Đau mạn tính vùng bẹn đùi sau mổ thoát vị bẹn

Đặt vấn đề: Phẫu thuật thoát vị bẹn có dùng mảnh ghép đã và đang được dùng nhiều tại Việt Nam. Đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn được nghiên cứu khá nhiều gần đây ở nước ngoài, nhưng lại chưa được quan tâm tại Việt nam. Do đó, nghiên cứu này nhằm vào việc xác định tỷ lệ đau sau các phẫu thuật thoát vị bẹn có dùng mảnh ghép (Lichtenstein và nội soi) và so sánh về đau và dị cảm giữa 2 kỹ thuật mổ này. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, đánh giá đau theo thang điểm VAS, cỡ mẫu được tính toán cho mỗi nhóm là 103. Bệnh nhân và Kết quả: Có 110 ca Lichtenstein và 114 ca nội soi được theo dõi. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi, giới, loại thoát vị, tỷ lệ theo dõi. So sánh giữa nhóm Lichtenstein và nội soi cho thấy; không có khác biệt về đau mạn tính (14,3% so với 14%), nhưng có khác biệt (p<0,001) về dị cảm (25,3% so với 5,4%). Kết luận: Đau mạn tính sau mổ giữa Lichtenstein và nội soi là như nhau, nhưng dị cảm sau mổ Lichtenstein nhiều hơn so với mổ nội soi.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đau mạn tính vùng bẹn đùi sau mổ thoát vị bẹn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 115 ĐAU MẠN TÍNH VÙNG BẸN ĐÙI SAU MỔ THOÁT VỊ BẸN Vương Thừa Đức*, Dương Ngọc Thành* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phẫu thuật thoát vị bẹn có dùng mảnh ghép đã và đang được dùng nhiều tại Việt Nam. Đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn được nghiên cứu khá nhiều gần đây ở nước ngoài, nhưng lại chưa được quan tâm tại Việt nam. Do đó, nghiên cứu này nhằm vào việc xác định tỷ lệ đau sau các phẫu thuật thoát vị bẹn có dùng mảnh ghép (Lichtenstein và nội soi) và so sánh về đau và dị cảm giữa 2 kỹ thuật mổ này. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, đánh giá đau theo thang điểm VAS, cỡ mẫu được tính toán cho mỗi nhóm là 103. Bệnh nhân và Kết quả: Có 110 ca Lichtenstein và 114 ca nội soi được theo dõi. Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về tuổi, giới, loại thoát vị, tỷ lệ theo dõi. So sánh giữa nhóm Lichtenstein và nội soi cho thấy; không có khác biệt về đau mạn tính (14,3% so với 14%), nhưng có khác biệt (p<0,001) về dị cảm (25,3% so với 5,4%). Kết luận: Đau mạn tính sau mổ giữa Lichtenstein và nội soi là như nhau, nhưng dị cảm sau mổ Lichtenstein nhiều hơn so với mổ nội soi. Từ khóa: Đau mạn tính vùng bẹn, dị cảm mạn tính vùng bẹn. ABSTRACT CHRONIC GROIN PAIN AFTER INGUINAL HERNIOPLASTY WITH MESH Vuong Thua Duc, Duong Ngoc Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 115 - 123 Backgroud: Inguinal hernioplasties with mesh have been used popularly in Vietnam. In western countries, postoperative chronic groin pain has been an important problem for study (secondary to the problem of recurrence) but it has not made any attention in Vietnam so far. So, this study is to determine and compare the rates of pain and paresthesia after Lichtenstein and laparoscopic inguinal hernioplasty. Methode: case control study with population size over 103 in each group and pain was estimated by visual analogue scale (VAS). Results: There were 110 cases in Lichtenstein group and 114 cases in laparoscopic group without difference between these 2 groups in age, sex, types of hernia (Gilbert classification) and rates of following up. We found no difference in rates of chronic groin pain (14.3% vs 14%) but there was diferrence in rates of chronic paresthesia between 2 groups (25.3% vs 5.4%). Conclusions: Chronic groin pain after Lichtenstein repair is equal to laparoscopic repair, but paresthesia after Lichtenstein repair is much more than laparoscopic repair (p<0.001). Key words: chronic groin pain, chronic groin paresthesia. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều thập niên qua, khi đánh giá một phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị bẹn, người ta thường chỉ nghĩ tới vấn đề tái phát sau mổ. Từ sau khi mảnh ghép được dùng trong điều trị thoát vị bẹn, tỷ lệ tái phát sau mổ còn rất thấp, khoảng 1%(1,6,10,13). Tuy nhiên, khi vấn đề tái phát sau mổ gần như được giải quyết thì đau mạn tính vùng bẹn sau mổ đặt mảnh ghép lại * Bộ Môn Ngọai Tổng Quát– Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: PGS.TS BS. Vương Thừa Đức. ĐT: 0903979725. Email: vuongthuaduc@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 116 dần nổi lên thành một vấn đề mới khá nổi cộm, có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau mổ. Một số tác giả cho rằng đặt mảnh ghép tiền phúc mạc qua nội soi (TEP hay TAPP) ít gây đau mạn tính vùng bẹn sau mổ hơn kỹ thuật Lichtenstein(2,5). Ở Việt Nam, phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn bằng mảnh ghép phổ biến nhất là kỹ thuật Lichtenstein. Vương Thừa Đức(13) trên 115 ca mổ theo kỹ thuật Lichtenstein qua thời gian theo dõi 1-2 năm cho thấy tỷ lệ tái phát thấp khoảng 0,97%, trong nghiên cứu này tác giả cũng đề cập tới một số trường hợp đau mạn tính sau mổ ở mức độ đáng kể là khoảng 1,6%. Gần đây, có một số nghiên cứu về phẫu thuật đặt mảnh ghép (mổ mở và nội soi) với tỷ lệ tái phát thấp, nhưng không ghi nhận về vấn đề đau mạn tính vùng bẹn sau mổ. Vì vậy, những hiểu biết và kinh nghiệm trong nước ta về vấn đề này còn nhiều thiếu sót nếu không muốn nói là bị quên lãng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo sát về tình trạng đau mạn tính sau đặt mảnh ghép giữa hai nhóm bệnh nhân; mổ theo kỹ thuật Lichtenstein và nội soi (TEP hay TAPP), nhằm góp phần tìm hiểu thêm một kết quả lâu dài khác sau mổ, bên cạnh vấn đề tái phát. Từ đó, đưa ra thêm một yếu tố để các phẫu thuật viên cân nhắc khi lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân bệnh thoát vị bẹn. Mục tiêu So sánh đau mạn tính vùng bẹn sau phẫu thuật Lichtenstein và nội soi. So sánh dị cảm mạn tính vùng bẹn sau phẫu thuật Lichtenstein và nội soi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng giữa 2 nhóm bệnh nhân phục hồi thành bụng bằng mổ mở đặt mảnh ghép (Lichtenstein) và mổ nội soi đặt mảnh ghép tiền phúc mạc (TEP hay TAPP). Cỡ mẫu N: cỡ mẫu. Z2 (1 – a/2) = 1,96 với a = 0,05. P1: Tỷ lệ đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn bằng kỹ thuật TEP. P2: Tỷ lệ đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein. d: sai số cho phép chọn 10%. Theo Eklund A(2) tỷ lệ đau mạn tính sau mổ 1 năm với kỹ thuật TEP là 11%, và Lichtenstein là 22%. Từ đó tính ra cỡ mẫu tối thiểu của mỗi nhóm là 103 ca. Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân được mổ thoát vị bẹn tại Bệnh Viện ĐHY Dược từ tháng 01/2007 đến 12/2009. - Có địa chỉ và số điện thoại liên lạc đươc với bệnh nhân. - Lớn hơn 15 tuổi. Chúng tôi loại trừ những bệnh nhân được mổ do thoát vị bẹn tái phát. Thu thập số liệu Định nghĩa đau mạn tính: đau được xem là mạn tính khi kéo dài trên 6 tháng dựa theo một số nghiên cứu đa trung tâm(5,15), tác giả chọn thời điểm 6 tháng làm mốc đánh giá đau mạn tính. Nghiên cứu của chúng tôi cũng chọn thời điểm 6 tháng làm mốc đánh giá đau mạn tính. Do đó, những bệnh nhân mổ ≥ 6 tháng chúng tôi mới đưa vào nghiên cứu và tiến hành thu thập số liệu. Ðầu tiên, gọi điện thoại cho bệnh nhân để thu thập thông tin. Nếu bệnh nhân than đau hay dị cảm vùng mổ, mời bệnh nhân tái khám. Đánh giá đau mạn tính của BN - Nếu bệnh nhân tái khám thì chúng tôi đánh giá trực tiếp bằng thang điểm VAS, sau đó Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 117 áp vào thang điểm số có chiều dài tương đương để quy ra điểm (từ 1 đến 10). - Nếu bệnh nhân vì lý do nào đó không có điều kiện tái khám, thì chúng tôi chấm điểm dựa vào cách mô tả của bệnh nhân để từ đó đồng nhất theo thang đểm VAS một cách tương đối. Bảng 1: Đánh giá mức độ đau theo VAS và dựa vào mô tả của bệnh nhân Mô tả bằng lời nói (Verbal rating Scale) Mức độ đau Thang điểm quan sát (Visual analogue scales) Đau rất nhẹ Không đáng kể, không cần thuốc giảm đau 1 - 2 Đau nhẹ Chịu được, không cần thuốc giảm đau 3 - 4 Đau vừa Khó chịu, thỉnh thoảng cần thuốc giảm đau (uống) 5 - 6 Đau nhiều Khó chịu, thường cần thuốc giảm đau (uống) 7 - 8 Đau rất nhiều Không chịu nổi, dù có thuốc giảm đau (chích) 9 - 10 Đánh giá dị cảm Tê và nóng rát, mất cảm giác và khó chịu khác. Khác Tái phát, nhiễm trùng mảnh ghép, teo tinh hoàn. Các dữ liệu nghiên cứu Dịch tễ học: Tuổi, giới tính, phân loại theo Gilbert. Phẫu thuật: Loại mảnh ghép dùng. Các khó khăn trong mổ như; dính nhiều, chảy máu, thủng phúc mạc, cách đặt trocar (mổ nội soi). Kết quả theo dõi: Tỷ lệ theo dõi được. Đau mạn tính sau mổ (tỷ lệ đau, mức độ đau, vị trí đau). Dị cảm mạn tính sau mổ (tỷ lệ dị cảm, tính chất và vị trí dị cảm). Các vấn đề khác (tái phát ). Xử lý số liệu Bằng phần mềm SPSS 18.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Có 224 ca thỏa tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu. Chúng tôi dùng từ ca chỉ mỗi bên thoát vị được mổ. Nếu một bệnh nhân mổ thoát vị bẹn 2 bên chúng tôi xem như 2 ca có đặc điểm giống nhau. Do đó, chúng tôi có 224 ca mổ gồm 110 ca Lichtenstein và 114 nội soi, nhưng chỉ có 207 bệnh nhân. Đặc điểm dịch tễ học của mẫu nghiên cứu Tuổi Tuổi trung bình trong nhóm mổ Lichtenstein là 56,3 ± 17,8 (17 - 83) và trong nhóm mổ nội soi là 54,9 ± 17,3 (21 - 80). So sánh tuổi của 2 nhóm cho thấy không có sư khác biệt (p = 0,59). Bảng 2: Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân 2 nhóm. Nhóm tuổi Tuổi PP mổ 15 - 35 36 - 55 56 – 75 >75 Tổng cộng Lichtenstein 21 (19,1%) 27 (24,5%) 45 (40,9%) 17 (15,5%) 110 (100%) Nội soi 21 (18,4%) 32 (28,1%) 50 (43,9%) 11 (9,6%) 114 (100%) Tổng cộng 42 (18,8%) 59 26,3,%) 95 (42,4%) 28 (12,5%) 224 (100%) Giới tính Đa số bệnh nhân là nam (94,7%), nữ chiếm rất ít. So sánh về giới tính giữa 2 nhóm cho thấy không có sự khác biệt (p =0,38). Bảng 3: Phân bố giới tính của 2 nhóm Giới tính Giới tính PP mổ Nữ Nam Tổng cộng Lichtenstein 4 (3,6%) 106 (96,4%) 110 (100%) Nội soi 7 (6,1%) 107 (93,9%) 114 (100%) Tổng cộng 11 (5,3%) 196 (94,7%) 224 (100%) Phân loại thoát vị bẹn theo Gilbert Thoát vị bẹn type II, III chiếm đa số (47 - 56%). Trường hợp không đủ dữ kiện phân loại chúng tôi xếp vào nhóm không phân loại được. So sánh giữa 2 nhóm không thấy sự khác biệt (p = 0,19). Bảng 4: Phân loại theo Gilbert của 2 nhóm. Phân loại Gilbert Gilbert KT mổ II III IV V VI Không Tổng cộng Lichtenstei n 26 (23,6%) 26 (23,6%) 18 (16,4%) 12 (10,9%) 9 (8,2%) 19 (17,3%) 110 (100%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 118 Phân loại Gilbert Gilbert KT mổ II III IV V VI Không Tổng cộng Nội soi 36 (31,6%) 28 (24,6%) 14 (12,3%) 10 (8,8%) 2 (1,8%) 24 (21,1%) 114 (100%) Tổng cộng 62 (27,7%) 54 (24,1%) 32 (14,3%) 22 (9,8%) 11 (4,9%) 43 (19,2%) 224 (100%) Kết quả theo dõi sau phẫu thuật 2 nhóm Tỷ lệ theo dõi bênh nhân sau mổ Khi chúng tôi tái khám hoặc phỏng vấn được trực tiếp bệnh nhân qua điện thoại thì mới tính bệnh nhân đó theo dõi được. Trường hợp chúng tôi chỉ gặp được người nhà bệnh nhân thì chúng tôi gọi lại lần sau hoặc tính vào nhóm mất liên lạc. So sánh tỷ lệ theo dõi giữa nhóm Lichtenstein (82,7%) và nội soi (82,6%) cho thấy không có sự khác biệt (p = 0,599). Thời gian theo dõi tính từ ngày mổ cho tới khi liên lạc được với bệnh nhân. Thời gian theo dõi ngắn nhất 7 tháng, lâu nhất 36 tháng, trung bình là 17,9 ± 6,9 tháng. Đau mạn tính sau mổ Tỷ lệ đau mạn tính Trong nhóm Lichtenstein, có 13 ca đau (14,3%) (trong đó 9/13 đến tái khám) và 5/13 ca vừa đau vùa dị cảm. Trong nhóm nội soi, có 13 ca (14%) (trong đó 10/13 đến tái khám) và 2/13 ca vừa đau vừa dị cảm. So sánh tỷ lệ đau cho thấy không khác biệt (p = 0,95). Bảng 5: Tỷ lệ đau mạn tính của bệnh nhân 2 nhóm. Đau sau mổ Đau PP mổ Có không Tổng cộng Lichtenstein 13 (14,3%) 78 (85,7%) 91 (100%) Nội soi 13 (14%) 80 (86%) 93 (100%) Tổng cộng 26 (14,1%) 158 (85,9%) 184 (100%) Đối chiếu những trường hợp đau mạn tính với tường trình phẫu thuật - Nhóm Lichtenstein: 5/13 ca (38,5%) đau mạn tính sau mổ ghi nhận có hiện tượng dính nhiều của túi thoát vị vào cấu trúc xung quanh, trong đó có 1 ca sau mổ bị teo tinh hoàn. Chúng tôi ghi nhận có mối tương quan giữa đau mạn tính với yếu tố dính nhiều của túi thoát vị vào cấu trúc xung quanh (p< 0,001). - Nhóm nội soi: 6/13 ca đau có cố định mảnh ghép, 1 ca chảy máu trong lúc mổ, và 5/13 ca đặt trocar không trên đường giữa. Chúng tôi ghi nhận mổ nội soi có cố định mảnh ghép sẽ gây đau nhiều hơn (p < 0,001). - Xét mối liên hệ giữa đau mạn tính sau mổ và cách đặt trocar (có 2 kiểu đặt trocar; kiểu 1 là 3 trocar trên đường trắng dưới rốn, cách 2 là 3 trocar tạo thành tam giác mà 1 đỉnh hướng về hố chậu phải hay trái tùy vào bên thoát vị): không có mối liên hệ giữa đau vùng bẹn và cách đặt trocar (p > 0,14). Liên hê giữa đau mạn tính và loại mảnh ghép. Chúng tôi chia 3 nhóm; nhóm mảnh ghép nhẹ và trung bình (Optilen, Vypro), nhóm mảnh ghép nặng (Prolen, Premilen) và nhóm không rõ loại mảnh ghép dùng. Chúng tôi ghi nhận không có mối tương quan giữa đau và loại mảnh ghép (p > 0,37). Bảng 6: Mối liên quan giữa đau sau mổ và loại mảnh ghép. Đau sau mổ Đau TLMG Có không Tổng cộng Nhẹ và TB 3 (8,3%) 33 (91,7%) 36 (100%) Nặng 22 (16,3%) 113 (83,7%) 135 (100%) Không rõ 1 (7,7%) 12 (92,3%) 13 (100%) Tổng cộng 26 (14,1%) 158 (85,9%) (100%) Mức độ đau Chúng tôi ghi nhận chủ yếu là đau nhẹ (1- 6,5 điểm). Có 1 bệnh nhân đau vừa (6,5 điểm) ở nhóm mổ nội soi, tất cả các bệnh nhân đều không cần dùng thuốc giảm đau. So sánh mức độ đau 2 nhóm cho thấy không có ý nghĩa thống kê p =0,65. Vị trí đau mạn tính sau mổ So sánh vị trí đau giữa 2 nhóm cho thấy không khác biệt (p = 0,31). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 119 Biểu đồ1: Phân bố vị trí đau mạn tính sau mổ. Bảng 7: Phân bố vị trí đau mạn tính sau mổ. Vị trí đau mạn tính sau mổ Vị trí đau PP mổ Không TK chậu hạ vị TKSDĐ (Sinh dục) TKSDĐ (đùi) Lỗ trocar Tổng cộng Lichtestein 78 (85,7%) 11 (12,1%) 1 (1,1%) 1 (1,1%) 0 91 (100%) Nội soi 80 (86%) 8 (8,6%) 2 (2,2%) 0 3 (3,2%) 93 (100%) Tổng cộng 158 (85,9%) 19 (10,3%) 3 (1,6%) 1 (0,5%) 3 (1,6%) 184 (100%) Dị cảm mạn tính sau mổ Bệnh nhân được coi là có dị cảm khi bị tê- rát, mất cảm giác, khó chịu vùng mổ, thốn. Nếu bệnh nhân vừa đau vừa dị cảm thì chúng tôi xếp vào nhóm bệnh nhân có biểu hiện đau và không tính vào nhóm bị dị cảm nữa. Tỷ lệ dị cảm mạn tính sau mổ Nhóm Lichtenstein bị dị cảm nhiều hơn so với nhóm nội soi (25,3% so với 5,4%) (p< 0,001). Có 7/23 ca (30,4%) ở nhóm Lichtenstein và 2/5 ca (40%) ca ở nhóm nội soi không đi khám. Bảng 8. Phân bố tỷ lệ dị cảm mạn tính sau mổ. Dị cảm Dị cảm PP mổ Có Không Tổng cộng Lichtenstein 23 (25,3%) 68 (74,7%) 91 (100%) Nội soi 5 (5,4%) 88 (94,6%) 93 (100%) Tổng cộng 28 (15,2%) 156 (84,8%) 184 (100%) Đối chiếu trường hợp dị cảm với tường trình phẫu thuật -Nhóm Lichtenstein: Có 3/ 23 ca dị cảm (13%) có ghi nhận dính túi thoát vị vào cấu trúc xung quanh, không ghi nhận mối liên hệ (p > 0,26). -Nhóm mổ nội soi: Trong 5 ca dị cảm sau mổ nội soi thì có 4/5 ca đặt trocar không theo đường giữa (cách 2). Có mối liên hệ giữa dị cảm và cách đặt trocar (p < 0,002). Mối liên hệ giữa dị cảm và loại mảnh ghép Chúng tôi không ghi nhận mối quan hệ giữa dị cảm với loại mảnh ghép (p > 0,97). Bảng 9: Mối liên hệ giữa dị cảm mạn tính với loại mảnh ghép. Dị cảm Dị cảm Mảnh ghép Có Không Tổng cộng Nhẹ và TB 5 (13,9%) 31 (86,1%) 36 (100%) Nặng 21 (15,6%) 114 (84,4%) 135 (100%) Không rõ 2 (15,4%) 11 (84,6%) 13 (100%) Tổng cộng 28 (15,2%) 156 (84,8%) 184 (100%) Vị trí dị cảm mạn tính Vị trí dị cảm nhiều nhất là vùng chi phối của thần kinh chậu hạ vị. So sánh vị trí dị cảm giữa 2 nhóm cho thấy có sự khác biệt (p < 0,01). Trong nhóm nội soi, khi xét mối liên hệ giữa vị trí dị cảm và cách đặt trocar cũng cho thấy có sự khác biệt (p < 0,002). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Ngoại Khoa 120 Biểu đồ 2: Phân phối vị trí dị cảm mạn tính sau mổ. Các yếu tố khác Tái phát sau mổ Nhóm Lichtenstein không bị tái phát (0%), nhóm nội soi có 2 ca tái phát (2,2%). So sánh giữa 2 nhóm thấy không có sự khác biệt (p > 0,16). Các biến chứng khác Nhóm Lichtenstein: có 1 ca bị teo tinh hòan sau mổ. Nhóm nội soi: có 1 ca bị lọt lưới vào bụng (phải mổ lại để lấy ra), 2 ca bị tràn dịch tinh mạc sau mổ trên 6 tháng. Không có khác biệt khi so sánh giữa 2 nhóm. BÀN LUẬN Đau mạn tính vùng bẹn sau mổ Đau là một cảm giác hoàn toàn chủ quan, vì vậy việc đánh giá mức độ đau dù theo cách thức nào cũng vẫn ít nhiều mang tính chủ quan(8). Do đó, người ta dùng nhiều thước đo khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau để đánh giá mức độ đau chính xác hơn. Đánh giá đau qua lời mô tả của bệnh nhân thì có thể bị sai lạc và giảm chính xác do tình trạng bất đồng ngôn ngữ giữa các địa phương khác nhau, giữa các trình độ văn hoá khác nhau, nhưng lại đơn giản và dễ ứng dụng mà không cần huấn luyện trước cho bệnh nhân. Thang điểm số đòi hỏi người đánh giá phải có trình độ học vấn nhất định và phải quen với thang điểm 10. Bất lợi của thang điểm này là dễ gây thành kiến bởi những con số và cần phải được tập huấn trước. Bảng 10: 3 thang điểm cơ bản dùng đo lường cảm giác đau(8) Thang điểm nhìn thì tránh được nhược điểm trên nhưng rất trừu tượng, đòi hỏi người bệnh phải có học vấn tương đối cao và cũng phải được tập huấn trước. Đây là thang điểm mà các nghiên cứu về đau và về hiệu quả của thuốc giảm đau hiện nay thường dùng. Cũng như Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 121 Bright E(1), EKlund A(2), chúng tôi cũng dùng thang điểm VAS đánh giá đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn. Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá mức độ đau qua thang điểm số và thang trả lời để so sánh với thang điểm VAS nhằm tăng độ tin cậy. Việc đánh giá đau trở thành mạn tính thường khó khăn. Các tác giả đồng ý rằng đau được xem là mạn tính khi, đau kéo dài hơn thời gian lành vết thương, thường được chấp nhận là thời gian đau từ 3–6 tháng(4,15). Tuy nhiên quy ước này không đồng bộ, một vài tác giả chấp nhận đau mạn tính khi đau kéo dài hơn 1 năm. Theo một nghiên cứu đa trung tâm ở Ý trên 955 bệnh nhân chọn thời điểm 6 tháng làm mốc đánh giá đau mạn tính(15). Nghiên cứu chúng tôi cũng chọn đau mạn tính khi đau kéo dài ≥ 6 tháng vì vào thời điểm này quá trình viêm và sắp xếp lại tổ chức sau mổ đã hoàn thành. Tỷ lệ đau mạn tính sau mổ Nhìn chung, khi so sánh giữa kỹ thuật Lichtenstein và nội soi, phần lớn tác giả đồng ý rằng, mổ theo kỹ thuật Lichtenstein bị đau nhiều hơn. Sanna T. H, Kouhi(11) theo dõi trên 99 ca của 2 nhóm mổ theo phương pháp Lichtensten và TEP. Ông nhận thấy tỷ lệ đau mạn tính của TEP so với Lichtenstein là 8,2% so với 27,7%. Tỷ lệ này giảm dần theo từng năm, sau 2 năm theo dõi chỉ còn 0% so với 14%. Langeveld(5) (2010) theo dõi 336 ca TEP và 324 ca Lichtenstein, ghi nhận đau mạn tính 25% ở nhóm TEP so với 29% nhóm Lichtenstein. Bright E(1) (2010) so sánh 6497 ca mổ mở và 2116 ca mổ nội soi. Tỷ lệ đau mạn tính sau mổ là 0,71% ở nhóm mổ mở và 4,18% ở nhóm mổ nội soi. Ông đi tới kết luận là mổ nội soi đau mạn tính nhiều hơn mổ mở. EKlund A(2) (2010), so sánh tỷ lệ đau mạn tính của 705 ca Lichtenstein và 665 ca TEP sau 5 năm, nhận thấy đau mạn tính sau mổ Lichtenstein cao hơn TEP và giảm dần theo thời gian: 21,7% và 11,0% tại thời điểm 1 năm; 24,8% và 11% tại thời điểm 2 năm; 20,2 và 9,9% ở thời điểm 3 năm; 18,8% và 9,4% ở thời điểm 5 năm. Kumar(4) theo dõi 560 ca Lichtenstein và TEP thấy đau ở nhóm Lichtenstein (38%) nhiều hơn nhóm TEP (22,5%). Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ đau sau mổ của nhóm Lichtenstein và nội soi tương tự nhau (# 14%), và trong đó có 2,2% bệnh nhân ở nhóm Lichtenstein và 4,3% bệnh nhân nội soi có biểu hiện đau vừa, không có trường hợp nào biểu hiện đau nhiều. Kết quả này phù hợp với Langeveld, có phần không phù hợp với các nghiên cứu của Sanna, Eklund. Qua đó cho thấy đau mạn tính sau mổ thoát vị bẹn không có tỷ lệ hằng định mà nó dao động với biên độ cao. Các báo cáo tổng quan cho thấy tỷ lệ này dao động từ 0% - 30%(1,2,5,4,5,12,15), tỷ lệ 13% của chúng tôi nằm trong khoảng này. Mặc khác, chúng tôi chỉ đánh giá đau mạn tính của bệnh nhân sau mổ ở 1 thời điểm trung bình là 17,6 tháng, mà không có điều kiện đánh giá ở những thời điểm khác nhau. Do đó, trong
Tài liệu liên quan