Đầu tư startup - Cơ hội và thách thức

Hơn hai thập kỷ vừa qua là thời đại của rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các công ty công nghệ tăng trưởng nhanh (hay còn gọi là Startup) bùng nổ trên toàn cầu. Thời báo Kinh tế - The Economist (Hoa Kỳ) đã so sánh sự bùng nổ của Startup với sự bùng nổ kỷ Cambrian Explosion trong lịch sử sinh học của trái đất. Các startup đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội, vì thế các công ty thuộc kỷ nguyên công nghiệp đều giảm dần hoặc buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với thời đại thông tin đang nổi lên.

pdf14 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư startup - Cơ hội và thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 55 ĐẦU TƯ STARTUP - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Vietnam Silicon Valley I. BỐI CẢNH RA ĐỜI ĐỀ ÁN Vietnam Silicon Valley (VSV) Hơn hai thập kỷ vừa qua là thời đại của rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các công ty công nghệ tăng trưởng nhanh (hay còn gọi là Startup) bùng nổ trên toàn cầu. Thời báo Kinh tế - The Economist (Hoa Kỳ) đã so sánh sự bùng nổ của Startup với sự bùng nổ kỷ Cambrian Explosion trong lịch sử sinh học của trái đất. Các startup đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội, vì thế các công ty thuộc kỷ nguyên công nghiệp đều giảm dần hoặc buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với thời đại thông tin đang nổi lên. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thay thế ngoạn mục của một số công ty thời đại thông tin trong việc nâng cấp hoặc thay thế sản phẩm đã có của thời đại công nghiệp như: Kodak >< Amazon (Sách), Tower Records >< Airbnb (Du lịch), Taxis >< Uber/ Lyft (Vận chuyển - Giao thông vận tải), Hồ sơ nhân sự & Tuyển dụng >< Truyền thông xã hội (Thông tin tiêu dùng), Cửa hàng bán lẻ >< Thương mại điện tử (Mua sắm). Và Silicon Valley được thế giới coi là thánh địa công nghệ toàn cầu với số lượng Startup từ 14.000 đến 19.000 và từ 1,7 đến 2,2 triệu nhân viên công nghệ cao. Đây là ngôi nhà của những câu chuyện thành công như: Apple, Google, Facebook, và vô số những Startup thành công khác. Chỉ với 3 Startup đã tạo ra 1.500 tỷ đô la giá trị vốn hoá thị trường và sử dụng hơn 165.000 lao động. Tác động của Thung lũng Silicon tới thế giới và chính nước Mỹ là không thể phủ nhận, trong Báo cáo Dự án đổi mới sáng tạo và Năng lực cạnh tranh chỉ ra rằng mỗi công nghệ cao trong Hệ sinh thái ở Thung lũng Silicon giúp tạo ra khoảng 5 triệu việc làm. Trong một số nghiên cứu khác về sự ảnh hưởng của những Startup này, Facebook đã công bố tạo ra 4 triệu việc làm trên toàn cầu, bao gồm nhân viên phát triển ứng dụng và nhân viên tiếp thị Facebook. Cứ như vậy, Thung lũng Silicon đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho toàn thế giới. Ở Châu Á, nhiều quốc gia đã xác định việc phát triển khoa học là yếu tố then chốt để xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Singapore – Thung lũng Silicon của Châu Á hay Israel – Cường quốc khởi nghiệp là những minh chứng sống động cho sức mạnh khoa học công nghệ có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, để có được những thành công như vậy, phải kể đến sự góp mặt không thể thiếu của các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư Thiên thần. Đây ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 56 có thể nói là mạch máu xuyên suốt nuôi dưỡng quá trình phát triển của Startup. Theo thống kê của NVCA (National Venture Capital Associates), mỗi năm nước Mỹ thu hút từ 50 đến 60 tỷ đô la đầu tư mạo hiểm và Siliocon Valley chiếm khoảng một nửa số này. Với nguồn vốn đầu tư này ước tính xấp xỉ 0,23% GDP nhưng tạo ra 21% GDP và 11% việc làm mỗi năm cho nước Mỹ. Một tỉ lệ ngoạn mục cho thấy tác động của nguồn vốn này đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ và là sự ao ước của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh việc phát hiện cơ hội phát triển toàn cầu còn một nguyên nhân rất quan trọng nữa là vào thời điểm 2013, Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể theo Tổng cục thống kê trong năm 2013, Việt Nam có khoảng 60.737 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với 2012, trong đó có 9.818 doanh nghiệp chính thức giải thể hẳn. Điều này đồng thời tác động tiêu cực tới Hệ thống ngân hàng thương mại. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản dẫn tới nguồn vốn tín dụng bị tắc nghẽn. Đồng thời, các điều khoản cho vay được các ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn khiến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại, dù lãi suất ngân hàng đã có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 11% so với mục tiêu 12%. Tỷ giá dù được duy trì tương đối ổn định, thậm chí có phá giá danh nghĩa, nhưng thực ra đồng Việt Nam vẫn lên giá so với đồng đô la đã làm suy giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường quốc tế, thậm chí ngay chính ở thị trường trong nước. Trong bối cảnh đó, một nhu cầu được đặt ra là cần phải có những chiến lược mới nhằm tái cơ cấu nền kinh tế, xác định lại trọng tâm phát triển dài hạn từ tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một điều dễ nhận thấy là hơn đại đa số doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam là doanh nghiệp SME, mỗi năm tạo thêm trên 500 nghìn việc làm, sử dụng 51% lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP. Tuy nhiên, đa số các SME Việt Nam chưa tham gia vào được chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học và năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn hạn chế. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam thường không tạo được sản phẩm có giá trị thặng dư cao, thiếu tính cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và ít có khả năng trở thành trụ cột của nền kinh tế như Google, Facebook của Mỹ. Mặt khác, trong quá trình hội nhập kinh tế, trào lưu Startup cũng được đông đảo những trí thức trẻ Việt Nam đón nhận và ngày càng lan tỏa đến mọi tầng lớp trong xã hội. Với quy mô dân số gần 100 triệu người, trong đó hơn 50 triệu người dùng internet, một thị trường rộng lớn với nhu cầu rất cao. Nhận thấy đây là một trong những dấu hiệu rất tiềm năng bùng nổ startup tại Việt Nam, và như vậy thì có thể coi đây là nguồn tài nguyên vô giá để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong khu vực và trên thế giới. Do đó, nhóm Đề án đã đề xuất với Bộ trưởng ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 57 Bộ KH&CN vào tháng 7/2012 để thí điểm mô hình đầu tư mạo hiểm giai đoạn rất sớm đối với các nhóm Startup công nghệ. Mục tiêu của Đề án là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc xây dựng và hoàn thiện Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nghĩa là tạo môi trường thuận lợi cho thế hệ doanh nghiệp mới, giàu sức sáng tạo, có khả năng nhân rộng mô hình kinh doanh để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tư nhân. Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam – Vietnam Silicon Valley (gọi tắt là VSV) được Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức phê duyệt và triển khai từ ngày 04/06/2013 theo Quyết định số 1383/QĐ-BKHCN. Nhìn lại 5 năm về trước cho thấy Đề án không chỉ thể hiện quyết tâm đưa các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn kinh doanh, sản xuất mà hơn hết, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Lãnh đạo Bộ KH&CN về tiềm năng to lớn mà một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể tạo ra đối với an sinh xã hội và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Với 5 năm triển khai Đề án VSV, nhóm thực hiện đã từng bước đạt được kết quả khả thi và hy vọng đã và đang đóng góp một phần thúc đẩy Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng, và trong tương lai không xa trở thành một trung tâm công nghệ của khu vực và trên thế giới. II. HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Hệ sinh thái được hiểu là những tác nhân trong một môi trường cụ thể có quan hệ một cách hữu cơ với nhau nhằm giúp nhau cùng phát triển, hay nói cách khác sự phát triển của tác nhân này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân khác để cộng đồng ngày một phát triển rộng rãi và bền vững hơn. Vậy hệ sinh thái dành cho Startup sẽ bao gồm các tác nhân chính nào? Nếu chia theo chức năng nhiệm vụ thì:  Chức năng Khởi nghiệp: startup, cộng đồng khởi nghiệp,  Chức năng Hỗ trợ: Chính phủ, trường đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp lớn, các chuyên gia và cố vấn  Chức năng Đầu tư: nhà đầu tư Thiên thần, Các tổ chức thúc đẩy kinh doanh Accelerator, các Quỹ đầu tư mạo hiểm và các tổ chức khác ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 58 Mô hình Hệ sinh thái Startup Trong khuôn khổ bài tham luận này, chúng tôi muốn tập trung vào chức năng Đầu tư; Mặc dù, có thể nói nếu thiếu một trong các chức năng trên thì cũng không thể có hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng quan trọng hơn cả nếu thiếu đầu tư, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu thì cũng không thể có Startup hay các doanh nghiệp KH&CN phát triển. Nói đến đầu tư trong hệ sinh thái khởi nghiệp là nói đến mối quan hệ giữa:  Startup: Doanh nghiệp sáng tạo, có khả năng tăng trưởng đột biến.  Accelerator: Tổ chức thúc đẩy kết hợp đầu tư vốn gieo mầm; Và  Đầu tư mạo hiểm: Nhà đầu tư Thiên thần và Quỹ đầu tư mạo hiểm Thông qua việc thực hiện Đề án VSV trong 05 năm (2013 – 2017), cả 3 cấu phần này đã có những bước phát triển nhất định góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo sôi động tại Việt Nam. Startup trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ, theo số liệu thống kê không chính thức, Việt Nam hiện có khoảng 15,000 startup đang hoạt động tập trung chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Nhiều startup Việt đã gây tiếng vang lớn trên thị trường quốc tế như mWork, Cốc Cốc, Prime Circa, Appota, Divmob, Colorbox, DesignBold Nhiều startup đã chiến thắng các cuộc thi khởi nghiệp quốc tế và tham gia tranh tài với các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới như Hachi, hiSella, Younet, Umbala, Triip.me, Tiềm năng của startup được khẳng định rõ nét qua các thương vụ đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào Lozi, Momo, OnOnPay ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 59 Đầu tư mạo hiểm: Thị trường đầu tư mạo hiểm Việt Nam hiện tại không chỉ là mảnh đất của các quỹ nước ngoài như IDG Ventures Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital mà còn có sự tham gia tích cực của các quỹ nội địa như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund Mô hình Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh đã được chứng minh tính khả thi và mức độ hiệu quả thông qua quá trình tiên phong thử nghiệm của Vietnam Silcon Valley Accelerator. Kéo theo đó là sự ra đời của Hatch Ventures, Viettel Accelerator, Microsoft Class Expara, VIISA Các Tổ chức Thúc đẩy kinh doanh quốc tế như Lotte Accelerator, Hebronstar cũng đã chính thức tham gia thị trường Việt Nam. Không những thế, các vườn ươm doanh nghiệp thuộc nhà nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu để chuyển dịch mô hình sang thành Tổ chức Thúc đẩy doanh nghiệp. Để dễ dàng tìm hiểu kỹ hơn về 3 cấu phần quan trọng này, chúng tôi sẽ cố gắng phân tích và lý giải chi tiết với mong muốn hỗ trợ thiết thực hơn cho việc phát triển hệ sinh thái Startup Việt Nam. 1. Startup hay sự giống và khác nhau giữa Startup và SME Startup tận dụng công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh, theo định nghĩa Startup là một tập hợp của các nguồn lực tạm thời (nhân lực, tiền, thời gian...) để đi tìm kiếm một mô hình kinh doanh mới và nhanh chóng xây dựng thành một tổ chức/doanh nghiệp đạt quy mô, đồng thời có khả năng lặp lại hay nhân rộng tại các thị trường khác nhau; (Temporary Organization – Searching Business Model to be Profitable, Repeatable & Scalable) Định nghĩa này đã bao hàm việc Startup có thể chưa phải là một doanh nghiệp và việc đi tìm kiếm mô hình kinh doanh MỚI đồng nghĩa với việc mỗi Startup thường không có tiền lệ. Thực tế cho thấy những Startup thành công nhất sẽ không có tấm gương nào để so sánh, đánh giá hay để ước lượng được khả năng thành công. Startup công nghệ mang tính toàn cầu, không lệ thuộc lợi thế địa lý hay khu vực nên thị trường và khách hàng là một tập hợp lớn không giới hạn. Startup dễ dàng chấp nhận pha loãng cổ phần để gây vốn với mục tiêu nhanh chóng nhân rộng mô hình kinh doanh... do đó Startup có nhiều ưu điểm như:  Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những người có tri thức cao  Tạo nhiều lựa chọn khác nhau cho giới trẻ sau khi tốt nghiệp đại học  Sử dụng lao động địa phương để phục vụ cho khách hàng toàn cầu do khả năng nhân rộng của mô hình kinh doanh. Ví dụ: Một cửa hàng cafe hay Một cửa hàng quần áo sẽ khó có thể tạo được công ăn việc làm cho 60 nghìn người có tri thức cao vì các mô hình kinh doanh này không đạt được quy mô cần thiết đến số lượng lao động có trình độ cao như vậy. Nhưng Một Startup công nghệ như Google phát triển từ 20 người năm 2000 đến năm 2016 đạt quy mô 60 nghìn người đa số là kỹ sư các ngành công nghệ tiên tiến. ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 60 Trong một so sánh khác: Tổng GDP của Việt Nam năm 2015 đạt 4.193 nghìn tỷ đồng, Doanh thu của Google năm 2015 đạt 1.681 nghìn tỷ đồng tương đương 40% GDP cả Việt Nam. Nhìn bên ngoài, có vẻ như Startup và SME không có gì khác nhau về cả quy mô lẫn hoạt động, nhưng hãy xét về bản chất sẽ thấy Startup mới chỉ bắt đầu có ý tưởng và/hoặc thử nghiệm công nghệ chứ chưa đưa ra được mô hình kinh doanh, chưa xác định được đối tượng khách hàng, chưa xác định được thị trường nên tỉ lệ thành công rất thấp (chỉ 10%). Nhưng nếu mô hình kinh doanh được minh chứng là khả thi và tiềm năng thì họ sẽ nhận được vốn đầu tư và có cơ hội bứt phá nhanh chóng hơn SME gấp nhiều lần. SME truyền thống thường bắt đầu là một công ty gia đình sở hữu từ 70% đến 100%, không muốn mất cổ phần và quyền kiểm soát, mang tính cục bộ, địa phương và gắn liền với lợi thế về địa lý nên thị trường và khách hàng đã được xác định và hữu hạn. Do vậy khó nhân rộng (scaleable) nên SME muốn phát triển phải dựa vào vốn vay chứ không thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm. 2. Đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. a. Hiện trạng: Thị trường Việt Nam đã ghi nhận sự tham gia của một số quỹ đầu tư vào các startup như: Cyber Agent (Nhật Bản), Golden Gate Venture (Singapore), IDG, 500 startup (Mỹ)... Nguồn vốn đầu tư cho startup của các Quỹ kể trên là tương đối lớn nhưng startup Việt Nam lại không đủ khả năng đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn đầu tư của các quỹ này. Nhìn lại thị trường đầu tư mạo hiểm những năm gần đây cho thấy các thương vụ đầu tư mạo hiểm không có xu hướng tăng, thậm chí giảm nhưng số lượng vốn đầu tư bình quân trên từng thương vụ lại gia tăng đáng kể. Các khoản từ vài trăm nghìn cho tới hàng triệu đô la có nhiều nhưng khoản đầu tư nhỏ ban đầu (vốn gieo mầm) thì rất ít. Đây là nguồn vốn tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng do mang yếu tố “kickoff” - có tính chất khởi động, thúc đẩy ban đầu cho các startup có khả năng hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra phản ứng của thị trường và thử nghiệm các chiến lược, mô hình kinh doanh khác nhau. Nếu chúng ta đã xác định rằng Startup là công cụ để tạo bước nhảy đột phá cho nền kinh tế cũng như có tiềm năng tạo ra siêu lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vậy tại sao lựa chọn đầu tư cho Startup thực sự là quyết định rất khó khăn cho nhà đầu tư Việt Nam cũng như cho Chính phủ? Giả sử có 1 tỷ đồng đầu tư trong 10 năm và cho 2 lựa chọn: - Phương án A: có thể 90% thất bại chỉ 10% thành công nhưng tạo ra 200 tỷ đồng (lợi nhuận 200 lần). (Theo thống kê của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ thì đầu tư vào 10 Startup thì chỉ được 1 thành công, nhưng là một thành công đột phá). - Phương án B: sẽ có 90% thành công và tạo ra 2 tỷ đồng (lợi nhuận 2 lần) chỉ có 10% thất bại ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 61 Chúng ta sẽ lựa chọn phương án nào? Đa số các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương án B mặc dù giá trị cơ hội của phương án A lớn hơn phương án B. Từ trước đến nay, nhắc đến đầu tư Việt Nam là nói đến thị trường bất động sản, tài chính, tài nguyên. Những doanh nhân thành công từ những lĩnh vực này thường có cái nhìn rất khác và không nắm rõ về Startup cũng như đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, họ sẵn sàng bỏ tiền vào lĩnh vực có thế mạnh, nơi có nhiều mối quan hệ và hiểu rõ thị trường thay vì đầu tư vào startup. Một so sánh khác cho thấy doanh nghiệp SME tăng vốn để mở rộng kinh doanh hoặc sớm hơn là để bắt đầu kinh doanh, tiền đầu tư được phục vụ cho việc mua máy móc thiết bị hoặc mua nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm đem bán hoặc nhập luôn thành phẩm để bán lấy chênh lệch. Đặc thù của các hoạt động này là máy móc thiết bị và các món hàng được nhập về là Tài Sản và thường có giá trị được mua bán trên thị trường và trong trường hợp xấu nhất, SME đó có thể bán lại các máy móc này để lấy tiền trả lại cho nhà đầu tư hoặc ngân hàng. Đối với Startup, nhất là Startup ở giai đoạn vốn mồi, tiền đầu tư thường được sử dụng để xây sản phẩm công nghệ. Cái khó cho nhà đầu tư trong việc cấp vốn cho Startup nằm ở tính chất sử dụng của nguồn vốn thực chất là chi trả cho chi phí nhân sự, marketing và bán hàng. Đây chính xác là chi phí và không có khả năng thu hồi nếu Startup không phát triển thành công. Tóm lại, hầu hết các kết quả khảo sát trên thị trường đều chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất Startup Việt Nam gặp phải là gọi vốn. Nguyên nhân: do đây là giai đoạn rủi ro nhất trong đầu tư về khởi nghiệp, các startup vẫn đang trong giai đoạn phát triển ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm mẫu, chưa thử nghiệm được trên thị trường. Startup ở giai đoạn này không có khả năng huy động vốn ở các kênh khác do không có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý bảo vệ nhà đầu tư mạo hiểm chưa có trong khi đầu tư mạo hiểm rủi ro lớn sẽ dễ khiến các nhà đầu tư chùn bước trong quyết định đầu tư vào Startup. b. Các kênh huy động vốn truyền thống Chúng ta có thể điểm lại một số kênh truyền thống mà các công ty có thể tận dụng để kêu gọi vốn:  Người thân và gia đình: rất phù hợp cho các công ty Startup mới khởi đầu nhưng không phải gia đình nào cũng có điều kiện để tự đầu tư và mô hình đầu tư này chỉ có thể mang tính chất tự phát chứ Nhà nước không thể có phương tiện nào để xây dựng mô hình này thành một kênh đầu tư quy mô.  Ngân hàng: khác với quỹ đầu tư mạo hiểm, đặc thù của ngân hàng là không bao giờ được mất vốn của những người gửi tiết kiệm, do đó khi ngân hàng cấp khoản vay, tiêu chí hàng đầu là khả năng đảm bảo thu hồi tiền thông qua thẩm định doanh nghiệp và đánh giá các tiêu chí như doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận và tài sản đảm bảo... Như vậy, có thể thấy rằng Startup trong những năm đầu tiên ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 62 sẽ không có cách nào để đảm bảo 2 yếu tố này. Ngoài ra, khác với quỹ đầu tư mạo hiểm cấp vốn để đổi lại cổ phần, ngân hàng cấp vốn thông qua khoản vay có lãi và Startup mới thành lập sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu trả lãi vay và trả cả gốc.  Quỹ đầu tư mạo hiểm: cặp bài trùng của Startup, tuy nhiên ngay cả quỹ đầu tư mạo hiểm cũng có các quy định trong việc quản lý vốn cũng như số tiền tối thiểu đầu tư vào mỗi công ty (thường từ 500 ngàn đô la trở lên) và các Startup Việt Nam đa phần đều không đạt quy mô cần thiết. Ngoài ra, quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư theo xu thế và theo hiệu quả khai thác thị trường của Startup. Điều này tạo thành vòng luẩn quẩn cho Startup: không có người dùng và/hoặc không có doanh thu dẫn đến không huy động được vốn; không huy động được vốn thì không có vốn để kinh doanh, và không có vốn kinh doanh thì lại dẫn đến không có người dùng/không có doanh thu....  Sàn chứng khoán: là một kênh huy động vốn lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhưng Startup ở giai đoạn rất sớm (very early stage) chưa chứng minh được sự thành công thì không thể huy động từ sàn chứng khoán. Và ngược lại các Startup đã thành công lại chưa chắc đã muốn huy động vốn từ sàn chứng khoán với các lý do sau: Mất quyền kiểm soát của doanh nghiệp; Phải công khai kết quả kinh doanh và bị theo dõi sát sao hơn bởi báo chí và truyền thông (cả tích cực và tiêu cực).  Các quỹ của nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ: Startup và doanh nghiệp nói chung thường ít tìm đến các quỹ này vì hoạt động đầu tư củ