- Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng” do Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án ra đời với mục tiêu chính là:
+ Cụ thể hóa quy hoạch chi tiết “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng” đã được UBND thành phố Quảng Ngãi phê duyệt.
+ Hình thành khu nhà ở kết hợp với phát triển dịch vụ thương mại, phát triển thành khu phố hiện đại, văn minh, giải quyết nhu cầu trao đổi mua bán và tiêu thụ hàng hóa của nhân dân. Tạo điều kiện để nhân dân khu vực có cơ hội tiếp xúc và sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
+ Tạo cảnh quan môi trường, nâng cao vẻ đẹp kiến trúc đô thị.
- Dự án có diện tích 13,5ha, quy mô dân số: 1.500 người.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án "Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATGT : An toàn giao thông
BHLĐ : Bảo hộ lao động
BOD : Biological Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT : Bêtông cốt thép
BVMT : Bảo vệ môi trường
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học
CP : Cổ phần
CTNH : Chất thải nguy hại
CTR : Chất thải rắn
DO : Diezel oil – Dầu Diezel
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KVDA : Khu vực dự án
NĐ – CP : Nghị định – Chính Phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SS : Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TDTT : Thể dục thể thao
TM – DV : Thương mại – Dịch vụ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
THCS : Trung học cơ sở
TT- BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
ĐK : Đường kính
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất: 22
Bảng 1.2. Bảng dự kiến cơ cấu quỹ đất xây dựng theo phương án chọn 26
Bảng 1.3. Nhu cầu dùng nước 30
Bảng 1.4. Danh mục máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công 33
Bảng 1.5. Tổng hợp tổng mức đầu tư 33
Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (0C) 36
Bảng 2.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (%) 37
Bảng 2.3. Số giờ nắng các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (h) 37
Bảng 2.4. Lượng mưa các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (mm) 38
Bảng 2.5. Vị trí lấy mẫu khảo sát hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án 39
Bảng 2.6. Hiện trạng môi trường không khí 40
Bảng 2.7. Hiện trạng môi trường nước mặt 41
Bảng 2.8. Hiện trạng môi trường nước ngầm 42
Bảng 3.1. Quy mô tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng 48
Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động liên quan chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình 51
Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe chạy trên đường 53
Bảng 3.4. Tải lượng khí thải trong hoạt động vận chuyển đất san lấp mặt bằng 54
Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm do hoạt động xây dựng 54
Bảng 3.6. Khối lượng chất ô nhiễm trong thành phần khí thải từ phương tiện vận chuyển 55
Bảng 3.7. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm 55
Bảng 3.8. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 56
Bảng 3.9. Các nguồn gây tác động không liên quan chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình 58
Bảng 3.10. Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công 58
Bảng 3.11. Thành phần nước mưa chảy tràn 61
Bảng 3.12. Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người 62
Bảng 3.13. Thành phần khí độc hại trong khói thải của các phương tiện giao thông 63
Bảng 3.14. Thành phần khí độc hại trong khói thải tùy thuộc vào chế độ vận hành của các phương tiện giao thông 63
Bảng 3.15. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 66
Bảng 4.1. Tần suất thu gom chất thải 76
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường 82
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng 21
Hình 1.2. Các đối tượng xunh quanh khu vực dự án 24
Hình 4.1. Sơ đồ xử lý nước thải trong quá trình thi công xây dựng 71
Hình 4.2. Sơ đồ kiểm soát và xử lý sơ bộ nước thải nhà vệ sinh 74
Hình 4.3. Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 75
Hình 4.4. Sơ đồ thu gom rác sinh hoạt của Khu dân cư 75
Hình 4.5. Sơ đồ thu gom, phân loại và xử lý chất thải nguy hại 76
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
1. Giới thiệu về dự án
- Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng” do Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án ra đời với mục tiêu chính là:
+ Cụ thể hóa quy hoạch chi tiết “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng” đã được UBND thành phố Quảng Ngãi phê duyệt.
+ Hình thành khu nhà ở kết hợp với phát triển dịch vụ thương mại, phát triển thành khu phố hiện đại, văn minh, giải quyết nhu cầu trao đổi mua bán và tiêu thụ hàng hóa của nhân dân. Tạo điều kiện để nhân dân khu vực có cơ hội tiếp xúc và sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất.
+ Tạo cảnh quan môi trường, nâng cao vẻ đẹp kiến trúc đô thị.
- Dự án có diện tích 13,5ha, quy mô dân số: 1.500 người.
2. Các tác động môi trường do quá trình triển khai thực hiện dự án
2.1. Các tác động bất lợi
2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
Bảng 1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án
STT
Các hoạt động
Các tác động
01
Giải toả, đền bù, di dời hộ dân, di dời mồ mả, tái định cư
- Bụi đất do quá trình đập phá nhà cửa, đốt rác rưởi,
- Bụi, khí thải do quá trình đào bốc, di dời mồ mả,...
- Nước mưa chảy tràn: Quá trình đào, bốc xúc các ngôi mộ, phá dỡ nhà cửa và các công trình kiến trúc nếu gặp trời mưa thì nước mưa sẽ cuốn theo các chất bẩn, rác rưởi,
- Chất thải rắn: lượng đất hữu cơ bề mặt được cào bỏ trước khi đổ đất san lấp mặt bằng và cây bụi chặt bỏ trong quá trình san lấp, đất đá, gạch vỡ, gỗ,...
- Tiếng ồn: hoạt động phá dỡ nhà cửa, hoạt động của các phương tiện vận tải.
- Thu hồi đất, di chuyển nhà ở, mồ mả: ảnh hưởng đến các hộ dân trong diện thu hồi, an ninh, trật tự xã hội, tâm linh của người dân.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất: ảnh hưởng đến công ăn việc làm của các hộ dân trong khu vực dự án.
- Kinh tế - xã hội: ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, việc lưu thông đi lại của người dân, an ninh trật tự tại địa phương.
2.1.2. Giai đoạn xây dựng dự án
Bảng 2. Các nguồn tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
STT
Các hoạt động
Các tác động
01
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Bụi đất do phương tiện vận chuyển đi lại trên đường;
- Tiếng ồn do quá trình vận chuyển của phương tiện vận chuyển;
- Khí thải do phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel, xăng,: CO, SO2, NOx.
01
Hoạt động đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
- Bụi đất do hoạt động của máy móc san ủi mặt bằng;
- Bụi đất do phương tiện vận chuyển đi lại trên đường;
- Tiếng ồn do quá trình vận chuyển của các phương tiện vận chuyển;
- Khí thải do phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel, xăng,: CO, SO2, NOx.
02
Hoạt động thi công xây dựng
- Bụi từ quá trình sàn cát, đào đắp,;
- Tiếng ồn, độ rung do các công tác thi công của các máy móc, phương tiện kỹ thuật, công nhân;
- Khí thải do hoạt động của các loại máy móc thiết bị, khí thải từ quá trình hàn kim loại;
- Nước thải xây dựng: rửa xe, nước từ các mương rãnh làm cống thoát,;
- Chất thải rắn: đất bùn bị bóc bỏ, xi măng đã vón cục, vật liệu rơi vãi, bao bì,
03
Sinh hoạt của công nhân
- Nước thải sinh hoạt của công nhân;
- CTR sinh hoạt: bao bì thực phẩm, đồ hộp,
- Gây ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương.
2.1.3. Giai đoạn hoạt động của dự án
Bảng 3. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án
STT
Các hoạt động
Các tác động
01
Hoạt động mua bán trong khu Thương mại – dịch vụ
- Tiếng ồn;
- Nước thải;
- Chất thải rắn.
02
Hoạt động của các phương tiện giao thông tập trung mua bán
- Bụi;
- Tiếng ồn;
- Khí thải từ các phương tiện giao thông;
- Tai nạn giao thông;
- Chất thải rắn: đất cát dính vào bánh xe từ các khu vực khác mang tới.
03
Hoạt động của dân cư trong khu nhà ở liên kề, biệt thự
- Nước thải sinh hoạt;
- CTR sinh hoạt: bao bì thực phẩm, đồ hộp.
2.2. Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra
2.2.1. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị dự án
- Các sự cố về sạt lở đất: trong quá trình đào đắp đất san lấp mặt bằng, nếu không tuân thủ các nguyên tắc xây dựng có thể xảy ra các sự cố về sạt lở, sụt lún đất.
- Sự cố về tai nạn lao động: mật độ giao thông đột ngột tăng trong khu vực sẽ không tránh khỏi tình trạng tắc nghẽn giao thông và nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.
2.2.2. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng dự án
- Sự cố về tai nạn lao động, tai nạn giao thông: trong công tác thi công xây dựng, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động.
- Sự cố về chạm chập, cháy nổ: các nguyên nhân gây ra cháy nổ có thể do chập điện, hút thuốc của công nhân, do sự chủ quan của người lao động, do thiếu các trang thiết bị bảo hộ lao động.
2.2.3. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động dự án
- Sự cố chập điện: do hút thuốc tại khu vực có nồng độ hơi xăng cao, do các loại thiết bị điện hoạt động quá tải trong quá trình vận hành sẽ phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy nổ;
- Sự cố rò rỉ dầu do vận chuyển và lưu trữ các loại nguyên liệu, nhiên liệu không đúng quy cách;
- Sự cố do thời tiết bất thường như gió bão, mưa lớn, lũ lụt, sét đánh,...
3. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu
Để giảm thiểu các tác động xấu liên quan đến quá trình chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng và giai đoạn dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư và đơn vị thi công xây dựng dự án là những đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3.1. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị dự án
- Thông báo cho nhân dân địa phương biết về các nội dung của dự án, quy mô dự án, vị trí thực hiện dự án, những lợi ích do dự án mang lại cho địa phương.
- Quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng có phát sinh khí thải và bụi từ các hoạt động phá dỡ nhà cửa, phương tiện thi công, nước thải, chất thải rắn và các nguồn tác động không liên quan đến chất thải như tiếng ồn, độ rung, Giảm thiểu bằng cách thực hiện các biện pháp kỹ thuật như phun nước chống bụi, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng tường tạm, bố trí các thiết bị hoạt động luân phiên hợp lý tránh cộng hưởng tiếng ồn.
- Hoạt động di dời, đền bù và tái định cư: có chính sách đền bù, hỗ trợ để người dân có điều kiện thuận lợi chuyển hướng sản xuất nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do biến động kinh tế - xã hội gây ra.
3.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng dự án
3.2.1. Đối với khí thải và bụi do quá trình thi công dự án
- Phun nước trên đoạn đường xe vận chuyển thường xuyên đi lại và khu vực ra vào công trình;
- Khu vực công trường, kho chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tường tạm (bằng gỗ, ván hoặc tôn) để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh;
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công như cát, đá, Chủ đầu tư sẽ sử dụng bạt che kín các thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng khi di chyển trên đường giao thông;
- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân sẽ được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe công nhân;
- Tránh việc hoạt động cùng một lúc nhiều phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công;
- Vạch tuyến đường giao thông hợp lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình lân cận và dân cư xung quanh;
- Bên ngoài công trường cần che chắn bằng các tường tạm để tránh phát sinh bụi gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
3.2.2. Đối với nước thải
+ Đối với nước thải sinh hoạt
- Xây dựng nhà vệ sinh tạm để công nhân sử dụng trong suốt quá trình thi công xây dựng. Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra môi trường. Các nhà vệ sinh này sẽ được tháo dỡ, hoàn trả lại mặt bằng khi dự án hoàn thành. Cứ 6 tháng một lần, Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năng đến hút cặn trong các bể tự hoại của nhà vệ sinh tạm thời trong lán trại.
+ Đối với nước mưa chảy tràn
- Đơn vị thi công sẽ tạo các đường thoát nước mưa trong khu vực dự án, tạo các rãnh thoát nước mưa tạm thời nhằm tránh tồn đọng nước mưa;
- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt, không đổ rác vào mương thoát nước tại khu vực dự án.
+ Đối với nước thải xây dựng
- Để không gây tắc nghẽn hệ thống thu gom nước thải của khu vực và chảy tràn làm mất vệ sinh, chủ đầu tư và đơn vị thi công cam kết xây dựng bể chứa và lắng cát ngay tại khu vực trước khi thoát ra mương thoát nước của khu vực.
3.2.3. Đối với chất thải rắn, chất thải xây dựng và chất thải nguy hại
- Đối với chất thải xây dựng được tập kết tận thu làm vật liệu san lấp nền.
- Đối với chất thải sinh hoạt của công nhân: được thu gom bằng các thùng chứa rác có nắp đậy và được vận chuyển xử lý đúng qui định bởi Công ty cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi, định kỳ thu gom 3 lần/tuần.
- Đối với chất thải nguy hại: chủ yếu là giẻ lau dính dầu nhớt. Chủ đầu tư kết hợp đơn vị thi công thực hiện thu gom riêng vào các thùng rác chuyên dùng có nắp đậy và được vận chuyển xử lý bởi Công ty có chức năng theo đúng quy định hiện hành.
3.2.4. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung động
- Xây dựng kế hoạch thi công hợp lý, tránh thi công vào các giờ nhạy cảm như đầu giờ sáng, buổi trưa, cuối giờ chiều;
- Trang bị nút bịt tai cho những công nhân làm việc trực tiếp với nguồn ồn, cách ly nguồn ồn;
- Sử dụng các loại máy móc thiết bị ít gây ồn;
- Thực hiện tốt việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc, vận hành đúng kỹ thuật;
- Thực hiện biện pháp vây kín khu vực dự án đang thi công xây dựng;
- Các loại máy móc như gầu xúc, máy kéo, máy ủi, xe tải, có thể gây ra tiếng ồn là 90 dBA ở khoảng cách 15 m. Nếu các máy đó hoạt động cùng lúc thì độ ồn tăng lên từ 95 – 98 dBA. Vì thế cần phải phân bổ thời gian hoạt động cho các loại máy móc, hạn chế đến mức thấp nhất các loại máy móc này hoạt động cùng lúc.
- Thực hiện kế hoạch thi công hợp lý.
3.3. Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn khu dân cư đi vào hoạt động
3.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải
* Nước mưa chảy tràn: Thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm các mương rãnh thoát nước kín xung quanh các phân khu chức năng. Lắp đặt hệ thống thoát nước mưa dọc theo các con đường, có bộ phận chắn rác và hố ga để lắng cát.
Cống thoát chung của khu vực
Nhà vệ sinh
Bể tự hoại 3 ngăn
Hố ga
* Nước thải sinh hoạt
Chất thải rắn
Phân loại
Bán ve chai
Thùng chứa CTR hữu cơ
C.ty MT đô thị Tp. Quảng Ngãi thu gom xử lý
Thùng chứa
CTR tái sử dụng
3.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR
3.3.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Thiết kế đường giao thông, bãi đỗ xe có cự ly an toàn, không để tiếng máy xe hoạt động ảnh hưởng đến dân cư, trường học,... Cần xem trọng biện pháp thiết kế cảnh quan giao thông bằng cách trồng cây xanh và các hàng hoa dọc theo các tuyến đường giao thông trong khu vực dự án. Các hàng cây xanh và hàng hoa không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn có vai trò to lớn trong giảm thiểu ô nhiễm không khí. Cây xanh hấp thụ được một số khí độc hại, ngăn chặn và giảm được tiếng ồn, điều tiết vi khí hậu, tạo nhiệt độ mát mẻ trong khu vực xung quanh.
3.3.4. Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Nền móng đặt máy móc, thiết bị được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao;
- Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su để giảm rung;
- Bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ;
- Sử dụng máy móc thiết bị mới, hiện đại đã được thiết kế giảm ồn và giảm rung.
3.3.5. Giảm thiểu mùi
- Hàng ngày, các hộ dân sinh sống trong khu dân cư và dịch vụ phải tiến hành thu gom và tập kết rác thải đến khu vực nhà chứa rác thải của dự án.
- Hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi đến thu gom vận chuyển rác từ các khu vực có phát sinh rác thải hàng ngày nhằm tránh thời gian lưu quá lâu khiến rác bị phân hủy, thối rửa.
- Các xe thu gom, vận chuyển, các thùng chứa rác công cộng cần thường xuyên định kỳ rửa sạch sẽ để tạo thẩm mỹ và tránh phát sinh mùi hôi.
3.4. Phòng ngừa các sự cố môi trường
3.4.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án
+ Giảm thiểu sự cố sụt lún, sạt lở đất
- Khảo sát kỹ địa chất, địa hình khu vực xây dựng dự án trước khi thi công;
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng thích hợp đối với đặc điểm địa chất, địa hình khu vực xây dựng dự án;
- Nếu phát hiện xảy ra sụt lún, sạt lở đất chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho tính mạng công nhân trên công trường, dân cư và các công trình công cộng xung quanh khu vực xây dựng dự án.
+ Giảm thiểu sự cố tai nạn giao thông
- Đặt biển báo công trình đang thi công phía trước đoạn đường vào dự án, để người dân khu vực biết và đi đường tránh nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông;
- Bố trí lịch vận chuyển ra vào khu vực hợp lý, tránh tình trạng nhiều xe ra vào khu vực cùng lúc;
- Sử dụng xe có thắng xe, đèn báo, còi còn sử dụng được.
3.4.2. Giai đoạn xây dựng dự án
+ Giảm thiểu tai nạn lao động
- Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
- Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng.
- Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
+ Phòng chống cháy nổ
- Đường nội bộ trong khu vực công trường phải đảm bảo tia nước phun từ vòi rồng của xe cứu hỏa có thể khống chế được lửa phát sinh ở bất kỳ vị trí nào.
- Sắp xếp, bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và tạo khoảng cách an toàn cho công nhân khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
- Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây ra tia lửa điện phải được bố trí thật an toàn.
+ Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng
- Đặt các biển báo “Công trường đang thi công” trên những tuyến đường thi công, quan trọng nhất là trong những giờ cao điểm;
- Thông báo trước cho nhân dân trong phường về lịch trình xây dựng và kế hoạch giao thông (ít nhất là một tuần trước ngày tiến hành thi công);
- Thu dọn vật liệu xây dựng thải bỏ ngay trong ngày;
- Khi thi công cắt qua các đoạn cống thoát nước, phải xây dựng hệ thống thoát nước tạm thời để không làm gián đoạn quá trình thoát nước của khu vực;
- Khi thi công tuyến cống qua vỉa hè, lòng đường nhà thầu phải hoàn trả vỉa hè và lòng đường như cũ.
- Các công nhân không phải là người địa phương phải đăng ký tạm trú với công an địa phương để đảm bảo vấn đề an ninh của khu vực.
+ Đối với an toàn giao thông
Gắn các biển báo, nhắc nhở, khuyến khích chủ các phương tiện vận chuyển chấp hành tốt luật giao thông đường bộ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Khi tập trung mật độ cao các phương tiện vận chuyển tại khu vực dự án sẽ bố trí người điều phối giao thông nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực dự án.
3.4.3. Giai đoạn hoạt động của dự án
+ Phòng chống cháy nổ
- Nội qui phòng chống cháy nổ và sự cố được niêm yết tại những vị trí thích hợp trong khuôn viên khu vực dân cư và các khu vực khác;
- Lắp đặt trụ chữa cháy cho toàn bộ khu vực;
- Tất cả các thiết bị PCCC lắp đặt nổi trong nhà và ngoài trời đều được sơn màu đỏ;
- Trang bị các bình chữa cháy cầm tay và đặt ở những vị trí thích hợp dễ lấy, dễ sử dụng.
- Khu vực chứa nhiên liệu và các bình khí nén được đặt cách ly với các khu vực khác.
+ Phòng chống sét
- Lắp đặt hệ thống chống sét đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ xây dựng nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho con người và tài sản. Hệ thống chống sét được thiết kế theo yêu cầu chống sét đánh thẳng, bố trí các kim thu sét tại các vị trí cao nhất của công trình;
- Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ (theo Tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống);
- Điện trở nối đất chống sét ≤ 10W;
- Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện việc thẩm định hệ thống chống sét sau khi dự án được xây dựng hoàn thiện, đảm bảo hệ thống chống sét đạt các yêu cầu theo quy định.
4. Các chương trình giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động để đánh giá mức tác động của dự án
+ Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
- Giám sát chất lượng môi trường không khí bên trong công trình và chất lượng môi trường không khí xung quanh để so sánh với các quy chuẩn Việt Nam hiện hành từ đó có điều chỉnh phù hợp.
- Giám sát chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm trong khu vực dự án.
+ Trong