Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng
đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình. Bên
cạnh đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là tài sản để người sử dụng thực
hiện các giao dịch bất động sản như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê,
cho thuê lại, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn,… bằng quyền sử dụng đất.
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hương Trà ngày càng đi vào nề nếp,
việc sử dụng đất ngày càng ổn định hơn từ đó đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng
mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng pháp luật. Công tác lập hồ sơ địa
chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Hương Trà đã đạt được những kết quả khá cao, đến cuối năm 2010 đã cấp được
18.677 giấy trên tổng số 21.395 hộ sử dụng đất, đạt 87,30% so với số hộ sử dụng
đất.
16 trang |
Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau luật đất đai từ 2004 đến 2010 tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
SAU LUẬT ĐẤT ĐAI TỪ 2004 ĐẾN 2010 TẠI HUYỆN HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Văn Bình1, Hồ Kiệt1, Nguyễn Tài2
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tóm tắt. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng
đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình. Bên
cạnh đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là tài sản để người sử dụng thực
hiện các giao dịch bất động sản như: chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê,
cho thuê lại, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, bằng quyền sử dụng đất.
Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hương Trà ngày càng đi vào nề nếp,
việc sử dụng đất ngày càng ổn định hơn từ đó đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng
mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch và đúng pháp luật. Công tác lập hồ sơ địa
chính và đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Hương Trà đã đạt được những kết quả khá cao, đến cuối năm 2010 đã cấp được
18.677 giấy trên tổng số 21.395 hộ sử dụng đất, đạt 87,30% so với số hộ sử dụng
đất.
Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương ở các xã chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát để
tổ chức thực hiện Luật đất đai 2003 và thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất
đai. Việc xác định thừa kế quyền sử dụng đất còn gặp phải khó khăn do người đăng
ký sử dụng đất đã chết mà không để lại di chúc nên phải lập thừa kế theo pháp luật.
Các xã miền núi được đầu tư đo đạc lập hồ sơ địa chính chậm, bản đồ địa chính và
các loại bản đồ khác chỉ mới thành lập sau những năm gần đây cho nên việc triển
khai cấp giấy cho người dân trong những năm qua gặp nhiều khó khăn;...
1. Đặt vấn đề
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những công cụ
quản lý hữu hiệu, qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cung cấp số liệu để
cơ quan Nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hay không, việc
sử dụng đất có công bằng theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Ngày
nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất càng quan trọng hơn vì đất đai ngày
càng có giá trị cao trong thị trường bất động sản. Việc cấp giấy giúp cho người sử dụng
đất có tính pháp lý rõ ràng và sử dụng đúng mục đích theo quy định của Nhà nước. Đặc
30
biệt do tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao, nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn, trong
khi đó diện tích đất không thay đổi nên vấn đề quản lý và sử dụng đất một cách chặt chẽ,
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả là một bài toán cực kỳ khó khăn và phức tạp đối với các
nhà quản lý.
Dưới sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được xem như là một tài sản có giá trị lớn. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
căn cứ pháp lý để người sử dụng đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi đầu tư cũng như sử
dụng thửa đất của mình. Bên cạnh đó giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn là tài sản
để người sử dụng thực hiện các giao dịch bất động sản như: chuyển nhượng, thừa kế,
tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, bằng quyền sử
dụng đất.
Từ những vấn đề trên cho thấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vừa là một
công cụ rất quan trọng trong quản lý Nhà nước về đất đai, vừa là phương tiện để người
sử dụng đất thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật
Đất đai năm 2003. Do đó, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Hương Trà nói
riêng đang đẩy nhanh tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là
công tác để hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính và thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa
Nhà nước và người sử dụng đất.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thực trạng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Hương Trà;
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: Là phương pháp nghiên
cứu được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với đề tài này việc thu
thập tài liệu, số liệu tại các cơ quan chuyên môn.
2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp xử lý các tài liệu, số liệu điều tra: Trên
cơ sở các thông tin về tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành lựa chọn, sàng lọc các
thông tin đó để sắp xếp đúng theo các chuyên đề cụ thể, chọn lọc các thông tin theo
từng thời kỳ.
2.2.3. Phương pháp minh họa bằng bảng biểu: Dựa vào các thông tin về tài liệu,
số liệu thu thập để sắp xếp, bố trí trong các bảng biểu theo đúng chủ đề, chuyên đề và
thời kỳ theo mẫu bảng biểu được quy định cụ thể của ngành.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
31
Huyện Hương Trà được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 107036’30” đến 107004’45”
kinh độ Đông và từ 16016’30” đến 16036’30” vĩ độ Bắc.
Địa giới hành chính của huyện Hương Trà được xác định: Phía Đông giáp với
biển Đông, Phía Tây giáp với huyện A Lưới và Hương Thủy, Phía Nam giáp với huyện
Phú Vang và thành phố Huế, Phía Bắc giáp với huyện Phong Điền và Quảng Điền.
Huyện có 15 xã và 1 thị trấn, có đường quốc lộ 1 chạy ngang qua dài 17 km, có
đường tránh thành phố Huế dài 22 km và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy song song với
quốc lộ 1A, có ga Văn Xá thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
3.2. Tình hình tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Hương Trà từ sau Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành
3.2.1. Tổ chức thực hiện
Từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, do đặc thù, tính chất của ngành quản lý
đất đai hết sức phức tạp do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành địa chính cần được chú
trọng đào tạo từ cấp xã, thị trấn đến cấp huyện. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ
của các xã, thị trấn cũng như phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện đã được đào
tạo chính quy, đào tạo theo hệ vừa làm vừa học để đáp ứng nhu cầu cấp bách ở mỗi địa
phương.
Bảng 1. Thực trạng đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn năm 2010
Đánh giá đến 31/12/2010
TT Đơn vị
Đã đào tạo Đang đào
tạo
Chưa đào tạo
1 Thị trấn Tứ Hạ Đại học QLĐ
2 Xã Hương Văn Tại chức QLĐ
3 Xã Hương Xuân Đại học kinh tế NN
4 Xã Hương Toàn X
5 Xã Hương An X
6 Xã Hương Vinh Đại học QLĐ
7 Xã Hương Chữ Địa lý TNMT
8 Xã Hương Hồ X
9 Xã Hương Vân X
10 Xã Hương Phong Tại chức QLĐ
11 Xã Hải Dương X
32
12 Xã Hương Thọ Đại học Kinh tế
13 Xã Bình Điền Trung cấp Địa chính Đại học QLĐ
14 Xã Hương Bình Sơ cấp Địa chính Đại học QLĐ
15 Xã Bình Thành Đại học kinh tế NN
16 Xã Hồng Tiến X
(QLĐ: Quản lý đất đai, NN: nông nghiệp, TNMT: Tài nguyên môi trường).
Qua bảng thực trạng về đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn hiện có ở huyện
Hương Trà, số lượng đã được đào tạo chỉ đạt 62,5% với mức trình độ từ sơ cấp địa
chính cho đến đại học quản lý đất đai. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số cán bộ tốt
nghiệp đại học khác ngành như ngành kinh tế. Đa số cán bộ địa chính xã, thị trấn là
những cán bộ công tác lâu năm.
3.2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Hương Trà từ sau Luật Đất đai 2003 có hiệu lực đến nay
Huyện Hương Trà có 15 xã và 1 Thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 51.853,4 ha,
trong đó đất đã đưa vào sử dụng là 51.109,01 ha chiếm 98,56% so với tổng diện tích tự
nhiên.
Trong những năm qua thực hiện theo các chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước và của ngành về các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đến nay huyện
Hương Trà đã hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm
2003 Luật Đất đai ra đời và có hiệu lực thi hành. Huyện đã nhanh chóng tiến hành tổ
chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai cho toàn thể nhân dân trên địa bàn. Một
trong những nội dung đó là việc hướng dẫn đăng ký đất đai, kê khai lập hồ sơ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất diễn ra nhanh hơn
so với các năm trước Luật Đất đai 2003.
3.2.2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở:
Theo số liệu báo cáo tình hình quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đến tháng 12/2010 đã đạt được kết quả
sau:
Tổ chức đăng ký thống kê về số lượng người sử dụng đất, hướng dẫn kê khai và
lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện với tổng số
hộ sử dụng đất là 21.395 hộ, tổng số hộ lập hồ sơ và đã xét duyệt đủ điều kiện cấp giấy
là 19.826 hộ, đã tiến hành cấp lũy kế đến 31/12/2010 là 18.677 giấy, đạt 87,30% so với
số hộ sử dụng đất. Trong đó: cấp giấy trước 15/10/1993 đến 01/7/2004 là 5.913 giấy, đạt
tỷ lệ 27,64%; cấp từ 01/7/2004 đến 31/12/2010 là 12.764 giấy, đạt 59,66% so với số hộ
sử dụng đất. Qua đó ta thấy kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
33
huyện đạt tỷ lệ khá cao.
Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đến năm 2010
TT
Đơn vị
(xã, thị trấn)
Số hộ sử
dụng đất
Số hộ được
cấp giấy
chứng nhận
Số hộ chưa
cấp giấy
chứng nhận
Tỷ lệ số hộ
được cấp
giấy (%)
1 Thị trấn Tứ Hạ 1.743 1.433 310 82,21
2 Xã Hương Vân 1.358 1.269 89 93,45
3 Xã Hương Văn 1.677 1.288 408 76,80
4 Xã Hương Xuân 1.574 1.248 326 79,29
5 Xã Hương Toàn 2.545 2.361 184 92,77
6 Xã Hương Vinh 2.412 2.239 173 92,83
7 Xã Hương Chữ 1.808 1.725 83 95,41
8 Xã Hương An 1.104 1.081 23 97,92
9 Xã Hương Hồ 1.315 1.139 176 86,62
10 Xã Hương Phong 1.559 1.547 12 99,23
11 Xã Hải Dương 1.304 1.184 120 90,80
12 Xã Hương Thọ 938 610 328 65,03
13 Xã Hương Bình 503 502 01 99,80
14 Xã Bình Thành 764 512 249 67,02
15 Xã Bình Điền 621 420 201 67,63
16 Xã Hồng Tiến 170 119 51 70,00
Tổng cộng 21.395 18.677 2.718 87,30
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hương Trà).
Qua bảng trên cho thấy, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các xã
đồng bằng chiếm tỷ lệ khá cao như Hương Vân (93,45%), Hương Toàn (92,77%),
Hương Chữ (95,41%), Hương An (97,92%), Hương Phong (99,23%), Hải Dương
(90,8%). Các xã miền núi do tính chất địa hình phức tạp, số hộ sử dụng đất ít và thưa
nên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ chưa cao như Hương Thọ
(65,03%), Bình Thành (67,02%), Bình Điền (67,63%) và Hồng Tiến (70,0%). Đặc biệt
xã Hương Bình (99,8%) là xã miền núi nhưng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được Đảng uỷ, HĐND và UBND xã quan tâm đôn đốc nên kết quả cấp giấy rất
34
cao.
Bảng 3. Phân tích tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đến 31/12/2010
Số hộ được cấp giấy CNQSDĐ
Trong đó
TT
Đơn vị
( xã, thị trấn)
Luỹ kế
đến
31/12/2010
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm2
009
Năm
2010
1 Thị trấn Tứ Hạ 1.433 22 1078 60 127 09 34 103
2 Xã Hương Vân 1.269 92 235 39 82 211 49 11
3 Xã Hương Văn 1.288 63 612 274 91 21 117 110
4 Xã Hương Xuân 1.248 97 268 263 80 18 14 58
5 Xã Hương Toàn 2.361 162 140 68 100 11 15 6
6 Xã Hương Vinh 2.239 117 923 39 63 06 32 19
7 Xã Hương Chữ 1.725 53 49 121 233 09 160 75
8 Xã Hương An 1.081 25 450 160 140 115 110 81
9 Xã Hương Hồ 1.139 62 406 183 184 39 45 181
10 Xã Hương Phong 1.547 26 192 57 215 07 98 02
11 Xã Hải Dương 1.184 640 250 130 99 01 40 24
12 Xã Hương Thọ 610 32 126 49 41 229 25 108
13 Xã Hương Bình 502 302 93 05 37 47 08 10
14 Xã Bình Thành 512 82 74 44 60 192 09 51
15 Xã Bình Điền 420 36 11 01 06 321 20 25
16 Xã Hồng Tiến 119 110 0 0 0 02 02 05
Tổng cộng 18.677 1.921 4.907 1.493 1.558 1.238 778 869
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hương Trà)
Qua bảng số liệu kết quả cấp giấy cho thấy từ năm 2004 đến 2007, tiến độ cấp
giấy khá nhanh, đặc biệt năm 2005 số lượng cấp giấy chứng nhận lớn nhất. Từ năm
2008 đến 2010, thì tiến độ cấp giấy bình quân của cả huyện bị chững lại. Một số xã đạt
được số lượng cấp giấy khá lớn như Bình Điền 321giấy (2008), Hương Thọ 229 giấy
(2008), Hương Văn 117 giấy (2009) và 110 giấy (2010). Bên cạnh đó cũng có một số xã
chỉ cấp được số lượng giấy rất ít như Hồng Tiến 9 giấy (3 năm), Hải Dương 1 giấy
(2008), Hương Phong 2 giấy (2009),
Nhìn chung, tiến độ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa
35
bàn huyện Hương Trà sau Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành diễn ra khá nhanh, có
sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Đạt được kết quả đó là nhờ sự
phấn đấu nỗ lực của ngành Tài nguyên Môi trường và chính quyền địa phương ở các xã,
thị trấn, sự nhiệt tình của những cán bộ nhân viên phòng Tài nguyên môi trường, cán bộ
địa chính các xã, thị trấn. Đó là những nhân tố đi đầu trong công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, từ đó đẩy nhanh được tiến độ cấp giấy chung trên toàn huyện.
Tuy nhiên, còn một số xã tính đến thời điểm này vẫn chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do quá trình thực hiện công tác còn nhiều lúng
túng, chưa giải quyết được những khó khăn vướng mắc trong quá trình đăng ký, kê khai
lập hồ sơ cấp giấy, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Còn có một
số yếu tố tự nhiên làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình công tác cấp giấy như địa
hình các xã miền núi phức tạp và hiểm trở, dân cư thưa thớt, khí hậu thời tiết khắc
nghiệt, thiên tai lũ lụt thường xảy ra. Đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
công tác cấp giấy chưa được trang bị đồng bộ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở một số xã còn
hạn chế, giao thông đi lại khó khăn,
3.2.2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp:
Thực hiện Quyết định số 2871/2003/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2003 của
UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành đề án tổ chức thực hiện “dồn điền đổi
thửa” để khắc phục tình trạng phân tán manh mún ruộng đất trong nông nghiệp, UBND
huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các xã thị trấn triển
khai thực hiện đề án, thành lập Ban chỉ đạo của huyện và Ban chỉ đạo của 10/16 xã, thị
trấn để triển khai công tác thực hiện dồn điền đổi thửa, kết quả cấp giấy đạt được như
sau:
Bảng 4. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa.
TT
Đơn vị
(xã, thị trấn)
Số giấy sau
“DĐ ĐT”
Số giấy đã
được cấp
Số giấy
chưa cấp
Tỷ lệ được
cấp giấy
(%)
1 Thị trấn Tứ Hạ 788 788 0 100,00
2 Xã Hương Vân 5.575 418 5.157 7,50
3 Xã Hương Văn 4.738 2.119 1.988 44,72
4 Xã Hương Xuân 2.649 2.161 488 81,58
5 Xã Hương Toàn 4.347 4.347 0 100,00
6 Xã Hương Vinh 1.656 1.472 184 88,89
7 Xã Hương Chữ 4.511 3.255 1.256 72,16
8 Xã Hương An 2.371 2.371 0 100,00
36
9 Xã Hương Hồ 2.470 493 1.977 19,96
10 Xã Hương Phong 2.504 436 2.426 17,41
Tổng cộng 31.609 17.860 13.476 56,50
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hương Trà).
Trên địa bàn huyện chỉ triển khai cho 10 xã chủ yếu là các xã đồng bằng có diện
tích đất sản xuất nông nghiệp lớn. Ban chỉ đạo của Huyện và các xã, thị trấn đã tổ chức
triển khai công tác này từ những ngày đầu của đề án tính đến ngày 30/10/2010, đã kê
khai lập hồ sơ cấp giấy cho 31.609 hộ, cấp 17.860 giấy đạt tỷ lệ chung toàn huyện là
56,5%, số giấy còn lại chưa được cấp là 13.476 giấy.
- Tồn tại của công tác này là:
+ Tiến độ công tác dồn điền đổi thửa của các xã triển khai đến nay còn chậm
(thời gian chuyển đổi từ 2003 đến nay là 5 năm nhưng công tác dồn điền chỉ mới hoàn
thành cơ bản) chưa đạt yêu cầu của kế hoạch đề ra.
+ Ban chỉ đạo các xã chưa chỉ đạo sát thực, vẫn còn xem nhẹ công tác dồn điền
đổi thửa, mặc dù phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện đã có công văn đôn
đốc gửi về các xã nhiều lần mà công tác dồn điền diễn ra chưa được nhanh.
+ Hồ sơ còn vướng mắc tại các xã chưa được kiểm tra xử lý để đề nghị cấp giấy.
- Giải pháp của công tác này là:
+ Tiến hành họp trực báo Ban chỉ đạo về công tác dồn điền đổi thửa đối với các
xã thực hiện chưa xong để rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác
này.
+ Tiếp tục chỉ đạo cán bộ địa chính, cán bộ các thôn sớm giải quyết những
vướng mắc để hoàn chỉnh hồ sơ còn lại chuyển đến phòng Tài nguyên và Môi trường
tham mưu UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.2.2.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp:
Trong những năm qua trên địa bàn huyện Hương Trà đã có các dự án phi chính
phủ đã đầu tư cho người dân trồng rừng thương mại (viết tắt là dự án WB3). UBND
huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp - PTNT, Hạt
kiểm lâm huyện hợp đồng các đơn vị đo đạc tiến hành khảo sát, quy hoạch và đo đạc
lập bản đồ giải thửa để thực hiện dự án trồng rừng thương mại cho các xã trên địa bàn
huyện. Dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2005 đến nay, kết quả đạt được như sau:
Bảng 5. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Lâm nghiệp theo dự án WB3
trồng rừng thương mại đến năm 2010.
37
TT Đơn vị
(xã, thị trấn)
Năm Số hộ sử
dụng đất
Số giấy
được cấp
Diện tích cấp
giấy (ha)
I Tổng 2005 253 285 607,96
1 Hương Vân 15 28 193,30
2 Hương An 24 26 92,56
3 Hương Hồ 156 163 234,91
4 Hương Bình 58 68 87,19
II Tổng 2006 140 167 223,34
1 Hương Hồ 27 32 31,10
2 Hương Bình 42 45 68,23
3 Hương Thọ 48 63 90,68
4 Bình Điền 23 27 33,33
III Tổng 2007 217 230 327,24
1 Hương Hồ 29 30 47,94
2 Hương Bình 42 46 72,30
3 Hương Thọ 53 57 57,00
4 Bình Điền 30 27 38,50
5 Bình Thành 32 34 61,97
6 Hồng Tiến 31 36 49,53
IV Tổng 2008 407 474 650,01
1 Hương Hồ 32 34 62,16
2 Hương Bình 45 71 78,66
3 Hương Thọ 114 116 116,30
4 Bình Điền 120 135 152,00
5 Bình Thành 74 90 185,21
6 Hồng Tiến 22 27 53,18
V Tổng 2009 430 496 515,41
1 Hương Vân 100 100 100,00
2 Hương Hồ 13 14 22,67
38
3 Hương Bình 113 127 90,07
4 Hương Thọ 71 82 84,73
5 Bình Điền 58 72 80,37
6 Bình Thành 41 60 83,51
7 Hồng Tiến 34 41 54,06
VI Tổng 2010 290 328 439,61
1 Hương An 15 11 30,40
2 Hương Hồ 20 25 29,14
3 Hương Bình 09 10 13,35
4 Hương Thọ 27 34 28,96
5 Bình Điền 39 50 57,13
6 Bình Thành 44 52 93,99
7 Hồng Tiến 136 146 186,64
Tổng cộng 1.737 1.980 2.761,07
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Hương Trà).
Qua bảng cho thấy, sự tham gia của người dân trồng rừng thương mại để phủ
xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn các xã là rất lớn. Từ đó môi trường được cải
thiện, nạn phá rừng đã giảm đi rất nhiều, công tác trồng và chăm sóc rừng được dự án
quan tâm mở các lớp tập huấn có các kỹ sư lâm nghiệp về hướng dẫn kỹ thuật cách
trồng và chăm sóc. Đến nay đã cấp được cho 1.373 hộ với 1.980 giấy và tổng diện tích
là 2.761,07ha.
3.2.2.4. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây cao su:
Thực hiện chương trình dự án đa dạng hóa nông nghiệp trồng cây cao su tiểu
điền cho các xã miền núi, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với các xã triển khai thực hiện, hợp đồng Trung tâm Tài nguyên môi trường
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đo đạc, lập bản đồ giải thửa để cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trồng cây cao su.
Từ năm 2000 đến 2003 tổng số hộ được cấp giấy là 1.297 hộ, với số giấy được
cấp là 1.533 giấy/ 1.380,08 ha. Trong đó: xã Hương Bình có 1.100 hộ, số giấy được cấp
là 1.327 giấy/974,34 ha, Xã Bình Điền có 51 hộ, với 52 giấy/77,35 ha và xã Hương Thọ
có 146 hộ, với 154 giấy/328,39 ha.
Đến năm 2004, tiếp tục thực hiện chương trình dự án, UBND huyện chỉ đạo
phòng Tài nguyên và Môi trường và các xã tiếp tục hợp đồng Trung tâm Tài nguyên và
39
Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đo đạc, lập bản đồ giải thửa để cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây cao su.
Từ 2004 đến 2010, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng cây
cao su được như bảng sau:
Bảng 6. Tổng hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao su năm 2004-2010.
TT Đơn vị Số hộ Số giấy Diện tích (ha)
1 Xã Hương Thọ 142 196 189,59
2 Xã Bình Thành 88 101 97,74
3 Xã