Nếu ai đã từng được sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam thì dường như trong bất cứ một con người nào cũng luôn tự hào trước lịch sử ngàn năm của dân tộc mình. Bởi lịch sử đó không chỉ là lịch sử chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt gian khổ mà còn là lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam chống lại những kẻ xâm lược hùng mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Chính quá trình ấy đã hun đúc lên những giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp. Đó là những giá trị nhân văn mang tính ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người góp phần nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách, tạo dựng bản lĩnh người Việt Nam. Vậy những phẩm chất đạo đức đó là gì? Đó chính là chủ nghĩa yêu nước, là lòng nhân ái, là tinh thần đoàn kết, là đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị, thủy chung Trong số đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, là giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo đức của dân tộc và là tình cảm tư tưởng lớn nhất của nhân dân ta. Và đó cũng chính là những minh chứng hùng hồn cho việc giải thích vì sao một dân tộc Việt Nam nhỏ bé, đất không rộng, người không đông, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu mà có thể chiến thắng những đế quốc xâm lược hùng mạnh trước sự khâm phục của toàn thế giới.
Những giá trị đạo đức truyền thống ấy tuy mang tính ổn định song không phải là bất biến mà nó luôn biến đổi cùng sự biến đổi của các điều kiện kinh tế- xã hội. Đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay. Toàn cầu hoá là xu thế khách quan tác động mạnh mẽ đến tất các quốc gia trên thế giới. Nó đã tạo cho các nước những cơ hội và cả những thách thức lớn. Trong các thách thức đó việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống được coi là một trong những thách thức không nhỏ đối với các nước trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Chính điều đó đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống và sự biến đổi của nó từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để làm sao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thế giới mà dân tộc ta không bị phai nhạt, mờ ảo mà còn tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị ấy, nâng chúng lên một tầm cao mới góp phần xây dựng nước Việt Nam không chỉ giàu mạnh về kinh tế, mà còn đậm đà bản sắc văn hoá. Đó cũng chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Đạo đức truyền thống Việt Nam -Những giá trị và hạn chế” cho đề tài niên luận của mình.
4 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5156 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đạo đức truyền thống Việt Nam những giá trị và hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức truyền thống Việt Nam những giá trị và hạn chế
MỞ ĐẦU
1-Lý do chọn đề tài
Nếu ai đã từng được sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam thì dường như trong bất cứ một con người nào cũng luôn tự hào trước lịch sử ngàn năm của dân tộc mình. Bởi lịch sử đó không chỉ là lịch sử chống trọi với thiên nhiên khắc nghiệt gian khổ mà còn là lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam chống lại những kẻ xâm lược hùng mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Chính quá trình ấy đã hun đúc lên những giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp. Đó là những giá trị nhân văn mang tính ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi của con người góp phần nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách, tạo dựng bản lĩnh người Việt Nam. Vậy những phẩm chất đạo đức đó là gì? Đó chính là chủ nghĩa yêu nước, là lòng nhân ái, là tinh thần đoàn kết, là đức tính cần cù, khiêm tốn, giản dị, thủy chung…Trong số đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, là giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo đức của dân tộc và là tình cảm tư tưởng lớn nhất của nhân dân ta. Và đó cũng chính là những minh chứng hùng hồn cho việc giải thích vì sao một dân tộc Việt Nam nhỏ bé, đất không rộng, người không đông, kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu mà có thể chiến thắng những đế quốc xâm lược hùng mạnh trước sự khâm phục của toàn thế giới.
Những giá trị đạo đức truyền thống ấy tuy mang tính ổn định song không phải là bất biến mà nó luôn biến đổi cùng sự biến đổi của các điều kiện kinh tế- xã hội. Đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa ngày nay. Toàn cầu hoá là xu thế khách quan tác động mạnh mẽ đến tất các quốc gia trên thế giới. Nó đã tạo cho các nước những cơ hội và cả những thách thức lớn. Trong các thách thức đó việc giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống được coi là một trong những thách thức không nhỏ đối với các nước trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Chính điều đó đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu các giá trị đạo đức truyền thống và sự biến đổi của nó từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý để làm sao trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập thế giới mà dân tộc ta không bị phai nhạt, mờ ảo mà còn tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị ấy, nâng chúng lên một tầm cao mới góp phần xây dựng nước Việt Nam không chỉ giàu mạnh về kinh tế, mà còn đậm đà bản sắc văn hoá. Đó cũng chính là lý do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Đạo đức truyền thống Việt Nam -Những giá trị và hạn chế” cho đề tài niên luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tìm hiểu về “Đạo đức truyền thống Việt Nam -những giá trị và hạn chế” là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm cuả độc giả và nhiều nhà nghiên cứu. GS Trần Văn Giàu có cuốn: “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam”.
Nguyễn Trọng Chuẩn có: “Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá”.
“Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam của Phan Huy Lê… và rất nhiều các bài viết của các tác giả khác nhau trên tạp chí khoa học như: Nguyễn Đình Tường có bài viết: “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục” hay của Mai Thị Quý có: “Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu …. Các tác giả đó đã phân tích những giá trị và hạn chế của đạo đức truyền thống Việt Nam. Từ đó đặt ra yêu cấu cấp bách cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị ấy trong thời đại ngày nay.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu niên luận.
Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của niên luận này là làm rõ những giá trị và hạn chế của đạo đức truyền thống Việt Nam và chỉ ra sự biến đổi của những giá trị ấy qua các thời đại đặc biệt là ngày nay trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đó đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trước hết phải làm rõ các khái niệm đạo đức, giá trị, truyền thống, giá trị đạo đức truyền thống nói chung từ đó chỉ ra các giá trị của đạo đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam.
Phân tích sự biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam .
4.Cơ sở lý luận và phương pháp luận.
Cơ sở lý luận: Niên luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghỉa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó niên luận cũng tham khảo những kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học liên quan đến đề tài.
Cơ sở phương pháp luận: Niên luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp chặt chẽ phương pháp lôgic-lịch sử, phương pháp phân tích- tổng hợp….
5. Kết cấu của niên luận
Niên luận được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Niên luận gồm hai chương, 4 tiết và các tiểu mục, danh mục và tài liệu tham khảo.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu niên luận.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận.
CHƯƠNG I: HỆ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1.Các khái niệm
2. Những tiền đề hình thành đạo đức truyền thống Việt Nam.
3. Hệ giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam.
3.1 Truyền thống đạo đức nhân ái của người Việt.
3.2 Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
3.3Truyền thống lao động cần cù, tiết kiệm .
3.4. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
3.5 . Ngoài những giá trị nói trên dân tộc Việt Nam còn có nhiều giá trị đạo đức khác
CHƯƠNGII: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN SANG NỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA
1. Những biến đổi của đạo đức truyền thống Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế.
2. Những giải pháp khắc phục nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta.
2.1 Giải pháp kinh tế- xã hội.
2.2 Giải pháp về giáo dục.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO