Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nước trên thế giới, Việt Nam và
lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện
KT-XH ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đánh giá trữ
lượng nguồn nước sông suối vùng nghiên cứu và khả năng thực tế sử dụng nguồn
nước. Thu thập các dữ liệu số, các bản đồ hợp phần (bản đồ mạng lưới sông, bản đồ
mạng lưới trạm thủy văn, bản đồ ranh giới lưu vực) làm cơ sở để thành lập các bản đồ
đẳng trị mưa, bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm và bản đồ phân vùng thủy văn.
Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn. Kết quả: Đánh giá được sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn nước
mặt trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Xây dựng bản đồ tài nguyên nước trên lưu
vực sông và bản đồ phân vùng thủy văn tỷ lệ 1/100.000.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu
vực sông Vu Gia - Thu Bồn
Nguyễn Thị Thanh Hoàng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số 60 85 15
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Thu Lan
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nước trên thế giới, Việt Nam và
lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện
KT-XH ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đánh giá trữ
lượng nguồn nước sông suối vùng nghiên cứu và khả năng thực tế sử dụng nguồn
nước. Thu thập các dữ liệu số, các bản đồ hợp phần (bản đồ mạng lưới sông, bản đồ
mạng lưới trạm thủy văn, bản đồ ranh giới lưu vực) làm cơ sở để thành lập các bản đồ
đẳng trị mưa, bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm và bản đồ phân vùng thủy văn.
Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu
Bồn. Kết quả: Đánh giá được sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn nước
mặt trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Xây dựng bản đồ tài nguyên nước trên lưu
vực sông và bản đồ phân vùng thủy văn tỷ lệ 1/100.000.
Keywords. Tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên nước; Đánh giá trữ lượng nước; Sông
Vu Gia.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống con người. Bảo đảm an ninh
nguồn nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của mọi quốc gia. Việt Nam có hệ thống
sông ngòi dày đặc, tổng lượng nước mưa và nước mặt khá phong phú nếu xét trên
lượng nước trung bình trên đầu người, nước ta được xếp vào loại từ đủ đến thừa
nước. Tuy nhiên do vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên quy định nên tài nguyên
nước của Việt Nam luôn tiềm ẩn những nguy cơ thiếu bền vững; vấn đề suy giảm
tài nguyên nước và mất an ninh nguồn nước là nguy cơ không thể xem thường.
Trong những năm gần đây, tài nguyên nước của các tỉnh ven biển miền Trung Việt
Nam nói chung và lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nói riêng có xu hướng suy giảm
do phải đối mặt với vấn đề thiên tai ngày càng gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là
do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự bùng nổ đô thị hóa.
Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn với diện tích hứng nước 10.350km2 thuộc
địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam là một trong 9 lưu vực sông lớn
của Việt Nam. Điều kiện địa lý của lưu vực sông đã hình thành nên tiềm năng
nguồn nước ở đây được xếp vào loại phong phú nhất Việt Nam nhưng cũng là nơi
chịu tác động mạnh mẽ của các loại hình thiên tai, trong đó các thiên tai liên quan
đến dòng chảy trên lưu vực sông như lũ lụt, lũ quét, hạn hán thường xuyên xảy ra.
Các thiên tai này đã và đang hạn chế sự phát triển nền kinh tế đồng thời tàn phá môi
trường, môi sinh tác động mạnh đến đời sống xã hội trên lưu vực. Vì vậy việc
nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn làm cơ
sở khoa học cho việc định hướng sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực
mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng phục vụ cho công cuộc phát triển KT –
XH ở khu kinh tế năng động bậc nhất miền Trung.
Trên cơ sở những kiến thức đã được các thày cô trang bị, học viên đi vào
đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn trong đề tài luận văn
“Đánh giá tài nguyên nước các sông suối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn”.
2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia
– Thu Bồn
- Đánh giá nguồn tài nguyên nước mặt lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu về tài nguyên nước trên thế giới, Việt Nam và
lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH ảnh hưởng
đến tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
- Đánh giá trữ lượng nguồn nước sông suối vùng nghiên cứu và khả năng
thực tế sử dụng nguồn nước.
- Thu thập các dữ liệu số, các bản đồ hợp phần (bản đồ mạng lưới sông, bản
đồ mạng lưới trạm thủy văn, bản đồ ranh giới lưu vực) làm cơ sở để thành lập các
bản đồ đẳng trị mưa, bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm và bản đồ phân vùng
thủy văn.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu
Gia – Thu Bồn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong lưu vực sông
Vu Gia – Thu Bồn thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi khoa học:
- Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước mặt (về trữ lượng)
trên các sông suối lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
3
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xây dựng bản đồ tài nguyên nước lưu vực
sông, phân vùng thủy văn và đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên
nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết được các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, luận văn đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp kế thừa: là phương pháp phân tích tiếp thu, sử dụng có chọn
lọc các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đi trước. Đây là một trong những
phương pháp quan trọng giúp cho luận văn đạt kết quả tốt hơn.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố cảnh
quan liên quan đến tài nguyên nước. Đây là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu sự
phân bố tài nguyên nước mặt theo không gian và thời gian.
- Phương pháp thống kê - toán lý: Dựa trên cơ sở dữ liệu khí tượng - thủy văn
trong thời kỳ quan trắc tại một số trạm khí tượng - thủy văn trong lưu vực sông và
vùng phụ cận, luận văn tiến hành đánh giá trữ lượng, đánh giá sự phân bố tài nguyên
nước mặt theo thời gian và không gian của lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS): Các bản đồ được
sử dụng trong luận văn bao gồm: Bản đồ địa hình, bản đồ mạng lưới sông suối, bản
đồ mạng lưới trạm khí tượng - thủy văn lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đồng thời
luận văn sẽ tiến hành xây dựng các bản đồ như bản đồ đẳng trị lượng mưa trung
bình nhiều năm, bản đồ đẳng trị mô đun dòng chảy năm, bản đồ phân vùng thuỷ
văn. Phương pháp bản đồ đã thể hiện kết quả nghiên cứu của luận văn một cách trực
quan nhất.
5. Kết quả đạt đƣợc, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
* Kết quả đạt đƣợc:
- Đánh giá được sự phân bố theo không gian và thời gian của nguồn nước
(nước mưa, nước mặt) trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn.
4
- Xây dựng bản đồ tài nguyên nước (nước mưa, nước mặt) trên lưu vực sông
và bản đồ phân vùng thủy văn tỷ lệ 1/100.000.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông Vu
Gia – Thu Bồn.
* Ý nghĩa khoa học:
Góp phần hoàn thiện về phương pháp luận đánh giá tài nguyên nước trong
khu vực nhiệt đới gió mùa Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Là cơ sở khoa học để các nhà quản lý đề xuất các định hướng khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên nước.
6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên kết quả của các đề tài, dự án đã được thực hiện:
- Nguyễn Lập Dân (2005), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước Nghiên
cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền
Trung, Mã số KC08.12.
- Nguyễn Lập Dân (2008), Đề tài nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu dự báo
tiềm năng các tai biến thiên nhiên (lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, hạn kiệt, xói lở bờ
sông) cho lưu vực sông Thu Bồn - Vu Gia. Đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm
thiểu, Mã số 700506.
- Nguyễn Lập Dân (2010), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước Nghiên
cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý,
đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên cứu điển
hình cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, Mã số KC08.23/06-10.
- Vũ Thị Thu Lan (2010), Dự án Tiến hành khảo sát thực địa và lập mô
hình thủy lực lưu vực sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
5
7. Cấu trúc của luận văn
Nội dung của Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận cùng phụ lục, Luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận đánh giá tài nguyên nước
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội lưu vực sông Vu Gia
– Thu Bồn
Chương 3: Đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và đề
xuất các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Đinh Phùng Bảo (2001), Báo cáo đặc điểm khí hậu, thủy văn tỉnh Quảng Nam,
Đài khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ.
2. Đào Đình Bắc (2004), Địa mạo đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Cục thống kê tỉnh Quảng Nam (2011), Niên Giám thống kê năm 2010.
4. Nguyễn Lập Dân và nnk (1997), Đề mục Địa lý thủy văn Việt Nam, Phòng Tài
nguyên nước mặt, Viện Địa Lý
5. Nguyễn Lập Dân, Vũ Thị Thu Lan (2003), Đánh giá tiềm năng nước mặt lãnh
thổ Việt Nam phục vụ cho khai thác sử dụng nguồn nước trên quan điểm
phát triển bền vững, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Địa lý, tr 119-126,
NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Lập Dân, Vũ Thị Thu Lan (2004), Quan hệ giữa quy luật phân mùa
dòng chảy và các tai biến tự nhiên tại dải Duyên hải miền Trung, Tạp chí
Các khoa học về trái đất, 26(4), tr. 373-378.
7. Nguyễn Lập Dân (2005), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài Nghiên
cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở
miền Trung, Mã số KC 08-12, Viện Địa Lý, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
8. Nguyễn Lập Dân, Vũ Thị Thu Lan, Hoàng Thanh Sơn (2007), Các yếu tố tác
động gây ra các dạng tai biến (lũ lụt, lũ quét, hạn kiệt, xói lở bờ sông) lưu
vực sông Thu Bồn – Vu Gia, Tạp chí Khoa học Bộ Giáo dục và đào tạo,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2/2007, tr. 159-165.
9. Nguyễn Lập Dân (2008), Đề tài nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu dự báo tiềm
năng các tai biến thiên nhiên (lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, hạn kiệt, xói lở bờ
sông) cho lưu vực sông Thu Bồn-Vu Gia. Đề xuất các giải pháp phòng
tránh, giảm thiểu, Mã số 700506, Viện Địa Lý, Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
10. Nguyễn Lập Dân (2010), Đề tài KHCN trọng điểm cấp Nhà nước Nghiên cứu
cơ sở khoa học quản lý hạn hán và sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản
lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên
cứu điển hình cho Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ, KC 08-23/06-
10, Bộ Khoa học và Công nghệ.
74
11. Vũ Thị Thu Lan và nnk (2010), Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến
ngập lụt lưu vực sông Thu Bồn – Vu Gia, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 35
năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tr. 253-258..
12. Vũ Thị Thu Lan (2010), Tham luận Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
các tai biến liên quan đến dòng chảy (lũ lụt, khô hạn) tỉnh Quảng Nam, Việt
Nam, Hội thảo khoa học Dự án Biến đổi khí hậu P1-08 VIE tại thành phố
Tam Kỳ, Quảng nam ngày 8-9/7/2010.
13. Vũ Thị Thu Lan (2010), Dự án Tiến hành khảo sát thực địa và lập mô hình thủy
lực lưu vực sông Thu Bồn, tỉnh Quảng nam, Viện Địa Lý, Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
14. Lê Văn Nghinh (2000), Nguyên Lý Thủy Văn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Nguyễn Viết Phổ (2003), Tài nguyên nước Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
16. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Thanh Sơn (2003), Tính toán thủy văn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Hoàng Thanh Sơn (2010), Đề tài cơ sở Xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông
Vu Gia – Thu Bồn, Viện Địa Lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
Hà Nội
19. Hồ Minh Thọ (2005), Báo cáo kết quả điều tra đánh giá tài nguyên nước mặt
tỉnh Kon Tum, Liên đoàn ĐCTV – ĐCCT miền Trung.
20. Nguyễn Văn Tuần, Nguyễn Hữu Khải (2001), Địa lý thủy văn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Tuần và nnk (1991), Thủy văn đại cương tập I, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội.
22. Ngô Đình Tuấn (1998), Phân tích thống kê trong thủy văn, NXB Nông Nghiệp,
Hà Nội.
23. Nguyễn Minh Tuấn (2011), Dự án Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến hệ thống hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Chi Cục thủy lợi
tỉnh Quảng Nam.
24. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1989/QĐ-TTg về việc ban hành
Danh mục lưu vực sông liên tỉnh ngày 01 tháng 11 năm 2010.
75
25. Trung tâm nghiên cứu thuỷ văn và tài nguyên nước (2010), Tác động của
BĐKH lên tài Nguyên nước và các biện pháp thích ứng - Lưu vực Vu Gia
Thu Bồn.
26. Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên (1970), Phân vùng Địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt
Nam, Ủy Ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
27. Viện Khí tượng Thủy văn (1985), Đặc trưng hình thái lưu vực sông Việt Nam.
28. Trần Thanh Xuân và nnk (2012), Tài nguyên nước các hệ thống sông chính Việt
Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Tiếng anh
29. Binaya Kumar MISHRA, KaoruTAKARA and Yasuto TACHIKAWA (2008),
NRCS Curve Number based Hydologic Regionalization of Nepalese River
Basins for Flood Frequency Analysis, Annuals of Disas. Prev. Res. Inst.
Kyoto Univ, No.51B.
30. Lars Gottschalk (1985), Hydrological regionalization of Sweden, Hydrological
Sciences – Journal – des Sciences Hydrologiques,30,1,3/1985.
31. Sangeeta Ahuja (2012), “Regionalization of River Basins Using Cluster
Ensemble”, Journal of Water Resource and Protection, 4, pp.560-566.