Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào Việt Nam – thực trạng và giải pháp

Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, nguồn vốn đầu tư là rất cần thiết cho quỏ trỡnh tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế đó chứng minh rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là một giải pháp tỡnh thế khi trong nước đang thiếu vốn mà đó chính là một trong những con đường phát triển kinh tế của một quốc gia. Tại Đại hội Đảng VI (12/1986), Đảng và Nhà nước đó đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện về mọi mặt kinh tế – xó hội, chớnh trị, ngoại giao. Kể từ thời điểm đó, chúng ta đó chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng với nó, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đó được ban hành vào năm 1987 nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Hoa Kỳ với tư cách là nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới, đó bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam và đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, cỏc nhà đầu tư Hoa Kỳ đó quan tõm và đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn cũn ở mức rất khiờm tốn so với tiềm lực kinh tế của mỡnh cũng như chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ. Đứng trước tỡnh hỡnh trờn, với mong muốn tỡm hiểu và mong muốn đẩy mạnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, người viết đó chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp”. Về mặt bố cục, đề tài được chia làm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chương 2: Thực trạng về FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

doc55 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào Việt Nam – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang Lời nói đầu………………………………………………………………………………………….. 3 Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI………………………………….. 4 1.1 Khái niệm và bản chất của FDI……………………………………………………………….. 4 1.1.1 Khái niệm…………………………………………………………………………………... 4 1.1.2 Bản chất…………………………………………………………………………………..... 5 1.2 Các hình thức FDI…………………………………………………………………………….. 6 1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh…………………………………………………………………… 6 1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài……………………………………………...... 7 1.2.3 Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh……………………………….. 8 1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT………………………………………………………………… 10 1.2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)………………………... 11 1.3 Vai trò của đầu tư và thu hút FDI…………………………………………………………….. 12 1.3.1 Đối với nước đầu tư………………………………………………………………………… 13 1.3.2 Đối với nước nhận đầu tư………………………………………………………………….. 15 1.4 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………………………. 17 1.4.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước…………………………………. 17 1.4.2 Chu kỳ sản phẩm…………………………………………………………………………… 17 1.4.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia………………………………………………. 18 1.4.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại…………………………………………. 18 1.4.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ………………………………………………………… 18 1.4.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên…………………………………………………….. 19 1.4.7 Các nhân tố khác…………………………………………………………………………… 19 Chương II: Thực trạng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua…………………………. 20 2.1 Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài…………………………………… 20 2.2 Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam……………………………………………………. 23 2.2.1 Những mốc quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ……………………………………………. 23 2.2.2 Thực trạng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam sau hiệp định thương mại………………………. 24 2.2.3 Kết quả đạt được, tồn tại và các nguyên nhân……………………………………………… 35 Chương III: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam…………………….. 41 3.1 Triển vọng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam.............................................................. 41 3.2 Những giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam………………………….. 44 3.3 Một số kiến nghị về giải pháp thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam……………………….. 47 3.3.1 Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài…………………………… 47 3.3.2 Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hoá hình thức đầu tư nước ngoài….. 49 3.3.3 Hoàn thiện thêm về luật pháp, cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài……………………… 49 3.3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước………………………………………………………. 50 3.3.5 Cải tiến các thủ tục hành chính…………………………………………………………….. 51 Kết luận……………………………………………………………………………………………... 52 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………………. 53 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, nguồn vốn đầu tư là rất cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải là một giải pháp tình thế khi trong nước đang thiếu vốn mà đó chính là một trong những con đường phát triển kinh tế của một quốc gia. Tại Đại hội Đảng VI (12/1986), Đảng và Nhà nước đã đề ra mục tiêu đổi mới toàn diện về mọi mặt kinh tế – xã hội, chính trị, ngoại giao... Kể từ thời điểm đó, chúng ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp, kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng với nó, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ban hành vào năm 1987 nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giúp Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Hoa Kỳ với tư cách là nhà đầu tư ra nước ngoài lớn nhất trên thế giới, đã bước đầu tiếp cận thị trường Việt Nam và đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã quan tâm và đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn ở mức rất khiêm tốn so với tiềm lực kinh tế của mình cũng như chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng đầu tư ra nước ngoài của Hoa Kỳ. Đứng trước tình hình trên, với mong muốn tìm hiểu và mong muốn đẩy mạnh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam, người viết đã chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của hoa kỳ vào việt nam – thực trạng và giải pháp”. Về mặt bố cục, đề tài được chia làm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chương 2: Thực trạng về FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. CHƯƠNG I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 1.1 Khái niệm và bản chất của FDI 1.1.1 Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày nay đang phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một trong những khuynh hướng chủ yếu của quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do tính hiệu quả mà phương thức kinh doanh đặc biệt này mang lại và do sự phát triển ngày càng tăng các mối quan hệ giữa các quốc gia, kể cả giữa các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau. Do yêu cầu quản lý vĩ mô và nâng cao hiệu quả đầu tư, mỗi tổ chức hay quốc gia đều có văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh quan hệ đầu tư nước ngoài, trong đó có đề cập đến khái niệm của lĩnh vực kinh tế này. Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chứ trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD cũng đưa ra một định nghĩa về FDI. Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty. Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa : đầu tư trực tiếp nước ngoài là người sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào đều sử dụng mức 10% làm mốc xác định FDI. Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam (Ban hành năm 1987, điều chỉnh năm 1990, 1992 và 2000) đã định nghĩa như sau: "Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào khác được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo qui định của Luật này". (Ở đây cần lưu ý rằng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ trực tiếp điều chỉnh quan hệ kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài nên định nghĩa trên cũng chính là định nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài). Từ đó, chúng ta có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thái giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đem lại các hiệu quả xã hội. 1.1.2 Bản chất FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao. Bản chất của FDI là: - Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác. - Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư. - Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý. - Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia. - Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. 1.2 Các hình thức FDI 1.2.1 Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh: là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm: liên doanh là một hình thức tổ chức kinh donah có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thốgn tài chính, luật pháp và bản sác văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt đọng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. * Đối với nước tiệp nhận đầu tư: - Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sp, đổi mới Công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho ngưòi lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lí của nước ngoài - Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo vác vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thương quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lcú liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. * Đối với nhà đầu tư nước ngoài: - Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lình vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. - Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đtư, định giá tài sản góp vốn giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh khó giải quyết khác biệt vè tập quán, văn hoá. 1.2.2 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh… Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là 1 thự thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. * Đối với nước tiếp nhận: - Ưu điểm: nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế mặc dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khảu; tiếp cận được thị trường nước ngoài. - Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài đê nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. * Đối với nhà đầu tư nước ngoài: - Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. - Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại. 1.2.3 Hình thức hợp tác trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được kí kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hơp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh * Đối với nước tiếp nhận: - Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu cnghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vấn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền đièu hành dự án. - Nhược điểm: khó thu hút đầu tư ,chỉ thực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời. * Đối với nước đầu tư: - Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của dối tác nước sở tại vào được những linh vực hạn chế đầu tư thâm nhập được nhưng thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. - Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tá nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. 1.2.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT. Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao. Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đòng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại. * Đối với nước chủ nhà: - Ưu điểm: thu hút được vốn đầu tư vào những dự án cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do đó giảm được sức ép cho ngân sách nhà nước, đồng thời nhanh chóng có được công trình kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh giúp khơi dậy các nguồn lực trong nước và thu hút thêm FDI để phát triển kinh tế. - Nhược điểm: khó tiếp nhận kinh nghiệm quản lí và khó kiểm soát công trình. Mặt khác, nhà nước phải chịu mọi rủi ro ngoài khả năng kiểm soát của nhà đầu tư. * Đối với đầu tư nước ngoài: - Ưu điểm: hiệu quả sử dụng vốn được bảo đảm, chủ động quản lí, điều hành và tự chủ kinh doanh, lợi nhuận không bị chia sẻ và được nhà nước sở tại đảm bảo, tránh những rủi ro bất thường ngoài khả năng kiểm soát. - Nhược điểm: việc đàm phán và thực thi hợp đồng BOT thương gặp nhiều khó khăn tốn kém nhiều thời gian và công sức. 1.2.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company) Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạt động của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt động quản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi: - Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khác nhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợ các công ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phí thu nhập và các nghiệp vụ tài chính. - Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thống nhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty. - Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này. - Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)… 1.3 Vai trò của đầu tư và thu hút FDI Hoạt động FDI có tính hai mặt, với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư đều có các tác động tiêu cực và tác động tích cực. 1.3.1 Đối với nước đầu tư * Các tác động tích cực: Đối với nước đầu tư, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại lợi nhuận cao hơn ở trong nước. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các nhà đầu tư. Việc đầu tư ra nước ngoài làm cho yêu cầu tương đối về lao động ở trong nước giảm hay năng suất giảm. Ngược lại, tổng lợi nhuận thu được từ đầu tư ra nước ngoài tăng,
Tài liệu liên quan