Đào tạo nhân lực sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu hội nhập

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó cũng có nghĩa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT) của chúng ta đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu mà tổ chức này đề ra. Pháp luật về SHTT của Việt Nam đã có những bước tiến khá mạnh như vậy thì việc đào tạo nhân lực về SHTT của Việt Nam cần được coi trọng và có biện pháp thúc đẩy đúng mức. Tình hình đào tạo nhân lực về SHTT trên thế giới Ở các nước phát triển, việc đào tạo nhân lực về SHTT được thực hiện với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Theo nhu cầu của từng quốc gia, phụ thuộc vào từng cơ sở, việc đào tạo nhân lực về SHTT có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hoặc có thể ở các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành đại học và sau đại học. Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển đều có môn học SHTT trong chương trình một cách độc lập hoặc lồng ghép với các môn học chuyên ngành khác. Trên thế giới, những cơ sở đào tạo về SHTT có uy tín và được biết đến rộng rãi là: Viện SHTT của Nga, Viện Max Planck của Đức, Đại học Zurich của Thụy Sỹ, Viện SHTT thuộc Đại học Queen Mary London của Anh, Đại học George Washington của Hoa Kỳ, Khoa SHTT thuộc Đại học Công nghệ Osaka của Nhật Bản Chỉ tính riêng trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của Đại học Comenius (Slovakia) đã có tới 3 môn học bắt buộc liên quan đến SHTT, đó là Quyền tác giả (với 2 tín chỉ), Luật sáng chế (với 2 tín chỉ) và Sở hữu công nghiệp (với 3 tín chỉ); cao hơn, Trường còn đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về SHTT. Một số trường đại học thuộc các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaixia cũng đưa SHTT vào trong chương trình đào tạo đại học nói chung và đã đào tạo SHTT như một chuyên ngành độc lập.

pdf5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nhân lực sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐÀO TẠO NHÂN LỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP1 TS Trần Văn Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều đó cũng có nghĩa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ (SHTT) của chúng ta đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu mà tổ chức này đề ra. Pháp luật về SHTT của Việt Nam đã có những bước tiến khá mạnh như vậy thì việc đào tạo nhân lực về SHTT của Việt Nam cần được coi trọng và có biện pháp thúc đẩy đúng mức. Tình hình đào tạo nhân lực về SHTT trên thế giới Ở các nước phát triển, việc đào tạo nhân lực về SHTT được thực hiện với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Theo nhu cầu của từng quốc gia, phụ thuộc vào từng cơ sở, việc đào tạo nhân lực về SHTT có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hoặc có thể ở các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành đại học và sau đại học. Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển đều có môn học SHTT trong chương trình một cách độc lập hoặc lồng ghép với các môn học chuyên ngành khác. Trên thế giới, những cơ sở đào tạo về SHTT có uy tín và được biết đến rộng rãi là: Viện SHTT của Nga, Viện Max Planck của Đức, Đại học Zurich của Thụy Sỹ, Viện SHTT thuộc Đại học Queen Mary London của Anh, Đại học George Washington của Hoa Kỳ, Khoa SHTT thuộc Đại học Công nghệ Osaka của Nhật Bản Chỉ tính riêng trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của Đại học Comenius (Slovakia) đã có tới 3 môn học bắt buộc liên quan đến SHTT, đó là Quyền tác giả (với 2 tín chỉ), Luật sáng chế (với 2 tín chỉ) và Sở hữu công nghiệp (với 3 tín chỉ); cao hơn, Trường còn đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ về SHTT. Một số trường đại học thuộc các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Malaixia cũng đưa SHTT vào trong chương trình đào tạo đại học nói chung và đã đào tạo SHTT như một chuyên ngành độc lập. Việc đào tạo nhân lực về SHTT tại các nước trên đã có tác dụng nâng cao trình độ hiểu biết, thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ thể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tình hình đào tạo nhân lực về SHTT ở Việt Nam Cho tới đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nội dung bảo hộ quyền SHTT vẫn còn là điều xa lạ với hầu hết các giới ở Việt Nam, kể cả công chức nhà nước. Trình độ hiểu biết thấp và chưa hình thành tập quán liên quan tới SHTT là vấn đề khó khăn và là rào cản cho các nỗ lực nhằm phát triển hệ thống này. Do đó, với chương trình hành động về SHTT, Việt Nam đã dành một phần quan trọng cho mục tiêu cải thiện môi trường nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về SHTT. Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có trường đại học nào thuộc khối kỹ thuật đưa môn SHTT vào chương trình đào tạo của mình. Một số trường, ví dụ như Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa chuyển giao công nghệ (một phần có liên quan đến SHTT) vào chương trình giảng dạy, Đại học 1 Tạp chí Hoạt động khoa học, Bộ Khoa học và Công nghệ, số 573, tháng 2.2007, tr. 10-12 2 Kinh tế Quốc dân đưa chuyển giao công nghệ vào một phần của môn Quản lý công nghệ để giảng dạy... Tại Khoa Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), môn SHTT với thời lượng khoảng 10 tiết được bố trí trong 120 tiết thuộc chương trình môn học Luật dân sự và 5 tiết thuộc chương trình môn học Tư pháp quốc tế. SHTT là một môn học tự chọn với thời lượng 30 tiết đối với sinh viên chuyên ngành Luật dân sự (mã ngành Luật học), mã ngành Luật kinh doanh có giảng dạy môn Quyền tác giả và môn Quyền sở hữu công nghiệp với thời lượng mỗi môn 30 tiết. Chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Luật dân sự có giảng dạy môn SHTT (phần Quyền tác giả với thời lượng 15 tiết, phần Quyền sở hữu công nghiệp với thời lượng 30 tiết). Tại Đại học Luật Hà Nội, SHTT đã được giảng dạy như là một phần của 2 môn học: Luật dân sự và Tư pháp quốc tế. Sau đó, SHTT đã trở thành môn học tự chọn với thời lượng 30 tiết. Bắt đầu từ năm học 2004-2005, SHTT mới trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên Khoa Luật dân sự. Tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, chưa đào tạo chuyên ngành SHTT. Nó chỉ được thực hiện trong môn học Luật dân sự (15 tiết) và Tư pháp quốc tế (15 tiết). Ngoài ra, SHTT với thời lượng 30 tiết là môn học tự chọn cho sinh viên chuyên ngành Luật dân sự. Trường là đơn vị duy nhất ở phía Nam đã tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ C về SHTT, việc đào tạo này có sự phối hợp của Cục SHTT. Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là đơn vị đầu tiên trong cả nước và hiện là đơn vị duy nhất ở phía Bắc đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Pháp luật và nghiệp vụ SHTT” từ năm 2004, đã đào tạo được 3 khóa với hơn 200 học viên được cấp chứng chỉ C. Hiện tại đang đào tạo khóa 4 với 41 học viên, việc đào tạo này có sự phối hợp của Hội SHTT Việt Nam cùng một số chuyên gia của Cục SHTT và Cục Bản quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật. Cho đến cuối năm 2006, Khoa Khoa học quản lý là đơn vị chính thức và duy nhất ở Việt Nam đã mở được chuyên ngành đào tạo cử nhân về SHTT (tháng 6.2006 đã có 11 cử nhân ra trường và tháng 6.2007 sẽ có tiếp 7 cử nhân nữa ra trường). Tuy nhiên, những cử nhân này mới chỉ được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết thuộc lĩnh vực SHTT, việc thực hành và khả năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, bởi vậy để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực SHTT đối với họ còn rất nhiều khó khăn. SHTT cũng được giảng dạy tại một số trường đại học đào tạo cử nhân luật khác, nhưng nội dung giảng dạy cũng chỉ dừng lại ở những kiến thức cơ bản nhất trong 15 tiết học thuộc môn học Luật dân sự và Tư pháp quốc tế. Ngoài ra, thực hiện việc nâng cao kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho giảng viên các trường đại học và cao đẳng trong cả nước, Trường Cán bộ Thương mại Trung ương thuộc Bộ Thương mại và Học viện Quản lý Giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn SHTT vào chương trình bồi dưỡng với thời lượng 5 tiết. Việc đào tạo này đã được thực hiện tại một số trường: Đại học Nông nghiệp, Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng, Đại học Thương mại, Đại học Cần Thơ, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên, Trung học Kinh tế Hà Nội hoặc tại một số đơn vị thuộc các tỉnh như: Sở Thương mại Bắc Kạn, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội... Cục SHTT, Hội SHTT Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng là những địa chỉ đào tạo về SHTT nhưng nghiêng về mảng sở hữu công nghiệp, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Cục Bản quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật 3 thì nghiêng về bồi dưỡng kiến thức thuộc mảng quyền tác giả và quyền liên quan nhằm phục vụ các đối tượng nhân lực thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, quản lý thị trường... Nhìn chung, việc đào tạo nhân lực về SHTT ở Việt Nam chưa được tiến hành một cách đồng bộ, quy mô đào tạo nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hơn nữa chỉ một phần nhỏ đội ngũ giảng viên là các chuyên gia đã được đào tạo chính quy ở nước ngoài. Bởi vậy, chất lượng đào tạo nhân lực về SHTT còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng như đã phân tích ở đầu bài viết. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực về SHTT Đào tạo giảng viên về SHTT: Đây là việc quan trọng nhất của quá trình đào tạo nhân lực về SHTT. Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của các trường đại học có thể trực tiếp giảng dạy về SHTT rất ít, phần lớn trong số họ đều là những người được đào tạo chính quy về pháp luật nói chung, chỉ có một số người được đào tạo sâu về pháp luật SHTT, nhưng chuyên ngành SHTT không đơn giản chỉ gồm các kiến thức pháp luật, mà còn cần cả các kiến thức chuyên sâu về sáng chế, giống cây trồng, mạch tích hợp bán dẫn, văn học, nghệ thuật Vì vậy, các giảng viên chuyên giảng dạy pháp luật về SHTT cần được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ SHTT. Việc đào tạo chuyên sâu này có thể được tiến hành ở nước ngoài hoặc trong nước. Việc đào tạo trong nước cần có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT như Cục SHTT, Cục Bản quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật, Hội SHTT Việt Nam và các bộ, ngành khác có liên quan. Qua thực tiễn công tác, chúng tôi nhận thấy nhiều chuyên gia có trình độ rất cao về SHTT, được đào tạo chính quy tại các trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ và châu âu, nhưng những chuyên gia này hiện lại đang công tác tại các tổ chức đại diện SHTT, văn phòng tư vấn SHTT với mức thu nhập rất cao. Nếu biết khai thác chất xám của họ vào việc đào tạo nhân lực về SHTT thì có thể đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn kém về kinh phí đào tạo. Thực tế đào tạo nhân lực SHTT tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho thấy, hiệu quả đóng góp cho đào tạo của đội ngũ các chuyên gia đang làm đại diện SHTT rất cao. Mặc dù kinh phí không cao, nhưng không vì vậy mà các chuyên gia về SHTT từ chối giảng dạy. Tuy nhiên, nhược điểm của sự phối hợp này là: Họ rất ít thời gian và vì vậy việc đào tạo thường phải tiến hành ngoài giờ hành chính; họ không được đào tạo về phương pháp sư phạm, bởi vậy hiệu quả truyền đạt thường bị hạn chế. Đào tạo chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học về SHTT: Như trên đã nêu, hiện nay, chỉ mới có Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là đào tạo cử nhân chuyên ngành SHTT. Tháng 6.2006 đã cho ra trường được 11 cử nhân thì sau 3 tháng đã có 10/11 người tìm được việc làm trong đó có 9 người làm đúng nghề đã được đào tạo. Điều này cho thấy nhu cầu của xã hội về nhân lực SHTT. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, chương trình đào tạo này cũng mới chỉ là thí điểm, hiện nay Trường đang phối hợp với Cục SHTT tiến hành tổng kết quá trình đào tạo để có thể xây dựng được chương trình đào tạo chính quy, hiệu quả. Khó khăn của việc đào tạo trình độ đại học và sau đại học về SHTT là xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Kinh nghiệm cho thấy, ta không thể áp dụng nguyên xi chương trình đào tạo về SHTT của trường đại học danh tiếng trên thế giới vào Việt Nam được, ví dụ đứng trên góc độ môn học “Triết học SHTT”, “Văn hóa SHTT”, chúng ta phải lý giải được tại sao việc áp dụng mô hình quản lý SHTT ở Nhật Bản lại dễ dàng, còn cũng mô hình ấy nếu được áp dụng tại Việt Nam có thể dẫn đến thất bại và ngược lại. 4 Sau nữa, trong bối cảnh các trường đại học ở Việt Nam đang dần tự chủ về mặt tài chính thì trường đại học nào sẽ gánh vác việc đào tạo nhân lực về SHTT cũng cần được tính đến. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, không chỉ các trường đại học luật có thể đảm nhận việc này mà nhiều cơ sở đào tạo về quản lý cũng đảm nhận được, mô hình đào tạo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một ví dụ tham khảo. Đưa SHTT trở thành môn học bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng: Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, kiến thức về SHTT không chỉ cần thiết đối với những người công tác trong lĩnh vực SHTT mà còn cần thiết đối với mọi người, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một nhà quản lý, một kỹ sư, một cử nhân có thể sẽ vấp phải những sai lầm hết sức tai hại nếu không hiểu biết về SHTT, anh cứ đầu tư nghiên cứu, sản xuất nhưng rất có thể anh không được sở hữu nó một cách hợp pháp nếu không hiểu biết về lĩnh vực SHTT. Bởi vậy, việc đưa SHTT trở thành một môn học bắt buộc đối với các trường đại học và cao đẳng là cần thiết. Hiện nay, Cục SHTT đang chủ trì soạn thảo đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học” để trình Chính phủ. Nếu được phê duyệt, thì kể từ năm học 2008-2009, SHTT sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với các trường đại học. Môn SHTT được đưa vào giảng dạy đại trà cho các trường đại học chỉ là nhập môn với thời lượng khoảng 2 đơn vị học trình, gồm các kiến thức lý luận chung về SHTT, khái lược về các đối tượng thuộc 2 nhóm chính là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ về SHTT: Hiện nay, trong cả nước mới có 2 đơn vị đào tạo loại hình này là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Loại hình đào tạo này đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội, nhất là đối với những người đang công tác trong lĩnh vực SHTT mà chưa qua đào tạo. Các khóa học đã thu hút những người công tác tại các cơ quan như Cục SHTT, Hội SHTT Việt Nam, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Tòa án, UBND các cấp, các Tổ chức đại diện SHTT, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức khác... Tuy nhiên, kiến thức thực tế của chương trình đào tạo rất ít, hơn nữa kiến thức dàn trải đủ mọi đối tượng của quyền SHTT là không cần thiết đối với nhu cầu kiến thức của từng đối tượng nhân lực cụ thể. Nên chăng, có thể chia khối kiến thức thể hiện trong chương trình C thành các chương trình nhỏ hơn phục vụ các đối tượng nhân lực: 1) Nhân lực cần khối kiến thức chuyên sâu về quyền tác giả và quyền liên quan; 2) Nhân lực cần khối kiến thức chuyên sâu về quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, nhãn hiệu); 3) Nhân lực cần khối kiến thức chuyên sâu về thực thi quyền SHTT... Việc tăng khối kiến thức thực tế có thể tiến hành được nhờ sự phối hợp đào tạo với các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT, trước hết là Cục SHTT. Cục SHTT có các phòng chức năng chuyên sâu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, đặc biệt Trung tâm thông tin của Cục là nơi có thể tra cứu tư liệu về SHTT đầy đủ nhất ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc thực tập có thể tiến hành tại các Văn phòng đại diện SHTT. Nâng cao nhận thức về SHTT thông qua các lớp bồi dưỡng kiến thức và các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là việc làm cần thiết, tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy, nếu chỉ có Trường Cán bộ Thương mại Trung ương và Học viện Quản lý Giáo dục đảm nhận việc phổ cập kiến thức về SHTT cho toàn bộ giảng viên của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc với tần suất 1 trường /tuần thì phải mất khoảng 4 năm mới làm xong việc này. Bởi vậy, cần nghiên cứu để cho các đơn vị khác có khả năng đảm nhận thêm việc phổ cập kiến thức về SHTT cho các giảng viên đại học và cao đẳng trên toàn quốc theo chương trình bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ. 5 Việc phổ biến kiến thức về SHTT trên các phương tiện thông tin đại chúng là cần thiết, nên chăng tổ chức nhiều cuộc thi trên truyền hình như các Showgame. Các cuộc thi này đã được tổ chức ở một số đơn vị, ví dụ cuộc thi tìm hiểu kiến thức về SHTT đã được Hội doanh nghiệp trẻ Hải Dương, Tỉnh Đoàn Hải Dương (với sự cố vấn của Sở KH &CN Hải Dương) tổ chức đêm 30.6.2006. Khoa Khoa học quản lý thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã tổ chức cuộc thi tương tự... Những hình thức này có tác dụng nâng cao nhận thức về SHTT cho công chúng, góp phần thực thi quyền SHTT một cách hiệu quả.