Dấu tích tiếng khách gia trong tiếng việt

Khi khảo sát mối tương quan giữa Bách Bộc và Bách Việt, về sự hình thành cư dân Lạc Việt mà được coi là tổ tiên của người Kinh hiện nay, thì một số điểm tương đồng khá thú vị giữa tiếng Việt và tiếng Khách Gia có thể đem đến cho chúng ta cơ sở nhìn nhận mới toàn diện hơn về nguồn gốc tiếng Việt. In studying of correlations between the Bach Boc (Baipu) and Bach Viet (Baiyue) as well as the formation of Lac Viet community who is known as the earliest ancestors of Vietnamese (Kinh), we will discover there are a lot of interesting similarities between Vietnamese and Hakka language, therefore it will bring us a base in order to have a more overall vision about the Vietnamese language original.

pdf12 trang | Chia sẻ: candy98 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dấu tích tiếng khách gia trong tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 DẤU TÍCH TIẾNG KHÁCH GIA TRONG TIẾNG VIỆT VÕ TRUNG ĐỊNH Khi khảo sát mối tương quan giữa Bách Bộc và Bách Việt, về sự hình thành cư dân Lạc Việt mà được coi là tổ tiên của người Kinh hiện nay, thì một số điểm tương đồng khá thú vị giữa tiếng Việt và tiếng Khách Gia có thể đem đến cho chúng ta cơ sở nhìn nhận mới toàn diện hơn về nguồn gốc tiếng Việt. I. MỞ ĐẦU Qua gần 200 năm đi xác định nguồn gốc tiếng Việt, với nhiều quan điểm, giả thuyết và tranh luận khác nhau, tạm lấy mốc 1852 khi lần đầu tiên J.R. Logan trong bài nghiên cứu Ethnology of the Indo-Pacific Islands xếp tiếng Việt vào dòng Mon-Khmer, họ Nam Á, thì tiếng Việt ngày nay được hầu hết các học giả trong và ngoài nước chứng minh và chấp nhận quan điểm này, và đây hầu như đã trở thành quan điểm chính thống cho các nhà nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Dòng Mon-Khmer ở Trung Quốc trong các thư tịch từ thời Đường trở đi được gọi là “Bộc” với các cách viết 濮,朴 hoặc 浦. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng, người Bộc sinh sống ở lưu vực sông Trường Giang trước thời Tiên Tần là những cư dân nói thứ tiếng thuộc dòng Mon-Khmer, thời gian sau đó họ di chuyển xuống sinh sống ở vùng Tây Nam (Quảng Tây, Vân Nam), do đó trong kho từ vựng của các dân tộc vùng này còn lưu giữ rất nhiều yếu tố tương đồng với tiếng Mon-Khmer. [1, 85] Đây là những khu vực tiếp giáp với Việt Nam, cư dân ở những vùng đất rộng lớn này liên tục xảy ra các cuộc di cư và hội tụ của các tộc người, sự tiếp xúc giữa các chi nhóm ngôn ngữ là xảy ra thường xuyên và lâu dài, vì thế khi nghiên cứu các yếu tố cấu thành tiếng Việt trên bình diện so sánh-lịch sử thì phải tính tới nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau đã ảnh hưởng và lưu lại dấu tích trong lớp từ vựng cơ bản tiếng Việt ngày nay. II. NỘI DUNG 1. Bách Bộc và Bách Việt Về vấn đề người Bộc và các dân tộc Bộc, tục gọi Bách Bộc 百濮, các học giả Trung Quốc xưa nay cũng từng nghiên cứu và có nhiều tranh luận khác nhau. Tựu trung lại quan điểm tạm thống nhất hiện nay là: người Bộc chưa từng hình thành một dân tộc thống nhất, bởi vì địa bàn cư trú quá rộng, các sắc dân, bộ lạc cũng nhiều, vì thế chỉ có thể gọi là Bách Bộc chứ chưa thể gọi dân tộc Bộc. Người Bộc trong tiến trình phát triển 2 lịch sử hàng ngàn năm đã dần dần biến mất, một số bộ tộc bị đồng hóa với các dân tộc vùng Trung Nguyên (người Hán), các bộ tộc khác di cư về phía Nam và lần lượt hòa nhập vào các tộc người ở đây, trong đó một phần lớn hòa nhập với các tộc người Việt mà thường gọi là Bách Việt 百越 sau này. [2, 43-44] Sách sử Trung Quốc khi ghi chép về người Bộc có nói thêm rằng, khu vực duyên hải Đông Nam Trung Quốc cho đến khu vực phía Bắc Việt Nam ngày nay, thời cổ đại từng phân bố nhóm cư dân Bách Việt, trong đó nhánh phía Tây của Bách Việt là Lạc Việt sinh sống ở vùng bán đảo Đông Dương và khu vực Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên Trung Quốc tương đối phức tạp hơn, bởi vì khu vực này cũng sinh sống các tộc người Bộc, sau này được gọi là “Bách Bộc”. [3, 117 ] Giáo sư Hà Bình còn nhận định thêm rằng, cả hai nhóm người Bộc và Việt có thể đều xuất phát từ chủng người Mongoloid phương Nam (người Việt Nam hiện tại thuộc chủng này), nhưng nhóm người Bộc thuộc dòng Mon-Khmer cổ xưa hơn nhóm Việt, gần với người tiền Mã Lai (Proto-Malay), còn nhóm Việt muộn hơn gần với người hậu Mã Lai (Deutro-Malay). Do người Bộc có nhiều đặc điểm gần người tiền Mã Lai, ngôn ngữ cũng có nhiều điểm tương đồng, vì thế có một số học giả từng gộp dòng Mon-Khmer vào dòng Nam Đảo, lấy tên mới là ngữ hệ Nam Phương hay ngữ hệ Đông Nam Á (the Austric family of languages). [3, 119 ] Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Paul K. Benedict gọi là ngữ hệ Nam Thái (Austro-Thai) trong sách Austro- Thai Language and Culture xuất bản năm 1975. Đây là cách phân loại dựa trên quan điểm thống nhất trong đa dạng, đưa tất cả các ngôn ngữ trong một vùng địa lý vào một ngữ hệ duy nhất. Điều này phản ánh đúng thực tế như GS. Trần Trí Dõi chứng minh là vào giai đoạn phát triển đầu tiên trong lịch sử tiếng Việt (cách đây khoảng 1000 năm trước Công nguyên cho đến những thế kỷ đầu sau Công nguyên), lúc tiếng tiền Việt- Mường tách ra khỏi khối Mon-Khmer để có một lịch sử phát triển riêng, thì tiếng tiền Việt-Mường đã có tiếp xúc với các ngôn ngữ thuộc họ Nam Đảo. Chứng cứ của sự tiếp xúc này những vay mượn từ vựng lẫn nhau giữa chúng, bởi vì trong vốn từ tiếng Việt và một vài ngôn ngữ Việt-Mường khác chúng ta thấy có những từ thuộc vào lớp rất cổ xưa tương ứng với họ ngôn ngữ này. Và ông có nhận định thêm là “tính chất nhập nhằng khiến người ta khó xác định ngôn ngữ nào vay mượn ngôn ngữ nào. Trong tương lai, khi thuần túy xem xét từ vựng lịch sử tiếng Việt, chắc chắn đây sẽ là một vấn đề thú vị nhưng cũng sẽ đầy rẫy khó khăn”. [4, 162] Nhóm Bách Bộc ngày xưa còn cư trú chủ yếu ở vùng sông Bộc. Đây là con sông bắt nguồn từ cao nguyên tỉnh Sơn Ðông rồi chảy qua các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam (ở đây có thành phố mang tên Bộc Dương 濮阳) rồi đổ vào sông Hoàng Hà. Cư dân chủ yếu sinh sống bằng nghề canh nông và tầm tang (trồng dâu nuôi tằm dệt lụa). Họ có lối sống cổ sơ hồn nhiên trai gái giao du thân mật không bị cấm đoán “nam nữ thụ thụ bất tương thân” 3 như người Hán. Người Hán thấy lối sống thân cận nam nữ của dân Bách Bộc thì chê bai chỉ trích là cảnh dâm loạn, gọi là “trên Bộc trong dâu” (Tang gian Bộc thượng 桑间濮上). Bộc thượng tức là “trên bãi sông Bộc”, “tang gian” nghĩa là “trong chốn ruộng dâu”. Trong một số từ điển tiếng Việt của Đào Duy Anh, Lê Ngọc Trụ có xuất hiện câu tục ngữ “trên Bộc trong dâu” hay “trên Bộc dưới dâu”. Theo Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam, “trên Bộc trong dâu” chỉ “thói tà dâm của trai gái. Hành động cử chỉ suồng sã, không đứng đắn.” [5, 733] Sách Tiếng Việt trong thư tịch cổ Việt Nam (Quyển 1) còn giải thích thêm, câu này xuất xứ từ sách Lễ Ký “Tang gian Bộc thượng chi âm, vong quốc chi âm dã” (桑間濮上之音, 亡國之音也), nghĩa là “tiếng nhạc trong bãi dâu trên sông Bộc là tiếng nhạc làm mất nước”. Đất Vệ có bãi dâu bên bờ sông Bộc, trai gái tụ tập đàn hát, gợi chuyện dâm ô, nên gọi tiếng nhạc của nước Trịnh là nhạc mất nước. Truyện Kiều có câu thơ “Ra tuồng trên Bộc trong dâu, Thì con người ấy ai cầu làm chi”, hay trong truyện Hoa Tiên có câu thơ “Thể lòng dãi bến hà châu, Đợi nhau trên Bộc trong dâu ru mà”. [6, 1223] Điều này cho thấy câu tuc ngữ này khá quen thuộc với người Việt, có lẽ người Việt xưa đã tiếp xúc với nhóm người Bộc cổ và cách nói này đã du nhập vào tiếng Việt từ đó. Theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, Bách Việt là tộc danh dùng trong các thư tịch thời Chiến quốc (thế kỉ 4 - 3 tCn.) ở Trung Quốc để chỉ chung các tộc người không phải Hán ở nam Trường Giang. Trong các nhóm Bách Việt chính, bao gồm Đông Âu (東 甌), Mân Việt (閩越), Nam Việt (南越), Tây Âu (西甌,còn gọi là Âu Việt 甌越) và Lạc Việt (雒越/駱越/貉越), thì nhóm Lạc Việt (một bộ phận sinh sống ở phía Bắc Việt Nam) xưa nay được coi như là tổ tiên của người Việt Nam (người Kinh) hiện đại. Sau này Thục Phán sát nhập lãnh thổ của Văn Lang và lãnh thổ của bộ tộc mình (Âu Việt) mà hình thành nên một nhà nước mới gọi là Âu Lạc (kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt). Điều muốn nói ở đây là tại sao chữ Lạc (雒/駱/貉) trong Lạc Việt lại có nhiều cách ghi khác nhau như thế? Trước hết chúng ta thấy cả 3 chữ này đều là chữ Hình Thanh, 1 bộ thủ là âm đọc, 1 bộ thủ chỉ ý nghĩa của chữ đó. Ba chữ này đều có chữ “các” 各, đây chính là ký tự biểu âm “lạc” của chữ, phù hợp với cách giải thích trong sách Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận. Chữ Lạc 駱 có bộ “mã” 马 đọc là luò, mang ý nghĩa “ngựa trắng có bờm đen” (馬白色黑鬣尾也,从馬各聲). Chữ Lạc 雒 có bộ “chuy” hay “truy” 隹 (chim đuôi ngắn) cũng đọc là luò, có nghĩa là chim Kỵ Kỳ (鵋䳢也, 从隹各聲), tức là chim cú mèo. Riêng chữ Lạc 貉 mang bộ trãi 豸 thì lại có các âm đọc hé, háo, mò, âm Hán Việt là “hạc” hoặc “mạch”, chỉ một ngoại tộc ở phương bắc Trung Quốc thời xưa, xưng là Mạch (北方豸穜,从豸各聲) hoặc chỉ một loài thú giống như con cầy đầu mũi nhọn, ngày ngủ đêm ra ăn các loài sâu, lông rậm, dùng may áo ấm. Chữ thứ ba này 4 thường được sách sử Việt Nam dùng viết cho từ Lạc Việt (Đại Việt sử ký toàn thư dùng chữ này), sách sử Trung Quốc thường dùng hai chữ đầu hơn. Cho dù viết bằng chữ gì đi chăng nữa thì chúng ta thấy chúng đều không mang nghĩa chỉ “lạc điền” (ruộng nước) như trong đoạn văn sau: Sách Thủy Kinh chú 水经注 dẫn lại sách Giao Châu Ngoại Vực Ký 交州外域记 là sách cổ nhất viết về sử nước ta có đoạn sau: “交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田 從潮水上下,民墾食其田,因名為駱民。設駱王,駱侯,主諸郡縣,縣多為駱將,駱將銅 印青綬”Nghĩa là: Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cày cấy) theo con nước thủy triều, dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện, ở huyện phần đông có Lạc Tướng, Lạc Tướng có ấn bằng đồng[7, 694] Như vậy chỉ có thể suy ra rằng, các chữ “Lạc” trong Lạc Việt đều là chữ dịch âm của chữ “nước” trong tiếng Việt. Vậy thì, từ “nước” chuyển sang “lạc” như thế nào? “Nước” trong âm địa phương Bắc Trung Bộ còn đọc là “nác”, mà theo Gs. Trần Trí Dõi, “phương ngữ Bắc Trung Bộ là nguồn cung cấp tư liệu giúp chúng ta có cơ sở chắc chắn để giải thích nhiều hiện tượng có từ thời Việt-Mường”. [4, 135] Hơn nữa, việc không phân biệt âm n, l hiện vẫn còn tồn tại ở rất nhiều địa phương phía Bắc. Hiện tượng không thống nhất trong việc dịch âm từ ngoại lai sang tiếng Hán hiện nay vẫn còn tồn tại, ví dụ blog (博客/部落格), Obama (奥巴马/欧巴马)... Gs. Vương Văn Quan trong sách Trung Quốc Nam phương dân tộc sử (1999) còn cho biết thêm, Lạc Việt là nhóm tộc người có số dân đông nhất, phân bố rộng nhất trong nhóm Bách Việt. Các dân tộc dòng ngôn ngữ Tráng-Đồng (Kam-Tai languages, ở Việt Nam đưa vào nhóm Tày-Thái) đều có nguồn gốc từ người Lạc Việt. [8, 64] Theo nhận định của nhiều nhà ngôn ngữ học và dân tộc học thì những từ tiếng Việt gốc Tày-Thái phần nhiều thuộc nền văn minh lúa nước. Tiêu biểu cho quan điểm này là ý kiến của Gs. Phạm Đức Dương, ông cho rằng “một điều hết sức quan trọng cần nhấn mạnh là nếu nhìn vào lớp từ vựng cơ bản ngoài hệ thống từ chỉ các hoạt động tự nhiên, cơ thể và hoạt động của con người, số đếm thì trong các ngôn ngữ tiền Việt- Mường chỉ có từ chỉ văn hóa săn bắt, hái lượm và hệ thống canh tác nương rẫy, còn lớp từ vựng về văn minh nông nghiệp lúa nước hoàn toàn không có. Trong khi đó hệ thống từ này trong ngôn ngữ Việt-Mường lại có chung một gốc với các ngôn ngữ Tày-Thái.” [9, 129] Tuy quan điểm này đang còn nhiều tranh luận, nhưng cũng cho thấy nghề trồng lúa nước ở nước ta xuất hiện rất sớm, từ nền văn hóa Hòa Bình, Việt Nam là một trong những trung tâm lúa nước sớm nhất tại vùng Đông Nam Á, có thể nói là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Hạt gạo gắn liền với sự phát triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo cho 5 đến nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu của đất nước. Người dân Lạc Việt rất tự hào khi mình được gọi là “lạc dân”, tức là “người có ruộng lúa nước”, “người biết làm nghề nông trồng lúa nước”. 2. Lạc Việt và Khách Gia Trong 7 phương ngôn lớn ở Trung Quốc hiện nay, tiếng Khách Gia là một trong những phương ngôn có số người sử dụng đông đảo nhất, địa bàn phân bố chủ yếu ở vùng phía Nam Trung Quốc, trải dài từ Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên ra tận Phúc Kiến, Đài Loan Người Khách Gia và tiếng Khách Gia hình thành như thế nào? Tên gọi Khách Gia 客家có nghĩa là "những người khách" (từ nơi khác đến). Vậy họ vốn ở đâu và tại sao lại phải đi “làm khách” vùng đất khác? Vấn đề nguồn gốc người Khách Gia, dựa vào các chứng tích ngôn ngữ, phong tục, kiến trúc, hầu hết các học giả Trung Quốc đều cho rằng người Khách Gia có gốc tích từ vùng Trung Nguyên, trong đó nổi bật nhất là Giáo sư La Hương Lâm (罗香林) với công trình nghiên cứu nổi tiếng Khách gia nghiên cứu đảo luận (客家研究导论,1933)mà trong đó ông đưa ra kết luận rằng người Khách Gia là người Hán vùng Trung Nguyên di cư về phía Nam. Tuy nhiên, một số quan điểm hiện nay có khác với quan điểm của Gs. Lâm, đó là người Khách Gia có phải là người Hán thuần chủng ở vùng Trung Nguyên hay không? Bởi vì vùng Trung Nguyên lúc bấy giờ không chỉ có người Hán cư trú mà còn có các sắc dân khác, trong đó một bộ phận lớn là các dân tộc Bộc (Bách Bộc). Trong quá trình cư trú đan xen với nhau, do chịu ảnh hưởng mạnh của nền văn hóa Hán, một bộ phận người Bộc bị Hán hóa, một bộ phận khác di cư về phía Nam, hòa vào người Bách Việt. Người Khách Gia cũng vậy, có thể có một bộ phận người Khách Gia bị Hán hóa, rồi sau đó lớp người Hán này do nhiều yếu tố biến động trong lịch sử cũng di cư về phía Nam, rồi cùng hòa nhập vào người Bách Việt, trong đó có một bộ phận người Khách Gia hòa nhập vào người Lạc Việt, hình thành nên cư dân Việt có số dân đông đảo nhất trong nhóm Bách Việt thời bấy giờ. Gs. Dương Mai Trung trong bài nghiên cứu mới nhất Bàn về người Khách Gia hình thành thời Minh (2010) cũng đưa ra kết luận rằng, người Khách Gia trong quá trình hòa nhập dân tộc, rất khó bảo toàn huyết thống thuần chủng của người Hán. [10, 24] Như vậy, trên bước đường di cư về Nam, để phân biệt với người dân địa phương, họ đã khiêm xưng hoặc được người bản địa gọi là Khách gia. Ở Việt Nam, người Khách gia không rõ vì sao mà còn có tên gọi “người Hẹ” và tiếng Khách Gia còn được gọi là “tiếng Hẹ”. Có thể là do trong quá trình cư trú với cư dân bản địa ở Việt Nam, những cư dân đầu tiên khi được hỏi về nguồn gốc đã phát âm từ Khách theo giọng Khách Gia là Hak, người Việt đọc trại sang thành Hẹ (như người đến từ Triều Châu thì người Việt gọi là “người Tiều”). Cũng có thể do người Việt nghe không rõ hoặc không hiểu mà tưởng họ 6 là người thời nhà Hạ nên trong quá trình đọc đã biến Hạ thành Hẹ (như mùa Hạ thành mùa Hè, trà thành chè, xa thành xe, ma thành mè). Trong Giáo trình Lịch sử Tiếng Việt, Gs. Trần Trí Dõi đã chia tiếng Việt thành bảy giai đoạn phát triển chính. Đối chiếu với những đặc điểm về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng, có thể tạm đưa giai đoạn tiếng Việt tiếp xúc với tiếng Khách Gia vào thời kỳ thứ ba, đó là giai đoạn Việt-Mường cổ (pré Việt-Mường), diễn ra từ thế kỷ I sau Công nguyên cho đến khoảng thế kỷ VIII-IX. Đây là giai đoạn tiếng Việt đã bắt đầu có sự vay mượn từ các ngôn ngữ Thái-Kađai và tiếng Hán. Các chứng tích về ngôn ngữ có thể chú giải quan điểm này. 3. Sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Khách Gia Như đã nói ở trên, do người Khách Gia khi hòa nhập vào cộng đồng Lạc Việt, lúc này tiếng Việt ngoài cội nguồn Mon-Khmer của mình còn có các yếu tố Tày-Thái và Hán du nhập, vì thế để làm rõ hơn sự tương đồng giữa Việt và Hẹ, phần này còn so sánh thêm với các ngôn ngữ Tày-Thái và Hán. 3.1 Tương đồng về thanh điệu So với các thứ tiếng có thanh điệu gần vị trí địa lý với tiếng Việt, thì tiếng Việt và tiếng Khách Gia đều có 6 thanh, trong khi đó tiếng Hán có 4 thanh (tính cả thanh nhẹ là 5), tiếng Mân 闽话 (tiếng Phúc Kiến) có 8 thanh, tiếng Choang (có sách dịch Tráng)壮话 cũng 8 thanh, trong khi tiếng Quảng Đông 粤语 lên đến 9 thanh. 6 thanh điệu của tiếng Khách Gia là Âm bình 阴平, Dương bình 阳平 (Bình thanh chia làm 2), Thượng thanh 上 声, Khứ thanh 去声, Âm nhập 阴入, Dương nhập 阳入 (Nhập thanh chia làm 2). [11, 164] So sánh với 6 thanh trong tiếng Việt, có thanh Ngang (tương đương với Âm bình 阴平), thanh Huyền (Dương bình 阳平), thanh Hỏi (Âm thượng 阴上), thanh Ngã (Dương thượng 阳上), thanh Sắc (Âm Khứ nhập 阴去入), thanh Nặng (Dương Khứ nhập 阳去入). Tuy âm vực chắc chắn có khác nhau do sinh sống ở các vùng đất khác nhau, nhưng cơ bản thanh điệu tiếng Khách Gia với tiếng Việt xét về bản chất là tương đương nhau. 3.2 Bảo lưu các âm cuối nhập thanh -p, -t, -k Trong khi tiếng Hán bước sang thời Nam Tống các âm cuối nói trên bắt đầu biến mất và trong tiếng Hán hiện đại ngày nay không còn lưu lại dấu vết, thì các âm cuối nhập thanh -p, -t, -k vẫn còn bảo lưu trong tiếng Việt và tiếng Khách Gia cho đến ngày nay. Ngoài ra các thứ tiếng khác ở miền Nam Trung Quốc như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến cũng còn bảo lưu khá hoàn chỉnh ba phụ âm cuối nhập thanh này. Ví dụ: 7 Chữ Hán Tiếng Việt Tiếng Khách Gia Tiếng Quảng Đông Tiếng Phúc Kiến Tiếng Hán thượng cổ Tiếng Hán hiện đại 十 thập /tʰɜ̰p31/ sip sp sip ʑip shí 合 hợp /hə̰ːp31/ hp hp hp ɣɑp hé 八 bát /ɓɐːt35/ bt bt pt pt bā 佛 phật /fɜ̰t31/ ft ft hut vɪuət fó 客 khách /xɐːk35/ hk hk khek kʰɪk kè 易 dịch /zḭk31/ yik yik ek jk yì 3.3 Có cùng phụ âm mũi -m Trong khi tiếng Hán chỉ có phụ âm mũi -n thì trong tiếng Việt, tiếng Khách Gia và một số tiếng lân cận đều có phụ âm mũi -m đứng cuối. Ví dụ: Chữ Hán Tiếng Việt Tiếng Khách Gia Tiếng Quảng Đông Tiếng Hán thượng cổ Tiếng Hán trung cổ Tiếng Hán hiện đại 沉 trầm /cɜm21/, chìm, đắm cem2 cam2 dium h e m chén 篮 lam /ˈlæm/ lm2 lm4-2 lm lm lán 尖 tiêm /tiɜm33/ jim4 jim1 tsim ts m jiān 贪 tham /tʰɐːm33/ tm1 tm1 thm thm tān 三 tam /tɐːm33/ sm1 sm1 sium sm sān 占 chiếm /ciɜm35/ jim3 jim3 tim t m zhàn Theo thống kê của nhà nghiên cứu Vĩ Đạt, trong tổng số các vận mẫu kết thúc bằng phụ âm -m, tiếng Choang có 9 âm (a:m, am, e:m, i:m, im, o:m, om, u:m, um), tiếng Quảng Đông có 3 âm (a:m, am, i:m), tiếng Khách Gia có 3 âm (am, iam, em), tiếng Phúc Kiến cũng có 3 âm (am, im, iam).[12, 70] Tiếng Việt trong quá trình phát triển do tiếp xúc và vay mượn của nhiều ngôn ngữ khác nhau nên số lượng âm tiết cũng phong phú hơn, số lượng các vần có phụ âm -m kết thúc cũng nhiều hơn, tổng cộng có 14 âm (am, ăm, âm, em, êm, iêm, im, om, ôm, ơm, um, uôm, ưm, ươm). 3.4 Vị trí từ tố trong từ phức giống nhau Có một số từ gốc Hán khi sang tiếng Việt thì đã hoán đổi vị trí từ tố, ví dụ: bệnh tật (Việt) – tật bệnh (Hán), nột thất (Việt) – thất nội (Hán), phóng thích (Việt) – thích phóng (Hán), thủy triều (Việt) - triều thủy (Hán) Tuy nhiên khi so sánh với các ngôn ngữ phía Nam Trung Quốc, chúng ta thấy chúng cũng có cách nói như tiếng Việt, ví dụ: - Náo nhiệt (Việt): tiếng Khách Gia nau33 niat31, tiếng Choang na:u33ji:t 33, tiếng Quảng Đông nau31ni:t 31, tiếng Phúc Kiến lau liat. Tiếng Hán: nhiệt náo 热闹. 8 - Hoan hỉ (Việt): tiếng Khách Gia fon hi, tiếng Choang vu:n24hai55, tiếng Quảng Đông fu:n55 hei35, tiếng Phúc Kiến hua hi. Tiếng Hán: hỉ hoan喜欢. Điều này cho thấy, tiếng Việt chịu ảnh hưởng cách nói của các tiếng địa phương miền Nam Trung Quốc, nơi có vị trí địa lý gần Việt Nam hơn là cách nói của tiếng Hán. 3.5 Không phân biệt hai phụ âm n, l Như đã trình bày ở trên, ý nghĩa của từ lạc trong Lạc Việt nghĩa là “nước” là hoàn toàn có cơ sở, quá trình diễn biến có thể là lạc (lak)-nác (nak)-nước. Hiện tượng nhiều địa phương miền Bắc hiện nay khi phát âm hay nhầm lẫn giữa 2 âm n, l (trong khi ở miền Nam không có tình trạng này) phản ánh “tàn dư” của hiện tượng “nói ngọng” âm n, l trong tiếng Khách Gia và một số ngôn ngữ lân cận. Theo nghiên cứu của học giả Tạ Đông Nguyên, hiện tượng không phân biệt hai âm n, l trong tiếng Khách Gia không phải xuất hiện từ thời kỳ đầu sản sinh ra tiếng Khách Gia, mà chỉ mới xuất hiện ở giai đoạn Nguyên, Minh, Thanh sau này. ).[13, 34] Cũng không phải toàn bộ người Khách Gia đều nói ngọng như vậy, mà chủ yếu tập trung ở một số từ hay một số địa phương nhất định. Điều này cũng tương tự như trong tiếng Việt, không phải tất cả các địa phương miền Bắc đều nói ngọng 2 âm này mà chủ yếu tập trung vùng đồng bắc Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương... 3.6 Sự tương ứng về mặt từ vựng Trên bình diện Từ nguyên học (etymology), khi xem xét nguồn gốc và lịch sử của từng từ riêng biệt trong một ngôn ngữ, đòi hỏi chúng ta phải phục nguyên hình thái bên trong của từ, trong đó nắm bắt các quy luật biến đổi ngữ âm và ngữ nghĩa là rất quan trọng, từ đó mới có thể hiểu biết về quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ. Ngôn ngữ học so sánh-lịch sử cũng c
Tài liệu liên quan