt Nam.
Dựa trên việc áp dụng Mô hình ARDL cho chuỗi dữ liệu theo tần suất năm
(2000- 2018), nghiên cứu khẳng định rằng tác động tổng thể của sự phát
triển NBFIs tới tình hình ổn định tài chính là tích cực. Theo đó, mặc dù thực
tiễn hoạt động của một số khu vực NBFIs có thể gây ra rủi ro hoạt động
tiềm tàng trong một số giai đoạn cụ thể, song rủi ro này dường như chưa
12 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của sự phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng tới ổn định tài chính ở Việt Nam dựa trên Mô hình ARDL, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 207- Tháng 8. 2019
Đánh giá tác động của sự phát triển các tổ chức tài
chính phi ngân hàng tới ổn định tài chính ở Việt Nam
dựa trên Mô hình ARDL
Kiều Hữu Thiện
Giám đốc Trường Đào tạo và Phát triển Nguồn
nhân lực Vietcombank
Phạm Mạnh Hùng
Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng,
Học viện Ngân hàng
Phạm Đức Anh
Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng,
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 12/07/2019 Ngày nhận bản sửa: 01/08/2019 Ngày duyệt đăng: 27/08/2019
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá tác động của sự phát triển các tổ
chức tài chính phi ngân hàng (NBFIs) tới ổn định tài chính ở Việt Nam.
Dựa trên việc áp dụng Mô hình ARDL cho chuỗi dữ liệu theo tần suất năm
(2000- 2018), nghiên cứu khẳng định rằng tác động tổng thể của sự phát
triển NBFIs tới tình hình ổn định tài chính là tích cực. Theo đó, mặc dù thực
tiễn hoạt động của một số khu vực NBFIs có thể gây ra rủi ro hoạt động
tiềm tàng trong một số giai đoạn cụ thể, song rủi ro này dường như chưa
Assessment of the impact of non-bank financial institutions development on financial stability in
Vietnam: an ARDL approach
Abstract: This paper seeks to evaluate the impact of non-bank financial institutions (NBFIs) development on
financial stability in Vietnam. Applying the autoregressive distributed lag (ARDL) model to the annual data
series between 2000 and 2018, empirical findings confirm the overall impact of the NBFIs development
on Vietnam’s financial stability is positive. Accordingly, although the business performance of some NBFI
categories may pose potential operational risks during specific stages, these seem not considerable enough to
affect Vietnam’s banking system in particular and financial stability as a whole.
Keywords: non-bank financial institution (NBFI); financial stability; autoregressive distributed lag (ARDL) model.
Thien Huu Kieu, Assoc. Prof. PhD.
Email: thienkh@hvnh.edu.vn
Director of Vietcombank School of Human Resource Development and Training
Hung Manh Pham, PhD.
Email: hungpm@hvnh.edu.vn
Research Institute for Banking, Banking Academy of Vietnam
Anh Duc Pham, MEc.
Email: anhpd@hvnh.edu.vn
Research Institute for Banking, Banking Academy of Vietnam
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 20192
Đánh giá tác động của sự phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng tới ổn định tài chính ở
Việt Nam dựa trên Mô hình ARDL
đủ lớn để có thể ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng nói riêng và ổn định tài
chính nói chung của Việt Nam.
Từ khóa: tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFI); ổn định tài chính; mô
hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL)
1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên
cứu
Trong quá trình phát triển nền kinh tế,
bên cạnh các tổ chức ngân hàng thì còn có
một bộ phận không kém phần quan trọng
trong việc tạo ra dòng luân chuyển vốn
từ người tiết kiệm- cho vay đến người chi
tiêu- đi vay, đó là các tổ chức tài chính phi
ngân hàng (NBFI). Thuật ngữ “tổ chức tài
chính phi ngân hàng” bắt đầu được đưa
vào sử dụng phổ biến với việc thông qua
Đạo luật Chống rửa tiền Annunzio-Wylie
năm 1992 tại Mỹ, trong đó mở rộng định
nghĩa nêu trong Đạo luật Bảo mật Ngân
hàng (BSA) về “tổ chức tài chính” vượt
ra ngoài phạm vi các tổ chức truyền thống.
Theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD)
năm 2010 của Việt Nam, TCTD phi ngân
hàng hay rộng hơn là NBFI là loại hình tổ
chức được thực hiện một hoặc một số hoạt
động ngân hàng, trừ các hoạt động nhận
tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch
vụ thanh toán qua tài khoản của khách
hàng.
Theo quan niệm truyền thống được đề
cập trong các giáo trình chuyên ngành Tài
chính- Ngân hàng, ví dụ: Giáo trình Tiền
tệ- Ngân hàng và Thị trường Tài chính của
Nguyễn Văn Tiến (2016), các NBFI bao
gồm: các công ty tài chính, công ty chứng
khoán, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê
tài chính, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư tương
hỗ Vai trò của các NBFI tập trung vào
việc (i) gia tăng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận
cho các chủ thể trong nền kinh tế, nguồn
lợi sẽ mang lại cho cả hai phía nhờ tính
quy mô, sự phân tán rủi ro và đa dạng hóa
các danh mục đầu tư; (ii) cung cấp các
dịch vụ tài chính đa dạng, tăng cường áp
lực cạnh tranh với các ngân hàng thương
mại (NHTM), làm cho chất lượng dịch vụ
phục vụ ngày càng được cải thiện, tạo ra
nhiều khả năng lựa chọn cho khách hàng;
(iii) đáp ứng nhu cầu khác của cá nhân, hộ
gia đình, doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu
tư tài chính, giúp bảo vệ khoản đầu tư và
phân tán rủi ro cho các nhà đầu tư trong xã
hội.
Trong những năm gần đây, vai trò của
ngân hàng như các trung gian tài chính ở
một số quốc gia phát triển đã giảm đi phần
nào với sự xuất hiện của các trung gian tài
chính phi ngân hàng và sự phát triển của
thị trường nợ, cho phép các doanh nghiệp
tiếp cận trực tiếp đến các khoản tiết kiệm
cá nhân. Lịch sử phát triển kinh tế của các
nước trên thế giới cho thấy sự phát triển
tài chính của các quốc gia bắt đầu với các
tổ chức tài chính ngân hàng, và trong giai
đoạn tiếp theo là các NBFI. Nhưng trong
giai đoạn sau, sự đóng góp của các NBFI
trở nên rõ nét hơn so với các ngân hàng.
Trên thực tế, cả hai loại hình tổ chức là
cần thiết và cuộc cạnh tranh giữa các ngân
hàng và NBFI có thể tăng cường phát triển
kinh tế và nâng cao hiệu quả của chính các
tổ chức này (Hossain và Shahiduzzaman,
2005).
Bên cạnh hiệu quả kinh tế đem lại, các
NBFI cũng là một mắt xích quan trọng
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 3
KIỀU HỮU THIỆN - PHẠM MẠNH HÙNG - PHẠM ĐỨC ANH
trong việc gây ra và dẫn truyền rủi ro dẫn
đến khủng hoảng tài chính. Từ đó, để có
thể xây dựng các đối sách ứng phó với
các cuộc khủng hoảng tài chính về sau,
các nhà hoạch định đã tập trung vào việc
nghiên cứu, làm rõ bản chất và vai trò
của NBFIs cũng như nguy cơ tác động từ
chúng hướng vào sự ổn định của hệ thống
tài chính. Nhiều tài liệu nghiên cứu trước
đây cho thấy có ba kênh truyền tải rủi ro
quan trọng sau:
Thứ nhất, NBFIs tạo ra rủi ro sản phẩm
thông qua việc sản xuất các sản phẩm có
cấu trúc, đặc biệt là liên quan đến chứng
khoán hóa. Cuộc khủng hoảng tài chính
gần đây đã chỉ ra rõ ràng rằng, do thiếu
hiểu biết về những rủi ro gắn liền với một
số tài sản có tính chứng khoán, nhiều ngân
hàng và NBFIs đã nắm giữ tài sản có nguy
cơ cao hơn nhiều so với những dự tính ban
đầu.
Thứ hai, một số NBFIs liên kết chặt chẽ
với các ngân hàng và các NBFI khác. Sự
liên kết này cho thấy sự căng thẳng về
tài chính ở cấp độ của một NBFI có thể
chuyển sang các tổ chức tài chính khác
(ngân hàng và phi ngân hàng) thông qua
rủi ro của bên đối tác, tạo ra những khó
khăn ở cấp hệ thống tài chính nói chung.
Thứ ba, một số NBFIs có quy mô rất lớn.
Bất kỳ sự khó khăn tài chính nào đến từ
một trong các tổ chức này đều có thể gây
ra những căng thẳng tài chính cho toàn bộ
hệ thống tài chính.
Về mặt thực nghiệm, hiện nay đã có một
số nghiên cứu được thực hiện cho trường
hợp riêng từng quốc gia hoặc trên diện
rộng nhằm đánh giá tác động của sự phát
triển các NBFI đến khía cạnh khác nhau
của ổn định tài chính.
Islam và Osman (2011) kiểm định mối
quan hệ dài hạn giữa thu nhập bình quân
đầu người thực tế và sự phát triển của
NBFIs ở Malaysia bằng phương pháp
đường bao ARDL cho giai đoạn 1974-
2004. Kết quả của nghiên cứu xác nhận
một quan hệ ổn định dài hạn giữa GDP
bình quân đầu người và NBFIs, đầu tư,
lao động và mở cửa thương mại, trong đó
NBFIs có tác động tích cực đến GDP. Các
tác giả nhấn mạnh NBFIs là một cấu phần
quan trọng của khu vực tài chính mà thông
qua đó, nguồn lực tài chính được truyền
dẫn hiệu quả từ người tiết kiệm đến người
sử dụng vốn trong nền kinh tế.
Ngược lại, kết quả thực nghiệm của Liang
và Reichert (2012) với dữ liệu chéo của
các quốc gia phát triển và đang phát triển
lại cho thấy tác động ngược chiều của khu
vực NBFIs đối với tăng trưởng kinh tế.
Hệ quả này là do hoạt động của NBFIs
(chủ yếu ở các mảng đầu tư và bảo hiểm)
thường mang tới rủi ro cao cho khu vực tài
chính và nền kinh tế, đặc biệt thấy rõ trong
thời kỳ khủng hoảng 2007- 2009.
Trong khi đó, với việc sử dụng mô hình
SGMM cho 27 tỉnh thành của Trung Quốc
giai đoạn 1995- 2003 nhằm xác định sự
đóng góp của từng cấu phần trong hệ
thống tài chính vào tăng trưởng kinh tế địa
phương, Cheng và Degryse (2010) nhận
thấy khu vực tài chính chính thức (ngân
hàng) là động lực chính của tăng trưởng
kinh tế, trong khi những đóng góp đến
từ NBFIs là hết sức mờ nhạt. Điều này là
bởi, tại Trung Quốc, kể từ năm 2010 (thời
điểm khủng hoảng đã đi qua), hệ thống
ngân hàng đã lớn mạnh nhanh chóng nhờ
loạt chính sách cải cách, mở cửa và tư
nhân hóa, đóng góp tích cực vào phát triển
kinh tế và ổn định vĩ mô; trong khi đó, khu
vực tài chính phi ngân hàng còn khá nhỏ
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 20194
Đánh giá tác động của sự phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng tới ổn định tài chính ở
Việt Nam dựa trên Mô hình ARDL
bé và cũng không nhận được hỗ trợ đáng
kể nào từ chính phủ.
Ngoài ra, một số nghiên cứu lý thuyết và
thực nghiệm khác chỉ ra rằng sự phát triển
của NBFIs có thể tác động tới ổn định thị
trường tài chính thông qua một số kênh
chính như tích lũy vốn liên quan đến khối
lượng đầu tư và năng suất liên quan đến
hiệu quả đầu tư (ví dụ: Beck và cộng sự,
2000; Impavido và cộng sự, 2003; Rioja
và Valev, 2004).
2. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tác động của sự phát triển
các NBFI tới ổn định tài chính, nghiên
cứu sử dụng mô hình phân phối trễ tự
hồi quy (ARDL). Được coi là sự kết hợp
giữa mô hình tự hồi quy vector (VAR) và
mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
(OLS), ARDL cho thấy tính linh hoạt cao
và dễ dàng sử dụng cho việc phân tích các
chuỗi thời gian đã biết. Một số ưu điểm
nổi bật của mô hình ARDL có thể kể đến:
(i) phù hợp với quy mô mẫu nhỏ; (ii) ước
lượng cho một phương trình duy nhất thay
vì hệ phương trình giống như kiểm định
Engle- Granger và Johansen; (iii) có thể
thực hiện với các biến có độ trễ khác nhau,
không phân biệt thứ tự sai phân I(0), I(1),
hoặc cả hai; (iv) tính toán trong ngắn hạn
với mô hình ECM bằng biến đổi tuyến
tính mà không làm mất bậc tự do (Pesaran
và cộng sự, 2001).
Để đảm bảo tin cậy khi sử dụng mô hình
ARDL, các biến chuỗi thời gian đòi
hỏi phải có tính dừng, độ trễ tối ưu xác
định, và đồng thời, mô hình không có
hiện tượng tự tương quan, phương sai
sai số thay đổi và có dạng hàm phù hợp
(Gurajati, 2003). Các tiêu chuẩn này đều
sẽ được chúng tôi kiểm định chặt chẽ
trong quá trình hồi quy mô hình.
Việc lựa chọn các biến cho mô hình hồi
quy được nhóm nghiên cứu tham khảo từ
một số nghiên cứu trước đây, cụ thể: (i)
nhóm biến số đại diện cho sự phát triển
của NBFI xuất phát từ nghiên cứu của
Islam và Osman (2011)1; (ii) nhóm biến
số về ổn định tài chính xuất phát từ nghiên
cứu của Ủy ban Châu Âu (2012)2 đối với.
Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa
trên năm nhóm phương trình hồi quy sau:
VNI = f(RTAN, RREN) (1a)
ZS = f(RTAN, RREN) (1b)
NPL = f(RTAN, RREN) (1c)
VNI = f(CK) (2a)
ZS = f(CK) (2b)
NPL = f(CK) (2c)
VNI = f(QDT) (3a)
ZS = f(QDT) (3b)
NPL = f(QDT) (3c)
VNI = f(BH) (4a)
ZS = f(BH) (4b)
NPL = f(BH) (4c)
VNI = f(TC) (5a)
ZS = f(TC) (5b)
NPL = f(TC) (5c)
Biến phụ thuộc là một vector Y gồm ba
biến, phản ánh mức độ ổn định tài chính
dựa trên các cấu phần của báo cáo hoạt
động thị trường tài chính của Quĩ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), cụ thể:
- VNI: Biến động của chỉ số VN-INDEX
theo năm, VNI được đo bằng mức trung
bình của biến động trong 360 ngày của chỉ
số thị trường chứng khoán quốc gia.
1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của sự phát triển các NBFI
tới phát triển kinh tế tại Malaysia.
2 Nghiên cứu về tác động của NBFI tới ổn định tài chính
khu vực Châu Âu.
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 5
KIỀU HỮU THIỆN - PHẠM MẠNH HÙNG - PHẠM ĐỨC ANH
- ZS: Chỉ số Bank Z-score, phản ánh khả
năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng. Giá
trị Z-score càng lớn đồng nghĩa rằng rủi
ro phá sản hệ thống ngân hàng càng thấp.
Công thức tính toán: Bank Z-score=
[ROA+ (vốn/ tài sản)]/ sd(ROA), trong đó,
sd(ROA) là độ lệch chuẩn của ROA.
- NPL: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân
hàng, đo bằng quy mô nợ xấu trên tổng dư
nợ. Tỷ lệ này càng thấp thể hiện hoạt động
của hệ thống ngân hàng càng an toàn.
Các biến giải thích trong mô hình phản
ánh sự phát triển của hệ thống các tổ chức
NBFI, bao gồm:
- RTAN: Phản ánh sự phát triển quy mô
tài sản của NBFIs, được đo lường bằng tỷ
lệ giữa quy mô tài sản của NBFIs và GDP
của Việt Nam theo từng năm.
- RREN: Phản ánh sự phát triển quy mô
doanh thu của NBFIs, được đo lường bằng
tỷ lệ giữa quy mô doanh thu của NBFIs và
GDP của Việt Nam theo từng năm.
- CK, BH, TC, QDT: Phản ánh sự phát
triển quy mô tài sản của từng khu vực
trong nhóm NBFI, bao gồm lần lượt các
công ty chứng khoán (CK), bảo hiểm
(BH), tài chính và cho thuê tài chính (TC);
quỹ đầu tư (QDT). Các biến số này được
đo lường bằng tỷ lệ tài sản của từng nhóm
NBFI/GDP của Việt Nam.
Mô hình (1a), (1b), (1c) nhằm mục tiêu
kiểm tra tác động chung của sự phát triển
các NBFI (bao gồm: tăng trưởng tổng tài
sản và doanh thu) tới ổn định tài chính.
Giả thiết nghiên cứu của chúng tôi cho
rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa sự
phát triển của NBFIs tới ổn định hệ thống
tài chính của Việt Nam. Tiếp theo, các
nhóm mô hình (2a), (2b), (2c)- (3a), (3b),
(3c)- (4a), (4b), (4c)- (5a), (5b), (5c) được
thực nghiệm nhằm đánh giá chi tiết tác
động của sự phát triển từng cấu phần của
NBFI (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, công
ty tài chính và cho thuê tài chính, quỹ đầu
tư) tới ổn định tài chính.
Mô hình ARDL cho các trường hợp trên
được quy gọn về dạng phương trình sau:
Y(VNI,ZS,NPL)t = α1 + b1iRTANt−i +
c
1j
RREN
t−j
+ ε
1t
(1)
Y(VNI,ZS,NPL)t = α1 + b1iCKt−i + ε1t
(2)
Y(VNI,ZS,NPL)t = α1 + e1lQDTt−l + ε1t
(3)
Y(VNI,ZS,NPL)t = α1 + c1jBHt−j + ε1t
(4)
Y(VNI,ZS,NPL)t = α1 + d1kTCt−k + ε1t
(5)
2.2. Dữ liệu
Mô hình định lượng sử dụng dữ liệu thứ
cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau.
Trước hết, đối với các số liệu phản ảnh
tình hình ổn định tài chính của Việt Nam:
biến động của chỉ số thị trường chứng
khoán (VNI) và Bank Z-score (ZS) được
tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu về hoạt
động của thị trường tài chính (Financial
Development Database) của IMF, tỷ lệ nợ
xấu (NPL) của hệ thống ngân hàng được
cập nhật từ báo cáo thường niên của Ngân
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 20196
Đánh giá tác động của sự phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng tới ổn định tài chính ở
Việt Nam dựa trên Mô hình ARDL
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) kết
hợp với báo cáo của IMF.
Đối với các biến số phản ánh sự phát triển
của các NBFI như quy mô tài sản, quy mô
doanh thu của từng nhóm tổ chức bao gồm
chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, công
ty tài chính và cho thuê tài chính, nghiên
cứu sử dụng số liệu từ báo cáo của các cơ
quan quản lý chuyên ngành như Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước đối với công ty
chứng khoán (CK) và quỹ đầu tư (QDT),
Cục Quản lý bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính
đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (BH),
NHNN đối với công ty tài chính và cho
thuê tài chính (TC).
Chuỗi dữ liệu được thu thập theo tần suất
năm cho giai đoạn 2000- 2018. Thị trường
chứng khoán bắt đầu hình thành và phát
triển tại Việt Nam kể từ năm 2000 kéo
theo sự phát triển mạnh mẽ của các NBFI-
điển hình là công ty chứng khoán và quỹ
đầu tư. Đối với công ty bảo hiểm và các
công ty tài chính và cho thuê tài chính,
mặc dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ trước
năm 2000, tuy nhiên hoạt động trong giai
đoạn này còn tương đối khiêm tốn, đồng
thời các số liệu thống kê về tình hình hoạt
động trong giai đoạn này khá hạn chế. Do
đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn giai đoạn
khảo sát định lượng là từ năm 2000- 2018.
Ngoài ra, việc sử dụng số liệu theo quý
để tăng số quan sát trong mô hình cũng
được nhóm nghiên cứu xem xét, tuy nhiên
việc hạn chế về số liệu công bố theo quý
đối với các biến số trong mô hình nên bài
báo đã sử dụng chuỗi số liệu theo năm tài
chính.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả thực nghiệm
Nhóm nghiên cứu tiến hành ước lượng
mối quan hệ phụ thuộc bằng mô hình
ARDL theo bốn bước sau: (1) Kiểm tra
đồng liên kết bằng kiểm định đường bao
(Bounds test) dựa trên thống kê F; (2) Ước
lượng ARDL với độ trễ tối ưu lựa chọn
theo tiêu chuẩn Akaike Info Criterion
(AIC); (3) Phân tích các tác động dựa
theo mô hình tối ưu; (4) Kiểm tra tính ổn
định và khả năng tương thích của mô hình
thông qua kiểm định phương sai sai số
thay đổi (ARCH Heteroskedasticity), tự
tương quan (Breusch-Godfrey LM), biến
bỏ sót (Ramsey RESET), tổng tích lũy của
phần dư (CUSUM) và tổng bình phương
tích lũy của phần dư (CUSUM-SQ)
Bảng 1. Phân tích thống kê mô tả (số quan sát = 19)
Tiêu chí
Biến phụ thuộc (Yi) Biến độc lập (Xi)
VNI ZS NPL RTAN RREN CK QDT BH TC
Trung bình 24,92 12,31 3,43 0,12 0,02 0,02 0,03 0,04 0,04
Max 85,41 15,35 8,60 0,22 0,04 0,05 0,05 0,07 0,08
Min 11,56 7,09 1,55 0,02 0,01 0,01 0,00 0,01 0,01
Độ lệch chuẩn 16,34 2,84 2,07 0,06 0,01 0,02 0,02 0,01 0,02
Kiểm định ADF I(0) -3,70** -1,59 -2,00 -1,74 -1,93 -1,69 -1,70 -1,30 -1,60
Kiểm định ADF I(1) - -4,37*** -3,25** -3,11** -3,39** -3,37** -4,57*** -2,65* -3,75**
*,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tính toán của tác giả
Số 207- Tháng 8. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 7
KIỀU HỮU THIỆN - PHẠM MẠNH HÙNG - PHẠM ĐỨC ANH
(Kumar, 2013).
Để tiến hành kiểm định đường bao dựa
trên giả định các biến dừng I(0) hay có
sai phân bậc nhất I(1), trước tiên, nhóm
nghiên cứu thực hiện kiểm định ADF. Kết
quả cho thấy các biến số trong mô hình
đều thỏa mãn dừng I(0), hoặc dừng sai
phân I(1).
Tiếp đó, chúng tôi tiến hành kiểm định
đường bao và thu được kết quả như ở
Bảng 2. Giá trị thống kê F lớn hơn giá trị
giới hạn tại mức ý nghĩa 1%, do đó bác
bỏ giả thuyết H
0
, chấp nhận giả thuyết H
1
:
Tồn tại quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa
các biến số trong mô hình.
Các kiểm định khác về tính ổn định và
tin cậy của mô hình được trình bày ở Phụ
lục 1. Kết quả các kiểm định cho thấy
mô hình ARDL của nhóm nghiên cứu là
hoàn toàn phù hợp để ước lượng tác động
của sự phát triển của tổ chức tài chính phi
ngân hàng tới mức độ ổn định tài chính.
Căn cứ theo hệ số AIC, mô hình ARDL
với độ trễ tối ưu của từng phương trình
được lựa chọn cụ thể như trong Bảng 3.
Kết quả ước lượng mô hình ARDL tối ưu
được trình bày ở Bảng 4.
3.2. Thảo luận kết quả
Căn cứ vào kết quả hồi quy, có thể thấy
rằng, về cơ bản, sự phát triển của các
NBFI có tác động tích cực tới ổn định tài
chính của Việt Nam trong giai đoạn 2000-
2018. Các kết quả định lượng được phân
tích cụ thể như sau:
Bảng 2. Kiểm định đường bao
Mô hình F-statistic k Mức ý nghĩa I(0) bound I(1) bound
(1a) 6,33 2 1% 3,17 4,14
(1b) 5,80 2 1% 3,79 4,85
(1c) 6,09 2 1% 3,14 4,67
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 3. Xác định độ trễ tối ưu của các biến trong mô hình ARDL
Mô hình (1a) (1b) (1c) (2a) (2b) (2c) (3a) (3b) (3c) (4a) (4b) (4c) (5a) (5b) (5c)
Biến
PT
VNI 1 1 1 1 1
ZS 2 2 2 2 2
NPL 1 1 1 1 1
Biến
độc
lập
RTAN 0 0 0
RREN 0 0 0
CK 4 4 4
QDT 1 1 1
BH 0 0 0
TC 4 4 4
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 207- Tháng 8. 20198
B
ản
g
4.
K
ết
q
uả
lự
a
ch
ọn
m
ô
hì
nh
A
R
D
L
t
ối
ư
u
M
ô
hì
nh
(1
a)
(1
b)
(1
c)
(2
a)
(2
b)
(2
c)
(3
a)
(3
b)
(3
c)
(4
a)
(4
b)
(4
c)
(5
a)
(5
b)
(5
c)
B
iế
n
P
T
V