Đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông và ảnh hưởng của chúng đến tự nhiênvà hoạt động kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi tiến hành phân tích ảnh hưởng của việc xây dựng đập thủy điện trên dòng Mê Kông đến tự nhiên, hoạt động kinh tế- xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh chúng tôi đề xuất một số giải pháp như: Chủ động trữ nước, trồng cây chắn gió, Dự báo và cảnh báo thiên tai, Nâng cao nhận thức cộng đồng để chủ động thích ứng, Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và các mô hình sản xuất. Khai thác hợp lí nguồn nước mặn và mùa ngập lũ nhằm ứng phó với những tác động và hệ lụy từ việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra. Hy vọng bài viết có thể giúp cho các cơ quan ban ngành đưa ra cảnh báo và kịch bản đề xuất các giải pháp ứng phó.

pdf4 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đập thủy điện trên dòng sông Mê Kông và ảnh hưởng của chúng đến tự nhiênvà hoạt động kinh tế - xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63 ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG SÔNG MÊ KÔNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN TỰ NHIÊNVÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP SV: Võ Lý Mai Trinh Lớp: ĐHSĐỊA 15A GVHD: TS. Phùng Thái Dương Tóm tắt: Trên cơ sở tìm hiểu, chúng tôi tiến hành phân tích ảnh hưởng của việc xây dựng đập thủy điện trên dòng Mê Kông đến tự nhiên, hoạt động kinh tế- xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh chúng tôi đề xuất một số giải pháp như: Chủ động trữ nước, trồng cây chắn gió, Dự báo và cảnh báo thiên tai, Nâng cao nhận thức cộng đồng để chủ động thích ứng, Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và các mô hình sản xuất. Khai thác hợp lí nguồn nước mặn và mùa ngập lũ nhằm ứng phó với những tác động và hệ lụy từ việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra. Hy vọng bài viết có thể giúp cho các cơ quan ban ngành đưa ra cảnh báo và kịch bản đề xuất các giải pháp ứng phó. Từ khóa: Ứng phó, cộng đồng, kinh tế - xã hội. 1. Đặt vấn đề Hiện trên dòng Mê Kông có bảy công trình đập thủy điện trên dòng chính đã được hoàn thành trên phía thượng nguồn Trung Quốc, mười một đập đang và sẽ xây dựng ở hạ lưu tại Lào va Campuchia. Các đập thủy điện này sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng đối với nguồn phù sa, thủy sản, chất lượng nước, đa dạng sinh học và sinh kế của hàng triệu người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam. Đồng Tháp là tỉnh nằm trong vùng trũng lưu vực sông Cửu Long, được dòng sông Tiền chia cắt thành 2 vùng lớn. Vùng Bắc sông Tiền là khu vực Tháp Mười có địa hình bằng phẳng, vùng phía Nam sông Tiền là nơi nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu tạo nên địa hình có dạng lòng máng, thường bị ngập vào mùa lũ hằng năm. Là một vùng trũng thấp và sinh sống chủ yếu nhờ vào sông nước nhưng từ năm 2010 trở lại đây, sạt lở diễn ra nhanh hơn bồi tụ và vô cùng phức tạp, tác động không hề nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở là do các nước trên thượng nguồn sông Mê Kông gia tăng các hoạt động kinh tế, tập trung vào thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng dẫn đến suy giảm nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nằm ở khu vực hạ lưu sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng là nơi hứng chịu những hệ lụy gây ra bởi hoạt động của các đập thủy điện phía thượng nguồn. Xuất phát từ thực tế trên nghiên cứu về tác động của việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đến tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội ở tỉnh Đồng Tháp là hết sức cần thiết góp phần chủ động trong việc đối phó do tác động của việc xây dựng đập thủy điện. 64 2. Nội dung 2.1. Thủy điện trên dòng Mê Kông và ảnh hưởng của chúng đến tự nhiên, hoạt đông kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp 2.1.1. Thủy điện trên dòng Mê Kông Bảng 1.Hiện trạng các đập thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông Quốc gia Đã xây dựng Đang xây dựng Kế hoạch Trung Quốc 5 0 1 Lào 0 1 5 Campuchia 0 0 2 Nguồn: internationalrivers.org Những năm gần đây thủy điện trên dòng chính Mê Kông đua nhau mọc lên. Trung Quốc đã xây dựng được 5 đập, Lào và Campuchia cũng đang xây dựng va có kế hoạch xây dựng các đập tiếp theo Bảng 2. Dự kiến các đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông Hoàn thành Dự kiến xây dựng Đang xây dưng Đề xuất xây dựng 327 77 43 15 Nguồn: Ủy hội sông Mê Kông Theo ước tính của CGIRA, nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đến năm 2030 trên dòng Mê Kông sẽ được bao phủ bởi khoảng 470 đập thủy điện lớn nhỏ. 2.1.2. Ảnh hưởng đến tự nhiên và kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 2.1.2.1. Nghề cá Đồng Tháp thuộc đầu nguồn sông Cửu Long chịu tác động trực tiếp và trước tiên của lũ. Lũ tại Đồng Tháp là do thượng nguồn đổ về xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Người dân nơi đây gọi là “ mùa nước nổi”, nó đã trở thành một phần của hệ sinh thái phong phú, là nguồn sống nuôi dưỡng hàng triệu cư dân và là một nét văn hóa đặc thù của vùng sông nước. Mùa lũ là cơ hội để người dân (Tam Nông, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Lấp Vò) phát triển mô hình nuôi thủy sản mùa lũ như tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi lươn, cá lóc đăng quầngđạt hiệu quả kinh tế cao và trông các loài cây thủy sinh như sen, súng, ấu, rau nhút góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng lũ. Tuy nhiên, những năm gần đây lũ đang có xu hướng giảm dần thậm chí là không về nữa. Lũ không về ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đông của người dân tỉnh Đồng Tháp, diện tích nuôi tôm giảm từ 1.124 ha (năm 2014) xuống còn 678 ha (2015). Lũ không Ảnh hưởng Nghề cá Đa dạng sinh học Nông nghiệp 65 về tôm chậm lớn, năng xuất thấp. Bên cạnh đó, sản lướng cá nuôi lồng, bè giảm gần 50%. Các loài cây thủy sinh củng bị ảnh hưởng không nhỏ. Điển hình như trồng rau nhút dựa vào con nước mùa lũ hấp thụ phù sa, nếu không có lũ năng suất giảm hơn 50%. Tương tự bông sung, điên điển cũng không phát triển tốt. Nước lũ tràn ngập đồng ruộng tạo nên một thủy vực rông lớn cho các loài thủy sản sinh sản và phát triển đồng thời còn là nơi cung cấp nhiều thức ăn tự nhiên. Lũ càng lớn thủy sản càng nhiều, đặc biệt là những loài thủy sản chỉ mùa nước nổi mới có như cá linh, cá mè vinh, cá dảnh (nhóm cá trắng). Ngoài ra, mùa nước nổi cũng là lúc những người làm nghề truyền thống như làm lưới, đan lợp, lờ, đóng xuồngphát huy hiệu quả kinh tế tăng thu nhập 2.1.2.2. Đa dạng sinh học Sự hình thành các đập thủy điện trên thượng nguồn sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật quý hiếm như cá heo Irrawaddy, các loại cá da trơn...Đây là những tổn thất về đa dạng sinh học. Lượng cá giảm sút không chỉ gây thiệt hại cho người dân mà còn kéo theo nhiều hệ lụy. Các loài cá di cư như cá linh, cá trèn,...sẽ ngày càng giảm sút. Cá ít dần nên các loài động vật hoang dã khác như chim, rắn...mất đi nguồn thức ăn nên cũng giảm theo, từ đó hệ sinh thái đầm ngập nước cũng mất dần. 2.1.2.3. Nông nghiệp Từ đầu năm 2015 dòng chảy ở thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua và không còn khả năng đẩy mặn, dẫn đến tình trạng mặn trên sông đã xuất hiện sớm hơn gần 2 tháng so với cùng kỳ va xâm nhập mặn về phía thượng lưu. Tình trạng xâm nhập mặn hạn hán đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Từ kết quả tính toán đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp bị tác động do mực nước dân là 73.495 ha. Việc vận hành các công trình thủy điện sẽ làm thay đổi tổng lượng và chế độ dòng chảy gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, thời vụ canh tác và loại hình sử dụng đất. Suy giảm lượng bùn cát và chất dinh dưỡng cũng như sự thay đổi về nồng độ mặn cũng có thể ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và tăng chi phí sản xuất. Nếu 12 bậc thang thủy điện được xây dựng cộng thêm phía Trung Quốc thì sẽ có 33% lượng nước được giữ lại ở thượng nguồn được điều tiết theo ý muốn con người khiến hạ lưu thiếu nước trầm trọng, làm thay đổi chế độ dòng chảy, gây lắng đọng phù sa thượng nguồn và trong lòng hồ. thiếu lũ, thiếu nước buộc phải đối mặt với thực trạng xâm nhập mặn, gây thiệt hại lớn cho ngành thủy sản, suy giảm sản lượng lương thực, hoa trái... 3. Giải pháp ứng phó với những tác động từ việc xây dựng đập thủy điện 3.1. Chủ động trữ nước Tận dụng nguồn nước vào đầu mùa mưa, các hộ gia đình xây dựng 2-4 ống hồ có dug tích từ 3000 đến 4000 lít. Các hộ khó khăn thì đào ao lót bạc, hoặc lu, bồn nhựa để tích trữ nước ngọt. 66 3.2. Dự báo thiên tai Thành lập đội ngũ chuyên nghiệp làm công tác dự báo về nguồn nước bảo đảm cảnh báo, dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan. Xây dựng mô hình kiểm soát lũ thích hợp với mọi trường hợp biến động. Củng cố nâng cấp hệ thống cống, trạm bơm bảo đảm bơm tưới phục vụ sản xuất. 3.3. Nâng cao nhận thức người dân Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư thông suốt việc khai thác thủy điện ở đầu nguồn sông Mê Kông 3.4. Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt Xây dựng các hồ chứa nước ngọt, phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nhất là chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Các cơ quan ban ngành tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc, hệ thống thông tin về tài nguyên nước. 4. Kết luận Vậy nghiên cứu tác động của việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông là rất cần thiết. Bài viết này giúp chúng ta thấy được những tác động và hệ lụy của việc xây dựng đập thủy điện đến tự nhiên và hoạt động kinh tế xã hội của người dân tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm ứng phó và giảm một phần thiệt hại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Mạnh Hùng và cộng sự (2009), Giải pháp Thủy lợi phục vụ chương trình phát triển lương thực ở ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu. [2]. Nguyễn Quang Kim và nnk (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả KH&CN: Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích với các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và xâm nhập mặn ở ĐBSCL, Đề tài cấp Nhà nước KC08.11/06-10. [3]. Nguyễn Quang Kim, Tô Quang Toản và cộng sự (2009), Đánh giá thay đổi dòng chảy đến Kratie theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu. [4]. Tô Quang Toản - Tăng Đức Thắng - Phạm Khắc Thuần (2016), Phân tích ảnh hưởng của các hồ đập thượng lưu đến thay đổi đỉnh lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, Thủy lợi và Môi trường, số 52.
Tài liệu liên quan