Đánh giá tình trạng không khí tại các khu điều trị khoa RHM khi cho bệnh nhân súc miệng trước thủ thuật

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn không khí tại các khu điều trị khoa RHM khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc súc miệng trước điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang được khảo sát hai lần tại các khu vực điều trị lẫn khu vực không diễn ra điều trị (phòng chờ-nhận bệnh và hành lang) tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM vào năm 2012 (nhóm súc miệng). Trước mỗi thủ thuật bệnh nhân được súc miệng với thuốc súc miệng sát khuẩn (Listerine, J&J) tại ghế nha. 126 hộp thạch máu được dùng để khảo sát mẫu không khí tại hai vị trí (trước mặt và sau lưng bệnh nhân) qua 3 thời điểm (trước, trong và sau điều trị). Các loại hình điều trị gồm: cạo vôi siêu âm, trám răng, phục hình, nhổ răng thường và nhổ răng khôn. Sau đó các hộp thạch được đem nuôi cấy, đếm số khúm vi khuẩn trên mỗi hộp. Dữ liệu nhiễm khuẩn không khí tại các khu điều trị năm 2008 (bệnh nhân không sử dụng thuốc súc miệng) được dùng làm nhóm chứng. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng có ý nghĩa số lượng vi khuẩn trong không khí vào thời điểm trong điều trị ở mọi khu vực điều trị và cả khu vực không điều trị: phòng chờ - nhận bệnh. Số lượng vi khuẩn thu được tại vị trí gần miệng bệnh nhân cao hơn ở vị trí sau lưng bệnh nhân. Nghiên cứu chưa đánh giá được sự khác biệt trong ảnh hưởng của các loại hình điều trị khác nhau lên chất lượng không khí. Khi cho bệnh nhân súc miệng trước thủ thuật, số lượng vi khuẩn trong không khí vào thời điểm trong điều trị giảm ở mọi vị trí từ 18-53% (kể cả khu vực không diễn ra điều trị) so với không súc miệng, trong đó sự giảm số lượng vi khuẩn ở khu điều trị 4 (khu điều trị chất lượng cao) khác biệt có ý nghĩa. Số lượng vi khuẩn trong không khí thu được ở vị trí gần miệng và sau lưng bệnh nhân thấp hơn so với không súc miệng trong đó sự giảm số lượng vi khuẩn thu được ở khu ĐT 4 là có ý nghĩa. Kết luận: Số lượng vi khuẩn trong không khí tăng khi có các hoạt động điều trị răng hàm mặt, càng gần miệng bệnh nhân thì số lượng vi khuẩn càng cao. Sử dụng nước súc miệng trước thủ thuật giúp làm giảm số lượng vi khuẩn trong không khí.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng không khí tại các khu điều trị khoa RHM khi cho bệnh nhân súc miệng trước thủ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 15 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG KHÔNG KHÍ TẠI CÁC KHU ĐIỀU TRỊ KHOA RHM KHI CHO BỆNH NHÂN SÚC MIỆNG TRƯỚC THỦ THUẬT Lê Hoàng Lan Anh*, Ngô Thị Quỳnh Lan* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn không khí tại các khu điều trị khoa RHM khi cho bệnh nhân sử dụng thuốc súc miệng trước điều trị. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang được khảo sát hai lần tại các khu vực điều trị lẫn khu vực không diễn ra điều trị (phòng chờ-nhận bệnh và hành lang) tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM vào năm 2012 (nhóm súc miệng). Trước mỗi thủ thuật bệnh nhân được súc miệng với thuốc súc miệng sát khuẩn (Listerine, J&J) tại ghế nha. 126 hộp thạch máu được dùng để khảo sát mẫu không khí tại hai vị trí (trước mặt và sau lưng bệnh nhân) qua 3 thời điểm (trước, trong và sau điều trị). Các loại hình điều trị gồm: cạo vôi siêu âm, trám răng, phục hình, nhổ răng thường và nhổ răng khôn. Sau đó các hộp thạch được đem nuôi cấy, đếm số khúm vi khuẩn trên mỗi hộp. Dữ liệu nhiễm khuẩn không khí tại các khu điều trị năm 2008 (bệnh nhân không sử dụng thuốc súc miệng) được dùng làm nhóm chứng. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng có ý nghĩa số lượng vi khuẩn trong không khí vào thời điểm trong điều trị ở mọi khu vực điều trị và cả khu vực không điều trị: phòng chờ - nhận bệnh. Số lượng vi khuẩn thu được tại vị trí gần miệng bệnh nhân cao hơn ở vị trí sau lưng bệnh nhân. Nghiên cứu chưa đánh giá được sự khác biệt trong ảnh hưởng của các loại hình điều trị khác nhau lên chất lượng không khí. Khi cho bệnh nhân súc miệng trước thủ thuật, số lượng vi khuẩn trong không khí vào thời điểm trong điều trị giảm ở mọi vị trí từ 18-53% (kể cả khu vực không diễn ra điều trị) so với không súc miệng, trong đó sự giảm số lượng vi khuẩn ở khu điều trị 4 (khu điều trị chất lượng cao) khác biệt có ý nghĩa. Số lượng vi khuẩn trong không khí thu được ở vị trí gần miệng và sau lưng bệnh nhân thấp hơn so với không súc miệng trong đó sự giảm số lượng vi khuẩn thu được ở khu ĐT 4 là có ý nghĩa. Kết luận: Số lượng vi khuẩn trong không khí tăng khi có các hoạt động điều trị răng hàm mặt, càng gần miệng bệnh nhân thì số lượng vi khuẩn càng cao. Sử dụng nước súc miệng trước thủ thuật giúp làm giảm số lượng vi khuẩn trong không khí. Từ khóa: Nhiễm khuẩn không khí, thuốc súc miệng sát khuẩn ABSTRACT AIR CONTAMINATION AFTER THE PRE-PROCEDURAL USE OF ANTISEPTIC MOUTHWASH Le Hoang Lan Anh, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 15-23 Objective: The objective of this study was to evaluate the air contamination after the pre-procedural use of antiseptic mouthwash at the dental clinics. Methods: This cross-sectional study was conducted in treatment and non-treatment areas (waiting room and hallway) at the dental clinics of the Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmcy at Ho Chi Minh city in year 2012 (the rinse group). Before each treatment, patients rinsed with antiseptic mouthwash (Listerine, J&J). 126 blood agar plates were used to evaluate air samples which were placed at two * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: PGS. Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864 Email: ngothiquynhlan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 16 sites (front and back of patients) before, during and after treatment. Dental procedures included ultrasonic scaling, filling, prosthetic restoration, extraction and extraction of wisdom teeth. The number of CFU was counted on each plate after incubation. Data of air contamination in year 2008 was used as the control group (Non-rinse group). Results: The results showed that the mean number of CFU in the air was highest at the time of treatment in all treatment areas and lounges. The number of bacteria obtained at the position near the mouth of patients was higher than the position behind the patient. However, the study did not find any difference between different types of treatment on air quality. When patients rinsed their mouth before treatment, the number of bacteria in the air at the time of treatment decreased in every position from 18% to 53% (including non-treatment areas). Compared with non-rinse group, the decrease in the amount of bacteria was most significant in the Centre of Excellence. The number of bacteria in the air collected at position near the mouth and behind the patient was lower than in non- rinse group, with the most significant reduction of bacteria in the Centre of Excellence. Conclusion: Further research should be required to investigate related factors and appropriate methods to have better infection control. Key words: Air contamination, antiseptic mouthwash MỞ ĐẦU Trong điều trị nha khoa, việc sử dụng một số dụng cụ như: tay khoan tốc độ cao, dụng cụ cạo vôi siêu âm tạo ra các hạt khí dung nha khoa đã làm gia tăng đáng kể sự nhiễm khuẩn không khí phòng nha, mà nguồn vi khuẩn chủ yếu từ vi khuẩn thường trú của môi trường miệng, các nhiễm trùng răng miệng cùng với máu, nước bọt, dịch tiết của bệnh nhân(1,2,3). Có nhiều biện pháp để kiểm soát nhiễm khuẩn không khí trong điều trị nha khoa như biện pháp rào chắn: mang khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ; quy trình tiệt trùng dụng cụ đúng tiêu chuẩn, đặt đê cao su và sử dụng ống hút công suất cao (ống hút phẫu thuật) trong lúc điều trị cho bệnh nhân Bên cạnh đó, việc kiểm soát nguồn nhiễm khuẩn có sẵn từ miệng bệnh nhân bằng cách cho bệnh nhân sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn trước điều trị cũng rất quan trọng(2,3,5). Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy việc sử dụng dung dịch sát khuẩn như Chlorhexidine (CHX), Cetylpyridinium chloride (CPC) hay thuốc súc miệng chứa tinh dầu trước điều trị đã làm giảm đáng kể số vi khuẩn trong không khí. Trong đó, súc miệng với CHX làm giảm số lượng vi khuẩn nhiều nhất và được xem như là một trong những biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn được đề nghị trong thực hành nha khoa(10). Ở Việt Nam cho đến nay vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào thật sự tập trung vào vấn đề súc miệng trước thủ thuật nha khoa để kiểm soát nguồn lây nhiễm từ miệng của bệnh nhân(4). Các phòng điều trị răng hàm mặt là nơi có nhiều hoạt động điều trị đa dạng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc răng miệng của nhiều người dân nên việc nghiên cứu các biện pháp kiểm soát lây nhiễm từ môi trường miệng của bệnh nhân càng phải được quan tâm để hạn chế sự lây nhiễm chéo và nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp cho cả bệnh nhân và bác sĩ(7,11). Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh giá tình trạng không khí tại khu điều trị khoa RHM khi cho bệnh nhân súc miệng trước thủ thuật” với các mục tiêu cụ thể sau: Sau khi cho bệnh nhân súc miệng trước điều trị: Đánh giá và so sánh số lượng vi khuẩn trong không khí giữa các thời điểm: trước, trong và sau điều trị tại từng khu điều trị với những loại hình điều trị khác nhau. Đánh giá và so sánh về số lượng vi khuẩn trong không khí giữa các loại hình điều trị. Đánh giá và so sánh về số lượng vi khuẩn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 17 trong không khí tại 2 vị trí khảo sát: trước mặt và sau lưng bệnh nhân tại các thời điểm. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Để so sánh với số liệu đã có trước đây (bệnh nhân không súc miệng trước thủ thuật nha khoa) trong nghiên cứu “Tình trạng nhiễm khuẩn nước và không khí ở các khu điều trị khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược” của Đặng Thị Minh Trang năm 2008(6), nghiên cứu này tuân theo đúng thiết kế về vị trí, thời điểm, thời gian đặt thạch, về loại hình điều trị đã được khảo sát trước đây. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành tại khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM, địa điểm lấy mẫu gồm: Khu điều trị 1: khu thực hành về bệnh lý - phẫu thuật miệng (nhổ răng), phục hồi (cạo vôi, trám răng, chữa răng, làm phục hình). Khu điều trị 4: khu điều trị chất lượng cao (nhổ răng, cạo vôi, trám răng, chữa răng, làm phục hình). Khu điều trị 4 trước đây là khu điều trị Răng Trẻ Em. Phòng tiểu phẫu. Phòng chờ - nhận bệnh. Hành lang ngoài khu vực điều trị. Đối tượng nghiên cứu Mẫu không khí tại các địa điểm nghiên cứu được thu thập thông qua các hộp thạch Petri. Cỡ mẫu: 126 hộp Petri. Cấu trúc hộp Petri Hộp Petri đường kính 9 cm với môi trường dinh dưỡng là thạch máu (Blood Agar - BA) để đánh giá số vi khuẩn hiếu khí và kiểm tra các vi khuẩn gây tiêu huyết. Vị trí đặt hộp thạch Tại mỗi ghế máy nha khoa có 2 vị trí khảo sát: ngang tầm ngực BN (vùng được cho là nhiễm khuẩn nhiều nhất) và sau lưng nha sĩ và bệnh nhân (vùng được cho là ít vi khuẩn hơn). Các vị trí không thuộc ghế máy nha khoa: cửa vào khu điều trị, quầy nhận bệnh của phòng chờ - nhận bệnh và hành lang ngoài khu điều trị. Các loại hình điều trị chọn khảo sát Cạo vôi siêu âm, chữa răng (trám răng, chữa tủy), nhổ răng thông thường và nhổ răng khôn, phục hình răng. Thời điểm đặt thạch Trước, trong và sau điều trị khi cho bệnh nhân súc miệng với thuốc súc miệng trước khi tiến hành bất cứ điều trị nào trên bệnh nhân. Như vậy, ở mỗi ghế, không khí được khảo sát đồng thời ở hai vị trí, trước mặt và sau lưng bệnh nhân vào ba thời điểm trước, trong và sau khi diễn ra hoạt động điều trị. Tổng số hộp thạch được sử dụng cho mỗi lần lấy mẫu tại ghế nha là 6 hộp: 2 vị trí x 3 thời điểm. Ở phòng chờ, không khí được khảo sát đồng thời ở hai vị trí, cửa vào và quầy nhận bệnh vào ba thời điểm trước, trong và sau khi diễn ra hoạt động điều trị. Tổng số hộp thạch được sử dụng cho mỗi lần lấy mẫu tại phòng chờ là 6 hộp: 2 vị trí x 3 thời điểm. Quy trình nghiên cứu Cách súc miệng Cho bệnh nhân súc miệng 1 lần trước thủ thuật với 20 ml thuốc súc miệng trong 30 giây (pha loãng theo tỉ lệ 1:1) trước khi tiến hành bất cứ điều trị nào: Ngậm ngụm thuốc vào miệng. Ngậm và súc đều cho thuốc ngấm vào khắp khoang miệng, đẩy nước qua lại sang hai bên má và môi, súc cho kêu thành tiếng trong 30 giây. Nhổ ra, không nuốt. Lấy mẫu không khí Mẫu không khí được lấy vào 3 thời điểm: trước khi tiến hành điều trị, trong quá trình điều trị, sau khi kết thúc buổi điều trị. Quy trình lấy mẫu tại ghế nha: 1 hộp petri đặt ngay tầm ngực Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 18 bệnh nhân, cách miệng bệnh nhân khoảng 40 cm, mở nắp hộp petri trong 5 phút và 1 hộp petri khác đặt trên ghế thấp, cao khoảng 1m, cách 1,5m sau lưng nha sĩ và bệnh nhân, mở nắp hộp petri trong 20 phút. Tại các vị trí khác (không điều trị), hộp petri mở trong 20 phút(16). Hình 1: Vị trí đặt thạch trong nghiên cứu của Timmerman(20). Hình 2: Vị trí đặt thạch tại ghế nha. Ủ vi khuẩn Hộp thạch lấy mẫu không khí được ủ trong tủ ủ khuẩn, ở nhiệt độ 37oC trong vòng 24 giờ. Quan sát, đếm khúm, nhuộm Gram Đơn vị tính là số khúm/hộp (CFU/hộp). Mức độ nhiễm khuẩn không khí được đánh giá bằng chỉ số vi khuẩn trong không khí (AMI-Air Microbial Index)(13,14,15). Chỉ số VK trong không khí (AMI) CFU/dm2/giờ Chất lượng không khí 0 - 5 0 – 9 Rất tốt 6 – 25 10 – 39 Tốt 26 – 50 40 – 84 TB 51 – 75 85 – 124 Xấu ≥ 76 ≥ 125 Rất xấu KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số lượng vi khuẩn trong không khí theo thời điểm lấy mẫu Các số liệu thu được tại các vị trí có và không điều trị, không phân biệt loại hình điều trị được tổng hợp thành biểu đồ sau để cho thấy sự thay đổi về số lượng vi khuẩn trung bình trong không khí qua các thời điểm tại năm khu vực khảo sát. 45 23 26 70 158 131 86 146 139 208 67 40 43 73 179 0 50 100 150 200 250 Khu ðT 1 Khu ðT 4 Phòng tiểu phẫu Phòng chờ Hành lang K hú m v i k hu ẩn / d m 2 / g iờ Trước ðT Trong ðT Sau ðT Biểu đồ 1: Số lượng vi khuẩn TB ở từng thời điểm tại 5 khu vực khảo sát. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 19 Bảng 1: So sánh số lượng vi khuẩn TB qua 3 thời điểm khảo sát. Số lượng VK TB Tổng cộng (N = 42) Khu ðT 1 (n = 16) Khu ðT 4 (n = 16) Phòng tiểu phẫu (n = 4) Phòng chờ (n = 4) Hành lang (n = 2) Trước ðT 42 45 23 26 70 158 Trong ðT 120 131 86 146 139 208 Sau ðT 60 67 40 43 73 179 p* 0,000 0,000 0,000 0,038 0,050 0,135 (*) Test Friedman Tại khu điều trị 1, số lượng vi khuẩn trung bình trước điều trị là 45 CFU/dm2/giờ, tăng gần 3 lần trong điều trị lên 131 CFU/dm2/giờ và khi điều trị kết thúc, giảm gần 50% còn 67 CFU/dm2/giờ. Tại khu điều trị 4, số lượng vi khuẩn trung bình trước điều trị là thấp nhất với 23 CFU/dm2/giờ và tăng hơn 3 lần khi điều trị diễn ra, lên 86 CFU/dm2/giờ và sau khi điều trị kết thúc, giảm hơn 50% còn 40 CFU/dm2/giờ. Trong ba khu vực điều trị, phòng tiểu phẫu có mức độ nhiễm khuẩn cao nhất lúc diễn ra điều trị 146 CFU/dm2/giờ, gấp 5,6 lần so với mức không khí nền trước điều trị. Nhưng ngay sau khi kết thúc điều trị, số lượng vi khuẩn trung bình giảm nhanh và mạnh nhất, trên 70% còn 43 CFU/dm2/giờ. Tại phòng chờ, số lượng vi khuẩn trung bình trong không khí qua ba thời điểm khảo sát cũng thể hiện sự thăng giáng theo khuynh hướng tương tự như ở các khu điều trị: trong điều trị, số lượng vi khuẩn trung bình tăng gấp đôi so với đầu giờ 139 CFU/dm2/giờ, rồi giảm nhanh sau khi kết thúc điều trị, trở về mức không khí nền thấp như đầu giờ (73 CFU/dm2/giờ). Không khí ở hành lang cũng cho thấy mức độ nhiễm khuẩn rất cao trước điều trị với 158 CFU/dm2/giờ. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng từ các hoạt động điều trị ít hơn so với khu vực phòng chờ, sự thay đổi số lượng vi khuẩn trung bình qua ba thời điểm là không đáng kể. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi điều trị diễn ra là thời điểm số lượng vi khuẩn tăng cao so với trước điều trị. Tuy nhiên, mật độ vi khuẩn sau đó giảm nhanh ngay sau khi kết thúc buổi điều trị và duy trì ở mức thấp qua đêm tới sáng hôm sau trước khi điều trị bắt đầu. Sự thay đổi có ý nghĩa về số lượng vi khuẩn trong không khí trong điều trị chứng tỏ việc điều trị nói chung có gây ra nhiễm khuẩn trong không khí ở mức độ nhất định. Điều này là tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới (Logothetis và cs(12)). Tình trạng nhiễm khuẩn không khí tăng cao ở khu vực phòng chờ - nhận bệnh trong thời gian diễn ra điều trị gợi ý khả năng phát tán cao của vi khuẩn qua các hạt khí dung trong không khí từ vùng làm việc đến vùng không diễn ra việc điều trị cách đó từ 4 đến 11 m (Grenier, Rautemaa)(9,18). Số lượng vi khuẩn trong không khí theo loại hình điều trị Khi đánh giá riêng từng loại hình điều trị, sự thăng giáng số lượng vi khuẩn trung bình qua ba thời điểm cũng tương tự như sự thay đổi mức nhiễm khuẩn không khí chung của toàn khu. 42 15 49 26 34 27 55 23 26 190 98 114 89 115 80 107 79 146 87 35 60 46 39 32 82 48 43 0 50 100 150 200 Cạo vôi siêu âm khu ðT 1 Cạo vôi siêu âm khu ðT 4 Trám răng khu ðT 1 Trám răng khu ðT 4 Nhổ răng khu ðT 1 Nhổ răng khu ðT 4 Phục hình răng khu ðT 1 Phục hình răng khu ðT 4 Tiểu phẫu răng khôn K hú m v i k hu ẩn / dm 2 / g iờ Trước ðT Trong ðT Sau ðT Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 20 Biểu đồ 2: Số lượng vi khuẩn TB qua các thời điểm của từng loại hình điều trị. Bảng 2: So sánh số lượng vi khuẩn TB giữa các thời điểm của từng điều trị. Loại hình ñiều trị/ Vị trí khảo sát Thời ñiểm khảo sát p* Trước Trong Sau Cạo vôi siêu âm/ Khu ðT 1 42 190 87 0,038 Cạo vôi siêu âm/ Khu ðT 4 15 98 35 0,022 Trám răng/Khu ðT1 49 114 60 0,024 Trám răng/Khu ðT4 26 89 46 0,526 Phục hình răng/ Khu ðT 1 55 107 82 0,189 Phục hình răng/ Khu ðT 4 23 79 48 0,076 Nhổ răng/Khu ðT 1 34 115 39 0,024 Nhổ răng/Khu ðT 4 27 80 32 0,038 Tiểu phẫu răng khôn 26 146 43 0,038 (*) Test Friedman Trước điều trị, số lượng vi khuẩn trung bình tại các ghế với các điều trị khác nhau khá tương đồng với tình trạng không khí chung của từng khu điều trị. Trong điều trị, số lượng vi khuẩn ghi nhận với mọi điều trị đều tăng nhưng có sự khác biệt giữa các loại hình điều trị khác nhau. Ở khu điều trị 1, tại ghế nha với điều trị cạo vôi siêu âm, số lượng vi khuẩn trung bình tăng cao nhất, từ 42 CFU/dm2/giờ trước điều trị tăng lên gần gấp 5 lần thành 190 CFU/dm2/giờ. Tại các ghế với các điều trị khác (trám răng, phục hình, nhổ răng) cũng có sự tăng lên đáng kể số lượng vi khuẩn trong điều trị (từ 2-3 lần) ngay cả khi không có sử dụng các dụng cụ quay làm phát tán khí dung, như khi nhổ răng (tăng gấp 3,3 lần). Số lượng vi khuẩn trung bình trong điều trị với các loại hình điều trị ở khu 4 cũng tăng tương tự từ 3-6 lần so với đầu giờ. Mức nhiễm khuẩn không khí trong điều trị tăng nhưng không cao bằng khu 1, cao nhất là cạo vôi siêu âm với 98 CFU/dm2/giờ, thấp nhất là phục hình răng với 79 CFU/dm2/giờ. Phòng tiểu phẫu có mức nhiễm khuẩn trong điều trị tiểu phẫu răng khôn khá cao là 146 CFU/dm2/giờ (đứng thứ hai sau cạo vôi siêu âm ở khu 1), tăng gấp 5,6 lần so với trước điều trị. Khi kết thúc điều trị, số lượng VK TB không có sự khác biệt giữa các loại hình điều trị. Riêng điều trị cạo vôi siêu âm và mài cùi răng cố định ở khu 1 có mức nhiễm khuẩn không khí sau điều trị cao hơn hẳn so với các điều trị khác. Số lượng VK trong không khí theo vị trí đặt mẫu Tại các ghế nha, không khí được khảo sát đồng thời ở hai vị trí trước mặt và sau lưng bệnh nhân để đánh giá khả năng phát tán vi khuẩn qua các hạt khí dung trong quá trình điều trị. Số lượng vi khuẩn trung bình tính được từ tất cả các mẫu đặt trước mặt bệnh nhân được so sánh với mẫu đặt sau lưng, không phân biệt thời điểm điều trị và loại hình điều trị. Riêng tại phòng chờ có hai vị trí không có điều trị là tại cửa vào và quầy nhận bệnh được so sánh với nhau. Kết quả theo vị trí đặt mẫu như sau: 101 56 63 105 61 43 81 0 20 40 60 80 100 120 K hú m v i k hu ẩn / dm 2 / g iờ Trước mặt Sau lưng Cửa vào Biểu ñồ 3: Số lượng vi khuẩn TB giữa các vị trí ñặt mẫu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 21 Bảng 3: So sánh số lượng vi khuẩn TB giữa 2 vị trí ở các khu vực. ðịa ñiểm khảo sát Khu ðT1 (n=24) Khu ðT4 (n=24) Phòng tiểu phẫu (n=6) Vị trí khảo sát Trước mặt 101 56 63 Sau lưng 61 43 81 p* 0,004 0,123 0,752 (*) Test Wilcoxon Về mức độ phát tán của vi khuẩn tới hai vị trí khảo sát tại ghế nha, số lượng vi khuẩn thu được ở vị trí gần miệng bệnh nhân cao hơn vị trí sau lưng bệnh nhân ở hầu hết các thời điểm. Điều này phù hợp với giả thiết cho rằng vùng gần miệng bệnh nhân là vùng không khí dễ nhiễm khuẩn nhất và vùng sau lưng bệnh nhân ít nhiễm khuẩn hơn. Kết quả này giống với nghiên cứu của Logothetis và cs(12), Prospero và cs(17). Riêng tại phòng tiểu phẫu, số lượng vi khuẩn trung bình ở vị trí trước mặt bệnh nhân (63 CFU/dm2/giờ) thấp hơn sau lưng (81 CFU/dm2/giờ) là 22% và sự khác biệt này là không có ý nghĩa. Tại phòng tiểu phẫu, số lượng vi khuẩn trung bình ở vị trí trước mặt bệnh nhân thấp hơn sau lưng có thể do việc sử dụng ống hút phẫu thuật(10), việc đặt khay dụng cụ phía sau bệnh nhân, đồng thời khoảng cách đặt hộp thạch ở vị trí sau lưng bệnh nhân trong phòng tiểu phẫu chưa tới 1,5m. Khi cho bệnh nhân dùng thuốc súc miệng trước thủ thuật, số lượng vi khuẩn thu được ở vị trí gần
Tài liệu liên quan